Đề tài: so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế VÀ chuẩn mực kế toán việt nam về TÀi sản cố ĐỊNH


Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ



tải về 0.77 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.77 Mb.
#26164
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Chương 2 : chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam về TSCĐ

I. Một số vấn đề chung về TSCĐ :

1. Định nghĩa, đặc điềm :

1.1. Định nghĩa về tài sản nói chung:


Để có thể đưa ra định nghĩa tài sản cố định thì chúng ta cần xem xét định nghĩa tài sản vì một nguồn lực muốn thỏa mãn định nghĩa tài sản cố định thì trước hết phải thỏa mãn định nghĩa về tài sản nói chung.

Theo đoạn 18(a) của chuẩn mực kế toán số 16 (VAS1) – Chuẩn mực chung - thì “tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích trong tương lai”

Còn trong đoạn 49(a) trong Khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính7 (framework for the preparation and presentation of financial statements) thì định nghĩa “ tài sản là là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát phát sinh từ một sự kiện trong quá khứ và doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai ”8.

Như vậy, cả theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế thì hai nhân tố để cho một nguồn lực tồn tại trong doanh nghiệp được ghi nhận là tài sản là khả năng kiểm soát của doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp thu được lợi ích kinh tế tương lai từ tài sản.

Khả năng doanh nghiệp kiểm soát được tài sản không đồng nhất với việc doanh nghiệp sở hữu tài sản đú. Cú những tài sản mà doanh nghiệp không có quyền sở hữu nhưng doanh nghiệp có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và chịu rủi ro phát sinh từ tài sản. Ví dụ như tài sản thuê tài chính, quyền sở hữu tài sản thuộc về bên cho thuê hoặc các bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai, doanh nghiệp không thể kiểm soát được về mặt pháp lý nhưng bí quyết kỹ thuật vẫn có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa khi các bí quyết đú cũn được giữ bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế 9. Tính kiểm soát được của doanh nghiệp trong các trường hợp trên thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có khả năng thu được phần lớn lợi ích và phải chịu phần lớn rủi ro phát sinh từ việc sử dụng tài sản.

Còn về lợi ích kinh tế thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, VAS1 có viết “ lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra”.

Trong khuôn khổ cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính thì viết “ lợi ích kinh tế trong tương lai gắn liền với một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp…hoặc khă năng làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra, ví dụ như khi một quá trình sản xuất thay thế làm giảm chi phí sản xuất.”10

Như vậy, cả theo quan điểm của Việt Nam và quốc tế thì lợi ích kinh tế thu được từ tài sản thể hiện ở khả năng tác động lên luồng tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp. Nếu như dòng tiền vào (inflow) của doanh nghiệp mà tăng lên hoặc là dòng tiền ra (outflow) của doanh nghiệp giảm đi thì chúng ta đều có thể kết luận rằng việc sử dụng tài sản đã đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Ví dụ như một cái máy dệt của doanh nghiệp dệt may giúp doanh nghiệp sản xuất ra các tấm vải đem bỏn giỳp doanh nghiệp thu được tiền (tăng dòng tiền vào) hoặc là một qui trình sản xuất kỹ thuật do doanh nghiệp mua từ bên ngoài giúp doanh nghiệp giảm thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể sản xuất ra cùng một số lượng sản phẩm như trước mà tốn ít chi phí hơn (giảm dòng tiền ra của doanh nghiệp).

Một vấn đề nữa là tài sản của doanh nghiệp phải được hình thành từ các giao dịch hoặc các giao dịch trong quá khứ như từ việc mua bán, trao đổi tài sản . Các giao dịch hoặc sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản11. Như vậy, nếu hai doanh nghiệp cú kớ kết hợp đồng mua tài sản như máy móc, nhà xưởng, dụng cụ ….. vào cuối năm tài chính 20X1 nhưng tài sản lại được chuyển giao cho doanh nghiệp mua vào năm 20X2 thì tài sản đó vẫn phải nằm trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán và chưa thể được ghi nhận trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mua vào thời điểm cuối năm tài chính 20X1.

1.2. Khái niệm về tài sản cố định :


Do trong các chuẩn mực kế toán không có định nghĩa về tài sản cố định nên tác giả chỉ đưa ra khái niệm mà tác giả rút ra được qua quá trình nghiên cứu về tài sản cố định.

Tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ kế toán, được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục đích hành chính khác, có giá trị lớn được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất.

Tác giả cũng tóm tắt một số đặc điểm của tài sản cố định như sau :


  • TSCĐ có thời gian sử dụng từ một năm chu kỳ sản xuất kinh doanh trở lên. TSCĐ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như quyền sủ dụng đất, bằng phát minh sáng chế .

  • Một đặc điểm rất quan trọng của TSCĐ là TSCĐ thường có giá trị lớn nên giá trị của nó thường được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dich vụ được sản xuất ra trong nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

  • Được sử dụng vào mục đích cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục đích hành chính khác. Mục đích sử dụng này phân biệt TSCĐ với các loại tài sản dài hạn khác như đầu tư tài chính dài hạn và bất động sản đầu tư được doanh nghiệp giữ cho mục đích đầu tư.

2. Phân loại TSCĐ:


Phân loại TSCĐ là một công việc cần thiết giúp cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ được dễ dàng, nhanh chóng và ngăn ngừa mất mát đối với TSCĐ khi mà giá trị của loại tài sản này rất lớn.

Chúng ta có thể phân loại TSCĐ theo cỏc tiờu thức sau : theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu và theo tình hình sử dụng TSCĐ.


2.1. Theo hình thái biểu hiện :


TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

2.1.1. Tài sản cố định hữu hình :

2.1.1.1 Đặc điểm chung của tài sản cố định hữu hình :


Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 312 (VAS 3) – Tài sản cố định hữu hình - có nêu định nghĩa của tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình như sau: “ tài sản cố định hữu hình : là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hỡnh.”13

Còn trong chuẩn mực kế toán số 1614 (IAS16) - Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ - thì “bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ là những tài sản hữu hình mà :



  1. Chúng được doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho mục đích sản xuất và

cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho người khác thuê hay cho các mục đích quản lý hành chính.

  1. Doanh nghiệp dự kiến là có thể sử dụng chúng nhiều hơn một kì kế toỏn.”15

Như vậy về căn bản thì cả hai chuẩn mực đểu có định nghĩa giống nhau về tài sản cố định hữu hình. Đó là tài sản cố định hữu hình là những tài sản có:

  • Có thời gian sử dụng hữu ích lớn hơn một kỳ kế toán

  • Có hình thái vật chất cụ thể

  • Được sử dụng cho mục đích sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay cho mục đích hành chính khác.

Đặc điểm có thời gian sử dụng lớn hơn một kỳ kế toán của TSCĐ hữu hình tuy không được nêu trực tiếp trong định nghĩa về TSCĐ hữu hình của VAS3 nhưng đã được nêu trong tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình16. Đây là đặc điểm chung của các tài sản được xếp vào lớp tài sản dài hạn để phân biệt với tài sản ngắn hạn có thời gian sử dụng hữu ích chỉ trong một kỳ kế toán.

Tính chất “cú hình thái vật chất cụ thể” được nêu rõ trong định nghĩa của chuẩn mực kế toán Việt Nam và được ngầm hiểu trong chuẩn mực kế toán quốc tế. IAS 16 chính là chuẩn mực kế toán về tài sản cố định hữu hình nhưng IASB không lấy tên “Tài sản cố định hữu hình” làm tên gọi cho chuẩn mực kế toán này mà lấy tên “Bất động sản, nhà xưởng và dụng cụ” làm tên gọi của chuẩn mực này. Xem xét kỹ thì bất động sản, nhà xưởng hay dụng cụ chính là những ví dụ cụ thể của tài sản cố định vô hình và chúng đều có hình thái vật chất cụ thể. Do đó, dù không được nêu rõ nhưng định nghĩa về tài sản cố định trong IAS16 thực ra có bao hàm đặc điểm của TSCĐ hữu hình là có hình thái vật chất cụ thể. Đặc điểm cú “hỡnh thỏi vật chất cụ thể” là đặc điểm chính để phân biệt TSCĐ hữu hình với TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể.

Việc nêu ra mục đích sử dụng của TSCĐ hữu hình trong định nghĩa là để phân biệt tài sản cố định hữu hình với các bất động sản đầu tư. Bất động sản đầu tư cũng có hình thái vật chất cụ thể và có thời gian sử dụng lớn hơn một kỳ kế toán xong mục đích của doanh nghiệp khi giữ tài sản này là để “thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giỏ”17 mà không phải để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý hành chính khác như TSCĐ hữu hình.

2.1.1.2. Phân loại tài sản cố định hữu hình:


Chúng ta có thể phân loại TSCĐ hữu hình thành cỏc nhúm nhỏ hơn như sau:

  • Nhóm nhà cửa, vật kiến trúc : là TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sõn bói, cỏc công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng

  • Máy móc, thiết bị : là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…

  • Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn : là các loại phương tiện vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải…

  • Thiết bị, dụng cụ quản lý : là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kind doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hủt ẩm, hút bụi, chống mối mọt…

  • Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm : là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh….: súc vật làm việc và / hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bũ………

  • Các loại TSCĐ khác : là toàn bộ các loại tái sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật…

2.1.2 Tài sản cố định vô hình :

2.1.2.1. Đặc điểm chung của tài sản cố định vô hình :


Chuẩn mực kế toán việt Nam số 418 (VAS 4) - TSCĐ vô hình- cú nờu định nghĩa về tài sản cố định vô hình như sau: “tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khỏc thuờ phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vụ hỡnh.”19

Còn trong chuẩn mực kế toán quốc tế số 3820 (IAS 38) – TSCĐ vô hình - thì định nghĩa tài sản cố định vô hình được diễn đạt như sau: “một tài sản cố định vô hình là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được và không có hình thái vật chất cụ thể”21

Vậy điểm khác biệt quan trọng nhất của TSCĐ vô hình so với TSCĐ hữu hình là TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể. Chính do không có hình thái vật chất cụ thể nên việc xác định giá trị của loại tài sản này rất khó khăn. Do đó, định nghĩa được nêu trong VAS 4 còn yêu cầu tài sản phải xác định được giá trị thì mới được ghi nhận là tài sản hữu hình của doanh nghiệp.

Việc không có hình thái vật chất cụ thể khiến cho TSCĐ vô hình rất khó nhận biết một cách riêng biệt nên khi xem xét một nguồn lực vô hình có thỏa mãn định nghĩa về TSCĐ vô hình nêu trên hay không thì phải xét đến các khía cạnh sau:



  • Tính có thể xác định được : tức là TSCĐ vô hình phải có thể xác định được một cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, đem bán một cách độc lập

  • Khả năng kiểm soát: tức là doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát được tài sản, kiểm soát được lợi ích thu được , gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản và có khả năng ngăn chặn sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với tài sản.

  • Lợi ích kinh tế tương lai : tài sản đú cú đem lại lợi ích cho doanh nghiệp dưới các hình thức như tăng doanh thu, giảm chi phí hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng tài sản hay không. 22

Tài sản để được xếp vào loại tài sản cố định vô hình còn phải có thời gian sử dụng hay thời gian đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn một kỳ kế toán.

2.1.2.2 Phân loại tài sản cố định hữu hình:


TSCĐ vô hình có thể được phân thành 2 loại nhỏ là : TSCĐ vô hình mang tính pháp lý (legal intangible) và TSCĐ vô hình mang tính cạnh tranh (competitive intangible)23.

TSCĐ vô hình mang tính pháp lý được biết tới dưới tên gọi thông thường là tài sản sở hữu trí tuệ (intellectual property) và gắn liền với những quyền về tài sản được pháp luật bảo vệ.

Ví dụ của TSCĐ vô hình mang tính pháp lý là bản quyền phát hành, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu,quyền sử dụng đất…

Đối với TSCĐ vô hình mang tính cạnh tranh, dù doanh nghiệp không sở hữu về mặt luật pháp, nhưng có ảnh hưởng lớn đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ví dụ của TSCĐ vô hình mang tính cạnh tranh là bí quyết kỹ thuật, quan hệ hợp tác kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, lợi thế thương mại,…..

Tuy nhiên thì không phải TSCĐ vô hình nào cũng được ghi nhận trên báo cáo tài chính mà chỉ có những TSCĐ vô hình nào đáp ứng được tiêu chuẩn ghi nhận thì mới có thể được ghi nhận trên báo cáo tài chính. Tiêu chuẩn ghi nhận sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau.


2.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu :


Cách phân loại này dựa trên cở sở quyền định đoạt của doanh nghiệp đối với TSCĐ hiện có. Với tiêu thức này TSCĐ được chia làm 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.

TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp : là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm hoặc tự chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp ( do ngân sách cấp, tự bổ sung, do đơn vị khác góp vốn liên doanh…) hoặc bằng nguồn vốn vay. Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý… trên cở sở chấp hành đúng thủ tục theo qui định của Nhà Nước.

TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm hai loại là thuê hoạt động và thuê tài chính. Sự khác biệt căn bản của thuê hoạt động và thuê tài chính là trong thuê tài chính có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bờn thuờ cũn thuờ hoạt động thì không có sự chuyển giao đó. Do đó, chỉ có thuê tài chính mới có đủ điều kiện để được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp do doanh nghiệp có thể kiểm soát được rủi ro cũng như lợi ích từ việc sử dụng tài sản.

TSCĐ thuê tài chính không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp xong doanh nghiệp vẫn phải ghi nhận là tài sản này là TSCĐ trên báo cáo tài chính của mình. Mục đích của quy định này là để để đảm bảo phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy doanh nghiệp không sở hữu tài sản nhưng doanh nghiệp kiểm soát được tài sản24 và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản.

Tuy nhiên, khác với TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp không có quyền tự ý định đoạt đối với TSCĐ thuê tài chính. Cuối thời điểm thuê, doanh nghiệp có thể lựa chọn là mua tài sản (tức là lúc đó tài sản thuê tài chính sẽ trở thành TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc là tiếp tục thuê với giỏ thuờ thấp hơn giỏ thuờ trờn thị trường tùy vào điều kiện hợp đồng kí kết giữa bờn thuờ và bên cho thuê.

Tuy không thuộc quyền sở hữu cựa doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp phải thực hiện quản lý và trích khấu hao cho TSCĐ thuê tài chính như là đối với TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.


2.3. Phân loại TSCĐ theo mục đích và tình hình sử dụng :


Theo cách phân loại này, TSCĐ có thể được chia thành 4 loại:

  • TSCĐ dùng cho kinh doanh : là những TSCĐ hữu hình, vô hình được dùng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như với một doanh nghiệp dệt may thì TSCĐ dùng cho kinh doanh là máy dệt, với doanh nghiệp sản xuất đồ uống là dây chuyền pha chế đồ uống và đóng chai.

  • TSCĐ hành chính sự nghiệp : là những TSCĐ được Nhà Nước hoặc cấp trên cấp hoặc do doanh nghiệp mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp. Nguồn kinh phí sự nghiệp chỉ có ở doanh nghiệp cú cỏc hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án được ngân sách Nhà Nước hoặc cấp trên cấp kinh phí hoặc được viện trợ không hoàn lại hoặc được thu các khoản thu sự nghiệp để trang trải các khoản chi.25

  • TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi : là những TSCĐ được hình thành từ quỹ khen thưởng phúc lợi do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi như Nhà văn hóa, nhà trẻ, câu lạc bộ…Quỹ khen thưởng phúc lợi là quỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ cho nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

  • TSCĐ chờ xử lý là những TSCĐ bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ không cần dùng , TSCĐ đang tranh chấp chờ giải quyết…. Đây là những tài sản không còn đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nữa hoặc là tạm thời không đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp nữa. Do đó, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các tài sản này phòng ngừa việc mất mát có thể xảy ra.

Cách phân loại này nhằm mục đích xác định được tình trạng thực tế của tài sản được dụng vào các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp

Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương