Đề tài: so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế VÀ chuẩn mực kế toán việt nam về TÀi sản cố ĐỊNH


Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam



tải về 0.77 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.77 Mb.
#26164
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2. Cơ chế ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam:


Tại Việt nam, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật kế toán. Bộ Tài Chính có thẩm quyền ban hành các chuẩn mực kế toán.

Các chuẩn mực kế toán được nghiên cứu và soạn thảo bởi ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Ban chỉ đạo gồm 13 thành viên, ngoài các thành viên từ các cơ quan thuộc Bộ Tài Chính còn bổ sung thờm cỏc thành viên từ các trường đại học và Hội kế toán Việt Nam. Vụ chế độ kế toán là đơn vị thường trực của các ban chỉ đạo và các tổ soạn thảo chuẩn mực, có nhiệm vụ tổ chức triển khai việc soạn thảo, tiếp thu ý kiến và hoàn chỉnh trình Bộ ký ban hành.

Hội đồng quốc gia về kế toán thuộc Bộ Tài Chính có chức năng tư vấn cho Bộ Trưởng Bộ Tài Chính về chiến lược, chính sách phát triển và các vấn đề khác liên quan đến kế toán, kiểm toán. Hội đồng bao gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 14 ủy viên đến từ Bộ Tài Chính, các trường đại học và các bộ ngành. Bộ phận thường trực của Hội Đồng đặt tại vụ chế độ kế toán – Bộ Tài Chính.

Theo Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC,thỡ Bộ Tài Chính đó cú lộ trình bàn giao dần chức năng ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, có tên gọi tắt theo tiếng Anh là VAA (Vietnamese Association of Accountants and Auditors).

Theo tác giả nhận định thì cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán ở Việt Nam có một số vấn đề sau:

Một là, việc để cơ quan phụ trách soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán là Bộ Tài chính sẽ khiến các chuẩn mực được soạn thảo có thể không khách quan, bị thiên lệch để phục vụ lợi ích của Nhà Nước hay của một nhóm lợi ích nào đó. Do Bộ Tài Chính cũng phụ trách việc soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các luật thuế cũng như tham gia vào việc quyết định các chính sách tài chính của Nhà Nước, các chuẩn mực kế toán được soạn thảo bởi Bộ Tài Chính có khả năng bị ảnh hưởng bởi các luật thuế và các chính sách tài chính. Các chuẩn mực có khả năng được soạn thảo để tận thu thuế nhiều nhất hay để phù hợp với các chính sách tài chính của Nhà Nước. Các doanh nghiệp cũng có thể can thiệp vào quá trình soạn thảo bằng việc vận động hành lang những người có tham gia vào quá trình soạn thảo hay những người có thẩm quyền quyết định ban hành chuẩn mực kế toán.

Hai là, cơ chế soạn thảo chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng chưa có chỗ cho việc lấy ý kiến của công chúng đặc biệt là cỏc bờn liên quan như các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hay những người hành nghề kế toán, kiểm toán. Cho dù là việc soạn thảo chuẩn mực kế toán có được thực hiện bởi rất nhiều người có kinh nghiệm và tri thức về kế toán thì cũng không thể tránh khỏi việc các chuẩn mực đưa ra các quy định không rõ ràng, thiếu tính thực tiễn, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Cho nên việc lấy ý kiến của công chúng không chỉ được thực hiện sau khi ban hành chuẩn mực mà nên được tiến hành khi đang trong quá trình soạn thảo.

Ba là, không nên giao việc soạn thảo chuẩn mực kế toán cho Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) vì như vậy là đi ngược lại xu hướng chung của thế giới. Như đã phân tích ở phần 2.1.1. về hoạt động của IASC, sự thay đổi từ IASC sang IASB là tuân theo xu hướng chuyển đổi từ mô hình để cho hội nghề nghiệp soạn thảo các chuẩn mực kế toán sang mô hình giao việc soạn thảo các chuẩn mực cho một hội đồng chuyên trách và độc lập. Như vậy nếu giao việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán cho VAA là Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng chung của thế giới. VAA là hội của những kế toán và kiểm toán viên, họ là những người phải tuân theo chuẩn mực kế toán trong quá trình hoạt động của mình. Nếu để cho những người tuân theo chuẩn mực phụ trách việc soạn thảo chuẩn mực thì chẳng khác nào để cho họ tự đề ra luật chơi cho chính mình.

Do đó, tác giả cho rằng nên thành lập một hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán riêng giống như mô hình của Hội đồng các chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) của Mỹ hoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán (ASB) của Anh. Hội đồng này sẽ hoàn toàn độc lập với cả Bộ Tài Chính lẫn VAA, chuyên trách về việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán.


3. Vai trò của các chuẩn mực kế toán đối với nền kinh tế Việt Nam:

3.1. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam :


Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp nhà nước. Trước đây, chúng ta chỉ có những chính sách tài chính, quy định dành riêng cho các doanh nghiệp nhà nước mà không cú cỏc chính sách và quy định đối với doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, từ đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được. Còn ngày nay, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp phải công khai thông tin một cách hữu hiệu hơn để tăng cường thu hút đầu tư. Thêm vào đó nhu cầu của nhà đầu tư là có một cơ sở để so sánh các công ty với nhau nhằm đưa ra các quyết định đầu tư bắt đầu nảy sinh cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam và sự thay đổi trong chính sách đầu tư của Việt Nam. Đó là Chính phủ Việt Nam ngày càng mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam.

Do đó, sự ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán đã đáp ứng nhu cầu minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp thụng cỏc báo cáo tài chính có khả năng phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và tạo một cơ sở chung để so sánh các doanh nghiệp với nhau. Không phải chỉ là sự so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà còn có thể so sánh doanh nghiệp Việt Nam với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể so sánh với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, mục tiêu của chuẩn mực kế toán là rất cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà Việt Nam đó cú từ những năm trước.

Đõy chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam vì yêu cầu đặt ra đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh bạch thông tin và báo cáo tài chính trung thực.

Đây cũng là một nhân tố tạo lòng tin cho nhà đầu tư nước ngoài do rủi ro đối với việc thông tin tài chính không được minh bạch hóa ở Việt Nam đã được giảm bớt. Nhà đầu tư nước ngoài có thể an tâm hơn khi đầu tư ở Việt Nam.

Cả hai điều này cộng lại đó giỳp doanh nghiệp Việt Nam huy động vốn được dễ dàng hơn, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.

3.2. Quản lý tài chính ở tầm vĩ mô của Nhà Nước :


Hệ thống chuẩn mực kế toán có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tài chớnh… . Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống chuẩn mực kế toán là một trong những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người có liên quan đồng thời thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của chớnh cỏc cơ quan quản lý này. Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính... phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu công việc.

3.3. Góp phần phát triển hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam :


Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán. Kế toán, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp được xã hội và pháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán để hướng dẫn và kiểm tra là tất yếu

Thực tế vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vào thực tiễn cho thấy về cơ bản nội dung của các chuẩn mực kế toán Việt Nam là có sự thống nhất, không có sự xung đột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.



Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương