1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


III- TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN



tải về 2.26 Mb.
trang7/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   27

III- TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, THU CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN.


Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ đối với các tỉnh vùng TDMN Bắc Bộ như: Quyết định 186/2001/QĐ-TTg; Quyết định 120/2003/QĐ-TTg; Quyết định 134/2004/QĐ-TTg; Quyết định 174/2004/QĐ-TTg; các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, Dự án 5 triệu ha rừng; các hỗ trợ có mục tiêu về hạ tầng du lịch, phát triển khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng chợ, làng nghề, hạ tầng khu công nghiệp,...; các công trình giao thông, thủy lợi sử dụng vốn trái phiếu chính phủ; chương trình kiên cố hóa phòng học, lớp học sử dụng công trái giáo dục; triển khai các công tác chuẩn bị thủy điện Tuyên Quang, Sơn La,... Cùng với sự hỗ trợ to lớn đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các tỉnh trong vùng đã có sự cố gắng, nỗ lực cao, do đó toàn vùng đã đạt được kết quả quan trọng trên hầu hết các mặt phát triển kinh tế- xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được cải thiện, mặt bằng phát triển kinh tế- xã hội của toàn vùng đã được nâng lên đáng kể.

Mặc dù nguồn lực còn hạn chế, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tập trung cao đầu tư cho vùng TDMNBB, tổng vốn đầu tư xã hội thời kỳ 2001 - 2008 đạt trên 223 nghìn tỉ đồng, tăng bình quân 25%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (21,02%). Trong đó, vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt 46,3 nghìn tỉ đồng, tăng bình quân 18,2%/năm; vốn đầu tư ngân sách trung ương trên địa bàn đạt 31,6 nghìn tỉ đồng, tăng bình quân 26,3%/năm, cao hơn mức bình quân đầu tư của ngân sách trung ương trên các địa phương cả nước (15,4%). Tính bình quân đầu người, đầu tư Nhà nước cho vùng TDMN Bắc Bộ bằng khoảng 726 nghìn đồng/năm, bằng 1,5 lần so với chỉ số trung bình toàn quốc. Các chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ từ ngân sách có mục tiêu khoảng 7 nghìn tỷ đồng, chiếm 15% tổng đầu tư nhà nước của các tỉnh trong vùng. Đầu tư từ NSNN do các địa phương quản lý trong 5 năm qua liên tục tăng với tốc độ bình quân 23,55%/năm, từ mức 2.569,2 tỉ đồng (năm 2000) lên mức 11.730 tỉ đồng (năm 2008).

Tổng đầu tư phát triển vùng năm 2008 đạt 43.447 tỷ đồng, bằng 46% GDP. Trong đó vốn đầu tư nguồn gốc ngân sách là 11.730 tỷ đồng, chiếm 27% tổng đầu tư, trong đó phần vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương là 6.104 tỷ đồng, chiếm 52,1% vốn đầu tư ngân sách. Vốn hỗ trợ phát triển 1.877 tỷ đồng, bằng 16% vốn nhà nước. Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và dân cư gia tăng đáng kể và đạt gần 113.900 tỷ đồng, chiếm 26% tổng đầu tư phát triển vùng. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là 3.759 tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng đầu tư trên địa bàn.

Đặc biệt nhờ tích cực đổi mới về phương thức quản lý đầu tư nước ngoài, trong năm 2008 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trên địa bàn là 4.380 tỷ đồng, bằng 10,1% tổng đầu tư. Sáu tháng đầu năm 2009 số tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp nước ngoài tới địa bàn TDMNBB tìm kiếm cơ hội đầu tư tăng lên đáng kể.

Nhìn chung đầu tư phát triển trong 10 năm qua đã cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng kinh tế của vùng. Tuy nhiên do những khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông, trình độ lao động, vùng TDMN Bắc Bộ vẫn là vùng kém hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

FDI: Tính đến hết năm 2008, toàn vùng đã thu hút được trên 700 triệu USD, chiếm 6,5% tổng đầu tư toàn xã hội, tăng bình quân 55% năm, tập trung ở các tỉnh Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Tính bình quân đầu người đầu tư nước ngoài mới đạt 16,5 USD/người bằng 84,5% so với bình quân cả nước. Đóng góp của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP của vùng chưa đáng kể.

Vùng TDMNBB cho đến nay vẫn là khu vực nghèo nhất Việt Nam. Phần lớn các tỉnh đều chưa có khả năng tự cân đối ngân sách, hàng năm khả năng thu ngân sách tại địa phương chỉ đáp ứng khoảng 25-30% kế hoạch chi, ngân sách trung ương phải hỗ trợ cân đối ngân sách địa phương rất lớn (70-75%). Trong giai đoạn 1993-1995, khi cộng đồng quốc tế mới nối lại hỗ trợ phát triển cho Việt Nam, nguồn vốn ODA dành cho vùng TDMNBB còn thấp, chỉ đạt xấp xỉ 80 triệu USD chiếm 1,66% tổng vốn ODA ký kết trên toàn quốc, thấp nhất trong cả nước. Tới giai đoạn 1996-2000 và 2001-2008, nguồn vốn ODA đầu tư vào vùng đã được tăng đáng kể lên 437 triệu USD trong giai đoạn 1996-2000 (hơn 400% so với giai đoạn trước) và 818 triệu USD trong giai đoạn 2001-2008 (36% so với giai đoạn trước). Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cho vùng TDMNBB trong các giai đoạn này vẫn còn ở mức thấp nhất so với các vùng khác trong toàn quốc.

Tổng giai đoạn 1993-2008, nguồn vốn ODA cho vùng TDMNBB chỉ chiếm 6,24% trong tổng số vốn ODA ký kết trên toàn quốc. Tính theo ODA trên đầu người, ODA trên đầu người cả giai đoạn 1993-2008 của Vùng TDMNBB là thấp nhất trong cả nước và vẫn thấp hơn nhiều so với các vùng khác. Tuy nhiên, qua các giai đoạn từ 1993-1995, 1996-2000 và 2001-2008, mức ODA trên đầu người đã tăng đáng kể. Trong giai đoạn 2001-2008, mức ODA trên đầu người của Vùng TDMNBB đã tương đương với các vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long và cao hơn Đồng bằng sông Hồng.

Nguồn vốn này đã phát huy tích cực hiệu quả đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nhiều chương trình dự án đã hoàn thành và đang phát huy tác dụng tích cực như hệ thống cấp nước sạch cho các thành phố, thị xã; hệ thống bệnh viện huyện, tỉnh; hệ thống giao thông nông thôn...

Nhờ chủ trương tăng cường đầu tư cho các vùng khó khăn, đời sống nhân dân vùng TDMNBB đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước đây nhưng nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Mức thu nhập bình quân đầu người toàn vùng là 4,6 triệu đồng/người/năm, thấp nhất so với các vùng trên toàn quốc (9,9%/người/năm).



    • Thu ngân sách thu NSNN liên tục tăng cao: Giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng thu NSNN bình quân là 16,4%; trong đó thu nội địa tăng bình quân là 23,7%. Giai đoạn 2006 - 2009 thu NSNN tăng bình quân là 25,8% và thu nội địa tăng bình quân là 25,9%. Tuy nhiên, thu NSNN của các tỉnh trong vùng vẫn còn nhỏ, thu nội địa mới đáp ứng được khoảng 30% tổng chi cân đối NSĐP. Nhiều nguồn thu đạt cao như từ khu vực ngoài, thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương tăng khá. Các khoản thu từ phí, lệ phí, đặc biệt từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới có đóng góp cho ngân sách ở mức độ rất khiêm tốn.. Các tỉnh miền núi cao như Lai Châu, Hà Giang kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ thu ngân sách trên GDP chỉ đạt 7-8%. Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn vùng năm 2008 là 23.510 tỷ đồng, thực tế ngân sách địa phương chỉ đáp ứng được khoảng 25-30% nhu cầu chi, phần thiếu hụt do Trung ương hỗ trợ để chi đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương, chiếm trên 70% tổng chi ngân sách của địa phương.

Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương