1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU



tải về 2.26 Mb.
trang6/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU

2.1. Về phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản


Nhiều địa phương đã chú trọng biện pháp thâm canh, tăng vụ, tăng cường các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất. Cơ cấu nội bộ ngành đang chuyển dần sang chăn nuôi và trồng cây công nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích. Lợi thế về chăn nuôi đại gia súc đã bắt đầu được phát huy, song tốc độ tăng trưởng còn chậm. Đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh các cây hàng hoá như vùng chè Thái Nguyên, Lương Sơn (Hoà Bình), Phong Thổ (Lai Châu), Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Xu Phì (Hà Giang); vùng chè - cây ăn quả Mộc Châu (Sơn La); vùng ngô - bông Mai Sơn (Sơn La)... Một số mặt hàng nông sản của vùng đã chiếm được vị trí quan trọng trên thị trường trong nước và bước đầu đã thâm nhập được thị trường quốc tế như chè, gạo, trâu, bò.... đáng kể về diện tích và sản lượng

Công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp được coi trọng. Trên 45% diện tích lúa và gần 70% diện tích ngô được trồng bằng giống mới năng suất cao. Sản lượng lương thực nhất là an ninh lương thực hộ gia đình được đảm bảo. Diện tích các vùng cây công nghiệp dài ngày như chè, mía nguyên liệu, bông, thuốc lá... tăng đáng kể về diện tích và sản lượng từ 25-38%.


2.2. Sản xuất công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp


Về phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp đã từ bước đi vào phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thê của vùng như:

Ngành công nghiệp khai thác-chế biến khoáng sản: năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp khai thác-chế biến khoáng sản của vùng đạt khoảng 1.192,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,3% toàn ngành công nghiệp của vùng, giai đoạn 2001-2008 GTSX tăng bình quân khoảng 11,75%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân khoảng 7,75%/năm.

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản của vùng đạt khoảng 4.915,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26% toàn ngành công nghiệp của vùng, giai đoạn 2001-2008 GTSX tăng bình quân khoảng 11,47%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân khoảng 9,43%/năm.

Công nghiêp sản xuất vật liệu xây dựng: năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng của vùng đạt khoảng 3.795,78 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19,93% toàn ngành công nghiệp của vùng, giai đoạn 2001-2008 GTSX tăng bình quân khoảng 23%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân khoảng 22,9%/năm.

Công nghiệp luyện kim: năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp luyện kim của vùng đạt khoảng 2484 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 13,17% toàn ngành công nghiệp của vùng, giai đoạn 2001-2008 GTSX tăng bình quân khoảng 11,9%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân khoảng 10,38%/năm.

Công nghiệp hóa chất: năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp hóa chất của vùng đạt khoảng 2.339,4 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,4% toàn ngành công nghiệp của vùng, giai đoạn 2001-2008 GTSX tăng bình quân khoảng 13,78%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân khoảng 12,1%/năm.

Công nghiệp cơ khí: năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp cơ khí của vùng đạt khoảng 1.343 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,12% toàn ngành công nghiệp của vùng, giai đoạn 2001-2008 GTSX tăng bình quân khoảng 16,76%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân khoảng 12,1%/năm.

Công nghiệp dệt da may: năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp dệt da may của vùng đạt khoảng 1.341,1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,1% toàn ngành công nghiệp của vùng, giai đoạn 2001-2008 GTSX tăng bình quân khoảng 14,81%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân khoảng 10,15%/năm.

Công nghiệp thủy điện vừa và nhỏ: năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp thủy điện vừa và nhỏ của vùng đạt khoảng 1.128,12 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,98% toàn ngành công nghiệp của vùng, giai đoạn 2001-2008 GTSX tăng bình quân khoảng 9,6%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân khoảng 12%/năm.

Các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn được quan tâm phát triển và có nhiều khởi sắc, đạt tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân từ gần 20% trong năm 2008 và 18% trong 6 tháng đầu năm 2006. Công tác đầu tư hạ tầng các làng nghề theo hướng sản xuất bền vững và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp nông thôn được quan tâm chỉ đạo, công tác khuyến công đã phát huy được tác dụng góp phần khôi phục nhiều ngành nghề truyền thống, góp phần tạo đà mới cho khu vực công nghiệp dân doanh phát triển.

Vùng TDMN Bắc Bộ hiện đã quy hoạch 33 khu công nghiệp, 103 cụm công nghiệp. Tính đến tháng 6 năm 2006, Vùng TDMNBB có 5 KCN được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 3 KCN đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đang đi vào hoạt động, là các khu: KCN Sông Công giai đoạn 1 tỉnh Thái Nguyên, KCN Thụy Vân tỉnh Phú Thọ (Giai đoạn 1,2,3), và KCN Đình Trám tỉnh Bắc Giang (giai đoạn 1,2); 2 KCN đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản là KCN Trung Hà tỉnh Phú Thọ và KCN Quang Châu, tỉnh Bắc Giang.

2.3. Hoạt động thương mại - dịch vụ


Hoạt động thương mại nội địa của vùng không lớn, nhưng hoạt động thương mại biên giới của vùng tăng rất mạnh qua 10 năm. Vùng có 3 cửa khẩu quốc tế (Hữu Nghị, Đồng Đăng, Lào Cai), 10 cửa khẩu quốc gia và 14 cửa khẩu địa phương và nhiều cặp chợ biên giới đã có bước phát triển sôi động trong những năm qua.

Ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của vùng là diều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển như du lịch bản mường, du lịch lòng hồ sông Đà, bản Lác, Mai Châu (Hòa Bình), Sa Pa, Hồ Ba Bể, Đền Hùng; các di tích lịch sử cách mạng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn; khu di tích lịch sử Điện Biên Phủ... Khách du lịch đến vùng TDMNBB đang tăng nhanh, doanh thu ngành du lịch tăng trưởng mạnh.


2.4. Về mạng lưới giao thông được đầu tư phát triển và có bước cải thiện đáng kể


Mạng lưới đường bộ của vùng đã được đầu tư với tổng chiều dài 59.403 Km (trong đó: quốc lộ 4.616 km, tỉnh lộ 5.621 km, đường giao thông nông thôn gần 49.166 km). Mật độ đường bộ bình quân đạt 0,59 km/km2, và 4,95 km/1000 dân so với mật độ bình quân cả nước là 0,63 km/km2 và 2,56 km/1000 dân. Đặc biệt, các tuyến quốc lộ đang được ưu tiên đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ như: 1A, 2, 3, 6, 18, 32, 70 và các tuyến vành đai như quốc lộ 4A, 4B, 4E, 4D, 34, 279,...

Trong vòng 5 năm trở lại đây đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp được 1745/2138 km đường trên các Quốc lộ 1A, 2, 6, 32, 12, 34; 787/1780 km đường vành đai biên giới gồm vành đai I (Quốc lộ 4A, 4B, 4C, 4D, 4E và QL 100); vành đai II (QL 279); vành đai III (QL 37).

Đang triển khai công tác chuẩn bị xây dựng các tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội-Việt Trì-Yên Bái-Lào Cai, Láng-Hoà Lạc-Hoà Bình, Lạng Sơn-Bắc Giang-Bắc Ninh.

Hệ thống đường giao thông nội tỉnh cũng được tập trung đầu tư, tính đến năm 2008 đã làm thêm trên 4.000 km đường giao thông nông thôn, trong đó có gần 3.000 km đường liên thôn; trên 1.000 km đường tuần tra và dân sinh lên các mốc và điểm cao biên giới. Đến hết năm 2008, phần lớn đường ô tô đến trung tâm xã trong vùng được hoàn thành cơ bản. Những tuyến đường ra cửa khẩu, các khu vực phòng thủ biên giới được đầu tư đã góp phần rất lớn trong quan hệ trao đổi hàng hóa giữa nước ta với Trung Quốc, đồng thời tăng khả năng bảo vệ tuyến biên giới của Tổ quốc. Đã cải tạo, nâng cấp, sửa chữa và làm mới được 43.731 km đường và 39.014 md cầu địa phương, trong đó có 1700 km đường tỉnh lộ. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm là 97,8%.


2.5. Hệ thống các đô thị từng bước được quy hoạch và phát triển đồng bộ


Thời kỳ 1996 - 2008, từng bước quy hoạch và phát triển đô thị đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội và hình thành các trung tâm kinh tế của vùng gồm các thành phố Việt Trì, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Lào Cai và các thị xã tỉnh lỵ của các tỉnh trong vùng. Xây dựng khu đô thị mới Tam Đường; ưu tiên phát triển các đô thị tại các cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn), Lào Cai (T.P Lào Cai), Thanh Thuỷ (Hà Giang), Tà Lùng (Cao Bằng), Ma Lu Thàng (Lai Châu), Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La). Hình thành hệ thống các trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu quốc gia và quốc tế nối liền với các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc và cả nước. Ở các khu đô thị đã hình thành nhiều cơ sở lao động thủ công, cơ khí sửa chữa, dịch vụ vận tải, xây dựng, thu hút được hàng chục vạn lao động.

Xây dựng các cụm dân cư, thị trấn, thị tứ trung tâm cụm xã gắn với việc bố trí lại dân cư trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng các nhà máy thuỷ điện trong vùng.

Bố trí lại dân cư ở các xã dọc tuyến biên giới Việt - Trung bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống cho nhân dân trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng tài nguyên đất đai của vùng và hạn chế việc di dân tự do đến các vùng khác.

Qua gần 10 năm thực hiện quy hoạch phát triển, bức tranh kinh tế của vùng đã được cải thiện rõ rệt, hệ thống kết cấu hạ tầng, năng lực sản xuất, quy mô và chất lượng của hệ thống các ngành dịch vụ đã phát triển thêm một bước đáng kể. Nhiều công trình công nghiệp then chốt, các khu vực sản xuất công nghiệp hàng hoá, nhiều khu du lịch đã và đang dần hình thành thu hút phần lớn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một số các khu kinh tế cửa khẩu được hình thành (Lào Cai, Đồng Đăng) và đang từng bước phát huy được hiệu quả. Đời sống văn hoá tinh thần của dân cư được cải thiện thêm một bước, lực lượng lao động trong vùng được tăng đáng kể về quy mô và chất lượng. Công tác định canh, định cư, giao đất giao rừng, ổn định lâu dài cuộc sống của nhân dân được Nhà nước hỗ trợ đầu tư với tỷ lệ vốn của các chương trình mục tiêu và vốn hỗ trợ có mục tiêu cao nhất toàn quốc. Tuy nhiên đến thời điểm này nhiều yếu tố tác động đến quá trình phát triển KT-XH của vùng đã thay đổi, hơn nữa các quy hoạch đã được duyệt mới chỉ đến năm 2010 và đã được thể hiện trong kế hoạch 5 năm 2006-2010.





Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương