Đề tài: so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế VÀ chuẩn mực kế toán việt nam về TÀi sản cố ĐỊNH



tải về 0.77 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.77 Mb.
#26164
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

2. Về TSCĐ vô hình :

2.1. Ghi nhận TSCĐ vô hình:

2.1.1. Định nghĩa và các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình:

2.1.1.1. Định nghĩa về TSCĐ vô hình :


Trước hết chúng ta cùng xem lại định nghĩa về TSCĐ vô hình.

Chuẩn mực kế toán việt Nam số 476 (VAS 4) - TSCĐ vô hình- cú nờu định nghĩa về tài sản cố định vô hình như sau: “tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khỏc thuờ phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vụ hỡnh.”77

Còn trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 3878 (IAS 38) – TSCĐ vô hình - thì định nghĩa tài sản cố định vô hình được diễn đạt như sau: “một tài sản cố định vô hình là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được và không có hình thái vật chất cụ thể”79

Như vậy, so với VAS 4 thì khi định nghĩa tài sản cố định vô hình, IAS 38 không đề cập đến mục đích sử dụng của tài sản là “sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hay cho các đối tượng khỏc thuờ”. Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do VAS 4 chưa cập nhật sự thay đổi của IAS 38 phiên bản mới80.

Phiên bản mới đã bỏ yêu cầu là tài sản phải được “sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hay cho các đối tượng khỏc thuờ”. Việc liệt kê khả năng sử dụng của TSCĐ vô hình sẽ mang tính gò bó và loại ra một số TSCĐ vô hình lẽ ra phải được ghi nhận là TSCĐ vô hình nhưng do không phục vụ vào một trong các mục đích kể trên mà không được ghi nhận.

2.1.1.2. Các yếu tố cần thiết để thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình :


Do tính chất không có hình thái cụ thể nên việc xác định TSCĐ vô hình là khá khó khăn. Do đó, cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu doanh nghiệp phải xem xét cả ba yếu tố nữa để xác định xem tài sản có thỏa mãn định nghĩa hay không. Ba yếu tố đó là : tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai.

2.1.1.2.1. Tính có thể xác định được :


Ở yếu tố thứ nhất, cả hai chuẩn mực để nêu ra lý do để yêu cầu một tài sản phải có tính có thể xác định được mới được ghi nhận là TSCĐ vô hình là “để có thể phân biệt một cách rõ ràng tài sản đó với lợi thế thương mại”81. Quan điểm này cũng được thể hiện trong IAS 38 như sau :”định nghĩa của TSCĐ vô hình yêu cầu một TSCĐ vô hình có thể xác định được để có thể tách biệt được tài sản đó với lợi thế thương mại.”82

Trong đó, theo IAS 38 thì “lợi thế thương mại (goodwill) là một tài sản được ghi nhận khi có sáp nhập doanh nghiệp phản ánh lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng các tài sản khác thu được từ vụ sáp nhập mà không thể xác định hay hạch toán một cách rõ ràng, riêng biệt lợi ích thu được từ các tài sản khỏc đú.”83

Còn theo VAS 4 thì “lợi thế thương mại phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện bằng một khoản thanh toán do bên đi mua tài sản thực hiện để có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai”84

Các định nghĩa trên về lợi thế thương mại có vẻ không được rõ ràng. Ta có thể tóm tắt về các đặc điểm của lợi thế thương mại như sau:



  • Lợi thế thương mại thường phát sinh khi có sáp nhập doanh nghiệp

  • Đó phần mà một người mua một doanh nghiệp sẵn sàng trả thêm vượt quá phần giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp được mua.

Vì dụ như một doanh nghiệp A muốn mua lại doanh nghiệp B. Tổng giá trị hợp lý của tài sản và các khoản nợ phải trả thuộc sở hữu của doanh nghiệp B là 100 triệu VND. Nhưng doanh nghiệp A sẵn sàng bỏ ra 120 triệu VND để mua doanh nghiệp B do doanh nghiệp B là một doanh nghiệp có uy tín trong một lĩnh vực thị trường cụ thể. Vậy phần chênh lệch 20 triệu kia chính là lợi thế thương mại.

  • Lợi thế thương mại là một tài sản vô hình nhưng nó lại phản ánh lợi ích thu được từ tài sản khác. Lợi ích kinh tế đó lại không thể tính toán được là phát sinh từ tài sản này hay từ tài sản khác là bao nhiêu. Như trong ví dụ trên, 20 triệu kia phản ánh lợi ích kinh tế trong tương lai mà doanh nghiệp A có thể có được từ việc sáp nhập doanh nghiệp B nhưng doanh nghiệp A không thể xác định được là lợi ích kinh tế thu được từ việc sử dụng thương hiệu của B là bao nhiêu, sư dụng các máy móc thiết bị của B là bao nhiờu….

Vậy làm thế nào để khẳng định tính có thể xác định được của tài sản. VAS 4 chỉ đưa ra một tiêu chuẩn là “cú thể đem TSCĐ vô hình đó chi thuờ, bỏn, trao đổi hoặc thu lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai”.85

Còn IAS 38 thì đưa ra 2 tiêu chuẩn khá cụ thể. Đó là

“Một tài sản được coi là có thể xác định được một cách riêng biệt nếu như


  1. Tài sản đó có thể tách biệt với các tài sản khác (separable), tức là có thể bị chia tách khỏi doanh nghiệp và có thể được bán, chuyển giao, nhượng quyền, cho thuê hoặc trao đổi một cách riêng biệt hoặc đi kèm với một hợp đồng có liên quan, một tài sản hoặc một nghĩa vụ có thể tách biệt riêng rẽ kể cả khi doanh nghiệp không có ý định thực hiện các điều trên.

  2. Phát sinh từ một quyền theo hợp đồng hay từ các quyền lợi hợp pháp khác kể cả khi các quyền đó không thể chuyển giao hay tách biệt khỏi doanh nghiệp hoặc tách biệt khỏi các quyền và nghĩa vụ pháp lý khỏc.”86

Vậy, so với VAS 4 thì IAS 38 ngoài việc cho rằng một tài sản có thể được xác định một cách riêng biệt nếu như doanh nghiệp có thể tỏch nó ra khỏi doanh nghiệp bằng nhiều cách để thu được lợi ích kinh tế từ nó thỡ IAS 38 còn cho rằng tính có thể xác định được của tài sản có thể phát sinh từ một quyền nào đó .Ví dụ như khi doanh nghiệp mua đất đai và nhà cửa, vật kiến trúc đi kèm thì quyền sử dụng đất được chuyển giao có thể hạch toán là một tài sản riêng biệt.

2.1.1.2.2. Khả năng kiểm soát:


Về yếu tố thứ hai, khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối vói tài sản thì cả hai chuẩn mực đều có những quy định giống nhau.

Cả hai chuẩn mực đều cho rằng khả năng kiểm soát của doanh nghệp đối với một tài sản thể hiện ở quyền thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản và khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với các lợi ích đó.

Điều đó được thể hiện trong VAS 4 như sau:

“Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đú.”

Quan điểm tương tự trong IAS 38 được diễn đạt như sau: “một doanh nghiệp kiểm soát được một tài sản nếu như doanh nghiệp có quyền thu được lợi ích kinh tế từ các nguồn lực cơ bản đem lại và có thể hạn chế sự tiếp cận của người khác đối với những lợi ích đú.”87

Như vậy khả năng kiểm soát tài sản của doanh nghiệp được xác định bởi hai yếu tố là khả năng thu được lợi ích kinh tế và khả năng hạn chế các đối tượng khác tiếp cận đối với những lợi ích mà tài sản đem lại.

Để có thể hạn chế được sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích mà tài sản mang lại thì doanh nghiệp thường phải có những quyền hợp pháp

mang tính cưỡng chế đối với các đối tượng khác.

Ví dụ như đối với bản quyền xuất bản. Đây là một dạng của TSCĐ vô hình. Doanh nghiệp khi sở hữu dạng tài sản này có thể thu được lợi ích kinh tế từ tài sản này bằng cách xuất bản sỏch, bỏn cho công chúng và thu được lợi nhuận. Bản quyền xuất bản sách thường được Nhà Nước bảo hộ bằng cách trừng phạt những ai cố tình xâm phạm quyền này. Những người xâm phạm quyền này là những người in sách không có bản quyền (in sách lậu) và bán cho công chúng với một giá rẻ hơn giá của sỏch cú bản quyền gây phương hại tới lợi ích của người nắm giữ bản quyền. Nếu như mọi đối tượng đều có thể tiếp cận lợi ích kinh tế mà việc xuất bản sách mang lại một cách tự do, không bị pháp luật ngăn cấm thì bản quyền xuất bản sẽ không tồn tại và doanh nghiệp sẽ không có tài sản vô hình nào có tên gọi là bản quyền xuất bản.

Có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai. Những tài sản như vậy chỉ có thể thỏa mãn được định nghĩa TSCĐ vô hình chừng nào doanh nghiệp còn giữ được bí mật, tức là còn có thể hạn chế sự tiếp cận của đối tượng khác đối với lợi ích đem lại từ bí quyết kỹ thuật và thu được lợi ích kinh tế từ tài sản (tức là doanh nghiệp vẫn có khả năng kiểm soát được tài sản này).

Hai chuẩn mực IAS 38 và VAS 4 có bàn luận đến việc doanh nghiệp có khả năng kiểm soát một số nguồn lực vô hình hay không :

Trước hết, đó là tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn. Đây là nguồn lực mà doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cả hai chuẩn mực thống nhất là doanh nghiệp chỉ có thể kiểm soát được nguồn lực này nếu như những tri thức và hiểu biết đó được bảo về bằng các quyền pháp lý hay bằng các cách khác.

Còn về kỹ năng của người lao động mà doanh nghiệp sử dụng hay tài năng lãnh đạo hay kỹ thuật chuyên môn của người quản lý ở doanh nghiệp thì cả hai chuẩn mực đểu cho rằng doanh nghiệp ít hoặc không có khả năng kiểm soát. Do đó doanh nghiệp chỉ có thể ghi nhận những tài sản trên là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp cú cỏc quyền pháp lý để đảm bảo rằng chỉ doanh nghiệp có thể sử dụng hay thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ chúng đồng thời thỏa các quy định về định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Doanh nghiệp có danh sách khách hàng hoặc thị phần nhưng do không có quyền pháp lý hoặc bất cứ biện pháp gì để bảo vệ hay kiểm soát các lợi ích kinh tế thu được từ các tài sản đú nờn cả hai chuẩn mực đều thống nhất là doanh nghiệp không được ghi nhận các tài sản loại này làm TSCĐ vô hình.88


2.1.1.2.3. Lợi ích kinh tế trong tương lai :


Về yếu tố này, VAS 4 có quy định như sau : “Lợi ích kinh tế trong tương lai mà TSCĐ vô hình đem lại cho doanh nghiệp bao gồm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hay các lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản.”89

IAS 38 cũng có quy định tương tự như sau : “ Lợi ích kinh tế trong tương lai mà TSCĐ vô hình có thể đem lại cho doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi phí hoặc các lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.”90

Với quy định như vậy, hai chuẩn mực muốn ngụ ý rằng dạng thức mà tài sản đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp không phải chỉ ở việc tăng doanh thu mà còn có thể là giảm chi phí hoặc các dạng thức khác như giúp cho doanh nghiệp đạt được các lợi ích kinh tế nhiều hơn từ các tài sản khác ……

Việc đem lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách tăng doanh thu có thể thấy ở bản quyền phát hành sách như đã phân tích ở ví dụ trên.

Việc đem lại lợi ích cho doanh nghiệp bằng cách giảm chi phí có thể ở việc sử dụng một bí quyết kỹ thuật hoặc một kinh nghiệm sử dụng cho một quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp giảm các sản phẩm bị hỏng, lỗi. Đó là một cách giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh từ các sản phẩm bị hỏng, lỗi.

Lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp có thể thu được từ TSCĐ vô hình có thể ở dưới dạng tài sản được sử dụng để thanh toán các khoản nợ phải trả, để bán hay trao đổi với các tài sản khỏc,….


2.1.2. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình:


Theo VAS 4 thì ngoài việc thảo mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình, thì một tài sản cũng phải đồng thời thỏa mãn bốn tiêu chuẩn sau thì mới được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại

  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

  • Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

  • Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là 10.000.000 đồng trở lên.91

Còn theo IAS 38 thì ngoài việc thừa món định nghĩa về TSCĐ vô hình, thì một tài sản cũng phải đồng thời thỏa mãn hai tiêu chuẩn sau:

“(a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại

(b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy”92

Như vậy, cả hai chuẩn mực đều giống nhau ở hai tiêu chuẩn đầu :


  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại

  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

Còn IAS 38 chỉ có hai tiêu chuẩn đầu mà không có hai tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và tiêu chuẩn giá trị. Lý do IAS 38 không có tiêu chuẩn giá trị thì giống như lý do đã phân tích ở phần ghi nhận TSCĐ hữu hình. Còn lý do khiến cho IAS 38 không có tiêu chuẩn thời gian, theo tác giả, thì là do những người biên soạn IAS 38 thấy không cần thiết phải đưa ra tiêu chuẩn này vỡ cỏc nguồn lực vô hình có khả năng ghi nhận là TSCĐ vô hình thường đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp.

Như vậy ta có thể thấy việc ghi nhận TSCĐ vô hình phức tạp hơn việc ghi nhận TSCĐ hữu hình. Một tài sản muốn thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình phải được xem xét trên ba yếu tố : tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai. Mỗi yếu tố này lại được xác định bằng các tiêu chuẩn khá là phức tạp đặc biệt là tính có thể xác định được của TSCĐ vô hình. Đây là một yếu tố khó xác định và còn gây tranh cãi. Thậm chí IASB còn nêu rõ trong phần “lý do cho sự sửa đổi IAS 38” là sự sửa đổi IAS 38 phần lớn tập trung ở việc làm rõ khái niệm “tớnh có thể xác định được của TSCĐ vô hình do nó ảnh hưởng đến việc ghi nhận TSCĐ vô hình, ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích và khấu hao TSCĐ vô hình93. Còn định nghĩa của TSCĐ hữu hình ở cả hai chuẩn mực (VAS3 và IAS 16) khá đơn giản, tạp trung vào tính chất có hình thái cụ thể, có thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ kế toán và mục đích sử dụng mà thôi.


2.2. Xác định giá trị ban đầu:

2.2.1. Trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt :


Theo VAS 4 thỡ “nguyờn giỏ TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tớnh.”94

IAS 38 cũng có quy định tương tự như sau: “nguyờn giỏ của một tài sản được mua một cách riêng biệt bao gồm :

(a) giá mua bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá,

(b) chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tớnh.”95

Như vậy, trong trường hợp mua TSCĐ vô hình riêng biệt thì cả hai chuẩn mực đều cùng quy định rằng nguyên giá của tài sản bao gồm các yếu tố sau :


  • giá mua (trừ đi các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá),

  • các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại)

  • các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

So sánh với quy định về xác định nguyên giá của TSCĐ hữu hình được hình thành theo hình thức mua sắm thì cả TSCĐ vô hình được mua riêng biệt và TSCĐ hữu hình mua sắm đều có 3 thành phần như trên, chỉ một thành phần có trong nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua sắm mà không có trong nguyên giá của TSCĐ vô hình được mua riêng biệt là ước tính ban đầu của chi phí di dời tháo dỡ tài sản và khôi phục mặt bằng. Đây cũng là điều dễ hiểu do tính chất của TSCĐ vô hình là không có hình thái cụ thể nên không cần một để điểm để chứa tài sản này.

IAS 38 còn đưa ra các ví dụ cụ thể cho các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính là :

“(a) chi phí phúc lợi của nhân viên phát sinh trực tiếp từ từ việc đưa tài sản vào vị trí sẵn sàng sử dụng

(b) các chi phí chuyên môn phát sinh trực tiếp tới việc đưa tài sản vào vị trí sẵn sàng sử dụng

(c) chi phí thử nghiệm xem tài sản có hoạt động đúng cách hay khụng.”96

Ví dụ về chi phí liên quan đến “phỳc lợi nhân viên phát sinh trực tiếp từ từ việc đưa tài sản vào vị trí sẵn sàng sử dụng” có thể là lương phải chi cho một nhân viên phòng kỹ thuật để lắp đặt một phần mềm vào hệ thống để mọi nhân viên trong công ty có thể sử dụng được. Chi phí cho nhân viên kỹ thuật đó phải được tính vào nguyên giá của phần mềm vì nếu không được cài đặt thì phần mềm đó không thể sử dụng được.

Ví dụ về “chi phí chuyên môn phát sinh trực tiếp tới việc đưa tài sản vào vị trí sẵn sàng sử dụng” là chi phí cho một luật sư để đưa ra các tư vấn cho một giao dịch chuyển nhượng bản quyền xuất bản sách. Chi phí cho luật sư phải được cộng vào nguyên giá của TSCĐ vô hình là bản quyền sỏch đú vỡ khụng nhờ luật sư tư vấn thì doanh nghiệp không thể có được bản quyền được chuyển nhượng.

2.2.2. TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm:


Giống như TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, cả hai chuẩn mực đều quy định nguyên giá của TSCĐ vô hình được ghi nhận theo giá thanh toán trả ngay. Phần chênh lệch giữa giá thanh toán trả ngay và giá thanh toán trả chậm theo được hạch toán như chi phí lãi vay, được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh theo kỳ hạn thành toán trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của tài sản, tức là được vốn hóa.

Điều này được thể hiện trong VAS 4 như sau :

“ Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả ngày tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng sô tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “chi phí đi vay”.”97

Quan điểm tương tự được thể hiện trong IAS 38 như sau :

“Nếu như việc thanh toán cho một TSCĐ vô hình được kéo dài vượt quá thời hạn tín dụng thông thường, nguyên giá của nó sẽ là giá mua trả tiền ngay. Sự chênh lệch giữa giá mua trả tiền ngay và tổng số tiền thanh toán được ghi nhận như chi phí lãi vay theo kỳ hạn thanh toán trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “chi phí đi vay”98

Xem phân tích và ví dụ về trường hợp này ở phần “. 1.2.2.3. TSCĐ hữu hình được mua theo phương thức trả góp:”


2.2.3. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn :


Như đã phân tích ở phần TSCĐ hữu hình, đất đai được coi là sở hữu Nhà Nước nên trong danh mục TSCĐ hữu hình ở Việt Nam không có đất đai. Liên quan đến đất đai chỉ có quyền sở hữu đất mà quyền này dù cho được mua cùng với nhà cửa và các công trình trên đất nhưng vẫn phải hạch toán riêng biệt và hạch toàn như TSCĐ vô hình. Do đó, quy định về xác định nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn chỉ tìm thấy trong VAS 4 mà không có trong IAS 38.

VAS 4 quy định như sau :

“Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vụ hỡnh.”99

Tức là khi nhà cửa và vật kiến trúc cùng được chuyển nhượng với đất đai thì bắt buộc phải tách riêng các tài sản này vì nhà cửa, vật kiến trúc sẽ được ghi nhận là TSCĐ hữu hình còn quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

“Nguyờn giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn khi được giao đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.”100

Nguyên giá của quyền sử dụng đất có thể xác định bằng cách sau :



  • số tiền trả cho người chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • giá trị thị trường của quyền sử dụng đất

  • khi góp vốn liên doanh sẽ là giá trị quyền sử dụng đất theo đánh giá của Hội đồng góp vốn liên doanh.

2.2.4. Trường hợp mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp :


Trường hợp mua TSCĐ vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp, hai chuẩn mực giống nhau ở hầu hết các quy định.

Nguyên giá của TSCĐ vô hình trong trường hợp này, ở cả hai chuẩn mực đều là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp).101

Theo VAS 4, “giỏ trị hợp lý có thể là :


  • Giá niêm yết tại thị trường hoạt động

  • Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự”102

Còn theo IAS 38, “Giỏ niêm yết tại thị trường hoạt động cung cấp ước tính đáng tin cậy nhất về giá trị hợp lý của một TSCĐ vô hình. Gái thị trường thích hợp thường là giá mua ở thời điểm hiện tại. Nếu như không có giá mua, giá của một giao dịch tương tự gần nhất có thể cung cấp cơ sở để ước tính giá trị hợp lý, miễn là không có một sự thay đổi trọng yếu trong bản chất kinh tế trong khoảng thời gian giữa ngày giao dịch và ngày mà tài sản được ước tính giá trị hợp lý.”103

Như vậy, cả VAS 4 và IAS 38 cũng đưa ra hai cách tham chiếu để xác định giá trị hợp lý là dựa vào :



  • Giá niêm yết tại thị trường hoạt động

  • Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự

Và cách thứ nhất đưa ra ước tính đáng tin cậy hơn về giá trị hợp lý của tài sản nên được ưu tiên áp dụng trước. Cách thứ hai chỉ được chỉ dụng khi không có thông tin về giá niêm yết của tài sản tại thị trường hoạt động.

Tuy nhiên, IAS 38 qui định chặt chẽ hơn VAS 4 ở chỗ IAS 38 yêu cầu nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự đó nờu ở trên phải là nghiệp vụ xảy ra gần nhầt và phải đảm bảo là không có sự thay đổi lớn về bàn chất kinh tế giữa ngày xảy ra giao dịch đó với ngày mà giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình được ước tính. Quy định về thời điểm và bản chất kinh tế như vậy là để đảm bảo là giá trị hợp lý được ước tính theo cách lấy giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐ vô hình tương tự không khác biệt nhiều lắm so với giá tị hợp lý được ước tính trên cơ sở giá niêm yết của tài sản tại thị trường hoạt động

Cả hai chuẩn mực đều qui định thêm là trong trường hợp không có thị trường hoạt động cho tài sản, tức là không có cơ sở vững chắc để ước tính giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình thì có thể xác định nguyên giá của TSCĐ vô hình bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vào ngày mua tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó có thể thực hiện trên cơ sở khách quan dựa trên các thông tin tin cậy hiện có. Trường hợp này thì cả hai chuẩn mực đều khuyến cáo doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ kết quả của các nghiệp vụ đó trong mối quan hệ tương quan với các tài sản tương tự.104

Khi sáp nhập doanh nghiệp, cả hai chuẩn mực đều cho phép doanh nghiệp mua tài sản được ghi nhận một tài sản là TSCĐ vô hình kể cả khi doanh nghiệp bán tài sản không ghi nhận tài sản đú trờn báo cáo tài chính.


2.2.5. Trường hợp TSCĐ vô hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng :


Trong trường hợp TSCĐ vô hình được Nhà Nước cấp hay biếu tặng, theo VAS 4, chỉ có một cách ghi nhận nguyên giá của TSCĐ vô hình là bằng giá trị hợp lý ban đầu cộng với các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

Còn theo IAS 38, ngoài cách ghi nhận nguyên giá của TSCĐ vô hình như trên thì doanh nghiệp còn có thể ghi nhận nguyên giá của TSCĐ vô hình theo một giá trị danh nghĩa (nominal amount) (giá trị này được xác định theo các quy định của IAS 20 – Accounting for Government grants and Disclosure of Government Assistance) cộng thêm một số chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.


2.2.6. Trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi :


Về trường hợp TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi, sự khác biệt trong quy định về nguyên giá của TSCĐ vô hình của hai chuẩn mực VAS 4 và IAS 38 hoàn toàn giống sự khác biệt giữa hai chuẩn mực VAS 3 và IAS 16 đã được phân tích ở phần TSCĐ hữu hình.

2.2.7. lợi thế thương mại được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp:


Về lợi thế thương mại được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp105, cả hai chuẩn mực đều thống nhất không ghi nhận lợi thế thương mại này là TSCĐ vô hình của doanh nghiệp do tuy thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng đây không phải là một nguồn lực có thể xác định được, không đánh giá được một cách đáng tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được.

2.2.8. TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp :


Trường hợp TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, cả hai chuẩn mực đều chia quá trình hình thành tài sản theo hai giai đoạn:

  • giai đoạn nghiên cứu

  • giai đoạn triển khai

Nếu doanh nghiệp không thể phân biệt được giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ để tạo ra TSCĐ vô hình, doanh nghiệp phải hạch toán toàn bộ chi phí của dự án như thể chi phí chỉ phát sinh ở giai đoạn nghiên cứu mà thôi.

Cả hai chuẩn mực đều cho rằng chi phí của giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

Còn chi phí trong giai đoạn triển khai muốn được ghi nhận là TSCĐ vô hình thì theo VAS 4 “phải đáp ứng được các điều kiện sau :


  1. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán

  2. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc bán

  3. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó

  4. Tài sản vô hình đó phải tạo được lợi ích kinh tế trong tương lai

  5. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hay sử dụng tài sản vô hình đó

  6. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó

  7. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo qui định cho TSCĐ vụ hỡnh.”106

Trong bảy tiêu chuẩn trờn thỡ tiêu chuẩn thứ bảy không được đề cập đến trong IAS 38 vì trong tiêu chuẩn ghi nhận của IAS 38 cũng không đề cập đến tiêu chuẩn thời gian và giá trị như đã phân tích ở trên.

Về xác định nguyên giá thì cả hai chuẩn mực đều quy định rằng nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà TSCĐ vô hình đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Nguyên giá đó bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. “Vớ dụ như :



  • chi phí nguyên vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra TSCĐ vô hình

  • tiền lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viên trực tiếp tham gia vào việc tạo ra tài sản đó

  • các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản như chi phí đăng ký quyền pháp lý, khâu hao bằng phỏt mớnh sáng chế và giấy phép được sử dụng để tạo ra tài sản đú.”107

Cả hai chuẩn mực cũng đưa ra “cỏc loại chi phí không được đưa vào nguyên giá của TSCĐ vô hình là :

  • chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí sản xuất chung không liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng

  • các chi phí không hợp lý như : nguyên vật liệu lãng phí, chi phí lao động và các khoản chi phớ khỏc sử dụng vượt quá mức bình thường.

  • chi phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản” 108

Ngoài ra, VAS 4 còn qui định về nguyên giá của quyền sử đất có thời hạn. Nguyên giá của TSCĐ vô hình này là số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử đất hợp pháp từ người khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh. IAS 38 không có qui định về TSCĐ vô hình này vì như đã nói IAS 38 không yêu cầu tách riêng quyền sử dụng đất.

2.3. Ghi nhận chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình:


Cả hai chuẩn mực đều thống nhất ghi nhận các chi phí liên quan đến tài sản vô hình là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp : “

  • chi phí hình thành một phần nguyên giá TSCĐ vô hình và thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

  • tài sản được hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp, không đáp ứng được các tiêu chuẩn ghi nhận. Trong trường hợp đú thỡ những tài sản này được ghi nhận là lợi thế thương mại tại ngày sáp nhập doanh nghiệp.”109

Về chi phí trước hoạt động (start-up cost), hai chuẩn mực có quy định hơi khác nhau một chút.

IAS 38 thì yêu cầu ghi nhận toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ các chi phí trước hoạt động đó.110

Còn VAS 4 thì yêu cầu rằng:

“chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí doanh nghiệp dịch chuyển địa điểm được ghi nhận là chi phí sản xuõt kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm.”111

Vậy là doanh nghiệp có thể chọn hai cách, hoặc là ghi nhận toàn bộ chi phí đó vào một kỳ kinh doanh hoặc phân bổ chi phí đó qua nhiều nhất là 3 kỳ kinh doanh. VAS 4 quy định như vậy để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có chi phí trước hoạt động lớn thì có thể phân bổ chi phí chứ không bị biến động mạnh về chi phí khi năm đầu tiên chi phí quá lớn. Nếu như doanh nghiệp ghi nhận toàn bộ chi phí trên vào một kỳ kế toán thay vì phân bổ cho nhiều kỳ (nhiều nhất là 3 năm) thì chi phí cho kỳ kế toán đầu tiên là rất nhiều cũn cỏc kỳ kế toán sau chi phí lại ít. Điều đó dẫn đến sự biến động mạnh về chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu phân bổ đều chi phí cho các kỳ thì chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh của các kỳ kế toán sẽ không có sự biến động mạnh.

Tuy nhiên, thực tế thì chi phí này không đem lại cho doanh nghiệp lợi ích kinh tế qua nhiều kỳ hoạt động mà chỉ đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho kỳ đầu tiên nên việc phân bổ chi phí trước hoạt động không nên được phân bổ qua quá nhiều kỳ hoạt động.

Cả hai chuẩn mực đều cho rằng, chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì sẽ không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình.

2.4. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu:


Sau thời điêm ghi nhận ban đầu, TSCĐ hữu hình sẽ được phân bổ chi phí của chúng trong thời gian sử dụng hữu ích thông qua việc khấu hao. Điều đó có nghĩa là giá trị tài sản sẽ giảm đi. Thêm vào đó, tài sản còn có thể giảm giá trị hay tăng giá trị do sự biến động của cung cầu đối với tài sản đú trờn thị trường. Điều đó làm nảy sinh vấn đề là giá trị của tài sản sau ghi nhận ban đầu nên được xác định như thế nào để có thể đảm bảo sự phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.

IAS 38 cho phép doanh nghiệp được sử dụng cả hai phương pháp : phương pháp giá gốc và phương pháp đánh giá lại để ghi nhận giá trị của TSCĐ vô hình sau thời điểm ghi nhận.

Theo phương pháp giá gốc của IAS 38 thì sau ghi nhận ban đầu, TSCĐ vô hình được theo dõi theo giá trị còn lại bằng nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và trừ đi giá trị tổn thất do tài sản giảm giá trị lũy kế.

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị

Theo phương pháp đánh giá lại thì tài sản được theo dõi theo giá đánh giá lại bằng giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại trừ đi giá trị khấu hao lũy kế và gí trị tổn thất lũy kế.

Giá trị còn lại = Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị


Còn VAS 4 chỉ cho phộp dựng phương pháp giá gốc để xác định giá trị TSCĐ vô hình. Phương pháp gia gốc theo VAS 4 yêu cầu doanh nghiệp theo dõi TSCĐ vô hình theo giá trị còn lại bằng nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Khấu hao lũy kế

Như vậy, phương pháp giá gốc theo VAS 4 không hề đề cập gì đến giá trị tổn thất do tài sản giảm giá trị. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa phương pháp giá gốc theo IAS 38 và VAS 4. Theo quan điểm của IASB, giá trị của một tài sản không được ghi nhận vượt quá giá trị có thể thu hồi (recoverable amount). Do đó, nếu như giá trị còn lại của tài sản mà cao hơn giá trị có thể thu hồi thì doanh nghiệp phải ghi giảm giá trị còn lại xuống mức giá trị có thể thu hồi. Và phần ghi giảm như vậy được coi là giá trị tổn thất do tài sản giảm giá trị và được hạch toán theo IAS 36112.

Theo IAS 36, doanh nghiệp nên đánh giá khả năng tổn thất giá trị của TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng hữu ích là không xác định và TSCĐ vô hình chưa được đưa vào sử dụng hàng năm kể cả khi không có dấu hiệu nào cho việc giảm giá trị của tài sản. Doanh nghiệp phải so sánh giá trị có thể thu hồi của tài sản với giá trị còn lại của tài sản. Nếu như giá trị có thể thu hồi nhỏ hơn giá trị còn lại thì doanh nghiệp phải ghi giảm giá trị còn lại của tài sản xuống giá trị có thể thu hồi. Việc đánh giá này có thể thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong một năm hoạt động miễn là nó được thực hiện vào cùng một đời điểm qua các năm khác nhau. Những TSCĐ vô hình khác nhau có thể được đánh giá giảm giá trị vào những thời điểm khác nhau.


2.5. Khấu hao TSCĐ vô hình :

2.5.1. Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình :


Về thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, cả hai chuẩn mực đều cho rằng doanh nghiệp phải dựa vào các yếu tố sau để “xỏc định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình :

  • Khả năng sử dụng dự tính của tài sản

  • Vòng đời của sản phẩm và các loại thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự

  • Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ

  • Tính ổn định của ngành sử dfụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại

  • Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hay tiềm tàng

  • Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng

  • Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản

  • Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp.”113

Tuy nhiên, VAS 4 chỉ cho phép thời gian để tính khấu hao cho TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm114. Doanh nghiệp chỉ có thể xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản nhiều hơn 20 năm nếu như doanh nghiệp có những bằng chứng tin cậy. Như vậy, theo VAS 4, tất cả TSCĐ vô hình đều có thời gian sử dụng hữu ích là xác định. VAS4 không hề đề cập đến việc một TSCĐ vô hình có thể có thời gian sử dụng hữu ích là khụng xỏc đinh (indefinite) trong khi đó tài sản dạng này được đề cập đến ở IAS 38 như sau:

“Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá xem thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ vô hình là xác định hay không xác định….Một TSCĐ vô hình phải được doanh nghiệp xếp vào loại tài sản có thời gian sử dụng hữu ích là không xác định khi dựa trên sự phân tích của các nhân tố liên quan, doanh nghiệp không thể ước tính một giới hạn nào đối với thời gian mà tài sản được mong đợi là sẽ tăng nguồn tiền ròng cho doanh nghiệp.”115

Vậy theo IAS 38, một TSCĐ vô hình có thể có thời gian sử dụng hữu ích là xác định hoặc không xác định. Việc xác định như vậy là quan trọng vì mỗi loại sẽ được hạch toán khác nhau. TSCĐ vô hình có thời hạn sử dụng xác định mới được khấu hao còn TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng không xác định thì không được khấu hao. Chính do có bao gồm cả TSCĐ vô hình có thể có thời gian sử dụng hữu ích là không xác định nên IAS 38 không đưa ra thời gian sử dụng hữu ích tối đa như VAS 4.

Đối với trường hợp thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình phát sinh từ các quyền theo hợp đồng hoặc các quyền pháp lý khác, theo cả hai chuẩn mực, không được vượt quá thời hạn của các quyền đó. Tuy nhiên, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình đó có thể bao gồm cả thời gian được gia hạn.116

IAS 38 chi tiết thêm rằng thời gian gia hạn được tính vào thời gian sử dụng hữu ích nếu như có bằng chứng cho thấy doanh nghiệp có thể gia hạn các quyền đó mà không tốn thêm nhiều chi phí (significant cost). Còn nếu như chi phí để gia hạn lớn hơn nhiều so với lợi ích thu được từ tài sản thì theo IAS 38, chi phí gia hạn đó về bản chất phản ánh chi phí liên quan đến một TSCĐ vô hình mới ở tại thời điểm gia hạn117.

2.5.2. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình :


Về phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình, có ba phương pháp khấu hao được đề cập đến ở cả hai chuẩn mực là phương pháp khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản phẩm. Các phương pháp khấu hao đã được phân tích kỹ ở phần các phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình.

Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng thống nhất các phương pháp khấu hao qua các thời kỳ và chỉ được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể trong cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp.

Chi phí khấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ khi chi phí đó được tính vào giá trị của tài sản khác.

Cả hai chuẩn mực yêu cầu các doanh nghiệp phải xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao TSCĐ từng kỳ. Nếu thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có sự khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thời gian khấu hao phải thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình được thay đổi khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

IAS 38 còn yêu cầu chi tiết thêm cho TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn phải được xem xét lại mỗi kỳ để quyết định xem các sự kiện và tình hình hiện tại (events and circumstances) có thể tiếp tục cho phép doanh nghiệp đánh giá là thời gian sử dụng hữu ích của tài sản là vô thời hạn hay không. Nếu không thì doanh nghiệp phải thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản từ vô thời hạn sang có thời hạn.

2.5.3. Giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình :

Về giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình, cả hai chuẩn mực đều cho rằng giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình sẽ bằng không trừ phi :



  • Có một bên thứ ba thỏa thuận mua lại tài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản hoặc

  • Có thị trường hoạt động vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh lý có thể xác định thông qua giá thị trường.118

Giá trị phải khấu hao được xác định bằng nguyên giá trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản.

Giá trị thanh lý được ước tính khi TSCĐ vô hình được hình thành đưa vào sử dụng bằng cách dựa trên giá bán phổ biến ở cuối thời gian sử dụng hữu ích ước tính của một tài sản tương tự và đã hoạt động trong các điều kiện tương tự.

Tuy nhiên, VAS 4 thì yêu cầu không thay đổi giá trị thanh lý ước tính khi có thay đổi về giá cả và giá trị119. Còn IAS 38 thì yêu cầu giá tri thanh lý ước tính phải được xem xét lại ít nhất là vào cuối kỳ kế toán. IAS 38 còn quy định trong trường hợp giá trị thanh lý ước tính tăng đến mức bằng hoặc vượt quá giá trị còn lại của tài sản thì chi phí khấu hao của tài sản sẽ được xác định là bằng 0 và tiếp tục như thế đến khi giá trị thanh lý của tài sản được giảm xuống dưới giá trị còn lại của tài sản.120

2.6. Ghi giảm TSCĐ vô hình :


Theo cả hai chuẩn mực thì một TSCĐ vô hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán hoặc khi xét thấy không thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tiếp sau.121

Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận khoản lãi hoặc lỗ từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình là khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ. Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ vô hình được xác định bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng với giá trị còn lại của TSCĐ vô hình.

Lói/(lỗ) từ thanh lý, nhượng bán = tiền thu từ thanh lý nhượng bán – giá trị còn lại của TSCĐ vô hình

Vì dụ như, bản quyền xuất bản sách của doanh nghiệp A được nhượng bán với giá 100 triệu đồng. Giá trị còn lại của bản quyền là của doanh nghiệp là 80 triệu đồng . Vậy phần chênh lệch giữa giá bán với giá trị còn lại là 20 triệu đồng và đó là khoản lãi phát sinh từ việc nhượng bán TSCĐ vô hình. Khoản lãi này sẽ được ghi nhận là thu nhập khỏc trờn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.


2.7. Trình bày báo cáo tài chính :

2.7.1. Những thông tin mà cả VAS 4 và IAS 38 đều yêu cầu trình bày:


Cả hai chuẩn mực đều yêu cầu trình bày các thông tin sau trên báo cáo tài chính :

  • Phương pháp xác định nguyên giá TSCĐ vô hình

  • Phương pháp khấu hao; thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao

  • Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối năm

  • Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng, giảm trong đó tách riêng những tài sản được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp, tài sản được mua sắm và tài sản được hình thành từ sáp nhập doanh nghiệp

  • Số khấu hao tăng, giảm trong kỳ

  • Giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình do Nhà nước cấp trong đó ghi rõ : giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu; giá trị khấu hao lũy kế; Giá trị còn lại của tài sản.

  • Các cam kết về mua bán TSCĐ vô hình có giá trị lớn trong tương lai

  • Nguyên giá TSCĐ vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng

  • Giải trình khoản chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và chi phí trong giai đoạn triển khai đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

  • Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đó dựng để thế chấp cho các khoản nợ phải trả

2.7.2. Những thông tin mà VAS 4 yêu cầu trình bày mà IAS 38 không yêu cầu trình bày:


VAS 4 cyờu cầu doanh nghiệp phải trình bày rõ lý do khi doanh nghiệp quyết định khấu hao một TSCĐ vô hình trên 20 năm (khi đưa ra các lý do này, doanh nghiệp phải chỉ ra các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản).

IAS 38 không quy định điều này vì IAS 38 không đưa ra một thời gian sử dụng hữu ích tối đa cho TSCĐ vô hình. Ngoài ra, VAS 4 còn đưa quyền sử dụng đất vào danh mục TSCĐ vô hình trong khi IAS 38 không đề cập đến loại TSCĐ vô hình này.

VAS 4 cũng yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày giá trị còn lại của TSCĐ vô hình tạm thời không sử dụng và giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đang chờ thanh lý. IAS 38 không yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày những vấn đề này.

2.7.3. Những thông tin mà IAS 38 yêu cầu trình bày mà VAS 4 không yêu cầu trình bày :


IAS 38 còn yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày bản chất và định lượng những thay đổi trong ước tính kế toán mà ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ kế toán hiện tại và các kỳ kế toán sau. Đó là những thay đổi trong ước tính kế toán liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình, phương pháp khấu hao và giá trị thanh lý của TSCĐ vô hình.

Đối với một TSCĐ vô hình mà có thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn, IAS 38 yêu cầu trình bày giá trị của tài sản đó và lý do để doanh nghiệp đánh giá rằng tài sản đú cú thời gian sử dung là vô thời hạn. Đối với tài sản được hình thành do Nhà Nước cấp, IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày là sau khi được ghi nhận, tài sản được định giá theo phương pháp giá gốc hay theo phương pháp đánh giá lại.

Nếu như doanh nghiệp có sự hạn chế về quyền sở hữu tài sản thì IAS 38 yêu cầu doanh nghiệp phải trình bày với người sử dụng là có sự tồn tại của một hạn chế như thế và giá trị còn lại của của những tài sản bị hạn chế về quyền sở hữu.

Ngoài ra, do IAS 38 cho phép doanh nghiệp được ghi nhận giá trị của TSCĐ vô hình sau khi được ghi nhận theo phương pháp đánh giá lại nên IAS 38 cũng yêu cầu doanh nghiệp sử dụng phương pháp đánh giá lại phải trình bày một số thông tin sau:

(a) Theo lớp tài sản :


  • Ngày đánh giá lại TSCĐ vô hình

  • Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình được đánh giá lại

  • Giá trị còn lại của TSCĐ vô hình nếu như doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá gốc để ghi nhận giá trị của lớp TSCĐ vô hình được đánh giá lại sau khi được ghi nhận đó

(b) Giá trị của khoản thặng dư do đánh giá lại liên quan đến TSCĐ vô hình tại thời điểm đầu và cuối kỳ, chỉ rõ sự thay đổi trong kỳ và bất kỳ hạn chế nào trong việc phân phối số dư của thặng dư đánh giá lại tài sản cho cổ đông

IAS 38 cũng yêu cầu doanh nghiệp có một mô tả vắn tát về những TSCĐ vô hình quan trọng được kiểm soát bởi doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình bởi vì chỳng khụng đáp ứng được các tiêu chuẩn ghi nhận.



Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương