ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014


Phụ lục 8: Tổng hợp các chế độ chính sách đối với học sinh, sinh viên



tải về 5.56 Mb.
trang33/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích5.56 Mb.
#2071
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33


Phụ lục 8: Tổng hợp các chế độ chính sách đối với học sinh, sinh viên
Căn cứ các văn bản hiện hành của nhà nước sau đây:

1. Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

2. Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;

3. Quyết định số 494/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các bộ môn nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hoá - nghệ thuật;

4. Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

5. Quyết định số 82/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các bộ môn nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hoá - nghệ thuật;

6. Quyết định số 112/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật thuộc chương trình 135 giai đoạn II;

7. Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999 - 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010;

8. Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

9. Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010;

10. Quyết định số 157/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên;

11. Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ qui định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

12. Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT BGDĐT-TC ngày 31 tháng 8 năm 1998 của Liên bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

13. Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2006 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với người có công với cách mạng và con của họ;

14. Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20 tháng 9 năm 2007 của Uỷ ban dân tộc về hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg;

15. Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV- UBDT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

16. Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính ngày 28 tháng 4 năm 2008 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 200 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

17. Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BCA-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2009 của Liên Bộ Tài Chính và Bộ Công An hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2008/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;

18. Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT –BTC – BGDĐT - BNG ngày 14 tháng 4 năm 2007 của Liên Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ ngoại giáo hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

19. Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân .

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các văn bản chế độ đối với học sinh, sinh viên theo các đối tượng như sau:

A/ CÁC QUI ĐỊNH HIỆN HÀNH

I- Đối tượng miễn học phí

1. Học sinh tiểu học [1,12];

2. Học sinh, sinh viên là con của liệt sỹ [1,12];

3. Học sinh, sinh viên là anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động [1,12];

4. Học sinh, sinh viên là con của thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% [13];

5. Học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi (trừ thành phố, thị xã, thị trấn) và vùng sâu, hải đảo [1,12];

6. Học sinh, sinh viên bị tàn tật và có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật và được HĐ giám định Y khoa xác nhận[1,12];

7. Học sinh, sinh viên hệ chính quy tập trung ngành sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành giáo dục và đào tạo [1,12];

8. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa [1,12];

9. Học sinh thuộc đối tượng tuyển chọn ở các trường dự bị đại học dân tộc, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề cho người tàn tật, trường khuyết tật (thiểu năng) [1,12];

10. Học sinh, sinh viên mà gia đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ đói theo quy định hiện hành của Nhà nước [1,12];

11. Học sinh học phổ cập trung học cơ sở là người tàn tật và thuộc diện hộ nghèo [4];

12. Học sinh mồ côi học phổ cập trung học cơ sở [4];

13. Học sinh học phổ cập trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số và thuộc diện hộ nghèo [4];

14. Học sinh thuộc xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135[2,7];

15. Trẻ em mẫu giáo là con hộ nghèo sinh sống trên địa bàn xã, thôn bản thuộc chương trình 135 [6,14];

16. Học sinh bán trú hệ phổ thông ( tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là con các hộ nghèo [6,14];

17. Người học chuyên ngành Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh [3];

18. Người học theo chế độ cử tuyển theo học đại học, cao đẳng, học nghề nội trú [11,15];

19. Con đẻ, con nuôi hợp pháp là thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sỹ đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đang học tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập[17].



II- Đối tượng được giảm học phí

1. Học sinh, sinh viên là con của thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% - 60% [1,12];

2. Học sinh, sinh viên là con cán bộ công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên [1,12];

3. Học sinh, sinh viên học ngành xiếc, múa [5];

4. Học sinh học phổ cập trung học cơ sở thuộc diện hộ nghèo theo quy định của nhà nước [4];

5. Học sinh học phổ cập trung học cơ sở là người tàn tật [4];

6. Học sinh, sinh viên học ngành tuồng chèo [5].

III- Đối tượng được hưởng học bổng chính sách (từ 01/01/2008 mức học bổng là 80% mức lương tối thiểu)

1. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển [8,16];

2. Học sinh, sinh viên đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học [8,16];

3. Học viên là thương binh, người tàn tật, người khuyết tật đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật [8,16].



IV- Đối tượng được hưởng trợ cấp một lần

1. Học sinh thuộc diện ưu đãi1 học tại các cơ sở giáo dục mầm non (200.000 đồng/một lần) [13];

2. Học sinh thuộc diện ưu đãi học tại các cơ sở giáo dục phổ thông (250.000 đồng/một lần) [13];

3. Học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi học tại cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập (300.000 đồng/một lần) [13];

4. Học sinh học phổ cập trung học cơ sở: là người tàn tật và thuộc diện hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số và thuộc diện hộ nghèo, học sinh thuộc diện mồ côi [4];

5. Trẻ em học mẫu giáo là con hộ nghèo, học sinh bán trú hệ phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) là con hộ nghèo sinh sống trên địa bàn xã, thôn, bản thuộc chương trình 135 [6,14].



V- Đối tượng được hỗ trợ thường xuyên

1. Hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi học tại cơ sở đào tạo ngoài công lập [13];

2. Hỗ trợ cho con hộ nghèo đi học lớp mẫu giáo, học sinh học bán trú đang theo học tại các trường phổ thông là con các hộ nghèo về tiền ăn, dụng cụ sinh hoạt sinh sống trên địa bàn xã, thôn, bản thuộc chương trình 135 được hỗ trợ theo các mức 70.000 đồng/tháng, trong 9tháng/năm và 140.000 đồng/tháng, trong 9 tháng/năm [6,14].

VI- Đối tượng được cấp học bổng khuyến khích học tập

1. Học sinh các trường chuyên trong các trường đại học, học sinh khối trung học phổ thông chuyên, trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao, đạt kết quả học tập xuất sắc, được xét học bổng khuyến khích học tập khi có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi với mức tối thiểu bằng 3 lần mức học phí của trường trung học phổ thông chuyên tại địa phương. Đối với các trường chuyên, trường năng khiếu quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí trong dự toán chi ngân sách địa phương để cấp cho tối thiểu 30% số học sinh chuyên của trường. §ối với khối trung học phổ thông chuyên trong trường đại học, quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước do Giám đốc hoặc Hiệu trưởng nhà trường quyết định [19];

2. Học sinh, sinh viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hệ chính quy (cả trường công và trường ngoài công lập), mức học bổng do Hiệu trưởng quy định: mức học bổng loại khá tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí, mức học bổng loại giỏi (cao hơn loại khá); mức học bổng xuất sắc (cao hơn loại giỏi). Quỹ học bổng khuyến khích học tập được bố trí tối thiểu bằng 15% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập và tối thiểu bằng 5% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường ngoài công lập. Đối với các trường sư phạm và các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 15% từ nguồn học phí do Nhà nước cấp bù [19];

3. Lưu học sinh đạt kết quả xuất sắc được cơ sở đào tạo nước ngoài miễn hoặc giảm học phí, có giấy báo của cơ sở đào tạo nước ngoài sẽ được hưởng 50% số tiền được miễn hoặc giảm và được cấp một lần vào năm được miễn, giảm học phí [18];

4. Ngoài ra, đối tượng được dự tuyển nhận học bổng của Chính phủ Việt Nam để đi học đại học ở nước ngoài bao gồm: Các sinh viên đạt giải Olympic quốc tế, sinh viên đạt điểm cao nhất theo các khối thi trong kỳ thi tuyển đại học quốc gia.

VII- Đối tượng được vay ưu đãi (mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng /tháng/ học sinh, sinh viên)

1. Học sinh, sinh viên mồ côi cha, mẹ (hoặc người còn lại không có khả năng lao động) [10];

2. Học sinh, sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh...[10].

B/ ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH MỚI

1. Thay đổi chính sách miễn học phí đối với sinh viên ngành sư phạm hiện nay bằng chính sách tín dụng sinh viên, khi ra trường nếu phôc vô trong hệ thống giáo dục quốc dân ít nhất 2 lần thời gian được đào tạo (6 năm đối với cao đẳng và 8 năm đối với đại học sư phạm) thì nhà nước sẽ xoá phần nợ (cả gốc và lãi) để chi trả học phí;

2. Miễn học phí cho trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia kh«ng thuộc các xã đặc biệt khó khăn;

3. Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh phổ thông thuộc diện hộ có thu nhập rất thấp không có khả năng đảm bảo chi phí tối thiểu cho việc học ngoài học phí;

4.Thực hiện cấp trực tiếp học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí khi học ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học để thực hiện đóng học phí cho các cơ sở đào tạo.
Phụ lục 9 : Mục lục từ ngữ


STT

Từ ngữ

Giải thích

1

Chất lượng giáo dục

Là sự phù hợp của người học sau quá trình đào tạo so với mục tiêu về phẩm chất, năng lực, tri thức, kỹ năng và sức khoẻ của người học được đặt ra cho chương trình đào tạo. Mục tiêu giáo dục này do cơ sở giáo dục tự đặt ra và cần phải được công bố công khai. Song trong đại đa số trường hợp mục tiêu giáo dục được quy định bởi thể chế chính trị, nền văn hoá, nhu cầu phát triển của quốc gia, xu thế phát triển quốc tế và sự quản lý nhà nước về giáo dục của quốc gia.

2

Đánh giá chất lượng giáo dục

Là đánh giá sự phù hợp của những người học sau quá trình đào tạo so với mục tiêu giáo dục đã được đặt ra cho chương trình đào tạo mà họ tham gia.

Nếu người học được đánh giá là của một cơ sở giáo dục, thì đó là việc đánh giá chất lượng giáo dục của một cơ sở đào tạo.

Nếu người học được đánh giá là của toàn bộ người học của một cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, thì đó là đánh giá chất lượng giáo dục của cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) hay bậc học (mầm non, trung cấp, đại học)

Vì chất lượng giáo dục phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố sau:



  1. Phẩm chất, năng lực của người vào học

  2. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy

  3. Chương trình đào tạo

  4. Giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy

  5. Cơ sở vật chất của việc đào tạo (nhà cửa, thiết bị đào tạo, thư viện, Internet...)

  6. Nguồn tài chính của cơ sở đào tạo

  7. Chính sách quản lý giảng viên (lương, đánh giá giảng viên, yêu cầu công việc, quyền tự do...)

  8. Sự tham gia các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường vào quá trình đào tạo (các doanh nghiệp, đại diện đa phương, các cựu sinh viên, các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, nhà khoa học...)

  9. Sự quản lý của nhà trường (cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động, sự điều hành, chuẩn mực quan hệ trong nhà trường...)

Nếu các yếu tố này không thoả mãn các yêu cầu nhất định tương ứng thì chất lượng giáo dục của cơ sở đào tạo không thể được đảm bảo. Vì vậy, khi đánh giá chất lượng giáo dục của một trường, bên cạnh việc tìm cách đánh giá phẩm chất, khả năng, tri thức, kỹ nẵng và sức khoẻ ca những người tốt nghiệp, người đã ta còn đánh giá các yếu tố đầu vào nói trên của quá trình đào tạo.

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài nhà trường như truyền thống văn hoá của dân tộc (ham học, coi trọng bằng cấp), chính sách của nhà nước về giáo dục (đầu tư, lương, tôn vinh nhà giáo...), sự quản lý nhà nước về giáo dục (kiểm định chất lượng, công bố chuẩn giáo viên, quy chế nhà trường, tiêu chuẩn thành lập trường,...), sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các xu hướng phát triển quốc tế, cơ hội và thách thức với người tốt nghiệp cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ người học, người dạy, người quản lý trong nhà trường.

Các cơ sở đào tạo đại học, ngoài việc đào tạo sinh viên đáp ứng mục tiêu đào tạo mà trường đặt ra, còn có nhiệm vụ thứ 2 là nghiên cứu khoa học để tạo ra tri thức mới, công nghệ mới và ứng dụng các tri thức, công nghệ mới để giải quyết các nhiệm vụ mà phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra. Vì vậy, khi đánh giá chất lượng giáo dục của một đại học, cần phải đánh giá cả các kết quả NCKH và tác dụng của nó với xã hội.


3

Đánh giá ngoài (chất lượng giáo dục)

Là việc đánh giá chất lượng giáo dục một trường do một tổ chức bên ngoài nhà trường thực hiện

4

Kiểm định chất lượng giáo dục

Kiểm định chất lượng giáo dục của một trường là sự đánh giá chất lượng giáo dục của trường bởi một tổ chức đánh giá độc lập, có thẩm quyền, nhằm làm rõ mức độ đáp ứng của trường đối với các yêu cầu sau:

- Trường có mục tiêu đào tạo rõ ràng

- Trường có đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đào tạo

- Trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, sự đáp ứng của người tốt nghiệp so với mục tiêu đào tạo

- Trường có kế hoạch phát triển bảo đảm trong tương lai có thể tiếp tục đào tạo theo mục tiêu đã nêu ra.

Việc kiểm định chất lượng một chương trình đào tạo cũng có yêu cầu tương tự.



5

Mức chất lượng tối thiểu

Là yêu cầu tối thiểu về phẩm chất, năng lực, tri thức, kỹ năng và sức khoẻ mà người học phải đạt được khi tốt nghiệp các cấp học, bậc học. Tương ứng với đòi hỏi này là các yêu cầu tối thiểu của 9 yếu tố đầu vào của quá trình giáo dục đã nêu ở phần khái niệm “đánh giá chất lượng giáo dục như chất lượng người vào học, chất lượng giáo viên, chương trình đào tạo, giáo trình tài liệu, cơ sở vật chất của trường, tài chính...

6

Phổ cập giáo dục (mẫu giáo 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở)

Phổ cập giáo dục là đảm bảo hầu hết người dân đều được đi học ở một trình độ quy định.

- Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi: Tất cả trẻ em 5 tuổi đều được đi học mẫu giáo trước khi vào học lớp 1

- Phổ cập giáo dục tiểu học: Tất cả người dân đều được đi học tiểu học và tốt nghiệp tiểu học.

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Tất cả người dân đều được đi học trung học cơ sở và tốt nghịêp trung học cơ sở.

Đó là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước.


7

Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi

Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi là đảm bảo hầu hết người dân trong độ tuổi nhất định đều được đi học ở một trình độ quy định, phản ảnh sự bình đẳng xã hội trong học tập đến một trình độ nhất định.

- Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: Tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 6-11 tuổi đều được đi học tiểu học và tốt nghiệp tiểu học.



- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi: Tất cả trẻ em trong độ tuổi từ 11-15 đều được đi học trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học cơ sở .

8

Tái mù chữ

Người không biết đọc, không biết viết sau khi đã có khả năng đọc viết.

9

Học phí

Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp cho cơ sở giáo dục đào tạo để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục.

10

Chi phí học tập khác

Là những chi phí liên quan đến học tập mà gia đình người học phải bỏ ra để con em họ đến trường; như chi phí mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập, quần áo đồng phục, giầy dép...

11

Tổng chi phí cho giáo dục ở trường

Là tổng nguồn lực tài chính để chi cho công tác giảng dạy, học tập trong nhà trường gồm: ngân sách nhà nước đầu tư, học phí và các khoản đóng góp khác của các tổ chức cá nhân cho trường dùng để chi thường xuyên (lương, phụ cấp lương, học bổng…) và các khoản chi không thường xuyên (xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học, cải tạo sửa chữa cơ sở vật chất…).

12

Tổng chi phí xã hội cho giáo dục và đào tạo (trong nhà trường hoặc cả trong và ngoài nhà trường)

Là tổng chi của Nhà nước và người dân cho giáo dục đào tạo trong hệ thống công lập và ngoài công lập.

13

Trần ngân sách

Là khoản ngân sách tối đa để dành cho một nội dung chi nhất định. Ví dụ: Trần ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo hàng năm từ năm 2008 đến năm 2012 là 20% tổng chi ngân sách nhà nước.



1 Đối tượng học sinh, sinh viên diện ưu đói bao gồm: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh;Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học).


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 5.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   25   26   27   28   29   30   31   32   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương