01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


T1904. Tỷ lệ rừng đặc dụng được bảo tồn



tải về 2.72 Mb.
trang43/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44

T1904. Tỷ lệ rừng đặc dụng được bảo tồn


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá công tác bảo tồn rừng đặc dụng, nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, có giá trị lớn không chỉ về kinh tế mà còn về đa dạng hoá sinh học, bảo tồn di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học ...



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Khái niệm: Tỷ lệ diện tích rừng đặc dụng được bảo tồn là số phần trăm diện tích rừng đặc dụng đã được bảo tồn so với tổng số diện tích rừng đặc dụng hiện có tại một thời điểm nhất định.

b. Nội dung, phương pháp tính

Công thức tính:



Tỷ lệ rừng đặc dụng được bảo tồn (%)

=

Diện tích rừng đặc dụng được bảo tồn

x 100

Tổng diện tích rừng đặc dụng

3. Phân tổ chủ yếu

4. Nguồn số liệu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


T1905. Tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học của đất. Số liệu diện tích đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học là cơ sở để các cơ quan chức năng đưa ra các chính sách đảm bảo duy trì đa dạng các loài, bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm. Duy trì đa dạng sinh học góp phần vào việc điều hoà sinh thái và phát triển môi trường một cách bền vững.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Khái niệm: Tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ duy trì đa dạng sinh học là tỉ trọng diện tích đất thực tế được bảo vệ duy trì đa dạng sinh học so với tổng diện tích đất quy hoạch nhằm bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học . Đất được bảo vệ là toàn bộ diện tích mặt đất và mặt nước được bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học.

b. Nội dung, phương pháp tính

Mức độ đa dạng sinh học trong các vùng rừng được bảo tồn thể hiện bằng số lượng các loài động vật, thực vật đã được phát hiện trong các vùng rừng này.

Có 3 mức độ đa dạng sinh học:


  • Cấp quốc tế,

  • Cấp quốc gia,

  • Cấp địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học (%)

=

Diện tích đất thực tế được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học

x 100

Tổng diện tích đất quy hoạch nhằm bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học



Số loại động, thực vật xác định hiện có

=

Số loại động, thực vật có đến cuối năm trước

+

Số loại động, thực vật mới phát hiện trong năm nay

-

Số loại động, thực vật bị tuyệt chủng trong năm nay.

4. Nguồn số liệu

Sở Tài nguyên và Môi trường


T1906. Diện tích đất bị thoái hoá


1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu quan trọng đánh giá nghèo kiệt đất, ảnh hưởng đến năng suất các loại cây trồng, vật nuôi; giúp cơ quan quản lý biết được mức độ nghiêm trọng của thoái hoá đất để có giải pháp phòng chống và đảm bảo độ mầu mỡ cho đất.



2. Khái niệm, nội dung và phương pháp tính

a. Khái niệm: Diện tích đất bị thoái hoá là diện tích đất không có khả năng canh tác hoặc nếu có thì cho năng suất giảm mạnh so với các diện tích đất bình thường trong điều kiện sản xuất, thời tiết bình thường.

b. Nội dung: Thoái hoá đất có khả năng xẩy ra trên tất cả các loại đất: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Đất bị thoái hoá làm cho cây trồng sinh trưởng chậm, phát triển kém dẫn đến giảm năng suất. Nguyên nhân chính gây nên thoái hoá đất chủ yếu do con người sử dụng nhiều phân hoá học, làm giảm độ mầu mỡ của đất.

c. Phương pháp tính: Áp dụng phương pháp thống kê diện tích đất bị thoái hoá đối với tất cả các loại đất nông nghiệp.

Tổng diện tích đất bị thoái hoá

=

Diện tích đất bị thoái hoá nhẹ

+

Diện tích đất bị thoái hoá trung bình

+

Diện tích đất bị thoái hoá nặng

- Diện tích đất bị thoái hoá nặng là những diện tích làm giảm năng suất các loại cây trồng vật nuôi trên 40% so với năng suất trung bình.

- Diện tích đất bị thoại hoá trung bình là những diện tích làm giảm năng suất các loại cây trồng vật nuôi từ 20% đến 40% so với năng suất trung bình.

- Diện tích đất bị thoái hoá nhẹ là những diện tích làm giảm năng suất các loại cây trồng vật nuôi dưới 20% so với năng suất trung bình.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình thoái hoá;

- Loại đất.

4. Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương