Đề tài: so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế VÀ chuẩn mực kế toán việt nam về TÀi sản cố ĐỊNH



tải về 0.77 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.77 Mb.
#26164
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

2. Nhân tố về công nghệ thông tin : 


Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cụ thể là công nghệ phần mềm kế toán chưa thể đáp ứng được các xử lý kế toán phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế. Việt Nam mới phát triển ngành công nghệ thông tin trong thời gian gần đây. Việc áp dụng các nguyên tắc phức tạp của chuẩn mực kế toán quốc tế yêu cầu một hệ thống công nghệ thông tin tương xứng để hỗ trợ cho quy trình kế toán. Tuy nhiên, so với các nước phát triển Phương Tây, công nghệ thông tin ở Việt Nam trong đó có công nghệ phần mềm kế toán còn kém phát triển hơn nhiều. Việt Nam thiếu các lập trình viên có hiểu biết về kế toán. Bên cạnh đó, kiến thức của người sử dụng công nghệ thông tin lại hạn chế. Mức độ phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng là một trong nhiều nhân tố dẫn đến việc lựa chọn một hệ thống chuẩn mực kế toán đơn giản hơn chuẩn mực kế toán quốc tế tại ViệtNam. Thực tế, đây không phải là nhân tố quyết định và được quan tâm nhiều trong xây dựng chuẩn mực kế toán tại Việt Nam

3. Nhân tố về hệ thống luật :


Việt Nam là một nước theo hệ thống luật Dân sự (civil law) khác với các nước theo luật Chung (common law). Luật pháp được tổ chức và sử dụng rất khác biệt giữa hai hệ thống. Trong các nước theo luật Dân sự, nhìn chung sự bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của thông tin thấp hơn trong các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán quốc tế được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo luật Chung. Chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật và yêu cầu của một nước theo luật dân sự. Do vậy, việc xây dựng các chuẩn mực kế toán cũng khác nhau giữa hai hệ thống. Sự khác nhau này không phải là quan trọng và trực tiếp dẫn đến việc áp dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, nó cú một số ảnh hưởng gián tiếp như đó nờu ở trên.

Kết luận

Việc áp dụng có chọn lọc hay sửa đổi Chuẩn mực kế toán quốc tế tại các quốc gia khác nhau là để phù hợp với bối cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Kế toán ra đời và phát triển theo những đặc điểm và sự phức tạp trong hoạt động kinh tế của mỗi nước. Thực tế, trên thế giới không tồn tại một mô hình hay hệ thống kế toán nào hoàn toàn giống nhau giữa hai hay nhiều nước. Ý tưởng của Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế về việc “toàn cầu hoỏ” hoạt động kế toán thông qua việc xây dựng, phát triển và phổ biến một hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Hơn bao giờ hết lợi ích, chi phí và bất lợi của việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế được quan tâm, nghiên cứu và bàn luận rất nhiều ở các nước phát triển. Việc áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế có thể dẫn đến nhiều bất lợi và chi phí hơn là lợi ích. Hơn nữa, lại liên quan đến vấn đề chính trị vì quốc gia mất sự tự chủ trong việc xây dựng các chuẩn mực kế toán.

Vậy trong bối cảnh đó, việc Việt Nam áp dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế đã là một sự lựa chọn đúng đắn. Không có một hệ thống chuẩn mực kế toán nào là tốt nhất cho tất cả các nước, kể cả chuẩn mực kế toán quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia cần phải xây dựng trước hết và chủ yếu là trên cơ sở và phù hợp với đặc điểm Xã hội, Chính trị, Kinh tế của đất nước và trên cơ sở áp dụng được chuẩn mực kế toán quốc tế càng nhiều càng tốt (chứ không phải chỉ trên cơ sở áp dụng được chuẩn mực kế toán quốc tế càng nhiều càng tốt). Để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiệu quả, các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam nên đi theo định hướng này. Cần thiết phải có sự nghiên cứu để hiểu biết sâu hơn về bối cảnh Xã hội, Chính trị, Kinh tế của đất nước và nên nắm bắt tốt hơn những thay đổi của đất nước những năm gần đây để xây dựng thêm và cập nhật các chuẩn mực kế toán hiện hành.

III. Giải pháp nhằm đưa các chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế (ở đây chỉ giới hạn trong các chuẩn mực kế toán về tài sản cố định):

1. Phương hướng đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế :


Việc đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán kế toán thế giới là cả một quá trình lâu dài và yêu cầu phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan.

Trước hết đó là vấn đề cơ chế ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam. Cơ chế này còn một số vấn đề cần được xem xét giải quyết như đã phân tích ở phần I. Lý luận chung về tài sản cố định. Cần phải bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề về cơ chế soạn thảo thì mới có thể hy vọng soạn thảo ra những chuẩn mực kế toán có chất lượng.

Sau đó, là phải hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm việc bổ sung các chuẩn mực kế toán đó cú trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà chưa có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam; bổ sung các quy định đó cú trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam và cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng.

Sau đó là hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực. Việc hoàn thiện chuẩn mực sẽ không có ý nghĩa thực tiễn nếu không đi kèm với việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn.

Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực là hoàn thiện các tài khoản kế toán. Do việc hoàn thiện các chuẩn mực có thể dẫn đến việc nảy sinh các tài khoản mới hay phải sửa đổi cách sử dụng các tài khoản cũ, nên không thể bàn về việc hoàn thiện chuẩn mực mà không bàn đến việc hoàn thiện hệ thống tài khoản để phục vụ cho những sự thay đổi trong các chuẩn mực kế toán .

Vậy quy trình đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế như sau :





Bảng 3 : quy trình đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế.

2. Các giải pháp cụ thể để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế :

2.1. Hoàn thiện cơ chế soạn thảo chuẩn mực :


Trước hết như đã phân tích ở phần “Lý luận chung về tài sản cố định”, xu hướng hiện nay trên thế giới là giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho một cơ quan chuyên trách và độc lập.Việc hoàn thiện cơ chế soạn thảo các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam cũng cần đi theo xu hướng đó.

Việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần được giao cho một tổ chức độc lập với cả Bộ Tài Chính và Hội kế toán – kiểm toán Việt Nam (VAA). Tổ chức này lúc đầu có thể do bộ Tài Chính và VAA đứng ra tổ chức việc thành lập và bổ nhiệm những thành viên đầu tiên nhưng sau đó tổ chức này phải có nguồn tài chính độc lập với cả Bộ Tài Chính và VAA. Tổ chức này sẽ hoạt động theo mô hình của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) của Mỹ và Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh hay của chính IASB nhưng có sửa đổi một chút cách thức hoạt động để cho phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Tổ chức này có thể lấy tên là Hội đồng chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASB). Cấu trúc của tổ chức này có thể bao gồm các cơ quan như IASB. Có một ban quản trị bao gồm các ủy viên để phụ trách việc gây quỹ cho hội đồng và để đóng vai trò giỏm soỏt đối với cơ quan trực tiếp phụ trách việc soạn thảo chuẩn mực. Bên cạnh cơ quan trực tiếp phụ trách việc soạn thảo chuẩn mực nên có cơ quan giải thích chuẩn mực. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những vấn đề báo cáo tài chính mới xuất hiện mà chưa được nêu ra trong các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế hoặc những vấn đề mà chưa có cách giải thích phù hợp hoặc có những sự giải thích trái ngược.

Có thể trong thời gian đầu, VASB chưa cần có hội đồng tư vấn chuẩn mực để làm cầu nối cho VASB với các cá nhân, tổ chức khác để làm tinh giảm và gọn nhẹ cho bộ máy của VASB. VASB có thể tận dụng sự giúp đỡ của VAA để thực hiện vai trò cầu nối đó. VAA có thể đứng ra tổ chức các hội thảo để cho những người soạn thảo chuẩn mực và những người sử dụng chuẩn mực trong hoạt động tác nghiệp của họ có thể gặp nhau, trao đổi những băn khoăn thắc mắc.

Việc hoàn thiện cơ chế như vậy là một chiến lược trong thời gian dài và cần sự trợ giúp của cỏc bờn liên quan.

Một điều quan trọng là bất cứ kỳ cơ chế soạn thảo chuẩn mực nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề duy trì mối liên hệ với IASB để nắm được thông tin về việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán mới cũng như là để cập nhật những sự sửa đổi bổ sung các chuẩn mực kế toán hiện hành để từ đó đề ra kế hoạch xây dựng chuẩn mực kế toán riêng của quốc gia.


2.2. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán :

2.2.1. Bổ sung chuẩn mực kế toán đó cú trong bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà chưa có trong bộ chuẩn mực kế toán Việt Nam :


Theo nguyên tắc thận trọng, giá trị kế toán của tài sản không thể vượt quá giá trị có thể thu hồi từ tài sản đó. Nhưng thực tế cho thấy, các tài sản cố định trong doanh nghiệp đều có thể bị giảm giá trị ,tức là giá trị có thể thu hồi giảm xuống thấp hơn giá trị kế toán còn lại hay còn gọi là tình trạng xuống cấp của tài sản. Do đó, giá trị còn lại của tài sản cần được ghi giảm xuống giá trị có thể thu hồi. Phần giá trị ghi giảm được coi như là một khoản lỗ do tổn thất giá trị tài sản.

Đú chính là nguyên nhân cần phải có chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 “sự giảm giá trị tài sản”. Đó cũng là một trong những chuẩn mực kế toán quốc tế chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đương.

Trong giai đoạn mà cả thế giới đang trải qua khủng hoảng thì vấn đề tài sản giảm giá tri đang là một mối quan ngại của cộng đồng quốc tế. Chúng ta do đó cũng phải quan tâm đến vấn để tổn thất do giảm giá trị tài sản. Thế nhưng, chuẩn mực kế toán quốc tế về tổn thất tài sản IAS 36, là một chuẩn mực khá phức tạp cả về nội dung và cách trình bày. Do đó, ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam khi soạn thảo chuẩn mực này trước hết phải làm đơn giản hóa chuẩn mực này với những ngôn từ dễ hiểu để người đọc dễ sử dụng. Thứ nữa là những người soạn thảo không thể bờ nguyờn toàn bộ chuẩn mực đem áp dụng vào Việt Nam mà có lẽ chỉ có thể áp dụng một số phần, một số đoạn của chuẩn mực với sự thay đổi bổ sung cho hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam

2.2.2. Bổ sung các quy định đó cú trong chuẩn mực kế toán quốc tế nhưng chưa có trong chuẩn mực kế toán Việt Nam :


Bổ sung các quy định về việc đánh giá lại sau ghi nhận ban đầu.

VAS 3 và VAS 4 chỉ cho phép xác định giá trị của TSCĐ sau ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Như vậy so với IAS 16 và IAS 38 thì có thể thấy chuẩn mực kế toán Việt Nam đang lựa chọn và vận dụng phương pháp giá gốc và bỏ qua phương pháp đánh giá lại.

VAS 3 và VAS 4 do đó cần được bổ sung các qui định về đánh giá lại tài sản như sau:

2.2.2.1. Phương pháp đánh giá lại :


Sau việc ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ có thể được ghi nhận theo giá trị đánh giá lại, đó là giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm đánh giá lại trừ đi các khoản khấu hao sau thời điểm đánh giá lại đó và trừ đi cả những tổn thất do giảm giá trị tài sản sau thời điểm đánh giá lại.

Giá trị còn lại = Giá trị hợp lý tại thời điểm đánh giá lại – Khấu hao lũy kế - Tổn thất lũy kế do tài sản giảm giá trị


2.2.2.2. Giá trị hợp lý của TSCĐ :


Giá trị hợp lý của TSCĐ có thể là giá trị được xác định bởi một chuyên gia định giá hoặc được xác định theo giá của tài sản được niêm yết trên thị trường hoạt động của tài sản đú.Khi không có cách nào để xác định giá trị hợp lý của tài sản vỡ chỳng là loại tài sản có tính chất đặc biệt hay chúng rất ít khi được đem bỏn trờn thị trường, thì tài sản đó sẽ được xác định giá trị hợp lý bằng phương pháp giá trị thay thế được chiết khấu.

Ví dụ một tài sản được đưa vào sử dụng ngày 1/1/N với nguyên giá 40.000 đồng, thời gian sử dụng hữu ích dự kiến là 10 năm. Vào ngày 1/1/N+3, giá trị của một tài sản là mới tương đương là 50.000. Như vậy, giá trị thay thế được chiết khấu của tài sản sẽ là 7/10 x 50.000 = 35.000 đồng. Trong khi đó giá trị kế toán của tài sản đang sử dụng là 28.000 (40.000 – 3x 4.000). Do đó, khi hạch toán kết quả đánh giá lại của tài sản sẽ là 7/10 x 50.000 = 35.000 đồng. Trong khi đó giá trị kế toán của tài sản đang sử dụng là 28.000 (40.000 – 3x 4.000). Do đó, khi hạch toán kết quả đánh giá lại, giá trị tài sản cần ghi tăng 10.000 (từ 40.000 lên 50.000), giá trị hao mòn lũy kế tăng tương ứng thêm 3.000 (từ 12.000 lên 15.000) và khoản mục tăng do đánh giá lại 7.000 sẽ được cộng thêm vào vốn chủ sở hữu.


2.2.2.3. Tần suất của việc đánh giá lại :


Tần suất của việc đánh giá lại phụ thuộc vào sự thay đổi trong giá trị hợp lý của bất động sản, nhà xưởng hay thiết bị được đánh giá lại. Khi giá trị hợp lý của một tài sản được đánh giá lại khác biệt lớn với giá trị còn lại của nó thì cần có thêm một lần đánh giá lại nữa. Một vài bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể có sự biến động lớn và thất thường trong giá trị hợp lý do đó cần thiết phải đánh giá lại giá trị của các tài sản này hàng năm. Việc đánh giá lại một cách thường xuyên các tài sản mà chỉ có sự thay đổi nhỏ trong giá trị hợp lý là không cần thiết. Tuy nhiên, vẫn cần đánh giá lại các tài sản đó từ ba đến năm năm một lần.

2.2.2.4. Nếu một tài sản trong một lớp được đánh giá lại thì toàn bộ lớp tài sản cũng sẽ được đánh giá lại.

2.2.3. Cập nhật cập nhật sự thay đổi mới nhất của chuẩn mực kế toán quốc tế vào các chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng :


Trước hết đó là quy định về giá trị thanh lý ước tính của TSCĐ. Như đã phân tích, giá trị thanh lý tớnh đó được sửa đổi ở IAS 16 phiên bản mới nhất và điều này chưa được cập nhật vào chuẩn mực kế toán của Việt Nam.

Định nghĩa về gia trị thanh lý ước tính trong VAS 3 và VAS 4 cần phải thêm thời điểm xác định giá trị thanh lý là thời điểm hiện tại để giúp doanh nghiệp không bị lung túng trong việc lựa chọn giữa ước tính giá trị thanh lý ở thời điểm hiện tại hay là thời điểm tương lai.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 3 và VAS 4) cũng cần thêm quy định là xem xét lại ước tính về giá trị thanh lý ước tính định kỳ, đối với tài sản lớn có thể là hàng năm.

Thứ hai là VAS 4 cần phải sửa đổi việc hạn chế thời gian sử dụng hữu ích tối đa của TSCĐ vô hình là 20 năm. IAS 16 phiên bản mới nhất đã loại bỏ giả định ở phiên bản trước là thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ vô hình là luôn có thể xác định và hạn chế thời gian sử dụng hữu ích tối đa của TSCĐ vô hình là 20 năm như VAS 4 hiện tại. VAS 4 nên loại bỏ việc hạn định thời gian tối đa này và yêu cầu doanh nghiệp là nếu dựa trên việc phân tích các yếu tố liên quan mà thấy không có bất kỳ hạn chế nào về thời gian mà TSCĐ vô hình đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì phải xếp tài sản đó vào loại TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng không xác định và không khấu hao tài sản này.Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải xem xét lại thời gian sử dụng hữu ích của các TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng không xác định và xem xét khả năng giảm giá trị của tài sản một cách định kỳ.

Thứ ba là VAS 3 cần bổ sung vào nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua sắm phần ước tính ban đầu cho việc tháo dỡ, di dời tài sản và chi phí khôi phục mặt bằng.Tức là nguyên giá của TSCĐ hữu hình mua sắm sẽ gồm các thành phần sau:


  1. giá mua của nó, bao gồm thuế nhập khẩu và các loại thuế hàng hóa không được hoàn lại, trừ đi chiết khấu thương mại và các khoản giảm giá.

  2. bất kỳ chi phí nào có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản tới vị trí và vào trạng thái cần thiết để nó có thể hoạt động theo cách đã được định trước.

  3. ước tính ban đầu của chi phí cần thiết để tháo dỡ, di chuyển các tài sản đó và khôi phục lại mặt bằng nơi đặt tài sản.

3. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chuẩn mực và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán :

3.1. Hoàn thiện các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định :

Các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực VAS 3 và VAS 4 cần được bổ sung các quy định xử lý chênh lệch khi đánh giá lại tài sản :

3.1.1. Nguyên tắc hạch toán :


“Nếu việc đánh giá lại làm tăng giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch do đánh giá tăng sẽ được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác (other comprehensive income) và được luỹ kế trong vốn sở hữu ở phần thặng dư đánh giá lại tài sản (revaluation surplus). Trừ trường hợp chính tài sản này trước đó đã được đánh giá giảm mà số chênh lệch giảm đó được ghi vào chi phí thì chênh lệch do đánh gia tăng lần này cần được bù trừ với chi phí phát sinh từ chờch lệch do đánh giá giảm trước đó. Phần chênh lệch do đánh giá tăng mà vượt quá số có thể bù trừ với phần chênh lệch do đánh giá giảm đã được ghi nhận là chi phí, thì sẽ được ghi nhận là thu nhập trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.”128

“Khi đánh giá lại làm giảm giá trị ghi sổ của tài sản thì phần chênh lệch do đánh giá giảm đó sẽ được ghi nhận là chi phí trong báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, nếu trước đó tài sản được đánh giá tăng và phần chênh lệch do đánh giá tăng đã được ghi nhận trong phần thặng dư đánh giá lại tài sản thì phần chênh lệch do đánh giá giảm lần này sẽ được bù trừ với với phần chênh lệch do đánh giá tăng trước đó. Phần chênh lệch do đánh giá giảm mà vượt quá số có thể ghi giảm vào khoản mục thặng dư đánh giá lại tài sản (là số hiện đang ghi nhận phần chênh lệch do đánh giá tăng của cùng tài sản) cần được ghi nhận là chi phớ.”129

Tức là có hai trường hợp xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản


  • Trường hợp giá trị kế toán của tài sản tăng do đánh giá lại, phần tăng đó sẽ được hạch toán vào khoản mục :

+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc

+ Thu nhập toàn diện khác nếu như nó bù trừ vào phần giảm do đánh giá lại trước đó của tài sản mà được ghi nhận vào chi phí.

- Trường hợp giá trị kế toán của tài sản giảm do đánh giá lại, phần giảm đó sẽ được hạch toán :

+ bù trừ với với phần chênh lệch do đánh giá tăng trước đó được ghi nhận trong khoản mục chênh lệch đánh giá lại tài sản, phần còn lại ghi vào chi phí hoặc

+ ghi nhận toàn bộ chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu như trước đó không có phần tăng do đánh giá lại tài sản được ghi nhận.

3.1.2. Về tài khoản sử dụng :


TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản. Bổ sung nội dung “chờnh lệch đánh giá lại tài sản định kỳ”.

Bên nợ :


- xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản

- Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản phải bù trừ vào số chênh lệch tăng của những lần đánh giá trước đó (nếu có)

Bên Có : số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản sau khi đã bù trừ với số chênh lệch giảm trong những lần đánh giá trước đó (nếu có)

TK 711- Thu nhập khác : Bổ sung nội dung “chờnh lệch tăng do đánh giá lại bù trừ với chênh lệch giảm do đánh giá lại sau khi đã bù trừ với những chênh lệch giảm do đánh giá lại trước đó (nếu có)

TK811- Chi phí khác : Bổ sung nội dung chờnh lờch giảm do đánh giá lại sau khi đã bù trừ với chênh lệch tăng trong những lân đánh giá trước đó (nếu có )

3.1.3. Về phương pháp hạch toán :


a/ Kết quả đánh giá lại lần đầu :

  • Nếu đánh giá tăng :

Nợ Tk 211 : phần nguyên giá điều chỉnh tăng

Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng

Có TK 412 : phần chênh lệch đánh giá tăng


  • Nếu đánh giá giảm :

Nợ Tk 811 : phần chênh lệch đánh giá giảm

Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm

Có TK 211 : phần nguyên giá điều chỉnh giảm

b/ Kết quả đánh giá lại lần sau :



  • Nếu lần sau đánh giá tăng mà lần trước đánh giá tăng :

Nợ Tk 211 : phần nguyên giá điều chỉnh tăng

Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng

Có TK 412 : phần chênh lệch đánh giá tăng


  • Nếu lần sau đánh giá tăng mà lần trước đánh giá giảm :

Nợ Tk 211 : phần nguyên giá điều chỉnh tăng

Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng

Có 711: phần chênh lệch điều chỉnh tăng bù trừ với chênh lệch giảm trước đó

Có TK 412 : phần chênh lệch còn lại sau khi bù trừ với chênh lệch giảm trước đó



  • Nếu lần sau đánh giá giảm mà lần trước đánh giá tăng :

Nợ TK 412 : phần chênh lệch giảm phải bù trừ với phần chênh lệch tăng trước đó

Nợ TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm

Nợ Tk 811 : phần chênh lệch đánh giá giảm sau khi bù trừ với chênh lệch tăng trước đó

Có TK 211 : phần nguyên giá điều chỉnh giảm



  • Nếu lần sau đánh giá giảm mà lần trước đánh giá giảm :

Nợ Tk 811 : phần chênh lệch đánh giá giảm

Có TK 214 : phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm

Có TK 211 : phần nguyên giá điều chỉnh giảm

3.2. Hoàn thiện quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:


VAS 3 có quy định “Giỏ trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của chỳng.”130 Trong đó “giỏ trị phải khấu hao bằng nguyên giá của TSCĐ hữu hình trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đú.”131

Tuy nhiên, quyết định 203/2009/QĐ-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định lại qui định “khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.”132

Như vậy, quyết định 203 đã bỏ qua giá trị thanh lý ước tính khi tính giá trị phải khấu hao của TSCĐ. Việc bỏ qua giá trị thanh lý ước tính có thể làm cho phương pháp khấu hao đơn giản hơn nhưng rõ ràng là bất hợp lý vì những nguyên nhân cơ bản sau :


  • Đặc điểm của TSCĐ hữu hình là giữ nguyên hình thái vật chất nờn dự tài sản có cũ và lạc hậu, hư hỏng đến mức nào đi nữa thì vẫn còn một lượng giá trị nhất định có thể thu hồi dưới dạng phế liệu. Trong thực tế, nhiều TSCĐ hữu hình như nhà cửa, ô tô ..khi thanh lý vẫn thu được một số tiền rất lớn. Vì thế không tính tới giá trị thanh lý ước tính là đã gián tiếp làm chi phí khấu hao cao hơn thực tế.

  • Việc không sử dụng giá trị thanh lý ước tính sẽ làm giá trị tài sản trên sổ sách bằng không khi hết thời hạn khấu hao. Như vậy, kế toán có thể sẽ không quản lý tài sản này mặc dù nó vẫn tồn tại và có thể vẫn đang sử dụng cho mục đích kinh doanh. Vì vậy, việc sử dụng giá trị thanh lý ước tính sẽ có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đối với tài sản. Việc sử dụng giá trị thanh lý ước tính cũn giỳp kế toán xác định chính xác hơn kết quả của công tác thanh lý vỡ nó sẽ được hạch toán vào chi phí thanh lý để đối chiếu với thu nhập từ thanh lý. Nếu không ghi nhận gí trị thanh lý ước tính thì chi phí thanh lý sẽ không được phản ánh chính xác dẫn tới việc ghi nhận lãi, lỗ từ giao dịch thanh lý tài sản cũng không được phản ánh chính xác.

Vì những lý do cơ bản trên, Bộ Tài Chính cần nhanh chóng có văn bản bổ sung quyết định 203 để hướng dẫn doanh nghiệp trong việc xác định giá trị thanh lý ước tính.


Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương