1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


II. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN HẠ TẦNG



tải về 2.26 Mb.
trang5/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

II. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN HẠ TẦNG

2.1. Mạng lưới giao thông


Địa hình đồi núi, mạng lưới giao thông hình nan quạt hướng về Trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, điều kiện phát triển giao thông khó khăn, đầu tư lớn, nhiều làng bản của đồng bào dân tộc phân bố tại vùng cao, vùng sâu, vùng xa, rất xa các quốc lộ, đi lại rất khó khăn.

Hệ thống giao thông đường bộ gồm 9 tuyến chính gồm các quốc lộ chạy theo hướng Bắc - Nam là quốc lộ 1A, 1B; Quốc lộ 2, 3 và các quốc lộ số 6, 18, 32, 70 chạy từ Đông sang Tây và các đường vành đai N1 gồm hệ quốc lộ số 4 (4A, 4B, 4C, 4D, 4E) và quốc lộ 34. Ngoài ra còn một phần của vành đai 3 chạy qua các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Chất lượng đường quốc lộ tuy đã được nâng cấp đáng kể song còn chưa đảm bảo nhu cầu giao thương và đi lại của vùng.

Hệ thống cầu trên các tuyến quốc lộ gồm 638 cầu với tổng độ dài 13.108 m, tập trung chủ yếu trên các quốc lộ số 2, 4B, 32, 3, N3. Mạng lưới đường bộ nội vùng có độ dài 16.170 km hiện có tỷ lệ trải nhựa thấp, khoảng trên 5%.

Mạng lưới đường sắt ở vùng TDMNBB gồm có 4 tuyến là Hà Nội - Lạng Sơn (167 km), Hà Nội - Lào Cai (283 km), Đông Anh - Quán Triều (61 km) và Lưu xá - Kép - Cái Lân (161 km) là những trục giao thông quan trọng nối các đô thị và khu công nghiệp quan trọng nhất của vùng này. Về chất lượng đường sắt phía Bắc đã lạc hậu về kỹ thuật và trang thiết bị không đảm bảo cho việc chạy tàu tốc độ cao.

Đường thủy nội địa nhìn chung không thuận lợi do hệ thống sông nhiều thác ghềnh. Các hoạt động giao thông thủy hiện đang triển khai chủ yếu trên tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Việt Trì - Phú Thọ - Yên Bái - Tuyên Quang nhằm vận chuyển than và hàng chuyển tiếp bằng đường biển qua Quảng Ninh và Hải Phòng.

2.2. Hạ tầng bưu chính viễn thông


Do đặc điểm địa hình, đặc điểm dân tộc và phân bố dân cư phân tán, không tập trung, tỷ lệ đô thị hóa thấp nên hệ thống hạ tầng bưu chính - viễn thông ở vùng TDMNBB tuy đã được hoàn thiện và nâng cấp đáng kể, hệ thống bưu cục đã có ở khắp các xã; mạng lưới viễn thông đã phủ khắp các thị trấn, thị xã, Thành phố trong vùng. Nhưng suất đầu tư lớn, chi phí cao, công tác phát hành báo chí còn gặp nhiều khó khăn do phải bù lỗ lớn, chi phí phát hành cao. Đến nay hầu như tất cả các xã trong vùng có điện thoại, 85% số xã các tỉnh miền núi đã có báo đến trong ngày. Tuy nhiên do những khó khăn về kinh tế, mật độ điện thoại và số thuê bao máy di động còn thấp nhất toàn quốc.

2.3. Mạng lưới cung cấp điện


Nơi có tiềm năng năng về thủy điện, cung cấp nguồn điện lớn cho cả nước, nguồn điện chính của vùng hiện có là thủy điện Hòa Bình (1920 MW); Thác Bà (108 MW); đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La và một số nhà máy thủy điện nhỏ và vừa khác. Tuy nhiên vùng TDMNBB lại là vùng chưa được hưởng lợi nhiều từ nguồn điện tại đây, hiện nay mới chỉ thu đựoc thuế tài nguyên nước thuỷ điện Hoà Bình. Lưới điện truyền tải trong vùng TDMNBB gồm đầy đủ các cấp điện áp 500, 220, 110 KV và lưới điện phân phối 6; 10; 22 và 35 KV, đưa điện tới tất cả các huyện vùng cao như Đại Từ, Phú Lương (Thái Nguyên), Lục Ngạn (Bắc Giang), Nghĩa Lộ, Khánh Hòa (Yên Bái), Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Quang (Hà Giang), Nguyên Bình (Cao Bằng), Sơn La, Mộc Châu, Thuận Châu (Sơn La), Tuần Giáo, Điện Biên (Lai Châu)... góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Do đặc điểm địa lý khó khăn nên đến năm 2008 huyện Mường Tè (Lai Châu) vẫn chưa có lưới điện quốc gia. Năm 2008, tỷ lệ số xã có điện đã nâng lên đến 80% và tỷ lệ số hộ dùng điện là 65,6%


2.4. Mạng lưới cung cấp nước.


Cấp nước, do đặc điểm địa hình, tình trạng cấp nước sinh hoạt ở vùng cao, vùng núi đá vôi rất khó khăn

Tới nay tất cả các nhà máy nước tại tất cả các thành phố, thị xã tỉnh lỵ trong vùng đã được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở vùng cao, vùng núi đá vôi cũng đã được cải thiện dần. Tính đến cuối năm 2008 đã có hơn 21 ngàn công trình cấp nước sinh hoạt đã được đưa vào sử dụng với tổng công suất đạt hơn 31 triệu m3/ngày đêm.



Việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp cũng đã được hoàn thiện cơ bản. Các công trình thủy lợi đầu mối đã được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp, trên 900 hồ chứa nước vừa và nhỏ và 1.300 đập dâng, đập tràn được nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới cấp nước cho gần 70% diện tích canh tác.

Chương III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ XUẤT PHÁT ĐIỂM CỦA VÙNG TDMN BẮC BỘ




Thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng- an ninh vùng TDMN Bắc Bộ, nhận thức cũng như hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong vùng đều được nâng lên một bước. Nền kinh tế của vùng TDMN Bắc Bộ đã có bước phát triển đáng kể. Công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, hình thành các chương trình, dự án cụ thể phát triển các ngành và lĩnh vực đã phần nào thể hiện sự gắn kết giữa việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế với việc hỗ trợ và thúc đẩy phát triển xã hội, thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đồng thời đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ về phòng thủ biên giới, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

I. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA VÙNG.

1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng.


Vùng TDMN Bắc Bộ chiếm 28,9% về diện tích tự nhiên và 13,0% về dân số so với cả nước nhưng mới sản xuất ra 6,0% GDP so với cả nước; giá trị gia tăng nông, lâm ngư nghiệp chiếm có 11,4%; công nghiệp xây dựng chiếm 3,8% và khu vực dịch vụ chiếm 5,5% so với cả nước (giá thực tế năm 2008).

  1. Tỷ trọng so cả nước GDP của vùng so với toàn quốc

    (theo giá thực tế)

Chỉ tiêu

2000

2005

2008

1- Tổng GDP

6,2

5,8

6,0

2- GTGT Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

10,6

10,8

11,4

3- GTGT Công nghiệp và xây dựng

3,6

3,5

3,8

4- GTGT Dịch vụ

5,7

5,8

5,5

Nguồn: Viện CLPT

Tuy phải chịu nhiều tác động của những yếu tố khách quan về khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai như lũ quét, dịch bệnh ở người và gia súc xảy ra trên nhiều địa bàn; nhiều vấn đề xã hội bức xúc, một số mặt văn hoá xã hội chuyển biến chậm; chất lượng cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập, đặc biệt là khả năng tổ chức thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn, quản lý dân cư, đất đai, tài nguyên rừng…Tình hình kinh tế - xã hội của vùng năm 2008 và chính tháng đầu năm 2009 vẫn có những chuyển biến nhất định. Sản xuất nông nghiệp tăng khá, công nghiệp và dịch vụ tăng ổn định.











Về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế của toàn vùng trong gần 10 năm qua 2000- 2009 đã có bước phát triển khá, theo thống kê của các tỉnh trong vùng, tốc độ tăng trưởng GDP của vùng TDMN Bắc Bộ thời kỳ 2001-2008 đạt khoảng 9,93% (cả nước tính theo số liệu báo cáo thống kê từ các tỉnh lên khoảng 10,9%), trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 15,29%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 5,51% và dịch vụ tăng 11,21% (cả nước tương ứng là 5,86% và 10,72%). Thời kỳ 2006-2008 tốc độ tăng trưởng GDP của vùng đạt 11,99% chủ yếu do tăng nhanh công nghiệp (18,19%) và dịch vụ (14,24%) cao hơn thời kỳ trước, nhưng do tác động của cuộc khủng khoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu nên sau 2008 tốc độ tăng trưởng của vùng tăng chậm lại và chỉ đạt bình quân 8,38%, thấp hơn mức bình quân của cả nước.



  1. GDP bình quân đầu người của vùng TDMN Bắc Bộ

so với cả nước và các vùng




2000

2005

2008

DK 2010

Cả nước

5210

10814

18339

21617

1. Vùng TDMN

2476

4819

8513

9501

-% so trung bình cả nước

47,52

44,77

46,55

43,95

2. Vùng DBSH

4989

10349

18061

22516

-% so trung bình cả nước

96,22

96,13

98,76

104,16

3. Vùng Miền Trung

3317

6780

12172

14635

-% so trung bình cả nước

62,70

61,73

65,73

67,70

4. Vùng Tây Nguyên

2840

5531

11307

14092

-% so trung bình cả nước

54,77

51,38

61,83

65,19

5. Vùng DNB

13573

27796

41936

47831

-% so trung bình cả nước

261,75

258,19

229,31

221,27

6. Vùng DBSCL

4403

8458

14925

16888

-% so trung bình cả nước

84,91

78,57

81,61

78,12

GDP bình quân đầu người của vùng năm 2008 mới đạt 8,5 triệu đ/người.năm, bằng 46,55% bình quân đầu người cả nước. Đồng bào ở các vùng núi cao các xã đặc biệt khó khăn vẫn có mức sống rất thấp, thu nhập trung bình chỉ khoảng 30-40% so với mức bình quân toàn vùng. Vì vậy tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới ở nhiều xã vùng cao biên giới lên tới 80%.. Có một số tỉnh đạt cao như Thái Nguyên (12,56%), Cao Bằng (11,94%), Bắc Cạn (12,4%). Năm 2008 so với năm 2005 tăng trưởng kinh tế của hầu hết các tỉnh trong vùng cao hơn so với mức tăng của thời kỳ 2001-2005 từ 1- 4%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, khu vực dịch vụ và công nghiệp, xây dựng bước đầu có khởi sắc để phát triển, góp phần tích cực vào việc hoàn thành vượt mức mục tiêu kế hoạch đề ra vào đầu nhiệm kỳ. Tính đến hết tháng 6 năm 2009 giá trị sản xuất của vùng tính theo giá cố định 1994 đạt 71,5 ngàn tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 30,3 ngàn tỷ đồng, chiếm 42% tổng giá trị sản xuất của vùng. Tỷ trọng của nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp giảm trên 2.5% so với năm 2005.

Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Đến nay nhiều tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi, cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý. Các doanh nghiệp đã cổ phần hoá đã phát huy được tính tự chủ, sử dụng vốn và tài sản hiệu quả hơn, tăng đầu tư tài sản, thiết bị và vốn lưu động, thu nhập bình quân một lao động ở một số doanh nghiệp tăng gần 2 lần so với trước khi cổ phần hoá. Kinh tế tập thể có bước được củng cố, mở rộng, thành lập thêm hàng trăm HTX thu hút thêm hàng ngàn xã viên tham gia. Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và kinh doanh hiệu quả, thu nhập bình quân mỗi trang trại năm 2008 đạt từ 35-50 triệu đồng.


  1. Một số chỉ tiêu tổng hợp vùng TDMN Bắc Bộ thời kỳ 2000-2008

Chỉ tiêu

Đơn vị

 

2000


 

2005


 

2008


Tăng b/q năm (%)

2000-2005

2006-2008

1.Dân số trung bình

Nghìn ngư­ời

10116,3

10632,3

10954,5

1,0

1,0

2.GDP ( theo giá SS 1994)

Tỷ đ

19397

31142

43741

9,93

11,99

- Nông lâm, ng­ư nghiệp

Tỷ đ

9127

11935

13741

5,51

4,81

- Công nghiệp - XD

Tỷ đ

4191

8538

14094

15,29

18,19

- Dịch vụ

Tỷ đ

6079

10669

15907

11,91

14,24

3. GDP (theo giá thực tế)

Tỷ đ

25045

51244

93265




 

- Nông, lâm, thuỷ sản

%

11323

19454

37872







- Công nghiệp và xây dung

%

5298

13650

24603







- Dịch vụ

%

8425

18140

30790




 

4. Cơ cấu GDP (giá T.tế)




100

100

100







- Nông, lâm, thuỷ sản

%

45,2

38,0

40,6

 

 

- Công nghiệp và xây dựng

%

21,2

26,6

26,4

 

 

- Dịch vụ

%

33,6

35,4

33,0

 

 

5. GDP b/q ng­ười (gia TT)

Tr.đ

2,59

4,4

6,36

 

 

6. Tỷ lệ che phủ rừng

%

 

52,3 

53,7 

 

 

7. Kim ngạch XK trên địa bàn

Tr. USD

696,8

617,9

669

25,5

12,4

- Kim ngạch XK/người

USD

68,51

56,92

61,12







8.Kim ngạch NK địa phương

Tr. USD

287,0

460,2

490,2







9. Thu ngân sách trên địa bàn

Tỷ đ

2530,4

4445,5

8255

 

 

10. Số giư­ờng bệnh/vạn dân

Giư­ờng

20,0

22,6

25,4

 

 

11. Số bác sĩ/vạn dân

bác sĩ

4,5

7,15

8,35

 

 

12. Tỷ lệ hộ đư­ợc dùng điện

%

40,5

65,6

75,2

 

 

13. Tỷ lệ hộ đ­ược dùng nước sạch

%

55,4

80,0

86,0

 

 

14.Tỷ lệ hộ đ­ược nghe Đài TNVN

%

58,8

90,3

94,6

 

 

15.Tỷ lệ hộ đ­ược xem Đài THVN

%

42,3

83,6

92,4

 

 

16. Số ng­ười đ­ược giải quyết việc làm trong năm

Ngư­ời

114640

155500

185500

 

 

Đối với, 7 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La) cũng đã đạt được những thành tựu kinh tế- xã hội rất quan trọng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2001-2008 đạt 10,4%, cao hơn mức bình quân của toàn vùng. GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 5,67 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân của toàn vùng (6,36 triệu đồng).Tỉ lệ hộ nghèo năm 2008 là 18,59% (theo chuẩn mới), cao hơn không nhiều so với toàn vùng (18%). Tỉ lệ hộ được dùng điện năm 2008 là 70%, (toàn vùng 75,2%). Tỉ lệ hộ được dùng nước sạch năm 2008 là 80% (toàn vùng 86%).

Có thể thấy rằng, mặc dù còn một số khó khăn, hạn chế, song các tỉnh trong vùng đều phát triển khá toàn diện. Mặt bằng phát triển của 7 tỉnh đã được rút ngắn so với các tỉnh khác trong vùng và xấp xỉ mặt bằng chung của toàn vùng Trung du, Miền núi Bắc bộ.



Các chính sách đầu tư cho Vùng TDMN Bắc Bộ đã tạo động lực rất quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội cho các địa phương, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ rệt, tạo niềm tin và phấn khởi cho đồng bào các dân tộc và chính quyền các cấp.

1.2. Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng chậm và không ổn định, cơ cấu trong nội bộ các ngành cũng có bước thay đổi nhất định theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh, đã góp phần quan trọng thúc đẩy và nâng cao chất lượng tăng trưởng


Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ từ 47,9% năm 1995 lên 54,8% năm 2000 và 62% năm 2008, đến năm 2008 sau khủng khoảng giảm còn 58,4%. Tỷ trọng GDP nông lâm ngư nghiệp giảm từ 52,1% năm 1995 xuống 45,2% năm 2000 và 38% năm 2005, do khủng khoảng nên năm 2008 lại tăng lên 40,6%.



  1. So sánh cơ cấu kinh tế vùng TDMNBB và toàn quốc

Đơn vị:%

Chỉ số

2000

2005

2008

Cả nước










Nông lâm nghiệp

24,5

21,0

22,1

Công nghiệp-xây dựng

36,7

41,0

39,7

Dịch vụ

38,7

38,0

38,2

Vùng TDMN Bắc Bộ










Nông lâm, ngư nghiệp

45,2

38,0

40,6

Công nghiệp-xây dựng

21,2

26,6

26,4

Dịch vụ

33,6

35,4

33,0

Nguồn: Viện CLPT



Cùng với tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, bước đầu phát huy được nhiều lợi thế của vùng. Tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP tăng từ 19,6% năm 1995 lên mức 26,8% năm 2008; dịch vụ từ 32,5% năm 1995, lên 40,1 vào năm 2000 và xuống còn 34,6% năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng còn chậm và đạt mức thấp so với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


1.3. Lĩnh vực văn hóa, xã hội có những chuyển biến tích cực


- Về giáo dục-đào tạo, trong đó có đào tạo cán bộ người dân tộc: Công tác giáo dục-đào tạo của vùng đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Thời kỳ 2001-2008 các địa phương đã hoàn thành và tập trung vào duy trì, nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập bặc THCS. Các xã đều có trường hoặc lớp tiểu học, không còn tình trạng xã trắng về giáo dục, các lớp mẫu giáo cũng bước đầu được hình thành và phát triển ở các xã vùng cao.

Thời kỳ 2001 - 2008, loại hình trường nội trú dân nuôi ở các điểm, cụm trường trong vùng rất phát triển, tạo điều kiện cho các em học sinh dân tộc được đến trường, góp phần quan trọng đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở vùng núi cao. Riêng khu vực Tây Bắc (gồm 9 tỉnh theo tinh thần Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị) đã có 344 trường tiểu học và 157 trường THCS có nội trú dân nuôi, chiếm hơn 53% số trường tiểu học và THCS có nội trú dân nuôi cả nước. Số học sinh nội trú dân nuôi trong các trường tiểu học và THCS vùng Tây Bắc vào khoảng 30.655, chiếm 45,8% số học sinh nội trú dân nuôi cả nước. Tỷ lệ xã có trường tiểu học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo là 97%.

Công tác đào tạo đã có bước phát triển nhất định. Tất cả các tỉnh đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ, cung cấp cán bộ cho các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế,... Số học sinh diện cử tuyển cao đẳng, đại học tăng đáng kể. Bình quân mỗi tỉnh trong vùng được 35 chỉ tiêu cử tuyển/năm và 35 chỉ tiêu/năm vào đại học tại các trường đại học dự bị dân tộc, cao hơn mức trung bình cả nước. Hầu hết số học sinh cử tuyển sau khi tốt nghiệp đều trở về quê hương công tác, nhiều người trở thành cán bộ lãnh đạo ở các địa phương, góp phần khắc phục tình trạng thiếu cán bộ là người dân tộc thiểu số.

- Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Nhìn chung, hệ thống bệnh viện tỉnh- huyện và trạm y tế xã đã được đầu tư đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trong vùng. Các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế trung tâm cụm xã được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men khá hơn. Hệ thống y tế ngoài công lập đã được khuyến khích phát triển, góp phần phục vụ khám, chữa bệnh cho dân tốt hơn. Đến năm 2008, toàn vùng đạt bình quân 6,9 bác sĩ/1 vạn dân; 8,5 y sĩ/1 vạn dân; và 3,23 dược sĩ, dược tá đại học/1 vạn dân; 98,7% số xã có trạm y tế. Đến năm 2008, có 425 trạm y tế có bác sỹ phục vụ, trên 30 nghìn giường bệnh, 38.616 thôn bản có cán bộ y tế hoạt động, trong đó 8.316 thôn bản có tủ thuốc và y tá thường trực. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn dưới 35%. Tỷ lệ sinh giảm 0.2%.

- Về phát thanh, truyền hình: hệ thống phát thanh, truyền hình của các tỉnh trong vùng đã được tăng cường đầu tư các trang thiết bị, nhất là các trang thiết bị phục vụ cho chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc và tăng cường phủ sóng tại các vùng lõm. Tỷ lệ hộ được nghe đài Tiếng nói Việt Nam năm 2008 đạt 90,3% và tỷ lệ hộ được xem truyền hình Việt Nam đạt 83,6%.

- Về xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ chăm sóc trẻ em và bảo trợ xã hội. Các cấp, các ngành và các địa phương tích cực tổ chức các hoạt động tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ để đề xuất chính sách cho thời gian tới. Chương trình phát triển kinh tế-xã hội miền núi đã được triển khai thực hiện gắn với xoá đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội như hỗ trợ nhà ở, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo…. Các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn và người nghèo được cải thiện cơ bản. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện tại các xã đặc biệt khó khăn đạt trên 85%, 100% số xã đặc biệt khó khăn có điểm bưu điện văn hoá xã và bưu cục tại các điểm bưu điện văn hoá xã.

Sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số được thể hiện rõ thông qua các chính sách lớn, các chương trình dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn, chính sách hỗ trợ, các chương trình mục tiêu,v.v. Kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án đó đổi mới dần diện mạo nông thôn miền núi, vùng cao theo hướng văn minh và phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc; diện đói nghèo giảm nhiều; cuộc sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện rõ rệt.


1.4. Công tác bảo vệ môi trường


Công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được mở rộng với chất lượng ngày càng cao. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường được các ngành và các địa phương thực hiện nghiêm túc gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Độ che phủ rừng đạt tỷ lệ trên 46% (năm 2002 đạt 30%), một số tỉnh đạt tỉ lệ che phủ rừng trên 60% (Tuyên Quang, Bắc Cạn). Riêng vùng Tây Bắc độ che phủ rừng 41,8% năm 2003, tăng bình quân là 2,15% diện tích/năm.


1.5. Quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị


Các tỉnh đều chỉ đạo thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng nền quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân , giữa quốc phòng-an ninh với phát triển kinh tế -xã hội. Chủ động đấu tranh phòng, chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hoá tư tưởng, an ninh kinh tế. Các tỉnh đều xây dựng và triển khai phương án phòng, chống khủng bố, phá hoại, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và Chương trình hành động phòng, chống ma tuý, tích cực đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội. Triệt phá hầu hết các vụ án hình sự nghiêm trọng, kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, bước đầu làm giảm đối tượng nghiện ma tuý.

Thực hiện hiệu quả chương trình cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức từ tỉnh đến cơ sở. Chức năng của các cơ quan hành chính được rà soát, điều chỉnh hợp lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, rèn luyện tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ viên chức được chấn chỉnh. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được tăng cường, góp phần phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, khơi dậy nội lực, giữ vững kỷ cương, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật.


Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương