1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


Chương II- PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI, DÂN SỐ, ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ



tải về 2.26 Mb.
trang4/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Chương II- PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI, DÂN SỐ, ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ



I. DÂN SỐ, ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VÀ LAO ĐỘNG

1.1. Dân số


Dân số vùng TDMN Bắc Bộ năm 2009 có khoảng 11.064 nghìn người, chiếm 13% dân số cả nước có mật độ trung bình là 116 người/km2. Tỷ lệ đô thị hoá của vùng năm 2009 là 16%. Đây là tỷ lệ đô thị hoá thấp nhất so với các vùng trên toàn quốc, trong đó các tỉnh Tuyên Quang và Bắc Giang chỉ có tỷ lệ đô thị hoá từ 9 - 10%.

Tốc độ tăng trưởng dân số 10 năm qua cuộc tổng điều tra năm 2009 là 1,0%/năm giảm hơn đáng kể so với số liệu báo cáo của các địa phương trong 10 năm qua (1,24%). Mật độ dân cư trung bình năm 2009 của vùng TDMN Bắc Bộ khoảng 116 người/km2, bằng 44,8% mật độ trung bình của cả nước (trung bình cả nước khoảng 259 người/km2) là một trong 2 vùng có mật độ dân cư thưa nhất trong cả nước (Tây Nguyên khoảng 93 người/km2). Đặc biệt là ở miền núi Bắc Bộ mật độ dân cư chỉ khoảng 50 người/km2, mật độ thấp nhất toàn quốc khoảng 41 người/km2 (Lai Châu). Đặc điểm phân bố dân cư của vùng quyết định đặc thù của nền kinh tế vùng là mang nặng tính chất nông nghiệp và phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên như địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên.

Dự báo đến năm 2020 dân số của vùng sẽ đạt khoảng 12.482 ngàn người và mật độ dân số của vùng sẽ khoảng 131 người/km2.


  1. Dân số và lao động vùng TDMN Bắc Bộ so với toàn quốc

Chỉ tiêu

1995

2000

2008

Tổng dân số (1000 ng­ười)

9.522,9

10.116,3

10.623,3

+% so với toàn quốc

13,2

13,1

13,0

Tăng tr­ưởng dân số thời kỳ 5 năm

 

1,0

1,0

+% so với tăng tr­ưởng DS toàn quốc

 

83,3

83,3

Vùng TDMN Bắc Bộ có động năng dân số khá lớn (cả dân số cơ học và dân số tự nhiên), mấy thế kỷ gần đây, nhất là nửa cuối thế kỷ XX, do dân số tăng mạnh, nên đã phá vỡ cân bằng giữa con người và đất đai dẫn đến tình trạng rừng bị phá hoại nghiêm trọng, độ che phủ rừng vùng này ở mức thấp so với các vùng khác trong cả nước, khoảng trên 46%, tạo nên những khủng hoảng về môi trường ảnh hưởng không chỉ đến đời sống kinh tế mà cả văn hoá và xã hội.

Vùng có mức độ đô thị hoá thấp, dân cư sống ở khu vực nông thôn còn khá đông. Tỷ lệ dân cư đô thị của vùng năm 2009 là 16,0% (cả nước là 29,6%). Dân cư đô thị tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã nằm ven sông, trên các cánh đồng giữa vùng đồi núi, các đầu mối giao thông, các trục đường giao thông huyết mạch của vùng. Tốc độ đô thị hoá của vùng hàng năm giai đoạn 1999-2009 chỉ có 2,5%, bằng 70,4 % tốc độ đô thị hóa trung bình của cả nước.



  1. Dân số đô thị và tỷ lệ đô thị hóa vùng TDMNBB

Năm

Tỷ lệ dân số đô thị,%

Tốc độ đô thị hoá

của vùng so với cả nước (%)



Cả nước

Vùng TDMNBB

1999

23,5

13,8

58,7

2008

27,0

15,1

55,9

2009

29,6

16,0

54,1

Nguồn: Điều tra dân số và xử lý của Đề án Viện CLPT



1.2. Dân tộc


Đặc điểm nổi bật của dân cư vùng TDMN Bắc Bộ là cơ cấu dân tộc đa dạng nhất toàn quốc với gần 40 dân tộc anh em hình thành 7 nhóm ngôn ngữ, trong đó ngôn ngữ phổ thông nhất là tiếng Kinh, tiếng Tày và tiếng Thái. Ở một số tỉnh người Kinh chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoảng 4-4,5% như Cao Bằng, Yên Bái. Đồng bào dân tộc sống tập trung ở một số địa bàn nhất định cũng thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, sinh hoạt và thực hiện chính sách xã hội phù hợp với tập quán đặc điểm văn hoá của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, do trình độ dân trí và khoa học công nghệ của đồng bào còn thấp và kém xa so với các vùng khác một số dân tộc vẫn sống chủ yếu dựa vào kinh tế nương rẫy tự nhiên, mang nặng tình chất tự cung, tự cấp.

Một trong những vấn đề quan trọng về quản lý dân cư là việc di chuyển và ổn định cuộc sống nhân dân vùng các lòng hồ thuỷ điện, địa bàn các khu công nghiệp (Thuỷ điện Tuyên Quang yêu cầu di chuyển 4.018 hộ với 19.637 nhân khẩu ở 78 thôn thuộc 11 xã, thị trấn; thủy điện Sơn La cần di chuyển số hộ và nhân khẩu gấp 3 lần số hộ và nhân khẩu cần di chuyển khi xây dựng thủy điện Tuyên Quang). Ngoài ra số lao động chuyển tới cần được đáp ứng mọi dịch vụ ăn, ở, đi lại, việc làm ngay trong xây dựng thủy điện thời kỳ cao điểm khoảng 18.500 người, kể cả người đi theo khoảng 20 - 30 nghìn người; đến khi thủy điện hoàn thành vẫn còn một lực lượng không nhỏ ở lại lao động tại địa phương (dự kiến khoảng 5 nghìn người).



Theo kết quả nghiên cứu của nhiều học giả có uy tín (Đặng Nghiêm Vạn, Vương Hoàng Tuyên, Mạc Đường, Khổng Diễn, Cầm Trọng, ), TDMN Bắc Bộ từ lâu đã là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Các dân tộc đó thuộc vào hai lớp cư dân chính: lớp thứ nhất là các dân tộc cổ xưa đã có mặt ở TDMN Bắc Bộ, hầu hết thuộc ngữ hệ Nam Á, lớp thứ 2 bao gồm các dân tộc mới di cư vào TDMN Bắc Bộ khoảng 1000 năm trở lại đây, đáng chú ý nhất là người Thái.

Hiện tại, hầu hết các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơme đều cư trú ở những vùng sâu hoặc các địa bàn giáp biên giới Việt Lào. Người Thái ở các thung lũng chân núi. Người H’mông, người Dao ở rẻo cao. Có thể nói, tình trạng xen cư của nhiều dân tộc là đặc điểm nổi bật nhất của các khu vực miền núi nước ta.

Tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc rất phổ biến và càng ngày càng có mật độ cao hơn. Điều này do nhiều nguyên nhân kinh tế xã hội khác tạo nên.

Trước ngày giải phóng TDMN Bắc Bộ, các dân tộc không phải là người Thái ở Tây Bắc phần lớn phải lệ thuộc vào các chúa đất Thái (phìa, tạo). Các bản làng của đồng bào phân tán, xen kẽ vào các lãnh địa của phong kiến Thái. Có thể đánh giá khái quát: các dân tộc này ở trong tình trạng lạc hậu cả về kinh tế xã hội so với người Thái. Và do vậy họ đã chịu ảnh hưởng, tác động không nhỏ về nhiều mặt từ dân tộc Thái: “Với tư cách là một dân tộc đông người hơn, có một nền văn minh cao hơn, với một tổ chức xã hội hoàn chỉnh hơn, dân tộc Thái đã để lại trong các nhóm Nam Á ở Tây Bắc rất nhiều ảnh hưởng không những về mặt văn hóa, ngôn ngữ mà cả về mặt nhân chủng nữa”

Sự hoà trộn của văn hoá Thái với văn hoá các tộc người khác đã tạo nên sắc thái văn hoá Tây Bắc mà trong đó biểu hiện trội hơn hẳn là văn hoá Thái. Có thể thấy điều đó qua một vài lĩnh vực như ngôn ngữ, vấn đề dòng họ và tính lệ thuộc của các tộc người khác vào thiết chế bản mường của người Thái, các tập tục, nghi thức, nghi lễ trong đời sống hàng ngày của các dân tộc ở Tây Bắc cũng chịu tác động nhiều từ người Thái…

Bên cạnh ngôn ngữ và thiết chế xã hội, ảnh hưởng của người Thái với các dân tộc khác còn thể hiện ở nhiều khía cạnh của hoạt động kinh tế, của văn hoá vật chất (ăn, mặc, ở…). Kỹ thuật canh tác ruộng nước ở các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme hiện nay là tiếp thu kinh nghiệm của người Thái.

TDMN Bắc Bộ chỉ có người Thái là dân tộc có chữ viết, chính vì thế mà các tác phẩm mang tính sử thi, văn học lớn… của người Thái còn được lưu truyền tới ngày nay. Chính vì có chữ để lại, có sách để lưu giữ…văn học Thái, dân ca Thái…đã dần chiếm lĩnh đời sống văn nghệ ở TDMN Bắc Bộ, đã trở thành kho tàng văn học chung của nhiều dân tộc.

Tín ngưỡng của các dân tộc ở TDMN Bắc Bộ đều có những điểm cơ bản giống nhau: vạn vật hữu linh, đa thần. Đồng bào tin rằng vạn vật đều có linh hồn. Do quan niệm mọi vật đều có linh hồn, nên theo họ mọi thứ đều có ma (phi…): ma rừng, ma núi, ma sông, ma đá, ma cây… có ma tốt, ma xấu được tạo nên từ mối quan hệ giữa con người với các đấng thần linh thông qua cúng lễ, cầu xin. Bằng cách tổ chức các nghi thức cúng tế các đấng siêu nhiên nhằm tạo ra sự cân bằng trong tâm thức, tạo sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, những người có thể đứng ra làm trung gian, có thể giao tiếp được với các đấng siêu nhiên là các ông mo, bà một. Trên cơ sở nhận thức vạn vật hữu linh của họ, các ông mo, bà một là lực lượng duy trì và tiến hành các lễ thức cầu cúng. Đây là những người có uy tín, am hiểu phong tục, được họ kính trọng.

Do điều kiện môi trường và phương thức canh tác, cư dân các tộc người ở đây thường cư trú phân tán, mối quan hệ láng giềng trong làng bản không được chặt chẽ và thường xuyên, trong khi đó quan hệ dòng họ lại nổi lên đóng vai trò kết nối cộng đồng chủ yếu, thể hiện trên phương diện cư trú, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, tâm lý tình cảm và phong tục tập quán…

Hệ thống xã hội ở đây thường phân tán, nhỏ hẹp, trong đó làng là cơ cấu xã hội truyền thống duy nhất và thường bị phụ thuộc vào xã hội của các tộc người vùng thấp (Thái hay Mường). Văn hoá của các tộc người rẻo giữa vừa bảo lưu những tàn dư của xã hội nguyên thuỷ lại vừa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ văn hoá Thái hay Mường ở thung lũng thấp.

Vùng TDMN Bắc Bộ không phải là thực thể văn hoá - xã hội độc lập, đóng kín, mà nó luôn chịu những tác động giao lưu ảnh hưởng từ bên ngoài cũng như ảnh hưởng qua lại giữa các tộc người trong nội vùng.

Dần dần cùng với mạng lưới giao thông và đô thị mọc lên, tỷ trọng giữa dân số người Kinh và các tộc người thiểu số sinh sống từ trước cũng thay đổi khá cơ bản. Đây cũng là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những thay đổi to lớn về kinh tế, xã hội và văn hóa của vùng này trong thời kỳ cận hiện đại.

Trong khung cảnh thiên nhiên và môi trường tộc người đa dạng như vậy, trải qua hàng nghìn năm cùng chung sống xen cài, ở vùng TDMN Bắc Bộ đã diễn ra các quá trình văn hoá vừa mang tính đồng quy vừa mang tính giao lưu ảnh hưởng qua lại sống động.

Tính đồng quy của văn hoá ở đây thể hiện trên hai nền tảng cơ bản, đó là sự thống nhất của hoàn cảnh môi trường tự nhiên và nguồn gốc lịch sử tộc người. Vùng Tây Bắc có sự phân hoá về các dạng sinh thái cảnh quan (thung lũng, rẻo giữa và rẻo cao), vừa mang những đặc trưng chung về địa chất, địa hình, hệ thống núi non, sông ngòi, khí hậu và thế giới động thực vật…, nó quy định những nét tương đồng của các tộc người trong vùng về hướng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động sản xuất. Các tộc người ở đây sinh sống gắn bó mật thiết với rừng núi, khai thác tài nguyên như tre, gỗ, các lâm thổ sản vô cùng phong phú của rừng mưa nhiệt đới. Họ canh tác nông nghiệp trồng lúa là cơ bản, do vậy văn hoá của họ về cơ bản cũng là văn hoá lúa (tuy có sự khác biệt giữa lúa nước ở thung lũng với lúa khô ở trên nương rẫy). Khí hậu chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa nóng và mùa khô lạnh, tạo nên nhịp sống canh tác nông nghiệp và cũng là nhịp sống văn hoá của tất cả các tộc người ở đây.

Vùng TDMN Bắc Bộ có tiềm năng thủy điện rất lớn, nên xu hướng phát triển các nhà máy thuỷ điện lớn, tạo nên sự thay đổi lớn về cả môi trường cũng như đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá cư dân các tộc người. Một điều không thể phủ nhận được là sự có mặt của cộng đồng người Kinh ở vùng miền núi phía Bắc sẽ là một nhân tố rất quan trọng thúc đẩy quá trình giao lưu ảnh hưởng văn hoá giữa người Việt và các tộc người thiểu số đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những cơ hội và thách thức mới.

Như vậy, vùng TDMN Bắc Bộ là vùng văn hoá đa tộc, trong quá trình lịch sử, quá trình pha trộn chủng tộc và văn hoá diễn ra một cách sống động, trong đó tộc người Kinh, Thái, Mường, Tày, Nùng… đã có những ảnh hưởng lớn đối với các tộc láng giềng, từ đó tạo nên nhiều yếu tố văn hoá chung mang đậm màu sắc của vùng TDMN Bắc Bộ.


1.3. Lao động


Đến năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động là 6,1 triệu người chiếm khoảng 57,1% dân số của vùng và bằng 7,5% số lao động của toàn quốc. Bình quân giai đoạn 1999-2009, mỗi năm vùng có thêm khoảng 15-16 vạn người bước vào tuổi lao động. Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 72% tổng số lao động có hoạt động kinh tế. Số lao động công nghiệp là 456 nghìn người, chiếm 12,2% tổng số người trong độ tuổi lao động và lao động dịch vụ chiếm 16,2% (năm 2009). Giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế có xu hướng giảm ở nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp và tăng ở các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (biểu 1). Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỷ trọng cao, một mặt là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng, mặt khác cũng tạo sức ép đối với xã hội như công tác giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, nhu cầu sinh hoạt...

  1. Một số chỉ tiêu về lao động vùng TDMNBB so với toàn quốc

Chỉ tiêu

1999

2008

Ước 2010

1. Tổng lao động

4593.6

5117.6

6200

+% so với toàn quốc

6.4

6.6

7.5

+ Tỷ lệ so với dân số

48.2

50.1

57.1

2. Cơ cấu lao động










Cả nước










+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

69.2

56

50

+ Công nghiệp - xây dựng

13.4

18.5

21

+ Dịch vụ

17.4

25.5

29

Vùng TDMNBB










+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

86.2

77,5

71,5

+ Công nghiệp - xây dựng

4.1

8,7

12,3

+ Dịch vụ

9.7

13,8

16,2

Nguồn: Số liệu của Viện CLPT

Tốc độ tăng trung bình số việc làm toàn vùng là 5,5%/năm (năm 2000: 116 nghìn người, năm 2008: 154 nghìn người và 2009 ước khoảng 188,6 nghìn người). Tổng số người được giải quyết việc làm trong 9 năm (2000-2009) của toàn vùng là 1397 nghìn người.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của vùng TDMNBB tương đương mức trung bình của cả nước và có sự khác biệt giữa khu Đông Bắc với Tây Bắc (năm 2008 tỷ lệ thất nghiệp vùng Đông Bắc là 5,64%, Tây Bắc là 5,19%, cả nước là 5,58%).

Tuy nhiên tỷ lệ lao động có kỹ thuật còn thấp, nhất là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Hơn nữa, trình độ ngoại ngữ kém nên việc triển khai và áp dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế. Có những tỉnh như Thái Nguyên có tới 92 ngàn công nhân kỹ thuật; 5,5 ngàn người tốt nghiệp cao đẳng; 14 ngàn người tốt nghiệp đại học, 659 người có trình độ trên đại học, nhưng không có đủ điều kiện phát huy năng lực.







Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương