Đề tài: so sánh chuẩn mực kế toán quốc tế VÀ chuẩn mực kế toán việt nam về TÀi sản cố ĐỊNH


Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế



tải về 0.77 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.77 Mb.
#26164
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Chương 3: Giải pháp để đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế.

I. Đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tế là một xu thế tất yếu tại Việt Nam :


Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Như mục tiêu đã đặt ra, Việt Nam đến năm 2020 sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán. Trong đó, giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn củng cố hội nhập. Đây là giai đoạn mà Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Giai đoạn 2010-2010 sẽ là giai đoạn hội nhập năng động, Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện, bình đẳng với các nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Chúng ta còn hướng tới cả việc nhập khẩu và xuất khẩu dịch vụ kế toán , kiểm toán. 127

Trong tiến trình hội nhập WTO đó, Việt Nam đã cam kết với các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế về việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong đó có cam kết về việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế. Như vậy, việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã nằm trong kế hoạch dài hạn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thêm vào đó, nhiều doanh nhiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam để lập các báo cáo tài chính theo các yêu cầu về lập báo cáo tài chính của Nhà Nước Việt Nam nhưng vẫn sử dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế để lập báo cáo tài chính phục vụ cho công tác báo cáo cho tập đoàn. Các doanh nghiệp đó phải lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế để tiện cho việc so sánh giữa các công ty trong cùng một tập đoàn mà hoạt động ở các nước khác nhau có hệ thống chuẩn mực kế toán khác nhau. Việc lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng là để phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính cấp tập đoàn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngoài. Các doanh nghiệp này sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và phài lập báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này là do đã có nhiều nước sử dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế để làm điều kiện niêm yết chứng khoán trên thị trường nước họ (ví dụ như liên minh Châu Âu) hoặc là áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế mà không sửa đổi bất cứ một điều gì.

Như vậy, việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán Việt Nam theo hướng đưa các chuẩn mực kế toán về gần với các chuẩn mực kế toán quốc tế là xu thế tất yếu của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam về gần với chuẩn mực kế toán quốc tếphải được đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam.


II. Nguyên nhân khiến cho Việt Nam chưa thể áp dụng ngay và toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế :

1. Nhân tố về kinh tế :

1.1. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường :


Xuất phát điểm của Việt Nam để xây dựng nền kinh tế thị trường là một nước nông nghiệp còn nghèo nàn và lạc hậu, chịu hậu quả của hai cuộc chiến tranh tàn phá và nền kinh tế bao cấp trong một thời gian dài. Vì vậy, Việt Nam tiếp cận những chính sách kinh tế mới bao gồm các chuẩn mực kế toán một cách thận trọng và có chọn lọc. Chuẩn mực kế toán quốc tế là chuẩn mực kế toán thị trường chủ yếu được xây dựng bởi các thành viên đến từ các nền kinh tế giàu có và phát triển; vì vậy, một cách tự nhiên chuẩn mực kế toán quốc tế có thể trước hết vì lợi ích và phù hợp hơn với quốc gia của họ và không phù hợp với những nền kinh tế còn nghèo nàn như Việt Nam. Hơn nữa, truyền thống kế toán luôn khác nhau giữa các nước vì sự khác nhau trong yếu tố xã hội, chính trị và hệ thống kinh tế của từng quốc gia. Do vậy, việc áp dụng có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết và phù hợp trong điều kiện kinh tế của ViệtNam.

1.2. Mức độ phát triển của nền kinh tế


Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước phát triển Phương Tây. Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi trong những năm gần đây và vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do. Do vậy, các hoạt động kinh tế ở Việt Nam còn đơn giản hơn nhiều so với các nước như Anh hay Mỹ. Ví dụ, hoạt động sáp nhập hay cổ phần hoá mới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây; các khái niệm như công cụ tài chính hay lợi thế thương mại hoàn toàn mới và phức tạp nờn cỏc nhà ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam và người thực hiện cần thời gian để hiểu và vận dụng theo cách đơn giản nhất, thuận tiện cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Lợi thế thương mại được quan niệm là chi phí bỏ ra của bên mua doanh nghiệp do vậy cần phải được khấu hao vào chi phí và việc khấu hao này phải được thực hiện nhất quán trong một thời gian nhất định để tránh sự phức tạp và đảm bảo sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Việt Nam chưa cần thiết phải có những chuẩn mực kế toán phức tạp trong giao dịch kinh tế chưa hoặc mới xuất hiện ở Việt Nam.

Thực tế, việc lựa chọn áp dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế được cho là chưa cần thiết trong trường hợp Việt Nam, có khả năng dẫn đến phát sinh chi phí cao hơn và sự lẫn lộn, lợi ích mang lại thấp hơn chi phí bỏ ra. Mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam là lý do cơ bản dẫn tới sự cần thiết của việc áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế toán quốc tế.


1.3. Mức độ phát triển của thị trường vốn :


Việt Nam vừa mới phát triển nền kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20 trong khi nền kinh tế thị trường đã được hình thành ở các nước phát triển từ nhiều thế kỷ. Thị trường vốn là phương thức quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Thị trường vốn của Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới, mới được hình thành mấy năm cách đây. Đến nay, nó vẫn chưa hẳn là có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và mới chỉ trong phạm vi quốc gia và chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới. Định hướng của chuẩn mực kế toán quốc tế là xây dựng hệ thống các chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị trường và hỗ trợ thị trường vốn. Tuy nhiên định hướng phát triển của chuẩn mực kế toán Việt Nam để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như chuẩn mực kế toán quốc tế để phục vụ thị trường vốn chưa được đánh giá cao.

1.4. Nhu cầu về thông tin kế toán chất lượng cao vẫn ở mức thấp :


Do đặc trưng của hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội ở Việt Nam, Việt Nam vẫn chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa cấp bách về thông tin kế toán chất lượng cao theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Nhìn chung, nhiều người lập và sử dụng báo cáo tài chính chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa lớn đối vối thông tin tài chính chất lượng vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò hạn chế trong việc ra quyết định của họ. Điều này chủ yếu do sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm và cũng do đặc điểm của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Kế toán quản trị phát triển rất hạn chế tại Việt Nam và không được coi trọng nhiều bởi phần lớn các doanh nghiệp. Trong những năm trước, việc tính toán nghĩa vụ thuế là mục tiêu chính của hoạt động kế toán. Phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam chưa hoặc cũn ớt sử dụng phân tích báo cáo tài chính cho việc ra quyết định đầu tư mà bị tác động chủ yếu bởi tâm lý theo đám đông.

Mức độ tập trung vốn sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam tương đối cao. Điều này đặc biệt đúng với những doanh nghiệp nhà nước với số cổ phần trên 50% và một số lượng lớn các công ty gia đình phổ biến ở Việt Nam. Do vậy, nhu cầu về công bố thông tin và thông tin tài chính chất lượng cao là thấp ở Việt Nam. Ngược lại, ở các nước khác như Mỹ và Anh với mức độ tập trung vốn sở hữu thấp, do đó nhu cầu về thông tin công bố là rất cao.

Do đó, phần lớn những người sử dụng và lập báo cáo tài chính tại Việt Nam chưa thấy được nhu cầu sử dụng chuẩn mực kế toán quốc tế và không đánh giá cao vai trò quan trọng của các chuẩn mực này. Họ chưa quan tâm và cũng không có điều kiện tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc thiếu nhu cầu về thông tin tài chính là một nhân tố cơ bản dẫn đến việc không sử dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán quốc tế ở Việt Nam.


Каталог: books -> luan-van-de-tai -> luan-van-de-tai-cd-dh
luan-van-de-tai-cd-dh -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
luan-van-de-tai-cd-dh -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
luan-van-de-tai-cd-dh -> Phần một : Tình hình thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn việt nam hiện nay
luan-van-de-tai-cd-dh -> TRƯỜng đẠi học cần thơ khoa công nghệ BỘ MÔN ĐIỆn tử viễn thôNG
luan-van-de-tai-cd-dh -> Em xin chân thành cảm ơn! Vị Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2012 sinh viêN
luan-van-de-tai-cd-dh -> PHẦn I mở ĐẦu tầm quan trọng và SỰ ra đỜi của giấY
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài: Tìm hiểu về vấn đề sử dụng hợp đồng mẫu trong đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và thực tiễn ở Việt Nam
luan-van-de-tai-cd-dh -> Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệP
luan-van-de-tai-cd-dh -> Giao tiếp máy tính và thu nhận dữ liệU ĐỀ TÀI: TÌm hiểu công nghệ 4g lte

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương