ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014



tải về 5.56 Mb.
trang23/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích5.56 Mb.
#2071
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   33

Khung học phí

Nguyên tắc chia sẻ học phí giữa nhà nước và người học: Ở các trường công lập Nhà nước đảm bảo duy trì cấp phát một tỷ lệ chi thường xuyên cho các trường và chi phí đầu tư bổ xung định kỳ theo khả năng cân đối ngân sách. Phần còn lại của chi thường xuyên do người học chi trả. Học phí tiến dần đến chi phí thường xuyên tối thiểu, phần còn lại do ngân sách cấp phát, với tỷ lệ ngày một giảm.

Nhà nước theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm hỗ trợ một phần chi phí thường xuyên (tiền lương giáo viên và cán bộ quản lý, mua sắm trang thiết bị và một phần chi phí cho giảng dạy học tập). Phần còn lại do người học chi trả.

Dựa trên nguyên tắc cân đối giữa hỗ trợ của Nhà nước và học phí như trên, xác định mức hỗ trợ của Nhà nước và học phí cho 7 nhóm ngành đào tạo đại học giai đoạn 2009-2014 (biểu 58). Chi thường xuyên tối thiểu của ngành khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, luật năm 2009 là 510 nghìn đồng/sinh viên/tháng, hỗ trợ của Nhà nước là 255 nghìn đồng/sinh viên/tháng, chiếm 50% trong chi thường xuyên tối thiểu; người học đóng 255 nghìn đồng/sinh viên/tháng, chiếm 50% trong chi thường xuyên hợp lý. Đến năm 2014 chi thường xuyên tối thiểu là 1.060 nghìn đồng/sinh viên/tháng; trong đó hỗ trợ của nhà nước là 510 nghìn đồng/sinh viên/tháng, chiếm 48% và người học đóng 550 nghìn đồng/sinh viên/tháng, chiếm 52%. Tỷ lệ học phí/chi thường xuyên sẽ tăng từ 50% năm 2009 lên 52% năm 2014 (Biểu 58). Tính toán các mức thu học phí cho từng năm trong giai đoạn 2009-2014 dựa trên mức thu học phí huy động trên tổng chi thường xuyên tối thiểu phân phối đều cho các năm.



Các ngành nghề đào tạo khác được tính toán tương tự (Biểu 58).

Biểu 58. Học phí và đầu tư của Nhà nước trong chi thường xuyên tối thiểu của 7 nhóm ngành đào tạo đại học giai đoạn 2009-2014

Đơn vị: 1.000đồng/sinh viên/tháng

 

Mức HP hiện tại

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1. Chi thư­ờng xuyên tối thiểu nhóm ngành KHXH Nhân văn, KT, Luật




510

580

690

800

920

1,060

- Ngân sách nhà nư­ớc




255

290

340

390

440

510

- Học phí

180

255

290

350

410

480

550

Tỷ lệ HP / Chi thư­ờng xuyên (%)




50%

50%

51%

51%

52%

52%

2. Chi thư­ờng xuyên tối thiểu

nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ




700

810

950

1.100

1.260

1.450

- Ngân sách nhà nư­ớc




445

500

560

620

700

800

- Học phí




255

310

390

480

560

650

Tỷ lệ HP / Chi thư­ờng xuyên (%)




36%

38%

41%

44%

44%

45%

3. Chi th­ường xuyên tối thiểu nhóm ngành Khoa học tự nhiên




640

740

860

1.000

1.150

1.320

- Ngân sách nhà nư­ớc




385

430

470

520

590

670

- Học phí

180

255

310

390

480

560

650

Tỷ lệ HP / Chi thư­ờng xuyên (%)




40%

42%

45%

48%

49%

49%

4 . Chi thư­ờng xuyên tối thiểu nhóm ngành Nông lâm thuỷ sản




760

880

1.020

1.200

1.380

1.590

- Ngân sách nhà nư­ớc




505

590

670

790

900

1,040

- Học phí

180

255

290

350

410

480

550

Tỷ lệ HP / Chi th­ường xuyên




34%

33%

34%

34%

35%

35%

5. Chi thư­ờng xuyên tối thiểu

nhóm ngành Y D­ược




1.120

1.300

1.500

1.700

1.950

2.240

- Ngân sách nhà nư­ớc




865

960

1.050

1.140

1.270

1.440

- Học phí

180

255

340

450

560

680

800

Tỷ lệ HP / Chi thư­ờng xuyên (%)




23%

26%

30%

33%

35%

36%

6. Chi th­ường xuyên tối thiểu

nhóm ngành TDTT, Nghệ thuật




950

1.100

1.300

1.500

1.720

1.980

- Ngân sách nhà nư­ớc




695

790

910

1.020

1.160

1.330

- Học phí

180

255

310

390

480

560

650

Tỷ lệ HP / Chi thư­ờng xuyên (%)




27%

28%

30%

32%

33%

33%

7. Chi th­ường xuyên tối thiểu

nhóm ngành Sư­ phạm




640

740

860

1.000

1.150

1.320

- Ngân sách nhà n­ước




640

460

530

620

710

820

- Học phí

180




280

330

380

440

500

Tỷ lệ HP / Chi thư­ờng xuyên (%)




0%

38%

38%

38%

38%

38%

Căn cứ vào chi phí thường xuyên tối thiểu cho mỗi ngành học và định hướng phát triển ngành nghề theo nhu cầu xã hội, phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước chi khoảng 74,7% vào năm 2009 và 60,5% vào năm 2014 (Phụ lục 5).

Các trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học công lập được xác định mức thu học phí theo nhóm ngành nghề đào tạo trong khung học phí quy định của Chính phủ.



Khung học phí đại học và khung học phí của trung cấp nghề, cao đẳng nghề của các nhóm ngành đào tạo đại trà giai đoạn 2009-2014 ( Biểu 59a, 59b) như sau:

59.a: Khung học phí đại học của các nhóm ngành đào tạo

đại trà giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị: Nghìn đồng/tháng/sinh viên

Nhóm ngành

Năm

2008

Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm

2012

Năm 2013

Năm

2014

1. KHXH, kinh tế, luật

180

255

290

350

410

480

550

2. Kỹ thuật, công nghệ

180

255

310

390

480

560

650

3. Khoa học tự nhiên

180

255

310

390

480

560

650

4. Nông - lâm - thuỷ sản

180

255

290

350

410

480

550

5. Y dược

180

255

340

450

560

680

800

6. TD, thể thao, nghệ thuật

180

255

310

390

480

560

650

7. Sư phạm







280

330

380

440

500


59b. Khung học phí của trung cấp nghề và cao đẳng nghề

của các nhóm nghề đào tạo đại trà giai đoạn 2010 - 2014

Đơn vị: Nghìn đồng/tháng/học sinh

Nhóm ngành

Năm

2008


Năm

2009


Năm 2010

Năm 2011

Năm

2012


Năm 2013

Năm 2014

1. Khối thăm dò địa chất, thuỷ văn, khí tượng

120

170

270

370

470

580

700

2. Khối hàng hải

120

170

260

340

420

500

610

3. Khối y tế, dược

120

170

250

330

410

490

580

4. Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng

120

170

240

320

400

480

560

5. Khối công nghệ lương thực và thực phẩm

120

170

230

310

380

460

540

6. Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá

120

170

230

300

380

460

530

7. Khối VH, thể thao-du lịch

120

170

230

300

380

460

520

8. Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông

120

170

230

300

370

430

500

Mức học phí đào tạo tăng hàng năm theo dự kiến trên là nhằm:

- Bảo đảm chi trả lương tăng lên theo kế hoạch của Chính phủ để tiền lương thực sự là phần thu nhập đủ sống chủ yếu của công chức và viên chức trong cơ sở công lập;

- Tăng cường từng bước cơ sở vật chất cho giáo dục để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo;

- Không tạo ra sự tăng đột ngột, mức độ lớn của việc đóng học phí, gây khó khăn cho người học.

Riêng năm học 2009-2010, trong khi chưa thực hiện việc thay đổi cách đóng học phí theo đề án từ năm 2010 - 2014, học phí đào tạo sẽ tăng bằng 50% mức mất giá đồng tiền năm 2008 so với năm 2000. Theo đó học phí đại học tăng từ 180.000 đồng/tháng lên 255.000 đồng/tháng, học phí học nghề tăng từ 120.000 đồng/tháng lên 170.000 đồng/tháng.

Xác định khung học phí ở các trình độ đào tạo khác theo hệ số điều chỉnh chi phí thường xuyên tối thiểu như (Biểu 57).

Ví dụ, nhóm ngành đào tạo y, dược trình độ thạc sĩ có khung học phí bằng khung học phí nhóm ngành y, dược đào tạo đại học (tức là từ 255.000 đồng năm 2009 đến 800.000 đồng/sinh viên/tháng năm 2014) nhân với hệ số điều chỉnh (2,5). Như vậy, nhóm ngành y, dược đào tạo trình độ thạc sĩ có khung học phí là từ 637.500 đồng/tháng năm 2009 đến 2.000.000 đồng/tháng vào năm 2014.

(2). Học phí của chương trình đào tạo chất lượng cao và đào tạo cho người nước ngoài

Để khuyến khích các cơ sở đào tạo đẩy nhanh chất lượng đào tạo thông qua việc đầu tư, thực hiện giảng dạy các chương trình chất lượng cao phục vụ nhu cầu của xã hội, Nhà nước cho phép các cơ sở đào tạo giảng dạy chương trình chất lượng cao được thu học phí cao.

Nguyên tắc và cách tính học phí ở các chương trình đào tạo chất lượng cao là: Học phí đảm bảo bù đắp một phần chi phí thường xuyên của các nhóm ngành đó. Nhà nước có hỗ trợ chương trình chất lượng cao với định mức bằng hoặc lớn hơn mức hỗ trợ cho chương trình đại trà thuộc nhóm ngành đó. Phần chênh lệch giữa chi thường xuyên của chương trình chất lượng cao và hỗ trợ của nhà nước do người học đóng góp.

Học phí cho người nước ngoài ở các cơ sở đào tạo do nhà trường quyết định, có thông báo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo biết 3 tháng trước khi áp dụng.

Chương trình chất lượng cao có các yêu cầu sau:

- Chương trình đào tạo cho toàn khóa học dựa trên một chương trình gốc đang được giảng dạy ở một trường đại học có uy tín ở nước ngoài.

- Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy, học tập là tiếng Việt hoặc có kết hợp bằng tiếng nước ngoài.

- Trang thiết bị giảng dạy, học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học hiện đại; thư viện có đầy đủ tài liệu, sách tham khảo, chuyên khảo cho học viên tự nghiên cứu;

- Sử dụng nguồn học liệu mở của các trường đại học khác trên thế giới phục vụ cho học tập, nghiên cứu.

- Chương trình đào tạo chất lượng cao phải được kiểm định chất lượng, công khai về chương trình giảng dạy, cơ sở vật chất, giảng viên, trang thiết bị, chi tiêu và cam kết chất lượng đào tạo.



(3) Học phí đào tạo không chính qui

Hoạt động đào tạo không chính qui trong các cơ sở đào tạo công lập là những hoạt động đào tạo ngoài hệ chính qui như: đào tạo tại chức, đào tạo văn bằng 2, đào tạo liên thông, liên kết đào tạo theo phương thức không chính qui. Để đảm bảo chất lượng đào tạo, cơ sở đào tạo phải tuân thủ việc xác định chỉ tiêu đào tạo căn cứ trên năng lực đào tạo (theo Quyết định số 693/QĐ-BGD-ĐT ngày 07/2/2007 và công văn hướng dẫn số 1325/BGD ĐT-KHTC ngày 09/02/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và phải đảm bảo định mức chuẩn sinh viên/giảng viên. Mức học phí đối với đào tạo không chính qui đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên tối thiểu và không vượt quá 150% mức học phí chính qui cùng cấp học và các nhóm ngành nghề đào tạo.



(4) Học phí đào tạo theo tín chỉ

Đối với cơ sở đào tạo theo chương trình tín chỉ (theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), mức học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức dưới đây:

Học phí Tổng học phí toàn khóa

tín chỉ Tổng số tín chỉ toàn khóa

Tổng học phí toàn khóa = Mức học phí 1 sv/1 tháng x 10 tháng x số năm học

01 tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận;45-90 giờ thực tập tại cơ sở;45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT).



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 5.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương