Đề tài: so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế VÀ chuẩn mực kế toán việt nam về TÀi sản cố ĐỊNH


Quy trình soạn thảo nờn cỏc chuẩn mực kế toán quốc tế



tải về 0.77 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.77 Mb.
#26164
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2. Quy trình soạn thảo nờn cỏc chuẩn mực kế toán quốc tế :


Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành qua một hệ thống các quy trình chuẩn và được sự tham vấn rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo một chuẩn mực kế toán quốc tế gồm các bước sau:



Bước 1: Các nhân viên của IASB sẽ nhận diện, xem xét và đề xuất các vấn đề mà có thể làm cho hội đồng quan tâm. Hội đồng sẽ thảo luận về các dự án tiềm năng và quyết định để theo đuổi một dự án phải được đưa ra trong một cuộc họp hội đồng công khai. Trước khi đi đến một quyết định như vậy, IASB sẽ tham vấn SAC để lên một lịch trình hoạt động và đặt ra các ưu tiên.


Bảng 2: Quy trình chuẩn cho việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán quốc tế.
Bước 2: Khi đưa một dự án vào một lịch trình hoạt động, IASB sẽ quyết định có thực hiện dự án đó một mình hay là sẽ hợp tác với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực khác.

Bước 3: Sau khi xem xét bản chất của vấn đề, IASB sẽ thiết lập một nhóm làm việc

Bước 4: Mặc dầu một văn bản mời thảo luận không phải là một bước bắt buộc trong quy trình chuẩn, IASB vẫn thường công bố một văn bản mời thảo luận cho những chủ đề mới quan trọng. Thông thường thì một văn bản mời thảo luận sẽ bao gồm một phần tổng quát về vấn đề được bàn luận, các cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, quan điểm ban đầu của tác giả hay của IASB và một lời mời đưa ra ý kiến. Nếu IASB quyết định bỏ bước này thì IASB phải đưa ra lý do giải thích

Bước 5: Công bố bản thảo (draft) lấy ý kiến công chúng là một bước bắt buộc trong quy trình chuẩn. Bản thảo này phải được chín thành viên của IASB phê chuẩn. Một bản thảo sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm trái ngược từ các thành viên IASB không phê chuẩn.

Bước 6: IASB sẽ xem xét những lời nhận xét và kết quả của những lần tham vấn khác.

Bước 7: Khi IASB thấy rằng hội đồng đã có thể đưa ra một kết luận về vấn đề đang được thảo luận, hội đồng sẽ chỉ đạo cho nhân viên của mình soạn thảo chính thức các chuẩn mực kế toán quốc tế. Một chuẩn mực kế toán mới phải được chính thành viên của IASB phê chuẩn. Một chuẩn mực kế toán sẽ bao gồm cơ sở để đưa ra kết luận và các quan điểm trái ngược từ các thành viên IASB không phê chuẩn.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của các quốc gia là một nhân tố quan trọng giúp cho IASB có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. IASB đang tìm cách để tạo ra sự hài hòa giữa quy trình chuẩn của IASB và quy trình chuẩn của các quốc gia. Đặc biệt, IASB đang đề xuất một quy trình phối hợp giữa IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cho những dự án mang tầm quốc tế. Quy trình đó như sau :



  1. IASB sẽ phối hợp với các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của các quốc gia để khi IASB bắt đầu thực hiện một dự án, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán đó sẽ đưa dự án đó vào kế hoạch hoạt động của mình. Nhờ đó, một sự đồng thuận quốc tế cao trong việc soạn thảo chuẩn mực kế toán có thể đạt được. Tương tự, khi tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán của một quốc gia bắt đầu một dự án của họ, IASB cũng sẽ xem xét xem liệu hội đồng có cần soạn thảo một chuẩn mực kế toán mới hay xem xét lại các chuẩn mực kế toán hiện hành. Qua một khoảng thời gian hợp lý, IASB và các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ cùng xem xét lại tất cả các chuẩn mực nơi có sự khác biệt đáng kể và ưu tiên cho những vấn đề cso sự khác biệt lớn nhất.

  2. Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia không bắt buộc phải dựa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế khi soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mỡnh vỡ mỗi nước có quyền tự do lựa chọn có sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế có bổ sung sửa đổi một số điều hay là lựa chọn các chuẩn mực khác. Tuy nhiên, một sự đồng thuận quốc tế sẽ là một nhân tố mà các nhà soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ xem xét đến khi họ soạn thảo các chuẩn mực kế toán của quốc gia mình.

  3. IASB sẽ tiếp tục công bố bản dự thảo chuẩn mực lấy ý kiến công chúng của riêng mình

  4. Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia cũng sẽ công bố cho công chúng bản dự thảo chuẩn mực của riêng mình cùng thời gian với bản dự thảo chuẩn mực của IASB và sẽ cùng kêu gọi những góp ý cho những sự khác biệt quan trọng trong cả hai bản dự thảo. Trong một số trường hợp, các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia có thể đưa vào bản dự thảo những quan điểm cụ thể về những vấn đề có liên quan đến quốc gia họ hoặc có thể kèm theo những chỉ dẫn cụ thể thường có trong những văn bản tương ứng của IASB.

  5. Các tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ tuân theo quy trình soạn thảo chuẩn mực riêng mà họ cho rằng là hài hòa nhất với quy trình soạn thảo chuẩn mực của IASB. Sự hài hòa này sẽ loại bỏ mọi sự trì hoãn không cần thiết trong quá trình soạn thảo chuẩn mực và hạn chế ở mức tối đa những sự khác biệt không cần thiết giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán quốc gia.

3. Lợi ích của việc ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế :


Các chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời dựa trên nhu cầu thực tế của đời sống. Chúng ta có thể liệt kê ra rất nhiều lợi ích của việc có những chuẩn mực quốc tế chung:

3.1. Lợi ích đối với các nhà đầu tư :


- Các nhà đầu tư, cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, sẽ có thể so sánh các kết quả tài chính của các công ty khác nhau nằm ở các nước khác nhau trên toàn thế giới cũng như đưa ra các quyết định đầu tư quốc tế một cách dễ dàng hơn và tốn kém ít chi phí hơn.

3.2. Lợi ích đối với các công ty đa quốc gia :


- Các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng kêu gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài hơn.

-Quản lý cũng dễ dàng hơn với các công ty này do cùng được soạn thảo trên một chuẩn mực kế toán chung làm cho các thông tin tài chính được truyền tải giữa công ty con và công ty mẹ dễ dàng hơn.

-Việc thâu tóm và sáp nhập các công ty nước ngoài cũng dễ dàng hơn. Các công ty đa quốc gia cũng có thể tuân thủ theo các yêu cầu về báo cáo của các sở giao dịch chứng khoán ở nước ngoài được thuận lợi hơn.

-Việc soạn thảo các báo cáo hợp nhất cấp tập đoàn sẽ không phải trải qua nhiều bước chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc gia nơi công ty con đóng trụ sở sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán nơi công ty mẹ đóng trụ sở.

-Phí kiểm toán sẽ được giảm bớt do khi các báo cáo cùng được lập trên cùng một cơ sở thì sẽ tạo điều kiện cho kiểm toán kiểm tra nhanh hơn dẫn đến tốn ít thời gian và chi phí hơn.

-Việc điều chuyển các nhân viên kế toán từ nước này sang nươc khác sẽ trở nên dễ dàng hơn.


3.3. Lợi ích đối với các nước đang phát triển:


Chính phủ của các nước đang phát triển cũng sẽ tiết kiệm đươc thời gian nếu họ có thể sử dụng luụn cỏc chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì phải soạn thảo các chuẩn mực kế toán riêng cho quốc gia mình. Nếu các quốc gia này sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế thì họ có thể kiểm soát tốt hơn hoạt động của các công ty đa quốc gia đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước mỡnh. Cỏc công ty này không thể viện lý do là họ không thể hiểu bản chất của các chuẩn mực kế toán quốc gia nờn khụng lập các báo cáo tuân theo các chuẩn mực.

3.4. Lợi ích đối với các cơ quan thuế:


việc tính thuế cho các khoản thu nhập có nguồn gốc nước ngoài của các nhà đầu tư hay của các công ty đa quốc gia sẽ dễ dàng hơn.

3.5. Lợi ích đối với việc xúc tiến thương mại trong khu vực:


Các tổ chức kinh tế khu vực có thể đẩy mạnh giao thương trong một khu vực địa lý nhất định nhờ có các chuẩn mực kế toán chung làm nền tảng cho việc lập và cung cấp các thông tin kế toán được thống nhất. Các nước trong khu vực khu tham gia buôn bán với nhau trong khu vực không phải mất thời gian và chi phí tìm hiểu, nghiên cứu về chuẩn mực kế toán của nước kia và cũng không tốn chi phí phải chuyển đổi báo cáo từ chuẩn mực của nước này sang chuẩn mực của nước khác.

3.6. Lợi ích đối với các công ty kế toán và kiểm toán


Các công ty kế toán hay kiểm toán cũng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trên phạm vi quốc tế khi cú cỏc chuẩn mực kế toán quốc tế chung được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương