01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI VÀ TƯ PHÁP



tải về 2.72 Mb.
trang41/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44

18. TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI VÀ TƯ PHÁP


T1801. Số vụ tai nạn giao thông, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng, mức độ và hậu quả của tai nạn giao thông, làm căn cứ để cơ quan quản lý xây dựng chính sách nhằm tăng cường trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội trong cả nước.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng, nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hoặc do gặp phải các tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh đã gây ra những thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khoẻ con người hoặc tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Một lần tai nạn giao thông xảy ra tại một địa điểm nhất định thì được gọi là một vụ tai nạn giao thông.

Số người bị tai nạn giao thông bao gồm những người bị thương và chết do tai nạn giao thông gây ra.

Số người bị thương do tai nạn giao thông bao gồm toàn bộ số người bị thương phải điều trị do các tai nạn giao thông gây ra trên địa bàn trong kỳ báo cáo.

Số người chết do tai nạn giao thông bao gồm toàn bộ số người bị chết do các tai nạn giao thông gây ra trên địa bàn trong kỳ báo cáo.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại tai nạn;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Công an.



T1802. Số vụ cháy, nổ và mức độ thiệt hại

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh số lượng các vụ cháy, nổ xảy ra và mức độ thiệt hại về người và tài sản do các vụ cháy, nổ này gây ra, làm cơ sở đề ra những biện pháp hữu hiệu chống cháy, nổ, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cháy, nổ là trường hợp xảy ra cháy, nổ trong các khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cháy rừng… gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng tới môi trường. Một lần để xảy ra cháy, nổ thì được gọi là một vụ cháy, nổ.

Mức độ thiệt hại bao gồm thiệt hại về người, về tài sản; về người bao gồm số người bị thương, số người bị chết; về tài sản được quy thành tiền theo thời giá.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại cháy/ nổ;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Công an.



T1803. Số vụ, số bị can đã khởi tố

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tội phạm đã được khởi tố giúp đánh giá về quy mô và mức độ tội phạm, đề ra các biện pháp giáo dục và ngăn chặn kịp thời tội phạm, giữ vững trật tự và an ninh xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Vụ phạm tội là vụ việc mà một người hoặc một nhóm người có năng lực, trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có ý hoặc vô ý vi phạm các loại tội danh đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự.

Số vụ án đã khởi tố là số vụ có dấu hiệu tội phạm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định khởi tố vụ án và được Viện Kiểm sát nhân dân phê duyệt giao cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra.

Cơ quan có quyền ra quyết định khởi tố vụ án:

+ Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân;

+ Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân;

+ Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

+ Cơ quan điều tra trong Viện Kiểm sát nhân dân;

+ Viện kiểm sát nhân dân trong trường hợp hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của cơ quan điều tra, Thủ trưởng đơn vị Bộ đội Biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân nhân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

+ Hội đồng xét xử trong trường hợp khi xét xử vụ án mà phát hiện ra tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.

Số bị can đã khởi tố là số người đã thực hiện hành vi phạm tội bị các cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can và được Viện Kiểm sát nhân dân phê chuẩn.

Bị can là người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các tội danh đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự.



3. Phân tổ chủ yếu

- Tội danh;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố;

- Số bị can phân tổ thêm giới tính;

- Nhóm tuổi.

4. Nguồn số liệu

Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh.



T1804. Số vụ, số bị can đã truy tố

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh số vụ, số bị can đã bị truy tố giúp đánh giá quy mô, mức độ tội phạm và đề ra các biện pháp giáo dục và ngăn chặn kịp thời tội phạm, giữ vững trật tự và an ninh xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số vụ đã bị truy tố là số vụ án mà Viện Kiểm sát nhân dân ra quyết định truy tố trước Toà án nhân dân bằng bản cáo trạng sau khi đã nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.



3. Phân tổ chủ yếu

- Tội danh;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố;

- Số bị can phân tổ thêm giới tính;

- Nhóm tuổi.

4. Nguồn số liệu

Viện Kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh.



T1805. Số vụ, số người phạm tội đã kết án

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh số vụ, số người phạm tội đã kết án giúp đánh giá quy mô, mức độ tội phạm và đề ra các biện pháp giáo dục và ngăn chặn kịp thời tội phạm, giữ vững trật tự và an ninh xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số người, số vụ phạm tội đã kết án bao gồm số vụ và số người phạm tội đã được tuyên án là có tội mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.



3. Phân tổ chủ yếu

- Tội danh;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố;

- Số bị can phân tổ thêm giới tính;

- Nhóm tuổi;

- Nghề nghiệp.



4. Nguồn số liệu

Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.



T1806. Số vụ ngược đãi người già, phụ nữ và trẻ em trong gia đình, số vụ đã được xử lý

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình trật tự an toàn xã hội nói chung, phản ánh quy mô của tình trạng bạo lực gia đình đối với nhóm đối tượng yếu thế là người già, phụ nữ và trẻ em nói riêng, là cơ sở phục vụ công tác quản lý xã hội, lập chính sách và biện pháp hạn chế tình trạng bạo lực, bảo vệ người già, phụ nữ và trẻ em.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Số vụ bạo lực gia đình đối với người già, phụ nữ và trẻ em là những vụ mà các thành viên trong gia đình cố ý gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Cụ thể, bao gồm các hành vi sau:



  • Hành hạ, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;

  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bố;

  • Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình;

  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Số vụ bạo lực gia đình đối với người già, phụ nữ và trẻ em đã được xử lý là số vụ đã được đưa ra hòa giải, tư vấn, gớp ý phê bình tại cộng đồng và người có hành vi ngược đãi bị xử lý theo pháp luật.

3. Phân tổ chủ yếu

- Thành thị/nông thôn;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.

4. Nguồn số liệu

- Chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Phối hợp: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Công an; Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh; Sở tư pháp.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương