Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng



tải về 1.19 Mb.
trang1/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16
TÀI LIỆU HỌC PHẦN

 

TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM
Bài 1. Tổng quan về tuyên truyền quảng bá du lịch

 

1. Định nghĩa:



Tuyên là bảo khắp mọi nơi; truyền là đem trao cho người này, người kia. Như vậy, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo.

Quảng là rộng, mở rộng ; bá là làm lan ra khắp cho mọi người đều biết. Như vậy, quảng bá là làm lan rộng ra khắp tất cả mọi nơi cho ai ai cũng đều biết.

Từ đó, “Tuyền truyền quảng bá du lịch Việt Nam” là thực hiện công tác giới thiệu rộng rãi khắp tất cả mọi nơi để mọi người đều biết đến du lịch Việt Nam và quyết định thực hiện chuyến du lịch đến Việt Nam.

Nói khác đi, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam chính là marketing cho thương hiệu du lịch Việt Nam.

 

2. Mụcđích:

 

Mục đích chung của bất kỳ một kế hoạch marketing nào là nhằm làm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.



Mục đích của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam nhằm mang lại doanh thu cao, trong đó lợi nhuận tối đa, góp phần phát triển kinh tế đất nước, đưa du lịch Việt Nam theo kịp các nước đi trước trong khu vực.

 

3. Mục tiêu:

Mục tiêu của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam chính là du khách.

Du khách của du lịch Việt Nam gồm du khách nước ngoài và du khách trong nước.

Cả hai loại du khách trên đều cần phải chia ra thành: du khách thực tế, du khách mục tiêu và du khách tiềm năng.

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam phải nhắm vào tất cả đối tượng du khách nói trên để mang lại một hiệu quả tổng hợp.

 

4. Tầm quan trọng:

Du lịch là một ngành kinh tế có doanh thu cao trong số ít ngành kinh tế mũi  nhọn của một quốc gia.

Việt Nam là một đất nước nhỏ bé,tuy có nhiều tiềm năng hấp dẫn khách du lịch cũng như có tiềm lực tổ chức du lịch đáng tin cậy,  nhưng đất nước này lại vừa thoát qua cuộc chiến tranh khốc liệt, cho nên ít người biết đến những tiềm năng, tiềm lực này.

Do vậy, việc tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam có tầm quan trọng khá to lớn: vừa giúp cho mọi người ở trong và ngoài nước biết đến tiềm năng của du lịch Việt Nam mà quyết định thực hiện chuyến du lịch, vừa góp phần đưa kinh tế Việt Nam từng bước nâng lên




5. Các nguyên tắc tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam:

5.1. Nguyên tắc về sự dẫn đầu. 
Là sản phẩm đầu tiên bao giờ cũng có ưu thế hơn sản phẩm tốt hơn

5.2. Nguyên tắc về chủng loại. 
Nếu không thể là sản phẩm đầu tiên của một chủng loại, hãy thay đổi tính chất của chủng loại đó, hoặc tạo ra một chủng loại mới mà sản phẩm du lịch Việt Nam có thể là sản phẩm đầu tiên.

5.3. Nguyên tắc bậc thang.  
Chiến lược sẽ áp dụng tuỳ thuộc vào nấc thang thứ mấy mà du lịch Việt Nam đang đứng.

5.4. Nguyên tắc về song đôi. 
Về lâu dài, mọi cuộc đua tranh rồi sẽ chỉ còn lại hai con ngựa.

5.5. Nguyên tắc về tư duy và nhận thức
Marketing không phải là một trận chiến của các sản phẩm du lịch, nó là một trận chiến về nhận thức của khách hàng, và đôi khi chiếm lĩnh nhận thức của khách hàng trước tạo ra nhiều ưu thế hơn là thâm nhập thị trường trước.

5.6. Nguyên tắc về sự tập trung
Khái niệm có tác động cao nhất trong marketing là sở hửu một từ trong tư duy của khách hàng tiềm năng.

5.7. Nguyên tắc về sự mở rộng.
Việc mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại được.

5.8. Nguyên tắc về sự độc nhất và tính ưu việt
Sở hửu một vị trí ưu việt trong tư duy của khách hàng là yếu tố sống còn, marketing là một sự nỗ lực liên tục trong quá trình tìm kiếm sự độc nhất.

5.9. Nguyên tắc về sự phân chia.
Theo thời gian, một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia và trở thành hai (hoặc nhiêu hơn) chủng loại.

5.10. Nguyên tắc của trái tim.
Chiến lược marketing mà không có yếu tố tình cảm thì sẽ không có hiệu quả.

5.11. Nguyên tắc về đặc tính
Khi phải tập trung vào đặc tính sản phẩm, bất kỳ khía cạnh nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả.

5.12. Nguyên tắc về tính thật thà
Khi chấp nhận một nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho sản phẩm du lịch Việt Nam một ưu điểm

5.13. Nguyên tắc về sự hy sinh.
Muốn được một thứ phải từ bỏ một thứ khác.

5.14. Nguyên tắc về sự thành công.
Thành công thường dẫn đến kiêu ngạo, và kiêu ngạo dẫn đến thất bại

5.15. Nguyên tắc về sự thất bại
Thất bại là điều phải được dự kiến và được chấp nhận

5.16. Nguyên tắc về yếu tố không thể lường trước.
Trừ phi du lịch Việt Nam chính là người soạn ra kế hoạch của đối thủ cạnh tranh, du lịch Việt Nam không thể biết được điều gì sẽ xãy ra trong tương lại.

5.17. Nguyên tắc về sự cường điệu
Tình hình thực tế thường ngược lại với những gì xuất hiện trên báo.

5.18. Nguyên tắc về sự gia tốc
Các chương trình thành công thường không được xây dựng dựa trên mốt nhất thời mà dựa trên khuynh hướng

5.19. Nguyên tắc về viễn cảnh.
Hiệu ứng marketing thường xãy ra và kéo dài

5.20. Nguyên tắc về sự đối nghịch
Nếu nhắm vào vị trì thứ hai, chiến lược của du lịch Việt Nam do du lịch của nước dẫn đầu quyết định

5.21. Nguyên tắc về xuất xứ.
Xuất xứ của thương hiệu thường quan trọng hơn chất lượng

5.22. Nguyên lý về nguồn tài nguyên.
Không có đủ nguồn ngân sách và kiến thức chuyên môn cần thiết, ý tưởng không thể thành hiện thực và thương hiệu không thể được tạo nên.

6. Bốn hình thức chính xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam:

6.1. Quảng cáo:

Do có nhiều hình thức và cách áp dụng quảng cáo khác nhau nên việc áp dụng được những đặc tính duy nhất của quảng cáo như là một bộ phận của hỗn hợp xúc tiến kinh doanh thật là khó.

Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy một vài đặc tính của nó. Do quảng cáo mang tính quần chúng nên sản phẩm được quảng cáo phải đúng chuẩn và hợp pháp. Vì nhiều người xem những mẫu quảng cáo sản phẩm nên người mua biết rõ việc mua hàng sẽ được chấp nhận và biết đến một cách công khai. 

Quảng cáo cho phép người bán lặp lại một thông điệp nhiều lần, và cho phép người mua tiếp nhận, so sánh các thông điệp của nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Quảng cáo trên phạm vi rộng từ phía người bán nói lên một số mặt tích cực như tính phổ biến, tầm cỡ và mức độ thành công của người bán.

Quảng cáo cũng có nhiều tính biểu cảm, cho phép công ty kịch hoá sản phẩm của mình với lối sử dụng in ấn, âm thanh, màu sắc đầy tính nghệ thuật. Một mặt quảng cáo có thể được sử dụng để xây dựng hình ảnh lâu dài cho sản phẩm (như các mẩu quảng cáo của Coca-Cola), và mặt khác, quảng cáo là để mang lại doanh thu nhanh chóng (như kiểu cửa hiệu K quảng cáo bán hàng vào cuối tuần). So với hiệu quả thu được từ một lượng khách hàng khắp nơi trên trái đất thì chi phí cho mỗi lần quảng cáo thật không đáng kể.

Quảng cáo cũng có một số khiếm khuyết. Mặc dù nhanh chóng đến được với nhiều người, nhưng quảng cáo mang tính gián tiếp và không có khả năng thuyết phục như một nhân viên bán hàng. Quảng cáo chỉ có thể giao tiếp một chiều với thính giả, và thính giả cảm thấy không nhất thiết phải phản hồi hay để ý.

Ngoài ra, quảng cáo có thể rất tốn kém. Mặc dù với một số hình thức quảng cáo như trên báo đài, có thể thực hiện với kinh phí thấp, nhưng với những hình thức khác như quảng cáo trên TV đòi hỏi kinh phí rất lớn.

6.2. Bán hàng trực tiếp:

Bán hàng trực tiếp là công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn nhất định trong quá trình mua hàng, đặc biệt là trong việc tạo dựng sự ưa thích, tin tưởng và quyết định mua hàng nơi khách hàng.

So với quảng cáo, bán hàng trực tiếp có nhiều đặc tính riêng biệt. Nó liên quan tới sự tương tác giữa hai hay nhiều người, do vậy, mỗi người đều có thể quan sát được nhu cầu và đặc điểm của người kia và nhanh chóng có điều chỉnh thích hợp. Bán hàng trực tiếp cũng có thể làm nảy sinh tất cả các kiểu quan hệ, từ một quan hệ mua bán đơn thuần đến một tình bạn riêng tư sâu sắc.

Một người bán hàng hiệu quả sẽ ghi nhớ những sở thích của khách hàng để phát triển mối quan hệ lâu dài. Cuối cùng người mua thường cảm thấy có nhiều nhu cầu nghe và phản hồi hơn, thậm chí chỉ là một câu trả lời lịch sự: "Không, cám ơn".

Những đặc tính duy nhất này có giá của nó. Lực lượng bán hàng đòi hỏi tính bền bỉ lâu dài hơn quảng cáo, quảng cáo có thể bật lên hoặc tắt đi - nhưng quy mô đội ngũ bán hàng sẽ khó thay đổi hơn. Việc bán hàng trực tiếp là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất, trung bình đòi hỏi công ty công nghiệp phải chi 197 đô la cho mỗi lần chào hàng. Các công ty Mỹ chi cho bán hàng trực tiếp nhiều gấp ba lần cho quảng cáo.

6.3. Khuyến mại:

Khuyến mại bao gồm nhiều loại công cụ, như phiếu giảm giá, tham dự một cuộc thi, bán hàng giảm giá, mua hàng có thưởng, và có nhiều dạng khác; và những công cụ này có nhiều đặc điểm riêng biệt. Chúng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng và cung cấp các thông tin cần thiết để lôi cuốn người tiêu dùng mua hàng.

Chúng khuyến khích mạnh mẽ việc mua hàng bằng cách đưa ra những 1 khích lệ hoặc góp phần làm tăng thêm giá trị cho khách hàng. Khuyến mại mời gọi và nhanh chóng nhận được phản hồi. Trong khi quảng cáo chỉ nói "hãy mua sản phẩm của chúng tôi" thì khuyến mãi kêu gọi "hãy mua nó ngay bây giờ".

Các công ty sử dụng các công cụ khuyến mãi để nhận được phản hồi nhanh chóng và mạnh mẽ hơn từ phía các khách hàng. Khuyến mãi có thể được sử dụng để làm nổi bật việc chào bán sản phẩm và vực dậy doanh thu sa sút.Tuy nhiên, khuyến mại thường chỉ có ảnh hưởng trong thời gian ngắn và không có tác dụng gì trong việc tạo sự ưa thích lâu dài nhãn hiệu đó.



6.4. Quan hệ công chúng:

Quan hệ công chúng có nhiều đặc tính riêng biệt. Nó rất đáng tin cậy - những mẩu chuyện về tin tức, những bài viết chuyên đề và sự kiện dường như thực ơn và đáng tin cậy đối với người đọc hơn là những mẩu quảng cáo.

Quan hệ công chúng có thể tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng, những người thường né tránh các đội ngũ bán hàng và các mẩu quảng cáo - thông điệp đến với người mua ở dạng "tin tức" hơn là một phương tiện nhắm đến việc bán hàng. Và giống như quảng cáo, quan hệ công chúng có thể làm nổi bật hình ảnh của công ty hoặc sản phẩm.


 

 
Các nhà Marketing thường có khuynh hướng không phát huy hết công dụng của quan hệ công chúng hoặc nếu có sử dụng thì cũng chỉ là một hành động muộn màng. Song, một chiến dịch quan hệ công chúng được chuẩn bị thấu đáo kết hợp với các nhân tố khác trong hỗn hợp xúc tiến kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả và tiết kiệm được chi phí.

 

7. Ngân sách giành cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam

 

Ngân sách dành cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tùy thuộc rất lớn vào loại hình sản phẩm du lịch đã, đang có của Việt Nam cũng như tùy vào mục tiêu của công tác. Ngân sách này dao động từ 5% đến 50% hay nhiều hơn.



Tổng ngân sách phải chia ra thật cụ thể cho từngđối tượng mục tiêu cụ thể của công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam.

 





Bài 2: CHÍNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA CỦA NHÀ NƯỚC:

 

2.1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 2001 – 2010

 

CHÍNH PHỦ                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       ---------                                         Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 97/2002/QĐ-TTg

                          -------------------------------



Hà Nội, ngày 22  tháng 7 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ


Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010



THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Du lịch ngày 08 tháng 02 năm 1999;

Xét đề nghị của Tổng cục Du lịch tại Công văn số 1009/TCDL-BBTCL ngày 30 tháng 10 năm 2001 và Công văn số 558/TCDL-BTCL ngày 12 tháng 6 năm 2002, về "Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010",

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001 - 2010" với những nội dung chủ yếu sau đây:



1. Mục tiêu của Chiến lược:

a) Mục tiêu tổng quát:

Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.



b) Mục tiêu cụ thể:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau:

Năm 2005: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 đến 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 đến16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD;

Năm 2010: Khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 đến 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD.



2. Phát triển một số lĩnh vực:

a) Về thị trường:    

Khai thác khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu.

Chú trọng phát triển và khai thác thị trường du lịch nội địa, phát huy tốt nhất lợi thế phát triển du lịch từng địa phương, đáp ứng yêu cầu giao lưu, hội nhập và phù hợp với quy định của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch trong nước và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

b) Về đầu tư phát triển du lịch:

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.

Ưu tiên đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp quốc gia và các khu du lịch chuyên đề.

Kết hợp đầu tư nâng cấp, phát triển các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù cho từng vùng du lịch và cả nước.

Có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch đối với các địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đà Lạt, Ninh Thuận, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tiên, Phú Quốc và các tuyến du lịch quốc gia có ý nghĩa liên kết các vùng, các địa phương có tiềm năng du lịch trên toàn quốc, các điểm du lịch thuộc các tuyến du lịch quốc gia phù hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước.

Đối với các thành phố du lịch như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt; các đô thị du lịch như: Sa Pa, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Hội An, Phan Thiết, Hà Tiên cần phải đầu tư cho phát triển du lịch một cách hợp lý bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển đô thị với phát triển du lịch bền vững, nhằm tăng tính hấp dẫn của hoạt động du lịch.

Thực hiện xã hội hoá trong việc đầu tư, bảo vệ, tôn tạo các di tích, cảnh quan môi trường, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

c) Về phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ:

Xây dựng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch gồm: dạy nghề, đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch.

Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch; đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia cho ngành du lịch; gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững, tạo bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch.



d) Về xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch:

Đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch với các hình thức linh hoạt; phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; tranh thủ hợp tác quốc tế trong hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và của nhân dân về vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.



đ) Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch

Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam - Lào - Campuchia, Việt Nam - Lào - Thái Lan, Việt Nam - Lào - Campuchia- Thái Lan - Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông - sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam á (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch.

 3. Phát triển các vùng du lịch:



a) Vùng du lịch Bắc Bộ: Gồm các tỉnh từ Hà Giang đến Hà Tĩnh. Hà Nội là trung tâm của vùng và của địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng.

b) Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trưởng du lịch Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, di sản văn hoá thế giới.

c) Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Gồm các tỉnh từ Kon Tum đến Cà Mau với hai vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trung tâm của vùng là thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn tăng trưởng du lịch là: thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Hà Tiên - Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu - Phan Thiết. Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển và núi để khai thác thế mạnh du lịch của dải ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, du lịch sông nước, du lịch sinh thái đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

Phát triển du lịch ở các vùng, các địa bàn trọng điểm du lịch, cần phải xuất phát từ điều kiện, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và lợi thế về du lịch của từng vùng nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của cả nước để phát triển du lịch.

 4. Những giải pháp chủ yếu:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch; tổ chức tốt việc thực hiện Pháp lệnh Du lịch, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng Luật Du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của cả nước.

Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương; kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hoá phát triển du lịch.

Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán... doanh nghiệp nhà nước.

Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền như: hội chợ, hội thảo, triển lãm... và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác để xúc tiến du lịch phù hợp với định hướng phát triển thị trường du lịch ở trong và ngoài nước. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.

Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên du lịch, đặc biệt ở những khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có sức hấp dẫn cao, các khu du lịch sinh thái; khuyến khích và tạo điều kiện để huy động sự tham gia và đóng góp của các tổ chức và cá nhân vào việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo phát triển bền vững của du lịch Việt Nam.

Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập du lịch ở mức cao, trước hết là chuẩn bị các điều kiện để khai thác những yếu tố về du lịch trong việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và cũng như khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.

Khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý..., vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt nam ở khu vực và trên thế giới.

  Điều 2. Tổ chức thực hiện


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương