1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ


II- PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TTCN



tải về 2.26 Mb.
trang17/27
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích2.26 Mb.
#23833
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27

II- PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TTCN

2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp vùng TDMN Bắc Bộ.

2.1.1- Quan điểm phát triển


1- Phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương để phát triển công nghiệp với nhịp độ cao, bền vững, hiệu quả làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, xã hội khác; tận dụng tối đa để khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công, mở rộng các mặt hàng theo hướng sản xuất hàng hóa theo thế mạnh của từng địa phương, phát triển làng nghề.

2- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp theo cơ chế thị trường, phát huy cao nhất nội lực của mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế.

3- Hạn chế xuất khẩu khoáng sản, khai thác hợp lý và đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu đến sản phẩm có giá trị gia tăng cao (kim loại, hợp kim, các sản phẩm khác). Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là tài nguyên không tái sinh như các loại khoáng sản; phát triển sản xuất công nghiệp phải gắn liền với thị trường tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến mở rộng thị trường, tạo dựng thị trường trong và ngoài nước; gắn với vùng nguyên liệu có tiềm năng của từng tỉnh trong vùng. Phát triển công nghiệp phải gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, phát triển nông thôn, bảo đảm gìn giữ các di sản thiên nhiên, các công trình văn hoá, lịch sử có giá trị của dân tộc.

4- Lựa chọn bước đi thích hợp cho từng ngành công nghiệp phù hợp với mục tiêu phát triển công nghiệp hóa nông thôn và phát huy được lợi thế của từng địa phương.

5- Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển đô thị, hình thành các khu đô thị nhỏ trên các trục giao thông, gần các đô thị lớn, gần các khu công nghiệp... tạo ra các trung tâm kinh tế và các điểm đô thị làm hạt nhân lan tỏa và thúc đẩy kinh tế của vùng. Phát triển công nghiệp phù hợp với yêu cầu củng cố quốc phòng và an ninh.

2.1.2- Mục tiêu:


Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 14,5% thời kỳ 2011-2015 và 14% thời kỳ 2016-2020. Một số sản phẩm chủ lực của vùng vào năm 2015: Xi măng 4- 5 triệu tấn, bia 100 triệu lít, sợi 18 nghìn tấn, thuốc viên 500 nghìn, quặng Zircon 20 nghìn tấn, men Frit 18 nghìn tấn, nước máy 40 triệu m3, điện sản xuất 900 triệu KWh.

Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm công nghiệp theo hướng hình thành những sản phẩm công nghiệp chủ lực có trình độ công nghệ cao, có năng lực cạnh tranh trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, khai khoáng, cơ khí sửa chữa và chế tạo, thuỷ điện,...

Khai thác có hiệu quả công suất các nhà máy đang có năng lực cạnh tranh, ưu tiên đổi mới công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường các sản phẩm đã có thương hiệu, xây dựng và củng cố vị trí của các thương hiệu mới.

Phát triển nghề và làng nghề tiểu, thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, trực tiếp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho dân cư.


2.1.3- Phương hướng phát triển chung:


- Khai thác những nguồn lực có tính lợi thế của từng địa phương, những ngành có suất đầu tư ít. Tập trung mọi cố gắng, tăng mức đầu tư đồng bộ về vốn và thiết bị, mở rộng công suất và đổi mới công nghệ để khai thác tốt và có hiệu quả cao hơn đối với các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có trên địa bàn. Đầu tư mới có trọng điểm, ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và có hiệu quả cao, chú trọng các ngành có thị trường, thu hút nhiều lao động, công nghệ cao.

- Áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư để phát triển sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp, trước hết là các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, các cơ sở chế biến nông lâm hải sản và hàng tiêu dùng quy mô nhỏ, đáp ứng yêu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu. Phát triển một số ngành nghề ở địa bàn nông nghiệp và nông thôn, trước hết ở các thị trấn, các cơ sở xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước đã được sắp xếp, chuyển đổi. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng kết hợp hài hoà nhiều loại quy mô, nhiều trình độ công nghệ thích hợp với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

- Tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp khai thác và chế biến sâu nguyên liệu khoáng sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ, đồng thời thu hút được nhiều lao động của vùng. Nhóm ngành cơ khí, điện - điện tử phục vụ việc gia công, sửa chữa máy móc nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ sửa chữa điện - điện tử, các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như sản xuất men Frit, gốm điện tử, sản xuất linh kiện và lắp ráp điện tử cũng được ưu tiên phát triển.

- Huy động mọi nguồn lực, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để đẩy mạnh xây dựng các khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch - dịch vụ, các cụm CN - TTCN và làng nghề ở các huyện nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp kỹ thuật cao (sinh học, vật liệu mới...).

- Tập trung xây dựng thuỷ điện, trước hết là các nhà máy thuỷ điện Sơn La, đồng thời huy động nguồn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế để phát triển các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, các nhà máy nhiệt điện chạy than.

- Khai thác và chế biến có hiệu quả khoáng sản của các mỏ Apatit Lào Cai, đồng Sinh Quyền, chì, kẽm Chợ Đồn, vonfram Núi Pháo, Mangan, sắt Quý Sa; mở rộng khu gang thép Thái Nguyên... Xây dựng các nhà mày sản xuất VLXD, hoá chất với quy mô phù hợp dựa trên khả năng tài nguyên trong vùng.

- Tiếp tục mở rộng việc trồng rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đảm bảo đủ nguyên liệu cho khu công nghiệp giấy Bãi Bằng; giấy Tuyên Quang; xây dựng mới các nhà máy giấy, bột giấy, đồ gỗ xuất khẩu.

- Phát triển công nghiệp chế biến chè, sữa và các loại nông sản, thực phẩm khác... Tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn. Chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống.

2.2. Phương hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu.

2.2.1- Công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản.


Khai thác than

85.372

105.234

0,4%

4,27%

Khai thác than

1.585.048

2.128.905

8,0%

6,08%

Khai thác than

6.710

8.209

0,0%

4,11%

Khai thác than

-

-

0,0%

#DIV/0!

Khai thác than

-

-

0,0%

#DIV/0!

Khai thác than

-

374

0,0%

#DIV/0!

Vùng TDMN Bắc Bộ là khu vực có tiềm năng lớn nhất về tài nguyên khoáng sản rắn của cả nước, đã được tiến hành thăm dò và tổ chức khai thác ở qui mô công nghiệp từ nhiều năm nay. Cao Bằng có liên hợp thiếc Tĩnh Túc, mỏ mangan tương đối lớn và khai thác quặng sắt ở quy mô nhỏ. Lào Cai là khu vực giàu tiềm năng tài nguyên về apatít, đồng, sắt, graphít, fensfat, dolomit, secpentin, vàng... Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang có nhiều tiềm năng khoáng sản kim loại như quặng sắt, vàng, thiếc, chì kẽm, antimoan, volphram và nhiều loại khoáng sản phi kim khác.

Phương hướng phát triển ngành công nghiệp khai thác trong vùng như sau:

- Tập trung khai thác các khoáng sản có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn để thoả mãn một số ngành công nghiệp và chế biến sâu khoáng sản đến sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đẩy nhanh tiến độ khai thác và chế biến sâu mỏ niken Bản Phúc (Sơn La) và vonfram Núi Pháo (Thái Nguyên).

- Công tác đầu tư cho thăm dò phải đi trước một bước và ưu tiên cho các khoáng sản có tiềm năng.

- Đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất.

- Đa dạng hoá quy mô sản xuất trên cơ sở bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái để phát triển bền vững và có hiệu quả cao.

- Cần có chính sách thích hợp để lôi cuốn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế (đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong những ngành công nghệ - thiết bị cao).

- Khai thác đi đôi với chế biến sâu các khoáng sản khai thác được để tạo công ăn việc làm cho vùng dân cư nơi khai thác.

Tiếp tục phát huy hiệu quả dự án khai thác chế biến đồng Sin Quyền và niken-đồng Bản Phúc. Quy mô công suất: Khai thác 1 triệu tấn quặng đồng nguyên khai/năm, luyện 10 ngàn tấn đồng kim loại/năm; sản xuất 39.943 tấn H2SO4/năm. 367 kg vàng/năm; 206 kg bạc/năm; 89.348 tấn tinh quặng sắt/năm; 2.743 tấn tinh quặng đất hiếm/năm.

Đầu tư khai thác quặng sắt tại mỏ Quý Xa, mỏ Trại Cau, mỏ Phúc Ninh, mỏ Tân Tiến và một số mỏ khác.

Phát triển một số nhà máy luyện chì quy mô 5-10 nghìn tấn/năm tại Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang; nhà máy luyện kẽm quy mô 15 nghìn tấn/năm tại Tuyên Quang.

Ngoài ra còn nâng công suất mỏ apatit Lào Cai, tổ chức khai thác kẽm chì, thiếc, cao lanh, vật liệu xây dựng...



Ngành thép: Ngành thép phát triển trên cơ sở tài nguyên trong nước là chủ yếu, có kết hợp nhập khẩu nhưng phải tránh bị lệ thuộc vào nước ngoài. Nền tảng ngành thép đến 2020 sẽ là các nhà máy thép liên hợp khép kín quy mô lớn đi từ quặng sắt đến cán các sản phẩm dẹt và cung cấp phôi cho các nhà máy cán sản phẩm dài. Trước mắt cần đầu tư trước vài nhà máy cán nguội và sản xuất băng cuộn cán nóng. Coi trọng phát triển các nhà máy thép lò điện để sản xuất phôi thép trong nước, giảm dần lượng phôi thép nhập khẩu. Đi từ nhỏ đến lớn, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, kết hợp hiện đại hoá các cơ sở hiện có với xây dựng mới các nhà máy hiện đại. Tăng tỷ trọng thép chất lượng cao trong các nhà máy hiện có, từng bước hình thành ngành sản xuất thép đặc biệt của Việt Nam khi có nhu cầu lớn. Phương hướng phát triển cụ thể ngành luyện kim của vùng TDMN Bắc Bộ trong giai đoạn tới cụ thể như sau:

Nâng cấp và hiện đại hóa một số dây chuyền sản xuất hiện có nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, chú ý đến khâu sản xuất thép chất lượng cao;

Cố gắng sử dụng các dây chuyền công nghệ và thiết bị tiên tiến, có các giải pháp cung cấp phôi thép với giá rẻ, ổn định, đầy đủ và lâu dài (tự sản xuất hoặc nhập khẩu).

Phát triển một số cơ sở luyện kim tại Lào Cai (Liên doanh gang thép Việt – Trung) công suất 500 nghìn-1 triệu tấn/năm; nhà máy gang thép Cao Bằng công suất 240 nghìn tấn; mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên công suất 500 nghìn tấn/năm và một số dự án gang thép tại Yên Bái, Phú Thọ.

Nhiệm vụ và mục tiêu thực hiện của ngành thép trong từng giai đoạn quy hoạch: là tăng dần thị phần, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước về các sản phẩm thép cán thông dụng, chủ động hội nhập quốc tế. Chuẩn bị tích cực cho bước nhảy vọt sau năm 2010 và tham gia hội nhập quốc tế ở vị thế tốt hơn.

Trong những năm tới các cơ sở sản xuất kim loại màu sẽ được quy hoạch gần vùng nguyên liệu. Đối tượng kim loại mầu trong quy hoạch chỉ tập trung vào đồng, nhôm, chì, kẽm và thiếc..



2.2.2- Công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin.

Chú trọng vào đầu tư cải tạo, mở rộng, đổi mới thiết bị để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất cơ khí đang hoạt động trong vùng.

Phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác, điện tử, công nghệ thong tin, tự động hóa, công nghiệp ô tô, xe máy, các sản phẩm máy móc thiết bị phức tạp, độ chính xác cao trên hành lang kinh tế Hà Nội-Thái Nguyên; Hà Nội-Việt Trì; Hà Nội-Bắc Ninh-Bắc Giang.

2.2.3- Ngành hoá chất.


Sản xuất hóa chất

505.269

930.467

 

13,0

Sản xuất hóa chất

738.456

########

 

20,9

Sản xuất hóa chất

166.775

307.722

 

13,0

Sản xuất hóa chất

13.146

15.661

 

3,6

Sản xuất hóa chất

2.938.612

########

 

20,5

Sản xuất hóa chất

723.405

########

 

11,8

Ngành sản xuất hóa chất của vùng trong những năm qua tuy đã phát triển, có một số khu công nghiệp hóa chất được xây dựng từ đầu những năm 60, nhưng thực tế hiện nay so với cả nước chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn.

Về nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất: Bao gồm các nguyên liệu khoáng hóa chất, nguyên liệu thực vật và động vật. Ngoài ra, khác với nhiều ngành công nghiệp khác, công nghiệp hóa chất còn có khả năng tạo ra nguyên liệu cho bản thân mình, đó là những hóa chất vô cơ và hóa chất hữu cơ cơ bản. Nhiều lĩnh vực sản xuất của ngành hóa chất phát triển mạnh mẽ trên cơ sở những nguyên liệu hóa vô cơ và hữu cơ cơ bản này.

Khi công nghiệp dầu khí phát triển sẽ có nguồn lưu huỳnh cung cấp cho sản xuất H2SO4, ngoài ra còn một nguồn lưu huỳnh thu được từ quá trình chế biến quặng sunfua kim loại (quặng đồng, chì, kẽm...).

Trữ lượng apatit của nước ta ước tính khoảng 850 triệu tấn, là nguồn nguyên liệu tốt để phát triển ngành sản xuất các sản phẩm chứa lân.

Nguồn đá vôi phong phú về trữ lượng và có chất lượng tốt cũng là nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất hóa chất, đặc biệt là bột nhẹ tinh khiết.

Khoáng đất hiếm, một tài nguyên có trữ lượng lớn là loại nguyên liệu quan trọng trong các ngành điện tử, vật liệu siêu dẫn, luyện kim, thủy tinh mầu... và các ôxyt đất hiếm được dùng trong công nghiệp chất dẻo, cao su, nhựa, chất mầu, thuỷ tinh.

Các loại tài nguyên trên phần lớn tập trung trong vùng TDMN Bắc Bộ, khả năng để phát triển các ngành sản xuất hóa chất là rất lớn. Tuy nhiên do ngành hóa chất nước ta hiện nay ở trình độ phát triển chưa cao, lại mất cân đối về chủng loại và số lượng, nên trong tương lai khi nền kinh tế phát triển đến trình độ cao sẽ tạo tiền đề cho ngành này phát triển.

Phát triển ngành công nghiệp hoá chất theo hướng hiện đại, bao gồm các lĩnh vực vô cơ và hữu cơ trọng yếu, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm bảo đảm tính cân đối toàn ngành. Phát triển phải khai thác triệt để thế mạnh về các tài nguyên. Ưu tiên đầu tư các công trình bảo đảm an ninh quốc gia (trong đó có an ninh lương thực), có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu. Phát triển ngành công nghiệp hóa chất vùng TDMNPB phải phù hợp và cân đối hài hòa cùng với sự phát triển công nghiệp hóa chất theo vùng và cả nước.

2.2.4- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.


- Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản thực phẩm vào những ngành có lợi thế cạnh tranh và nguồn nguyên liệu dồi dào.

- Đa dạng hoá các sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm có thể tiêu thụ trong và ngoài nước.

- Cần có chính sách thích hợp để thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư công nghệ tiên tiến nước ngoài.

- Đảm bảo an toàn lương thực cho khu vực.

- Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chế biến, bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là rừng đầu nguồn.

Trên cơ sở nguồn nguyên liệu, mục tiêu sản lượng và điều kiện thực tế các vùng, dự kiến quy hoạch sản phẩm cho vùng TDMN Bắc Bộ chủ yếu là chế biến sản xuất chè, giấy, cà phê, rau quả.


2.2.5- Công nghiệp sản xuất hàng dệt may, da giầy.

Ngành dệt may: Giá trị SXCN ngành dệt-may của vùng là thấp nhất so với các vùng trong cả nước. Ngành công nghiệp dệt-may trong vùng TDMN Bắc Bộ cũng không phát triển, chưa phát huy được lợi thế về tiềm năng nguyên liệu như nghề trồng dâu nuôi tằm và nghề dệt vải thổ cẩm của các địa phương và của các dân tộc sống trong vùng.


Định hướng chung phát triển:

+ Đầu tư phát triển cơ giới hóa và gìn giữ phát huy ngành dệt may truyền thống theo làng nghề của từng địa phương, gắn với bảo vệ môi trường.

+ Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng, và thương mại, tạo thương hiệu cho sản phẩm dệt may truyền thống theo làng nghề, dân tộc và địa phương phục vụ ngành du lịch và hướng tới xuất khẩu.

Ngoài ra cần phát huy thế mạnh của vùng TDMN Bắc Bộ là nghề trồng dâu nuôi tằm. Tự túc được 100% giống tằm, đạt 450-600 nghìn hộp/năm. Mở rộng diện tích trồng dâu tại các tỉnh để đến năm 2015 đạt 5.000 ha và cần đầu tư khoảng 30 tỷ đồng.


Ngành da giầy. Định hướng phát triển: Khuyến khích đầu tư chiều sâu về công nghệ cho những cơ sở sản xuất hiện có mở rộng phát triển thêm các mặt hàng như túi, cặp sách, giầy thể thao, giầy da. Phát huy thế mạnh của vùng TDMN Bắc Bộ về phát triển chăn nuôi gia súc lấy da làm nguyên liệu cho ngành sản xuất giầy. Dự kiến sản lượng sẽ chiếm khoảng 1,5-2,0% của toàn ngành sản xuất giầy, dép, đồ da của cả nước.

2.2.6- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.


Vùng TDMN Bắc Bộ là vùng có tiềm năng rất lớn về nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng. Đá vôi sản xuất xi măng 3.793 triệu tấn, sét xi măng 960,9 triệu tấn đá xây dựng 1.964,8 triệu m3, đá ốp lát 21.307, Cao lanh 1,4 triệu tấn Cát thuỷ tinh 7,2 triệu tấn Sét gạch ngói 710,6 triệu m3Do đó công nghiệp vật liệu xây dựng là một hương ưu tiên đầu tư phát triển.

VLXD dựng phải được đầu tư phát triển trước so với các ngành khác, cố gắng đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thu hút mọi nguồn vốn có thể.

Đa dạng hóa sản phẩm và tập trung sản xuất các loại vật liệu phục vụ cấp thiết cho yêu cầu xây dựng, đáp ứng nhu cầu của thị trường xây dựng trong Vùng.

Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên về nguyên liệu sẵn có trong vùng. Khi sản xuất cần chú ý đến yếu tố bảo vệ môi trường.

Sản xuất xi măng dự kiến phát triển ở Phú Thọ 2-3 triệu tấn, Yên Bái 4-5 triệu tấn, Bắc Cạn 1-2 triệu tấn, Thái Nguyên, Tuyên Quang 1,2 triệu tấn/năm. Phát triển một số nhà máy xi măng công suất nhỏ hơn tại Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên.

Phát triển các nhà máy gạch tuynel ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu


2.2.7- Công nghiệp sản xuất và phân phối điện


    Theo dự báo đến năm 2020, nhu cầu điện năng các tỉnh trong vùng mỗi năm khoảng trên 19 tỷ kWh, tương ứng với công suất đặt trên 3600MW. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện của vùng cũng như cung cấp điện cho các tỉnh khu vực miền Bắc cũng như phát lên lưới điện quốc gia, dự kiến giai đoạn đến 2020 trong vùng sẽ phát triển mới 17 nhà máy điện với tổng công suất khoảng là 7240MW.

    Danh mục và tiến độ dự kiến xây dựng mới các nguồn điện theo các giai đoạn đến năm 2020 được trình bày trong bảng sau.



  1. Danh mục các nguồn điện giai đoạn 2011-2015

STT

Tên nhà máy

Công suất đặt (MW)

1

TĐ Bản Chát 1

110

2

TĐ Sơn La 2&3

2x400

3

TĐ Sơn La 4, 5 &6

3x400

4

TĐ Huội Quảng 1

280

5

TĐ Bản Chát 2

110

6

TĐ Huội Quảng 2

280

7

Nhập khẩu 500 KV từ Trung Quốc

500 +500+500

8

TĐ Nho Quế 1&2

32+58

9

TĐ Bắc Mê

45

10

TĐ Bảo Lạc

190

11

TĐ tích năng miền Bắc 1

300

12

TĐ Nho Quế 3

99

13

TĐ tích năng miền Bắc 2

300

14

TĐ Thái An

82

15

TĐ Sông Bạc

42

Nhà máy thủy điện Tuyên Quang (thủy điện Na Hang) nằm trên sông Gâm thuộc địa bàn tỉnh Tuyên Quang, có công suất lắp máy 342MW đã hoàn thành và đưa vào vận hành trong năm 2007. Các nhà máy thủy điện Ngòi Đường, Ngòi Xan 1+2, Phú Mậu, Nậm Tha, Cốc Đàm, Suối Trát, Cốc San, Nậm Hồ và Thải Giàng Phố (Lào Cai) đã được xây dựng và được đấu nối về trạm 110kV và trạm 220kV Lào Cai. Thủy điện Nậm Chiến nằm trên dòng nhánh Nậm Chiến của sông Đà, có công suất lắp máy là 210MW hoàn thành trong giai đoạn 2006 – 2010. Nhà máy thủy điện Nậm Chiến phát lên lưới điện 220kV về trạm 500/220kV Sơn La.

Trên dòng nhánh Nậm Mu của sông Đà thuộc tỉnh Sơn La và Lai Châu sẽ xây dựng các nhà máy thủy điện là Huội Quảng 1 và 2 (công suất 2 x 280 MW) và Bản Chát 1 và 2 (công suất 2 x110MW). Nhà máy thủy điện Bản Chát dự kiến vận hành trong năm 2010; thủy điện Huội Quảng sẽ vận hành trong giai đoạn 2011 – 2012. Theo quy hoạch, cả 2 Nhà máy thủy điện này đều đấu nối về trạm 500/220kV Sơn La bằng cấp điện áp 220kV.

Dự kiến tổ máy đầu tiên của thủy điện Sơn La công suất 2400 MW sẽ đi vào hoạt động trong năm 2010 và trong năm 2012 tất cả 6 tổ máy sẽ được hoàn thành và phát lên lưới 500kV qua trạm 500kV Sơn La.

Thủy điện Thái An được xây dựng trên sông Miện thuộc xã Thái An, Quảng Bạ, Hà Giang có công suất lắp máy 82MW.



  1. Danh mục các nguồn điện giai đoạn 2016-2020

STT

Tên nhà máy

Công suất đặt (MW)

1

TĐ Lai Châu 1&2

600

2

TĐ Lai Châu 3&4

600

3

TĐ Nậm Chiến

2x98

4

TĐ Tà Thàng

47

5

TĐ Bắc Mơ

280

6

TĐ Nậm Giôn

100

7

Cụm TĐ Suối Sập

132

8

Cụm TĐ Pá Chiến

110

Thủy điện Lai Châu (Nậm Nhùn) trên sông Đà thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu, với quy mô công suất 1200MW dự kiến khởi công giai đoạn 2011 - 2015 và hoàn thành trong giai đoạn 2016 - 2020. Thủy điện Lai Châu sẽ được phát lên đường dây 500kV qua trạm 500kV Sơn La.

Nhà máy thủy điện Bắc Mơ là công trình thuộc bậc thang trên của thủy điện Na Hang trên sông Gâm với công suất lắp máy 280MW. Công trình dự kiến hoàn thành xây dựng trong năm 2018.

Nhằm tăng cường khả năng vận hành kinh tế hệ thống, tận dụng nguồn nước quý giá và giảm tiêu hao nhiên liệu hóa thạch, Bộ Công nghiệp đó phê duyệt dự án thủy điện tích năng Đông Phù Yên (tỉnh Sơn La), dự kiến trong năm 2018 - 2020.

Như vậy, đến năm 2010 sẽ đưa vào vận hành một số tổ máy của thủy điện Sơn La. Các nhà máy thủy điện Bản Chát, Nậm Chiến, Huội Quảng, Lai Châu, Bắc Mê cũng sẽ lần lượt được đưa vào vận hành trong các giai đoạn tiếp theo. Như vậy với lượng công suất của các nhà máy điện hiện có cùng với lượng công suất được bổ sung thêm đến năm 2010 khoảng 1000 MW, đến 2015 khoảng 4400 MW và đến năm 2020 thêm khoảng 1780MW sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ cho nhu cầu điện của các phụ tải các tỉnh trong vùng.


2.2.8. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp theo vùng


1-Mục tiêu quy hoạch các khu công nghiệp

- Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư phát triển công nghiệp do tận dụng được các tiện ích của hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ công cộng.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường do việc quy hoạch công nghiệp được cách ly khỏi khu dân cư, lựa chọn địa điểm thích hợp để giảm bớt hậu quả của ô nhiễm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung xử lý chất thải công nghiệp, đảm bảo vệ sinh môi trường và phát triển bền vững.

- Đảm bảo tính hợp lý trong phân bố công nghiệp phù hợp đặc thù kinh tế vùng và các địa phương liên quan đến các nguồn nguyên vật liệu đầu vào và đầu ra của sản phẩm do tận dụng được hệ thống hạ tầng giao thông vận tải trong vùng.

2- Những yếu tố và điều kiện thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển KCN vùng TDMN Bắc Bộ đến năm 2020.

a)-Thuận lợi

- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú cung cấp cho ngành công nghiệp khai thác, chế biến. Khoáng sản ở các tỉnh Vùng TDMN Bắc Bộ phong phú về chủng loại và nhiều loại có trữ lượng lớn như Apatit ở Lào Cai với trữ lượng vài tỷ tấn, đây là nguồn tài nguyên hầu như độc nhất ở Đông Nam Á; Pyrit ở Thanh Sơn (Phú Thọ), Sông Mã (Sơn La), Lục Yên (Yên Bái), Kim Bôi (Hoà Bình) với tổng trữ lượng vài trăm triệu tấn; sắt, than đá ở Thái Nguyên, Lao Cai, Sơn La, Cao Bằng; thiếc Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn...; đồng, niken ở Sơn La, Lao Cai; đá vôi, cao lanh tỉnh nào cũng có; đất hiếm ở Lai Châu

Yếu tố thuận lợi cho việc xem xét bố trí KCN là một số loại khoáng sản quan trọng, có trữ lượng cao thường phân bố tập trung ở một số tỉnh như than, quặng sắt ở Thái Nguyên, Apatít ở Lào Cai Đây là những mặt hàng dự báo trong thời gian tới có thể cạnh tranh với các nước ASEAN và đặc biệt là các nước có chung biên giới với Việt Nam. Từ nay đến năm 2010, ngành khai khoáng tập trung vào than, vật liệu xây dựng, apatít, khoáng sản quý hiếm đồng thời xây dựng các cơ sở chế biến, tinh luyện để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị lớn phục vụ cho ngành công nghiệp và xuất khẩu. Phân bốKCN ở những khu vực tập trung các loại khoáng sản lớn sẽ tạo điều kiện phát triển các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

- Là Vùng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp có tiềm năng cho cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tiềm năng về nông lâm nghiệp, đặc biệt là tài nguyên rừng là lợi thế lớn của Vùng so với các vùng khác trên cả nước. Hiện tiềm năng nguồn tài nguyên này còn nhiều nhưng các doanh nghiệp công nghiệp khai thác, chế biến hiện có còn ít và chất lượng khai thác, chế biến chưa đạt yêu cầu, gây lãng phí lớn. Với lợi thế tài nguyên lớn đó, các KCN nếu có vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển, khai thác sẽ có cơ hội thu hút được các doanh nghiệp khai thác và chế biến lâm sản, đồ mỹ nghệ, sản xuất giấy…vào hoạt động. Trong thời gian tới, tiếp tục mở rộng việc trồng rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp giấy, xây dựng mới các nhà máy giấy, bột giấy, đồ gỗ xuất khẩu là chủ trương của Đảng ta tại Nghị quyết 37-NQ/TW. Phát triển KCN nhằm thu hút các ngành trên là phù hợp với xu hướng phát triển ngành và chủ trương của Đảng trong giai đoạn tới.

- Nguồn nhân lực dồi dào, sẵn có, giá rẻ, thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tìm kiếm nguồn lao động phổ thông khi đầu tư vào các KCN trong Vùng. Đội ngũ lao động trẻ và số lao động nhàn rỗi trong Vùng tương đối lớn, nếu được đào tạo tốt để phục vụ phát triển các KCN sẽ là một lợi thế so sánh cho phát triển công nghiệp nói chung và KCN nói riêng trong tương lai.

- Lợi thế phát triển kinh tế cửa khẩu, có thể nói phát triển KCN và phát triển KKT cửa khẩu có tác động qua lại, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển. Hoạt động của các Khu kinh tế cửa khẩu sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch phát triển, tạo việc làm, tăng nguồn thu, nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt là đời sống của các dân tộc ít người trong tỉnh; tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, đồng thời tạo điều kiện thu hút hàng hoá, nông sản của cả nước để xuất khẩu vào các tỉnh Tây - Nam Trung Quốc. Nhờ các KKT cửa khẩu, các doanh nghiệp KCN sẽ có cơ hội đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm cũng như tìm kiếm thị trường mới tại các nước lân cận. Phân bố các KCN gắn với phát triển các KKT cửa khẩu sẽ tạo điều kiện tăng cường thu hút đầu tư vào cả các KCN và KKT. Qua KKT, nhiều doanh nghiệp KCN có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu với chi phí vận chuyển thấp hơn so với việc phải vận chuyển đi tiêu thụ tại các vùng đồng bằng và các vùng khác trên cả nước

- Cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông đã và tiếp tục được tập trung đầu tư nâng cấp.

b)- Khó khăn

- Trình độ phát triển kinh tế còn rất thấp so với cả nước. Ngành công nghiệp vùng TDMNBB phát triển còn chậm, hầu hết các cơ sở sản xuất hiện có được đầu tư trước năm 1995, thiết bị công nghệ lạc hậu, cơ cấu ngành tập trung chủ yếu vào công nghiệp khai khoáng, đầu tư tốn kém nhưng hiệu quả thấp. Nguồn vốn đầu tư đổi mới thiết bị thường dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, khó tiêu thụ. Công nghiệp địa phương hết sức nhỏ bé, hiện có trên 80% số doanh nghiệp có tài sản dưới mức 3 tỷ đồng. Giá trị sản lượng của công nghiệp địa phương thấp, chất lượng kém, tiêu thụ khó, thu hút lao động không lớn, đóng góp cho ngân sách thấp. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển chậm.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Mặc dù thời gian qua Vùng TDMN Bắc Bộ đã được đầu tư nâng cấp nhiều tuyến giao thông đường sắt và đường bộ quan trọng, nhưng trong tương lai khi có thêm các KCN hoạt động và phát triển tại các địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, nhu cầu giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hoá, vật tư giữa các KCN trong Vùng sẽ tăng cao. Hệ thống giao thông hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu này. Đặc biệt là hệ thống giao thông vùng biên giới Việt - Lào đến nay vẫn còn rất nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho phát triển các vùng nguyên liệu và khai thác tài nguyên khoáng sản phục vụ cho phát triển công nghiệp nói chung để thu hút vào các KCN của vùng.

- Khả năng thu hút đầu tư còn hạn chế do điều kiện kinh tế, xã hội, và điều kiện cơ sở hạ tầng kém phát triển do đó khả năng thu hút đầu tư vào KCN khó khăn. Khả năng thu hút đầu tư của các KCN ở các tỉnh miền núi so với khu vực miền xuôi là tương đối thấp. Đây là kết quả tất yếu của các điều kiện về tự nhiên, kinh tế – xã hội khó khăn đã phân tích ở trên.

- Nguồn nhân lực lớn nhưng trình độ còn thấp.

3- Định hướng phát triển các KCN vùng TDMN Bắc Bộ.

- Xem xét đầu tư hoàn thiện các khu công nghiệp hiện có;

- Hình thành có chọn lọc một số khu dựa trên các cơ sở công nghiệp hiện có, nhằm giải quyết tốt vấn đề đảm bảo hạ tầng cho phát triển công nghiệp, vấn đề ô nhiễm môi trường,... nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp.

- Xem xét thành lập mới có chọn lọc một số khu đưa tổng diện tích các khu công nghiệp dự kiến đến năm 2015 là 1809 ha;

- Có quy hoạch dự trữ đất cho phát triển công nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.

a)- Về bố trí không gian

+ Tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,... dọc theo tuyến hành lang Lào Cai – Hà Nội, có thuận lợi về điều kiện vận tải (đường sắt, đường bộ), cấp điện,... dự kiến bố trí một số khu công nghiệp nhằm tạo điều kiện để mở rộng hợp tác phát triển và khai thác thị trường Trung Quốc (thông qua cửa khẩu Lào Cai), thúc đẩy sự phát triển của toàn tuyến hành lang.

+ Hình thành một số khu công nghiệp tại các tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn nhằm khai thác các điều kiện thuận lợi về hạ tầng và thị trường theo tuyến hành lang quốc lộ số 1 đi Trung Quốc.

+ Xem xét hình thành khu công nghiệp có quy mô khoảng 100ha tại Hòa Bình tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của vùng Tây Bắc.

+ Tiếp tục bố trí hình thành một số KCN, khai thác các điều kiện thuận lợi về hạ tầng trên các tuyến trục quốc lộ số 1, quốc lộ số 2, quốc lộ số 3 và quốc lộ số 6 tuyến đường Hòa Bình – Điện Biên với quy mô (khoảng 100 ha/khu) phù hợp với điều kiện đất đai, hạ tầng và thị trường của khu vực.

b)- Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập và mở rộng giai đoạn đến năm 2015 và đến năm 2020.

Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng 14 KCN ở vùng TDMN Bắc Bộ, với tổng diện tích 1809 ha.

Tính đến năm 2010, trong 14 tỉnh vùng TDMN Bắc Bộ, chỉ có tỉnh Lai Châu là chưa có KCN. Trong số 13 tỉnh có KCN, là các tỉnh thuộc diện các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được ngân sách TW hỗ trợ để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN theo Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2004. Dự kiến mỗi tỉnh hỗ trợ cho 1 KCN, tổng vốn hỗ trợ tối đa là 60 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn tối đa dành cho hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN vùng TDMN Bắc Bộ đến năm 2010 là 780 tỷ đồng. Tuy nhiên, Năm 2004 đã hỗ trợ cho 3 KCN của 3 tỉnh (Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên) với tổng số vốn là 25 tỷ đồng, năm 2008: 22 tỷ; năm 2006: 23 tỷ đồng; vậy số vốn cần hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN giai đoạn 2007- 2010 là 690 tỷ đồng.

Theo Quyết định 1107/QQĐ-TTg, đến năm 2015 ưu tiên đầu tư phát triển 14 KCN ở các tỉnh vùng TDMNBB. Trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, có khuyến nghị bố trí quỹ đất dự trữ cho phát triển KCN sau năm 2015, đối với các tỉnh có điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển KCN, khi tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60% thì sẽ được thành lập tiếp các KCN mới để đáp ứng nhu cầu phát triển KCN, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc mở rộng các KCN hiện có chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của KCN đó đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung.

Ngoài danh mục các KCN được phê duyệt theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, sẽ quy hoạch thêm 26 KCN với diện tích 10.623 ha bao gồm Bắc Giang thêm 6 KCN:Việt Hàn, Yên Lư, Hợp Thịnh, Châu Minh - Mai Đình, Bắc Lũng; Thái Nguyên thêm 5 KCN: Nam Phổ Yên, Khu công nghệ cao Tây Phổ Yên, Điềm Thụy, Quyết Thắng, Yên Bình; Hòa Bình thêm 5 KCN: Bờ trái Sông Đà, Yên Quang, Nam Lương Sơn, Nhuận Trạch, Mông Hóa (Hòa Bình); Lào Cai thêm KCN Tằng Loỏng; Phú Thọ thêm 5 KCN: Phú Hà, Tam Nông, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Lâm Thao (Phú Thọ); KCN Chu Trinh; Lai Châu 2 KCN: Mường So, Tam Đường; Lạng Sơn 2 KCN: Đồng Bành, Na Dương; Yên Bái thêm KCN Minh Quân (tp. Yên Bái, Yên Thế (Lục Yên).


Каталог: DocumentLibrary
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Tính cấp thiết của đề tài
DocumentLibrary -> TỈnh bắc kạn số: 53/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạN
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân thị XÃ BẮc kạn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa viêt nam
DocumentLibrary -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
DocumentLibrary -> Ubnd-qlđt v/v: Triển khai công tác tổng vệ sinh trong ngày 21/12/2012 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DocumentLibrary -> Nghị định 135/2004/NĐ-cp của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý VI phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người thành niên
DocumentLibrary -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc kạN

tải về 2.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương