Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng


Phát triển chất lượng cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch



tải về 1.19 Mb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Phát triển chất lượng cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch

 

Trong năm 2008, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các Sở quản lý du lịch địa phương thẩm định mới và thẩm định lại 30 khách sạn từ 3 sao trở lên trên phạm vi cả nước. Công tác thẩm định và thẩm định lại cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo đúng quy định góp phần duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, Tổng cục Du lịch đã hỗ trợ và hướng dẫn các Sở quản lý du lịch áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giám đốc cơ sở lưu trú du lịch. Đồng thời, hợp tác với một số tập đoàn khách sạn lớn nhằm tham khảo kinh nghiệm phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch ở Việt Nam.

Việc triển khai rộng rãi hoạt động xét chọn nhà hàng, điểm mua sắm, dịch vụ ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch đã giúp nâng cao chất lượng dịch vụ ở các điểm đến du lịch, giúp du khách có cơ sở để lựa chọn và quyết định trong chuyến đi.

Năm 2008, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ những sự kiện như Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc về tôn giáo tổ chức tại Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008…, nhất là sự kiện du lịch lớn diễn ra đầu năm 2009 - Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF-09).

 

Số liệu thống kê về cơ sở lưu trú ở Việt Nam năm 2008

 

 

Cơ sở

Số buồng

Tổng số

10.400

207.014

Trong đó:

 

 

- Hạng 5 sao

31

8.196

- Hạng 4 sao

90

10.950

- Hạng 3 sao

175

12.524

- Hạng 2 sao

710

27.300

- Hạng 1 sao

850

19.000

Hạng chuẩn

3.000

44.030

 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác 2008 của TCDL)

Số lượng buồng phòng khách sạn cao sao ở Việt Nam lâu nay vẫn được đánh giá là cung nhỏ hơn cầu. Tình trạng thiếu hụt buồng phòng chưa đáp ứng với tăng trưởng về dòng khách du lịch vào Việt Nam, đặc biệt là khách du lịch cao cấp. Hình ảnh một Việt Nam tươi đẹp, năng động, an toàn, thân thiện với bản sắc văn hóa độc đáo được biết đến ngày càng rộng rãi trên thế giới thu hút ngày càng nhiều du khách sẽ đến với Việt Nam đòi hỏi phát triển cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp, tương xứng với tốc độ tăng trưởng du lịch Việt Nam mấy năm gần đây đã tác động đến dòng vốn đầu tư du lịch thời gian qua. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể các vùng du lịch, các khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm quốc gia, Tổng cục Du lịch đã hỗ trợ các địa phương lập quy hoạch du lịch cụ thể trên địa bàn; kêu gọi thu hút đầu tư du lịch. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch-Đầu tư), trong 8 tháng đầu năm 2008, lĩnh vực khách sạn-du lịch của Việt Nam đã thu hút được 21 dự án với tổng số vốn đầu tư lên tới8.773 triệu USD, vượt xa tổng số vốn đăng ký trong cả giai đoạn 1988-2007. Nhiều hoạt động đầu tư sôi nổi đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Thuận, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu…

Thách thức phải đối mặt hiện nay là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, sụt giảm về tăng trưởng du lịch ở nhiều thị trường trọng điểm. Ngành du lịch của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động này. Công suất sử dụng buồng phòng bình quân cả nước trong năm 2008 chỉ đạt 49%.

Trong thời gian tới, với nỗ lực của ngành Du lịch Việt Nam cùng với các ngành liên quan trong chiến dịch triển khai những giải pháp cấp bách thu hút khách; các cơ sở lưu trú đưa ra động thái cụ thể, tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn; cùng với việc bổ sung, cải thiện quan trọng về hạ tầng cơ sở lưu trú, hy vọng thị trường khách du lịch Việt Nam sẽ sớm tăng trưởng trở lại, góp phần đưa ngành du lịch tiếp tục phát triển.

 

Du lịch hướng tới chuyên nghiệp hóa

 

Chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực du lịch là một trong những trọng tâm ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới, thay thế cho phương cách đào tạo thiếu bài bản từ trước tới nay.



 

Cuối tuần qua, hội thảo toàn quốc “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hoá - Du lịch trong xu thế và hội nhập” đã được tổ chức tại ĐH Sài Gòn. Tại đây, thực trạng đào tạo “sứ giả du lịch” cho chúng ta thấy còn nhiều “lỗ hổng” khiến cho du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.



Cần cả người quản lý và nhân viên giỏi

Về vấn đề này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch cũng cho rằng du lịch cũng như bất kỳ ngành kinh tế khác đều vì con người và do con người.Vì vậy, nguồn nhân lực du lịch cần đáp ứng được 3 yêu cầu chính là tri thức, nghiệp vụ và văn hoá.

"Du khách nước ngoài đến Việt Nam không chỉ để thư giãn, giải trí mà còn đánh giá nền văn hóa của nước ta qua mỗi chuyến đi. Chính vì vậy, văn hóa nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà", ông Huỳnh Quốc Thắng - Hiệu trưởng CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP HCM nói.

“Các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ hàng chục tỷ đồng xây dựng những khu resort, khách sạn cao cấp, nhưng không sẵn sàng chi vài chục triệu đồng đào tạo nhân viên dẫn đến phải thuê nhân sự thiếu tay nghề bị khách hàng chê bai...”, ông Hà Kim Vọng - Hiệu trưởng trường Du lịch và Ngoại ngữ Khôi Việt TP HCM nhận xét về thực trạng đào tạo nhân lực du lịch trong những năm qua.

Cũng theo ông Vọng, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn có khuynh hướng xem trọng nhân viên quản lý, xem thường nhân viên phục vụ tiếp tân.

Theo bà Phạm Thu Nga, Trưởng khoa Văn hóa - Du lịch ĐH Sài Gòn, hiện sinh viên ra trường vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp... nên khi doanh nghiệp tuyển dụng phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng nhu cầu công việc. Điều đó dẫn đến nguồn nhân lực du lịch "thừa nhưng vẫn thiếu".

Nhiều chuyên gia cho rằng việc đào tạo sinh viên ngành du lịch không nhất thiết phải cần đến tiến sĩ mà chỉ cần những giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn, trong khi những người này lại chỉ tập trung làm ở nhà hàng khách sạn mà không tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn lao động trong lĩnh vực này không chỉ có đào tạo kỹ năng mà còn đào tạo phong cách, văn hóa và phẩm chất cho nhân viên. Phần lớn trong các trường, việc đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết trong khi đây là ngành đòi hỏi phải có những hoạt động thực tế.

Nhiều đại biểu cũng nêu vấn đề  nhân lực ngành du lịch vẫn còn yếu về chuyên môn ngoại ngữ. Chỉ xét riêng về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp, Nhật, Đức, số hướng dẫn viên thông thạo chỉ chiếm khoảng 5-12% trong tổng số 5.000 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ của cả nước. Ngay cả tiếng Anh là loại ngoại ngữ thông dụng nhất nhưng hướng dẫn viên thạo ngoại ngữ này vẫn còn hạn chế. 



Triển vọng từ các dự án, chương trình quốc gia

Trong quy hoạch tổng thể Du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 đến 2010, Chính phủ đã xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm trong công cuộc phát triển ngành công nghiệp Du lịch Việt Nam.

Việt Nam đã hợp tác với Cộng đồng Châu Âu  thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam thông qua Hiệp định tài chính ký tháng 11/2001, với tổng chi phí 12 triệu Euro (Cộng đồng châu Âu tài trợ 10,8 triệu Euro và phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 1,2 triệu Euro). Theo đó, Dự án khởi động từ năm 2004 đã giúp đào tạo lực lượng lao động của ngành Du lịch, các trường đào tạo và khách du lịch. Dự án hoàn tất trước 30/6/2008 theo thời hạn đã nêu trong Hiệp định tài chính. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” Việt Nam đã được gia hạn tới hết tháng 1 năm 2010.

Được biết,  Dự án đã đào tạo giúp cho Việt Nam 2.500 huấn luyện viên ngành du lịch, thuộc thành phần cán bộ từ các doanh nghiệp. Những nhân viên này là hạt nhân có trách nhiệm đào tạo chuyên môn lại cho những người khác, theo đúng tiêu chuẩn của Châu Âu, về nguồn nhân lực có trình độ cao.

Dự án còn hỗ trợ Tổng cục Du lịch tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập khu vực, tham gia các hội thảo, hội nghị của ASEAN, APEC, PATA, ASEANTA… nhằm tiến tới đạt được sự công nhận của khu vực đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam.

Mới đây nhất, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo "Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới 2015 và tầm nhìn đến 2020" đã định hướng: Phấn đấu đến 2015, nguồn nhân lực du lịch có ít nhất 500.000 lao động trực tiếp và 1,3 - 1,5 triệu lao động gián tiếp.

Cũng theo dự thảo, đến năm 2020 nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam phải đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tổng số vốn cho Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới năm 2015 là 2.400 tỉ đồng.

Kết quả thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam:

Nhóm kết quả thứ nhất: Xây dựng một "Hệ thống công nhận kỹ năng nghề cấp quốc gia". Mười trung tâm đào tạo và thẩm định đặt tại các trường đào tạo du lịch, nằm trong hệ thống này đã được trang bị các phòng thực hành. 18 phòng trong tổng số 28 phòng đã sẵn sàng để tiến hành thẩm định cho các kỹ năng nghề lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ nhà hàng, an ninh khách sạn. Sáu kỳ thẩm định kỹ năng nghề đầu tiên đã được tổ chức trong hai tháng gần đây tại sáu trung tâm thẩm định mới thành lập, sau đó sẽ tiếp tục từ tháng 01/2008 trở đi.

Nhóm kết quả thứ hai:  Xây dựng một khung thể chế quốc gia hỗ trợ tăng cường năng lực trong việc triển khai hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt Nam bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

Nhóm kết quả thứ ba đang được dự án thực hiện là gắn kết hài hòa hệ thống công nhận kỹ năng nghề du lịch cấp quốc gia với hệ thống công nhận nghề của khu vực và tăng cường hợp tác khu vực. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam đã được công nhận bởi một số tổ chức du lịch trong khu vực và quốc tế như PATA, ASEANTA.

 

Du lịch và bản sắc văn hoá dân tộc

 

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Tuy ra đời muộn nhưng nó đã đóng góp vào sự phát triển toàn cầu, mang nội dung văn hoá sâu sắc.



 

Du lịch phát triển thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành sản xuất dịch vụ khác, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, xoá đói giảm nghèo, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.


Từ giữa thế XX, du lịch quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 7% năm về lượng khách và 11% năm về thu nhập, chiếm 6,5% tổng sản phẩm quốc dân và bằng 1/3 doanh thu khối dịch vụ toàn cầu. Trong giai đoạn hiện nay, du lịch chính là một con đường để tiếp cận với các quốc gia bên ngoài một cách hữu hiệu nhất góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Thực tế đã cho thấy, các nước có ngành du lịch phát triển có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu khoa học công nghệ nước ngoài nhanh hơn, nhiều hơn. Bởi vì thông qua giao lưu đã giúp cho sự hiểu biết lẫn nhau nhanh hơn, nhiều hơn, toàn diện hơn. Sự giao lưu này có ý nghĩa tích cực đối với việc xúc tiến khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục giữa các bên.


Du lịch không những mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, mà  còn chứa đựng bản sắc nhân văn. Du lịch là hộ chiếu đi đến hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Những sự giao tiếp tạo ra sự hiểu biết thật hơn, không phải thông qua lăng kính của các kênh thông tin đại chúng, việc này giúp xoá bớt thành kiến giữa các dân tộc, góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau “Du lịch là con đẻ của hoà bình, là phương tiện củng cố hoà bình, là phương tiện góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế” (tuyên bố OSAKA).


Du lịch còn góp phần bảo vệ và giữ gìn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu thiên nhiên. Sự phát triển du lịch tác động đến các khía cạnh văn hoá xã hội của nơi đến. Ngược lại, du khách cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương phản, sự khác biệt về văn hoá, đời sống ở các nước các vùng họ đến thăm. Họ có cơ hội để hiểu biết và học hỏi các phong cách sống và phong tục tập quán của dân tộc khác có thể là lợi ích to lớn đối với du khách.


Hơn hết, một trong những ưu điểm lớn của du lịch là khuyến khích khôi phục những nét văn hoá bị mai một hoặc mất đi, làm phục hưng và duy trì các loại hình nghệ thuật như âm nhạc, sản phẩm thủ công, các điệu múa nghi lễ...; làm sống lại các phong tục dẫn đến việc bảo tồn các công trình văn hoá và tạo ra thị trường mới cho các tác phẩm nghệ thuật.


Thông thường, các du khách trở về sau một chuyến đi thường hy vọng cộng đồng của mình cũng chia sẻ các phong tục, tập quán, thái độ và lòng tin mà họ thu nhận, học tập được. Sự so sánh các nền văn hoá, sự mong muốn bổ sung thêm các yếu tố "tốt" của nền văn hoá khác, loại bỏ các yếu tố "xấu" của  chính cộng đồng mình là một phần tích cực và mang tính giáo dục cao, đồng thời làm tăng sự hiểu biết của những người nơi mình đến đối với non sông gấm vóc, lịch sử và văn hoá dân tộc, của quê hương mình, tổ quốc mình, tạo nên tinh thần yêu nước, xây dựng đất nước giàu mạnh, tinh thần trách nhiệm đối với lịch sử, văn hoá dân tộc, lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân.


Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ lợi thế và tiềm năng để phát triển du lịch. Trong những năm qua du lịch Nghệ An đã có bước phát triển nhanh, ổn định và đúng hướng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung về kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt Vịêt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) du lịch Nghệ An cần phải xây dựng chiến lược phát triển lâu dài. Đa dạng các loại hình, sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tắm biển, vắn hoá - lịch sử, nghiên cứu tìm hiểu thiên nhiên, giải trí cao cấp… đồng thời làm tốt công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá xứ Nghệ.



Du lịch vùng biên - hướng mũi nhọn thu hút khách

 

Với 4.550km đường biên giới giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia trải dài từ Bắc vào Nam, cùng 20 cửa khẩu quốc tế,  Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch vùng biên giới.



 

Du lịch vùng biên - hướng đi mũi nhọn

Ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch, nhận định trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, để tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam lên 6 - 10 triệu người mỗi năm, thì đầu tư vào du lịch đường bộ vùng biên giới chính là lựa chọn tốt nhất.


Bởi vậy, theo ông Bình, cần tăng cường đầu tư hơn nữa cho con đường thu hút khách quốc tế hiệu quả này, nhất là  khách từ Trung Quốc và các nước ASEAN.


Việc lựa chọn điểm du lịch ưu tiên đầu tư làm động lực thúc đẩy phát triển du lịch biên giới toàn tuyến được đánh giá là không khó, bởi mỗi tỉnh biên giới đều có những tiềm năng đặc trưng để tổ chức tour, nhất là các tỉnh vừa có núi vừa có biển.


Chẳng hạn như các tỉnh biên giới có thác nước đẹp và hùng vĩ ở Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên rất thích hợp để tổ chức loại hình du lịch vượt thác mạo hiểm. Tại các tỉnh vừa có núi vừa có biển có thể tổ chức du lịch sinh thái mạo hiểm, thể thao dưới biển, dù bay trên biển… Với các tỉnh có thế mạnh về sông, hồ có thể phát triển loại hình du thuyền độc mộc, thuyền nan, bè tre, câu cá,…


Các sản phẩm du lịch này vừa khai thác được các lợi thế do thiên nhiên ban tặng, vừa giới thiệu được những nét bản sắc văn hóa, lối sống của người dân bản địa và đây chính là sức hấp dẫn, thu hút du khách quốc tế.




Khó khăn còn nhiều

Trong những năm qua, lượng khách vào Việt Nam qua đường bộ biên giới chiếm 30% tổng lượng khách quốc tế. Ngoại trừ Quảng Ninh, Lào Cai ở miền Bắc và Thừa Thiên Huế, Quảng Nam ở miền Trung đã có bước phát triển nhất định về du lịch vùng biên, còn các tỉnh biên giới khác vẫn chưa thực sự khai thác được thế mạnh sẵn có.


Lượng khách quốc tế đến các tỉnh biên giới bằng đường sông và đường biển chưa nhiều. Hiện tại khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường sông chỉ có thể qua cửa khẩu quốc tế duy nhất là Tịnh Biên ở An Giang.


Khách tới bằng đường biển chủ yếu đến Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kiên Giang. Trong đó, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) là nơi thu hút nhiều khách nhất, chủ yếu là khách Trung Quốc.

Hiện tại, các cửa khẩu quốc tế hầu hết chưa đáp ứng được yêu cầu đón khách do địa điểm chật hẹp, không đủ chỗ cho lượng lớn khách chờ làm thủ tục cùng lúc. Hơn nữa, các trang thiết bị phục vụ làm thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan cho hành khách và hành lý chưa được hiện đại hóa, do đó, khi lượng khách du lịch qua đường biên giới đông vào dịp Tết, ngày nghỉ, ngày lễ thì việc làm thủ tục qua cửa khẩu sẽ rất chậm.

Bên cạnh đó, tuy một số cặp cửa khẩu của Việt Nam và nước bạn đã ký kết văn bản hợp tác kiểm tra hải quan “một cửa, một điểm dừng” nhưng chưa thể triển khai do một số cửa khẩu nước bạn chưa sẵn sàng về kết cấu hạ tầng, trang thiết bị.


Đó là chưa kể trong mùa mưa lũ, nhiều đoạn đường khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung thường sạt lở, ngập lụt ,gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển du lịch.


Hiện tại, công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng, quản lý tài nguyên du lịch ở nhiều tỉnh biên giới còn hạn chế. Các ấn phẩm quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của nhiều địa phương không có nhiều, nhất là ấn phẩm bằng tiếng Anh, một số tỉnh thậm chí chưa có trang thông tin điện tử giới thiệu du lịch địa phương trên mạng internet. Nhiều dự án thủy điện đang tác động xấu tới môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch và đe dọa môi trường sống của người dân cần được nghiêm túc chấn chỉnh.




Phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường khẳng định Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển du lịch vùng biên giới, nhất là qua cửa khẩu đường bộ, nhưng thực sự vẫn còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục để có thể phát triển loại hình du lịch này thành mũi nhọn trong tương lai.


Thúc đẩy du lịch biên giới là yêu cầu bức thiết, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh vùng biên, mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Tuy nhiên, phát triển du lịch tại vùng biên này gắn với cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân vùng sâu, vùng xa ,đồng thời gìn giữ được bản sắc văn hóa đa dạng, hấp dẫn của các dân tộc ít người nơi đây.


Chủ trương của Tổng cục Du lịch trong thời gian tới trong vấn đề này là du lịch vùng biên phải gắn với củng cố an ninh quốc phòng, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an toàn xã hội khu vực biên giới. Các tỉnh vùng biên cần chủ động kêu gọi đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.


Theo đó, các tỉnh biên giới cần năng động hơn nữa trong việc liên kết với các nước bạn để xây dựng chương trình du lịch liên quốc gia, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường bộ.


Ngoài các yếu tố đầu tư về đường giao thông, cơ sở lưu trú, chỉnh trang cửa khẩu, hoàn thiện chính sách, quảng bá xúc tiến thì đào tạo nguồn nhân lực làm du lịch biên giới chuyên nghiệp cũng được coi là việc làm cần thiết tại các địa phương vùng biên./.



Du lịch Việt Nam - chiến lược và hành động: Các doanh nghiệp gian nan thử sức

Để tăng sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam, ngoài sự tự thân vận động, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẻ trên cơ sở chính sách chung của Nhà nước.

 

Nhìn sang các nước lân cận, ngành du lịch Thái Lan, Singapore hay Malaysia đã làm được điều này và làm rất tốt. Hơn bao giờ hết, chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phải chủ động đón bắt cơ hội để vượt qua thách thức…



Chương trình giảm giá, kích cầu du lịch "Ấn tượng Việt Nam" có thành công hay không, phụ thuộc vào chính hành động của các doanh nghiệp trong ngành du lịch. "Trong cái khó, ló cái… sáng kiến", không ít doanh nghiệp đang xem đây như một cơ hội để giành thị trường và khẳng định thương hiệu.

"Kéo" du khách quốc tế vào Việt Nam

Hưởng ứng chủ trương giảm giá, kích cầu du lịch, Công ty du lịch Vietravel vừa tổ chức một cuộc khảo sát xuyên Việt dành cho đại diện của 12 hãng lữ hành quốc tế thuộc các nước: Pháp, Hy Lạp, Áo, Đức để tìm kiếm cơ hội đầu tư và đẩy mạnh phát triển thị trường khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009.

Đoàn famtrip khảo sát các danh thắng tại nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Hà Nội- Ninh Bình- Hạ Long- Đà Nẵng- Hội An- Huế- Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều điểm đến hấp dẫn như tham quan đền Quán Thánh, Văn Miếu, xem múa rối nước, du ngoạn phố cổ Hà Nội bằng xích lô...

Bà Dương Mai Lan, Trưởng phòng nghiên cứu, phát triển của Công ty Vietravel tại Hà Nội cho biết, công ty đã có nhiều tour khuyến mãi dành cho du khách quốc tế: "Vietravel giảm từ 30-50% cho các tour du lịch như sau: Hà Nội- Hạ Long- Huế- Đà Nẵng- Hội An- Mỹ Tho- địa đạo Củ Chi- Thành phố Hồ Chí Minh (8 ngày- 7 đêm)…”

Dự kiến trong những tháng kế tiếp, Vietravel sẽ tham dự các hội chợ tại Pháp, Đức, Nga… để quảng bá cho những sản phẩm du lịch trong nước dành cho du khách quốc tế. Giá thành các tour du lịch phụ thuộc nhiều vào các đối tác cung cấp dịch vụ.

Trong khi các Hiệp hội chưa đủ mạnh để tập hợp các doanh nghiệp cùng ngồi vào bàn thương thảo thì vai trò chủ động vẫn phải là các doanh nghiệp. Ngay sau khi chương trình "Ấn tượng Việt Nam" được phát động, Vietravel chủ động đưa ra ý tưởng hình thành nhóm Đối tác vàng, bao gồm hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ thân thiết, cùng cam kết đưa ra những bộ giá tốt nhất. Bà Dương Mai Lan  khẳng định, "đây mới là hướng đi đúng và khả thi".



Tạo cơ hội để giành thị trường khách

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt tính toán, các công ty lữ hành chỉ có thể chủ động giảm được vài ba phần trăm giá tour, vì khó có công ty nào có thể lãi 5%. Điều đáng ghi nhận là Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã giảm khoảng 60% giá tour đi Miền Trung (Huế- Đà Nẵng) và đi miền Bắc (từ Huế trở ra).

Là một doanh nghiệp có tên trong danh sách được giảm giá, Công ty Lửa Việt đã lập một loạt tour đi Miền Trung và Miền Bắc và có thể giảm giá được khoảng 35%. Tuy nhiên còn một cái khó là xe vân chuyển du lịch không giảm giá, thậm chí còn đòi tăng giá, mà công ty thì không thể đi thuyết phục được từng chủ xe.

Để giảm giá, công ty chủ động thương thảo, bàn bạc với các đối tác thân thiết, tập trung tăng chất lượng dịch vụ, đồng thời có nhiều quà tặng cho du khách. Công ty Lửa Việt cũng tìm nhiều tour du lịch mới, đáp ứng yêu cầu của học sinh, sinh viên đi Bình Dương và Bình Phước. Với tour đi Campuchia, Công ty cam kết giảm 80% thời gian chờ đợi ở cửa khẩu, cam kết không thu bất cứ khoảng tiền nào ngoài giá tour và nếu khách không hài lòng sẽ được trả lại tiền.

Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, giai đoạn khó khăn hiện nay chính là lúc các đơn vị kinh doanh du lịch năng động khẳng định thương hiệu: "Dĩ nhiên chẳng ai muốn khó khăn, nhưng trong cái khó, mình phải tìm mọi cách để… ló cái hay”.

Quảng bá và liên kết

Trong chương trình giảm giá "Ấn tượng Việt Nam" sẽ chia thành 9 nhóm thị trường, trong đó 5 nhóm thị trường Pháp - Tây Âu, Nhật Bản, ASEAN, Australia và New Zealand sẽ là đối tượng chính của chương trình giảm giá.

Kế hoạch này đã nằm trong gói chào hàng của một số công ty du lịch lữ hành. "Chúng tôi đã cử một số đoàn sang một số thị trường trọng điểm để chào sản phẩm của mình, trong đó có 3 thị trường đã đăng ký với Tổng cục là: Đông Nam Á, Australia, New Zealand, Châu Âu- Tây Ban Nha", ông Nguyễn Công Hoan, Phó giám đốc Trung tâm Lữ hành quốc tế Hà Nội (Redtour) cho biết.

Muốn làm tốt du lịch trong điều kiện khó khăn, ngành du lịch các tỉnh cũng đang có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau, thậm chí cả việc liên kết xuyên quốc gia: "Chúng tôi đã có liên kết với 8 tỉnh Tây Bắc, liên kết với các tỉnh Phú Thọ và Yên Bái trong chương trình "Du lịch cội nguồn". Đầu tháng 3 này chúng tôi có hội nghị chuyên bàn với ngành du lịch một số tỉnh biên giới của Trung Quốc để khách từ các quốc gia ở Châu Âu đã đến Lào Cai cũng có thể được sang thăm Trung Quốc dễ dàng và khách đến Châu Hồng Hà cũng có thể thăm Việt Nam”- Tiến sĩ Trần Hữu Sơn- Giám đốc Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Lào Cai hào hứng cho biết.

Tuy nhiên, để làm được điều này, theo ông Sơn, phải thay đổi chế độ cấp giấy tờ, để người ta có thể đến Lào Cai có thể sang thăm Châu Hồng Hà, thăm Vân Nam và từ Vân Nam cũng có thể đến Sa Pa.

Chương trình "Ấn tượng Việt Nam" triển khai được gần 2 tháng và đã có sự chuyển biến bước đầu. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, chương trình này chưa thực sự gây ấn tượng mạnh, nếu so sánh với chương trình "Thái Lan xin lỗi".

Ngay sau khi đưa ra chương trình trên, dưới sự điều hành của Tổng cục Du lịch Thái Lan, các ngành dịch vụ phục vụ cho du lịch như hàng không, nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm... đã phối hợp chặt chẽ với nhau, nhất quán trong việc giảm giá các dịch vụ nhằm thu hút du khách đến với đất nước này.

"Rõ ràng, dù các doanh nghiệp có nỗ lực vượt khó thì để tạo nên hiệu ứng mạnh không thể là các hành động tự thân, đơn lẻ. Chính sách giá phải do các công ty tự hoạch định và tự nguyện. Chính phủ đưa ra được chủ trương nhưng cũng phải đưa ra được chính sách ngay. Thái Lan họ làm rất tốt điều này"- Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc công ty lữ hành Hà Nội kiến nghị.



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương