1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


PHẦN THỨ HAI PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI



tải về 2.26 Mb.
trang11/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   27

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

VÙNG TDMN BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020



Chương I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA VÙNG TDMN ĐẾN NĂM 2020



I- CHỨC NĂNG CỦA VÙNG TDMN BẮC BỘ TRONG TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CẢ NƯỚC.


1- Vùng TDMN Bắc Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Vùng có đường biên giới giáp nước CHND Trung Hoa và nước CHDCND Lào, có nhiều cửa khẩu quốc tế và tiểu ngạch khá thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Tuyến biên giới Việt-Trung và Việt-Lào của Vùng TDMN có địa hình phức tạp, 80% chiều dài biên giới chạy dọc theo các sông, suối lớn nhỏ, phần còn lại chủ yếu là núi non hiểm trở, phần lớn các dãy núi có hình vòng cung, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông như Phu Xỉ Lùng 3.076 m (Mường Tè), Ngũ Đạo Sơn 3.048 m (Phong Thổ, Lai Châu), Nadu 1.557 m (Bảo Lạc, Cao Bằng), Đại Phong Lĩnh 1.056 m (Tràng Định, Lạng Sơn). Đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.



2- Là vùng có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.Địa hình của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ khá phức tạp và phân hóa mạnh với nhiều dãy núi cao, hệ thống sông suối dày đặc đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho vùng và vùng Đồng bằng sông Hồng. Do địa hình tương đối cao và dốc nên hệ thống sông suối của vùng đều dốc, tốc độ dũng chảy lớn gây xúi lở khu vực ven sông hoặc hiện tượng lũ quét ở một số địa phương của vùng và vùng Đồng bằng sông Hồng. Tài nguyờn rừng của vùng có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh, đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt và hạn hán ở hạ lưu và là nơi bảo tồn nhiều nguồn gen qúy hiếm.

3- Là vùng có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế của khẩu. Vùng có nhiều dạng địa hình tạo ra sự đa dạng về các tiểu vùng khí hậu, hình thành nhiều loại đất thuận lợi cho phép phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Có điều kiện thuận lợi để lựa chọn cơ cấu sản xuất hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ giàu tài nguyên khoáng sản vào bậc nhất ở nước ta, trong đó những loại tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia.



4- Là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống gắn bó lâu đời, có một nền văn hóa đa dạng, phong phú, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng.

Trung du và Miền núi Bắc Bộ là vùng có thành phần dân tộc đa dạng nhất trong cả nước với gần 40 dân tộc anh em với phong tục tập quán khác nhau nên sự phát triển của các khu dân cư mang các đặc thù riêng.

Khu vực núi cao là địa bàn sinh sống chủ yếu của các dân tộc H’mông, Puộc, Dáy…, với hình thái bố trí dân cư rải rác không tập trung hoặc du canh du cư. Khu vực núi thấp là địa bàn sinh sống chủ yếu của các dân tộc Dao, Khơ Mú, Xáng, Kháng…tuy đó tập trung hơn so với khu vực núi cao song ở một số địa bàn dân cư vẫn phân bố rải rác. Khu vực trung du và đồng bằng là nơi sinh sống chủ yếu của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường với hình thức bố trí tập trung thành làng, bản.

Do địa hình chia cắt, một bộ phận dân cư, chủ yếu là người Kinh hình thành làng xã ven trục giao thông chính. Các dân tộc khác sống gần sông suối, các sườn núi với quy mô nhỏ, trong đó nhiều gia đình còn sống du canh du cư, quy mô làng bản chưa ổn định. Nhìn chung cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội trong khu dân cư chậm phát triển, đặc biệt đối với các xã, thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của đồng bào dân tộc.



5- Là căn cứ cách mạng, an toàn khu của các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người vùng TDMN Bắc Bộ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dõn tộc Việt Nam. Trên địa bàn vùng hiện còn lưu giữ, bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước như khu di tích cách mạng Hoàng Vân, Pác Pó; khu di tích lịch sử như bến Âu Lâu, khu di tích Đền Hùng, khu di tích lịch sử Trần Hưng Đạo, khu di tích Bác Hồ, khu di tích Điện Biên Phủ, Mường Phăng…

II. QUAN ĐIỂM VÀ TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KT-XH VÙNG TDMN BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2020.


1- Quán triệt Nghị Quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng TDMN Bắc Bộ, phát huy cao độ các lợi thế và nguồn lực bên trong kết hợp với thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài (gồm cả vốn hỗ trợ của trung ương, vốn thu hút được từ các nhà đầu tư trong nước và vốn nước ngoài); mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài kể cả các hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, các hình thức thu hút vốn ODA, NGOs, các doanh nghiệp nước ngoài...;đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng xuất khẩu để thúc đẩy nền kinh tế của vùng phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

2- Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh của vùng và từng tiểu vùng, chuyển đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh mang nặng tính tự nhiên, truyền thống sang phương thức sản xuất hàng hóa theo cơ chế cung cầu thị trường, tạo ra các mũi đột phá, tạo sự thay đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, tăng nhanh tích luỹ. Trước hết là, phát triển ngành nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với phát triển công nghiệp chế biến, ưu tiên các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu, tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả đầu tư, hình thành và phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến và hiện đại.

3- Gắn phát triển trước mắt với lâu dài, lấy phát triển công nghiệp, du lịch làm hạt nhân phát triển kinh tế tỉnh. Lấy phát triển công nghiệp làm động lực đóng góp cho tăng trưởng, đẩy nhanh phát triển du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn và là sự đóng góp lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của vùng, coi trọng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và nông thôn, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, gắn vùng TDMN Bắc Bộ trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng ĐBSH trên cơ sở tận dụng tối đa các lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế, có đường biên với 2 nước lãng giềng Trung Quốc và Lào, khai thác tối đa các khu kinh tế cửa khẩu để cơ cấu lại nền kinh tế một cách hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của vùng.

4- Đặt sự phát triển của Vùng TDMN Bắc Bộ trong chiến lược phát triển chung của cả nước và trong xu thế hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế nhằm nâng cao chất lượng sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng.

5- Đảm bảo phát triển bền vững về mặt môi trường, phát triển kinh tế xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch. Gắn phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá truyền thống, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử của vùng, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục môi trường.

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.



6- Đảm bảo phát triển bền vững về mặt xã hội, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng kháng chiến cũ, vùng nghèo, vùng khó khăn, bảo đảm công bằng xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của nhân dân trong vùng so với các vùng khác trong nước. Quan tâm thoả đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Đặc biệt coi trọng việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

7- Kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc an ninh nội địa, đảm bảo công tác phòng thủ tuyến biên giới. Duy trì tốt mối quan hệ với các tỉnh láng giềng thuộc khu vực biên giới. Triển khai tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh phù hợp với đặc điểm của một địa bàn xung yếu. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng phường xã, đơn vị an toàn, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia công tác bảo vệ trật tự trị an, chấp hành tốt pháp luật. Coi trọng xây dựng hậu cần tại chỗ tạo thế liên hoàn giữa các vùng, đảm bảo thế trận vững chắc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Tăng cường khả năng phòng chống thiên tai, lũ lụt. Xây dựng ổn định các vùng CT229 (ATK).

Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương