01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện trình độ phát triển con người cao nhất; HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn



tải về 2.72 Mb.
trang39/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44

HDI có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1. HDI đạt tối đa bằng 1 thể hiện trình độ phát triển con người cao nhất; HDI tối thiểu bằng 0 thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn.



- Công thức tính:


Trong đó:


: Chỉ số tuổi thọ; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

: Chỉ số Giáo dục; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

: Chỉ số GDP; có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1

- Công thức tính các chỉ số thành phần:


Trong đó:

X: tuổi thọ trung bình thực tế

25: Tuổi thọ trung bình tối thiểu

85: Tuổi thọ trung bình tối đa

Trong đó:


: Tỷ lệ người lớn biết chữ, được tính bằng công thức: (A là số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ; B là dân số trừ 15 tuổi trở lên)

: Tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục, được tính bằng công thức: (C là tổng số học sinh, sinh viên đang học các cấp giáo dục từ tiểu học đến đại học, kể cả các lớp xóa mù chữ và bổ túc văn hóa; D là dân số từ 6 đến 24 tuổi)

Trong đó:

Y: GDP bình quân đầu người thực tế tính bằng PPP_USD

100: GDP bình quân đầu người tối thiểu tính bằng PPP_USD

40.000: GDP bình quân đầu người tối đa tính bằng PPP_USD

3. Phân tổ chủ yếu

Các chỉ số thành phần, thứ tự xếp hạng; .



4. Nguồn số liệu

- Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê công bố;

- Kết quả điều tra biến động dân số;

- Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở;

- Kết quả điều tra chỉ số giá không gian;

- Kết quả chương trình so sánh quốc tế (ICP).



T1702. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư để đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Công thức như sau:



Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng

=

T
: 12 tháng
ổng thu nhập trong năm của hộ

Số nhân khẩu bình quân năm của hộ (người)



Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

Thu nhập của hộ bao gồm:

- Thu từ tiền công, tiền lương;

- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm …

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …

3. Phân tổ chủ yếu

- Nguồn thu;

- Nhóm thu nhập;

- Thành thị/nông thôn.



4. Nguồn số liệu

Khảo sát mức sống dân cư của Cục Thống kê.



T1703. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ có thu nhập cao nhất so với nhóm hộ có thu nhập thấp nhất

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ phân hoá thu nhập giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất của cả nước, khu vực thành thị, nông thôn và vùng là cơ sở để phục vụ đánh giá chênh lệch mức sống của dân cư và hoạch định chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho mọi người dân để giảm bớt chênh lệch giàu nghèo.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người được tính bằng số lần chênh lệch giữa thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của nhóm hộ có thu nhập cao nhất so với thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của nhóm hộ có thu nhập thấp nhất. Công thức như sau:



Chênh lệch thu nhập giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất so với nhóm hộ có thu nhập thấp nhất (lần)

=

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của nhóm hộ có thu nhập cao nhất




Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của nhóm hộ có thu nhập thấp nhất

Các nhóm thu nhập được xác định bằng cách sắp xếp các hộ theo mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng từ thấp đến cao, sau đó chia các hộ thành các nhóm hộ có số hộ bằng nhau, thường là 5 nhóm, mỗi nhóm chiếm 20% tổng số hộ.

- Nhóm 1: Nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm nghèo nhất);

- Nhóm 2: Nhóm thu nhập dưới trung bình;

- Nhóm 3: Nhóm thu nhập trung bình;

- Nhóm 4: Nhóm thu nhập khá;

- Nhóm 5: Nhóm thu nhập cao nhất (nhóm giàu nhất).

Tương tự, có thể chia các hộ thành các nhóm nhỏ hơn như 10 nhóm (mỗi nhóm 10% tổng số hộ); 20 nhóm (mỗi nhóm 5% tổng số hộ); 50 nhóm (mỗi nhóm 2% tổng số hộ); 100 nhóm (mỗi nhóm 1% tổng số hộ).

3. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn,

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Khảo sát mức sống dân cư của Cục Thống kê.



T1704. Tỷ lệ hộ nghèo

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư và phân hoá giàu nghèo, là căn cứ đề ra các chương trình, chính sách giảm nghèo đối với các vùng, các nhóm dân cư nghèo nhất.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ nghèo là số phần trăm về số người hoặc số hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu. Công thức như sau:



Tỷ lệ nghèo (%)

=

Số người (hoặc hộ) có thu nhập (chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo




x

100

Tổng số người (hoặc hộ) được nghiên cứu

Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.

Chuẩn nghèo bằng chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng với một mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực - thực phẩm, gồm: nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập văn hoá, giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc…

Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm là trị giá của một rổ hàng hoá lương thực, thực phẩm thiết yếu bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một ngày là 2100 Kcal.

3. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn,



4. Nguồn số liệu

Khảo sát mức sống dân cư của Cục Thống kê.



T1705. Tỷ lệ hộ dân cư, nhân khẩu thiếu đói

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình trạng thiếu đói của dân cư ở các địa phương do giáp hạt, thiên tai,… gây ra, là cơ sở để có những can thiệp nhằm giải quyết tình trạng thiếu đói trong dân.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

a. Tỷ lệ hộ thiếu đói là tỷ lệ phần trăm những hộ bị thiếu đói so với tổng số hộ trong vòng 1 tháng kể từ ngày báo cáo trở về trước.

Hộ thiếu đói là hộ tính đến thời điểm báo cáo có nguồn dự trữ lương thực và dự trữ bằng tiền, trị giá hàng hoá, tài sản có thể bán được để mua lương thực tính bình quân đầu người đạt dưới 13 kg thóc hay 9 kg gạo 1 tháng. Nói cách khác, những hộ gia đình không thể có đủ lương thực để ăn hai bữa cơm hàng ngày được tính là hộ thiếu đói.



b. Tỷ lệ nhân khẩu thiếu đói là tỷ lệ phần trăm những nhân khẩu bị thiếu đói so với tổng số nhân khẩu trong vòng 1 tháng kể từ ngày báo cáo trở về trước.

Nhân khẩu thiếu đói là những người trong các hộ thiếu đói.



3. Phân tổ chủ yếu

- Mức độ thiếu đói,

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

- Chủ trì: Sở Lao động Thương binh và Xã hội;

- Phối hợp: Cục Thống kê.

T1706. Chỉ số khoảng cách nghèo

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ trầm trọng của tình trạng nghèo, làm căn cứ dự báo nguồn lực cần thiết để hỗ trợ người nghèo.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Chỉ số khoảng cách nghèo được tính bằng tỷ lệ phần trăm thiếu hụt về thu nhập (hoặc chi tiêu) của những người nghèo so với chuẩn nghèo được bình quân hoá bởi dân số.

Công thức tính:

Trong đó:

- PG: Chỉ số khoảng cách nghèo;

- (P – Y) = 0 nếu P < Yi;

- N: Tổng số người;

- P: Chuẩn nghèo;

- Yi: Thu nhập của người nghèo thứ i.

3. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn,

- Vùng;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Khảo sát mức sống dân cư của Cục Thống kê.



T1707. Số người được hỗ trợ xã hội thường xuyên, đột xuất

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số người được hỗ trợ xã hội thường xuyên, đột xuất trên phạm vi cả nước trong năm, trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý và hoạch định các chính sách hỗ trợ xã hội tốt hơn, góp phần cải thiện đời sống cho các đối tượng được hỗ trợ.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Đối tượng được hỗ trợ xã hội thường xuyên bao gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ những người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo; người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên;

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội;

- Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo:

- Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi;

- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ;

- Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.



Đối tượng được hỗ trợ đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

- Hộ gia đình có người chết, mất tích;

- Hộ gia đình có người bị thương nặng;

- Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

- Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

- Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;

- Người bị đói do thiếu lương thực;

- Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;

- Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

3. Phân tổ chủ yếu

- Nhóm đối tượng.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.



T1708. Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người 1 tháng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ chi tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu của dân cư, là cơ sở đánh giá sự cải thiện mức sống người dân, từ đó đề xuất chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thu nhập hoặc sản xuất, lưu thông phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu cho dân cư.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người 1 tháng là trị giá từng mặt hàng chủ yếu mà hộ dân cư và các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong năm chia cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Công thức như sau:



Mức tiêu dùng bình quân đầu người 1 tháng của hộ về mặt hàng i

=

T
: 12 tháng
rị giá mặt hàng i được hộ và các thành viên hộ tiêu dùng trong năm

Số nhân khẩu bình quân năm của hộ (người)



Các mặt hàng bao gồm tất cả các mặt hàng mua, đổi hàng hoá, dịch vụ và tự túc/nhận được đã tiêu dùng cho đời sống.

Mức tiêu dùng được tính theo từng mặt hàng chủ yếu và tính chung cho các mặt hàng lương thực, thực phẩm.



3. Phân tổ chủ yếu

- Mặt hàng,

- Nhóm thu nhập,

- Thành thị/nông thôn.



4. Nguồn số liệu

Khảo sát mức sống dân cư của Cục Thống kê.



T1709. Cơ cấu nhà ở của hộ dân cư

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình trạng và cơ cấu các loại nhà ở của các tầng lớp dân cư, là căn cứ đánh giá mức sống một cách toàn diện, đồng thời giúp các cấp, các ngành có cơ sở lập kế hoạch phát triển quỹ nhà ở để phục vụ nhu cầu các tầng lớp nhân dân.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cơ cấu nhà ở của dân cư là tỷ trọng từng loại nhà trong tổng số nhà hiện có của các hộ dân cư. Công thức như sau:



Cơ cấu từng loại nhà (%)

=

Số lượng từng loại nhà




x

100

Tổng số các loại nhà

Nhà ở của dân cư được chia ra 3 loại chính:

- Nhà kiên cố: Gồm nhà biệt thự, nhà cao tầng. nhà mái bằng, thời gian sử dụng cao (từ 50 năm trở lên). Nhà kiên cố được chia ra:

+ Kiểu nhà biệt thự: Nhà kiên cố 1 tầng hay nhiều tầng, khu phụ gắn liền với phòng ở hoặc ngôi nhà đó, có vườn, tường/hàng rào bao quanh.

+ Nhà kiên cố khép kín: Nhà kiên cố có khu phụ gắn liền với phòng ở hoặc ngôi nhà/căn hộ để dùng chung cho hộ gia đình.

+ Nhà kiên cố không khép kín: Nhà có khu phụ sử dụng chung với nhiều hộ khác hoặc khu phụ không gắn liền với ngôi nhà/căn hộ đó.

- Nhà bán kiên cố: Nhà có chất lượng xây dựng và thời gian sử dụng thấp so với nhà kiên cố (khoảng trên dưới 20 năm), bao gồm các nhà tường xây hoặc ghép gỗ, mái ngói, mái tôn (hoặc vật liệu tương đương).

- Nhà thiếu kiên cố và nhà ở đơn sơ: Là các loại nhà không thuộc các nhóm trên gồm nhà có kết cấu tường, nền nhà bằng các vật liệu đơn giản, và mái bằng tranh, tre, nứa lá.

. Phân tổ chủ yếu:

- Sở hữu;

- Loại nhà;

- Diện tích nhà;

- Thành thị/nông thôn.

4. Nguồn số liệu

- Cục Thống kê

- Sở Xây dựng.

T1710. Diện tích nhà ở bình quân đầu người; số phòng trung bình trong 1 nhà và số người trung bình trong 1 phòng

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh mức độ thoả mãn nhu cầu về nhà ở của hộ dân cư và phân tích, đánh giá mức sống của dân cư.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Diện tích nhà ở bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng số diện tích ở của hộ dân cư cho tổng số nhân khẩu của hộ. Công thức như sau:



Diện tích nhà ở bình quân đầu người (m­2)

=

Tổng số diện tích ở của hộ (m­2)

Tổng số nhân khẩu của hộ

Diện tích nhà ở là diện tích mà các thành viên của hộ sử dụng để ở, bao gồm diện tích các phòng để ăn, ngủ, tiếp khách, học tập, vui chơi và diện tích cải tạo mở rộng đủ điều kiện để ở. Không tính diện tích khu phụ (nhà tắm, nhà vệ sinh, bếp), kho chứa, diện tích dùng cho kinh doanh.

Số phòng trung bình trong 1 nhà được tính bằng cách chia tổng số phòng của hộ dân cư cho tổng số nhà của hộ. Công thức như sau:



Số phòng trung bình trong 1 nhà

=

Tổng số phòng của hộ

Tổng số nhà của hộ

Phòng phải thỏa mãn hai điều kiện: tường cao ít nhất 2,1 mét và diện tích sàn tối thiểu 4 mét vuông.

Phòng bao gồm: phòng ngủ, phòng ăn, bếp, phòng khách, phòng học tập, phòng vệ sinh, phòng dùng để làm kho, sản xuất kinh doanh (nếu những phòng kinh doanh đó ở trong cùng một ngôi nhà dùng để ở).

Một phòng ở phải được ngăn, che kín đáo, tạo không gian độc lập với các phòng khác bằng tường, vách ngăn cố định (không gian được ngăn, che bằng ri đô di động hoặc các vật dụng có thể di chuyển được không được tính là 1 phòng).

Số người trung bình trong 1 phòng được tính bằng cách chia tổng số nhân khẩu của hộ dân cư cho tổng số phòng ở của hộ. Công thức như sau:



Số người trung bình trong 1 phòng

=

Tổng số nhân khẩu của hộ

Tổng số phòng ở của hộ

3. Phân tổ chủ yếu

- Sở hữu;

- Loại nhà;

- Diện tích nhà;

- Thành thị/nông thôn.

4. Nguồn số liệu

Cục Thống kê.



T1711. Tỷ lệ hộ dân cư có một số đồ dùng lâu bền

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức sống dân cư thông qua mức độ sở hữu một số đồ dùng lâu bền chủ yếu.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Đồ dùng lâu bền là những vật dụng có thời gian sử dụng thường từ 1 năm trở lên, dùng để phục vụ sinh hoạt của hộ dân cư. Chỉ tiêu này chỉ tính một số loại đồ dùng lâu bền sau: ô tô, xe máy, máy điện thoại, tủ lạnh, đầu video, tivi mầu, dàn nghe nhạc các loại, máy vi tính, máy điều hoà nhiệt độ, máy giặt, máy sấy quần áo, bình tắm nước nóng.

Một hộ dân cư có một trong các đồ dùng lâu bền kể trên được xác định là hộ có đồ dùng lâu bền. Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ dân cư có đồ dùng lâu bền i (%)

=

Số hộ dân cư có đồ dùng lâu bền i

x 100

Tổng số hộ dân cư

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại đồ dùng;

- Thành thị/nông thôn;

4. Nguồn số liệu

Khảo sát mức sống dân cư của Cục Thống kê.



T1712. Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch của dân số thành thị cũng như kết quả cung cấp nước sạch cho dân số thành thị; đánh giá hiệu quả của các chương trình cung cấp nước sạch quốc gia; phản ánh mức sống của người dân ở khu vực thành thị.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch là phần trăm dân số sống ở khu vực thành thị được cung cấp nước sạch trong tổng số dân sống ở khu vực thành thị. Công thức như sau:



Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch (%)




Dân số thành thị được cung cấp nước sạch







=




X

100




Dân số khu vực thành thị







Nước sạch là nước máy được các nhà máy sản xuất nước máy sản xuất và cung cấp cho người dân, đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Xây dựng.

Dân số thành thị là dân số sống ở các đô thị từ loại 5 đến loại đặc biệt.



3. Phân tổ chủ yếu

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.



4. Nguồn số liệu:

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Xây dựng.



T1713. Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch của dân số nông thôn cũng như kết quả cung cấp nước sạch cho dân số nông thôn; đánh giá hiệu quả của các chương trình cung cấp nước sạch quốc gia; phản ánh mức sống của người dân ở khu vực nông thôn.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính:

Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch là phần trăm dân số sống ở khu vực nông thôn được cung cấp nước sạch trong tổng số dân sống ở khu vực nông thôn. Công thức như sau:



Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch (%)




Dân số nông thôn được cung cấp nước sạch







=




X

100




Dân số khu vực nông thôn







Nước sạch được quy định trong Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gồm 2 loại:

a) Nước hợp vệ sinh: là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không mầu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng thời kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:

- Giếng đào hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Giếng khoan hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.

b) Nước sạch: là nước đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban hành tại Quyết Định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 (gọi tắt TC09).



3. Phân tổ chủ yếu

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.



T1714. Tỷ lệ hộ dân cư được sử dụng nước sạch

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch của người dân; đánh giá hiệu quả của các chương trình cung cấp nước sạch quốc gia; phản ánh mức sống của người dân.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch là phần trăm dân số được sử dụng nguồn nước sạch trong tổng dân số. Công thức như sau:



Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch

(%)





Dân số được sử dụng nguồn nước sạch







=




x

100




Tổng dân số







Nguồn nước sạch là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng: không mầu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng thời kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:

- Giếng đào hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Giếng khoan hợp vệ sinh: nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

- Các nguồn nước sạch khác: nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người, động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề; nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bê tông (sau khi xả nước bụi bẩn) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng; nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất thải công nghiệp, làng nghề.



3. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Khảo sát mức sống dân cư của Cục Thống kê.



T1715. Tỷ lệ hộ dân cư dùng điện sinh hoạt, dùng hố xí hợp vệ sinh

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ thoả mãn các điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển; là cơ sở đề ra chính sách, kế hoạch phát triển và cải thiện mức sống nhân dân.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ hộ gia đình dùng điện sinh hoạt là số phần trăm hộ gia đình sử dụng điện cho sinh hoạt trong tổng số hộ gia đình hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ gia đình dùng điện sinh hoạt (%)

=

Số hộ sử dụng điện cho sinh hoạt

x

100


Tổng số hộ

Hộ gia đình dùng điện sinh hoạt là các hộ dùng điện vào mục đích sinh hoạt và sản xuất từ lưới điện quốc gia, trạm phát điện của địa phương, máy phát điện riêng, thuỷ điện gia đình (không kể sử dụng điện bình ắc quy). Được tính là sử dụng điện nếu thời gian sử dụng từ 15 ngày trở lên trong tháng và mỗi ngày sử dụng ít nhất 4 giờ.

Tỷ lệ hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh là số phần trăm hộ gia đình được sử dụng hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ hiện có trong năm xác định. Công thức như sau:

Tỷ lệ hộ gia đình dùng hố xí hợp vệ sinh (%)

=

Số hộ dùng hố xí hợp vệ sinh

x

100

Tổng số hộ

Hố xí hợp vệ sinh phải bảo đảm các tiêu chuẩn: không gây ô nhiễm đất bề mặt, không gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm, không có ruồi muỗi, không có mùi hôi thối và mất mỹ quan, không tạo khả năng súc vật tiếp xúc với phân.

3. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Cục Thống kê.



T1716. Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini)

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư, giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phù hợp nhằm thu hẹp sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính


tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương