Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng


Tin 29. Du lịch Việt Nam - chiến lược và hành động: Các doanh nghiệp gian nan thử sức



tải về 1.19 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

Tin 29. Du lịch Việt Nam - chiến lược và hành động: Các doanh nghiệp gian nan thử sức

Để tăng sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam, ngoài sự tự thân vận động, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẻ trên cơ sở chính sách chung của Nhà nước.

Nhìn sang các nước lân cận, ngành du lịch Thái Lan, Singapore hay Malaysia đã làm được điều này và làm rất tốt. Hơn bao giờ hết, chính các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phải chủ động đón bắt cơ hội để vượt qua thách thức…

Chương trình giảm giá, kích cầu du lịch "Ấn tượng Việt Nam" có thành công hay không, phụ thuộc vào chính hành động của các doanh nghiệp trong ngành du lịch. "Trong cái khó, ló cái… sáng kiến", không ít doanh nghiệp đang xem đây như một cơ hội để giành thị trường và khẳng định thương hiệu.

 

"Kéo" du khách quốc tế vào Việt Nam

Hưởng ứng chủ trương giảm giá, kích cầu du lịch, Công ty du lịch Vietravel vừa tổ chức một cuộc khảo sát xuyên Việt dành cho đại diện của 12 hãng lữ hành quốc tế thuộc các nước: Pháp, Hy Lạp, Áo, Đức để tìm kiếm cơ hội đầu tư và đẩy mạnh phát triển thị trường khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009.

Đoàn famtrip khảo sát các danh thắng tại nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam như Hà Nội- Ninh Bình- Hạ Long- Đà Nẵng- Hội An- Huế- Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều điểm đến hấp dẫn như tham quan đền Quán Thánh, Văn Miếu, xem múa rối nước, du ngoạn phố cổ Hà Nội bằng xích lô...

Bà Dương Mai Lan, Trưởng phòng nghiên cứu, phát triển của Công ty Vietravel tại Hà Nội cho biết, công ty đã có nhiều tour khuyến mãi dành cho du khách quốc tế: "Vietravel giảm từ 30-50% cho các tour du lịch như sau: Hà Nội- Hạ Long- Huế- Đà Nẵng- Hội An- Mỹ Tho- địa đạo Củ Chi- Thành phố Hồ Chí Minh (8 ngày- 7 đêm)…”

Dự kiến trong những tháng kế tiếp, Vietravel sẽ tham dự các hội chợ tại Pháp, Đức, Nga… để quảng bá cho những sản phẩm du lịch trong nước dành cho du khách quốc tế. Giá thành các tour du lịch phụ thuộc nhiều vào các đối tác cung cấp dịch vụ.

Trong khi các Hiệp hội chưa đủ mạnh để tập hợp các doanh nghiệp cùng ngồi vào bàn thương thảo thì vai trò chủ động vẫn phải là các doanh nghiệp. Ngay sau khi chương trình "Ấn tượng Việt Nam" được phát động, Vietravel chủ động đưa ra ý tưởng hình thành nhóm Đối tác vàng, bao gồm hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ thân thiết, cùng cam kết đưa ra những bộ giá tốt nhất. Bà Dương Mai Lan  khẳng định, "đây mới là hướng đi đúng và khả thi".



Tạo cơ hội để giành thị trường khách

Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt tính toán, các công ty lữ hành chỉ có thể chủ động giảm được vài ba phần trăm giá tour, vì khó có công ty nào có thể lãi 5%. Điều đáng ghi nhận là Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã giảm khoảng 60% giá tour đi Miền Trung (Huế- Đà Nẵng) và đi miền Bắc (từ Huế trở ra).

Là một doanh nghiệp có tên trong danh sách được giảm giá, Công ty Lửa Việt đã lập một loạt tour đi Miền Trung và Miền Bắc và có thể giảm giá được khoảng 35%. Tuy nhiên còn một cái khó là xe vân chuyển du lịch không giảm giá, thậm chí còn đòi tăng giá, mà công ty thì không thể đi thuyết phục được từng chủ xe.

Để giảm giá, công ty chủ động thương thảo, bàn bạc với các đối tác thân thiết, tập trung tăng chất lượng dịch vụ, đồng thời có nhiều quà tặng cho du khách. Công ty Lửa Việt cũng tìm nhiều tour du lịch mới, đáp ứng yêu cầu của học sinh, sinh viên đi Bình Dương và Bình Phước. Với tour đi Campuchia, Công ty cam kết giảm 80% thời gian chờ đợi ở cửa khẩu, cam kết không thu bất cứ khoảng tiền nào ngoài giá tour và nếu khách không hài lòng sẽ được trả lại tiền.

Theo ông Nguyễn Văn Mỹ, giai đoạn khó khăn hiện nay chính là lúc các đơn vị kinh doanh du lịch năng động khẳng định thương hiệu: "Dĩ nhiên chẳng ai muốn khó khăn, nhưng trong cái khó, mình phải tìm mọi cách để… ló cái hay”.

Quảng bá và liên kết

Trong chương trình giảm giá "Ấn tượng Việt Nam" sẽ chia thành 9 nhóm thị trường, trong đó 5 nhóm thị trường Pháp - Tây Âu, Nhật Bản, ASEAN, Australia và New Zealand sẽ là đối tượng chính của chương trình giảm giá.

Kế hoạch này đã nằm trong gói chào hàng của một số công ty du lịch lữ hành. "Chúng tôi đã cử một số đoàn sang một số thị trường trọng điểm để chào sản phẩm của mình, trong đó có 3 thị trường đã đăng ký với Tổng cục là: Đông Nam Á, Australia, New Zealand, Châu Âu- Tây Ban Nha", ông Nguyễn Công Hoan, Phó giám đốc Trung tâm Lữ hành quốc tế Hà Nội (Redtour) cho biết.

Muốn làm tốt du lịch trong điều kiện khó khăn, ngành du lịch các tỉnh cũng đang có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau, thậm chí cả việc liên kết xuyên quốc gia: "Chúng tôi đã có liên kết với 8 tỉnh Tây Bắc, liên kết với các tỉnh Phú Thọ và Yên Bái trong chương trình "Du lịch cội nguồn". Đầu tháng 3 này chúng tôi có hội nghị chuyên bàn với ngành du lịch một số tỉnh biên giới của Trung Quốc để khách từ các quốc gia ở Châu Âu đã đến Lào Cai cũng có thể được sang thăm Trung Quốc dễ dàng và khách đến Châu Hồng Hà cũng có thể thăm Việt Nam”- Tiến sĩ Trần Hữu Sơn- Giám đốc Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch Lào Cai hào hứng cho biết.

Tuy nhiên, để làm được điều này, theo ông Sơn, phải thay đổi chế độ cấp giấy tờ, để người ta có thể đến Lào Cai có thể sang thăm Châu Hồng Hà, thăm Vân Nam và từ Vân Nam cũng có thể đến Sa Pa.

Chương trình "Ấn tượng Việt Nam" triển khai được gần 2 tháng và đã có sự chuyển biến bước đầu. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận, chương trình này chưa thực sự gây ấn tượng mạnh, nếu so sánh với chương trình "Thái Lan xin lỗi".

Ngay sau khi đưa ra chương trình trên, dưới sự điều hành của Tổng cục Du lịch Thái Lan, các ngành dịch vụ phục vụ cho du lịch như hàng không, nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm... đã phối hợp chặt chẽ với nhau, nhất quán trong việc giảm giá các dịch vụ nhằm thu hút du khách đến với đất nước này.

"Rõ ràng, dù các doanh nghiệp có nỗ lực vượt khó thì để tạo nên hiệu ứng mạnh không thể là các hành động tự thân, đơn lẻ. Chính sách giá phải do các công ty tự hoạch định và tự nguyện. Chính phủ đưa ra được chủ trương nhưng cũng phải đưa ra được chính sách ngay. Thái Lan họ làm rất tốt điều này"- Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc công ty lữ hành Hà Nội kiến nghị./.



Tin 30. Tạo "Ấn tượng Việt Nam" - trọng tâm của ngành du lịch trong năm 2009

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trần Chiến Thắng: chiến dịch khuyến mãi, giảm giá "Ấn tượng Việt Nam" được các doanh nghiệp lữ hành, vận tải, cơ sở lưu trú hưởng ứng tích cực.

Tại Hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch 2009 diễn ra ngày 17-18/2 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Trần Chiến Thắng khẳng định: Năm 2009, ngành du lịch triển khai quyết liệt và hiệu quả Chương trình hành động nhằm thu hút khách quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa. Trọng tâm của Chương trình này là chiến dịch khuyến mãi, giảm giá "Ấn tượng Việt Nam", kéo dài từ đầu năm đến hết tháng 9/2009. Đây được coi là giải pháp cấp bách hữu hiệu nhất nhằm thu hút khách du lịch tới Việt Nam trong tình hình nhu cầu du lịch toàn cầu đang giảm mạnh. Một nhóm giải pháp lâu dài hướng đến sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam cũng sẽ được triển khai trong năm 2009 như: triển khai đồng bộ việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới, tăng cường quảng bá, xúc tiến...

Thứ trưởng Trần Chiến Thắng cũng khẳng định rằng: chiến dịch khuyến mãi, giảm giá "Ấn tượng Việt Nam" được các doanh nghiệp lữ hành, vận tải, cơ sở lưu trú hưởng ứng tích cực. Tham gia chiến dịch này, giá tour, giá dịch vụ khác đều giảm nhưng doanh nghiệp vẫn có thể có lãi bởi cuối tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định giảm 50% thuế VAT đối với các doanh nghiệp lữ hành, vận tải, khách sạn; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp... Các doanh nghiệp đã xây dựng tour dành riêng cho các thị trường khách quốc tế như: ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp - Tây Âu, Ốt-xtrây-li-a và Niu Di-lân. Với khách nội địa cũng có nhiều sự lựa chọn thú vị với mức giá bình dân bất ngờ... nhằm kích thích du lịch nội địa. Các doanh nghiệp tham gia chiến dịch “Ấn tượng Việt Nam” đều mong muốn có thể kích thích nhu cầu du lịch của khách trong và ngoài nước theo phương châm “thà được một đồng còn hơn không được đồng nào”. Do đó, sẽ không có chuyện doanh nghiệp đăng ký mà không giảm giá cho khách hàng. Doanh nghiệp không thực hiện theo đúng cam kết tức là đã đơn thương độc mã đi ngược lại với lợi ích của số đông, là tự gây khó khăn cho mình.

Theo chiến dịch này, khách du lịch quốc tế và nội địa khi mua các tour trọn gói được đăng tải công khai trên website của chiến dịch tại địa chỉ www.impressivevietnam.vn đều được giảm giá về khách sạn lưu trú, phương tiện vận chuyển, dịch vụ mua sắm, giá tour... Mức giảm giá cao nhất có thể lên tới 50%. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch: đã có 80 cơ sở lưu trú, trong đó có cả khách sạn 4-5 sao ở các thành phố lớn, khu du lịch nổi tiếng, gần 40 công ty lữ hành chính thức tham gia chiến dịch "Ấn tượng Việt Nam".
Để đạt được mục tiêu đón 22 triệu lượt khách nội địa và 4,3 triệu lượt khách quốc tế, ngoài chiến dịch khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục coi trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển đa dạng hóa sản phẩm, loại hình dịch vụ theo hướng tạo ra các sản phẩm khác biệt, mang tính cạnh tranh cao, đồng thời nghiên cứu, thâm nhập, mở rộng thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống...

 

Tin 31. Báo cáo kết quả DA XD Kế hoạch Marketing Du lịch Việt Nam giai đoạn 2008-2015

 

Ngày 19/11/2008, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả hoạt động của dự án Xây dựng chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam giai đoạn 2008-2015 do cơ quan Hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tài trợ.



Tham dự Hội nghị có ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ HTQT - TCDL; bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường – TCDL; ông Damián Moragues chuyên gia tư vấn Cơ quan Hợp tác quốc tế Tây Ban Nha; lãnh đạo các Vụ, các đơn vị thuộc TCDL; lãnh đạo các Sở VHTT&DL của các tỉnh, thành phố phía Bắc; đại diện một số đơn vị lữ hành, khách sạn;… và một số cơ quan thông tấn, báo chí.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương và nhóm công tác đã trình bày quá trình xây dựng Kế hoạch Marketing Du lịch Việt Nam từ tháng 3/2007 đến nay, kế hoạch này được xây dựng theo quy trình từ dưới lên như việc tổ chức xây dựng các nhóm Marketing và cạnh tranh (nhóm MC) ở 9 vùng miền trong cả nước nhằm mục đích điều tra khảo sát, thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phát hiện sản phẩm mới, phân tích các mặt mạnh và yếu của du lịch Việt Nam và các vùng miền, tìm hiểu xu hướng và thị hiếu của từng thị trường,... từ đó tham khảo ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước, của các doanh nghiệp và người dân,… để hoàn thiện kế hoạch Marketing cho du lịch Việt Nam đưa ra chiến lược tổng thể và kế hoạch hành động cho từng giai đoạn.

Mục tiêu Xây dựng Kế hoạch Marketing du lịch Việt Nam giai đoạn 2008-2015 là sẽ đưa du lịch Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, lâu dài trong nhiều năm liền chứ không phải là thu hút một lượng khách đột biến trong khoảng một thời gian ngắn. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng hình ảnh và thương hiệu của du lịch Việt Nam mới phù hợp với từng thị trường.

Hy vọng rằng bản Kế hoạch Marketing này sớm được áp dụng và triển khai, nhằm tạo ra động lực mới, một thương hiệu mới cho du lịch Việt Nam, để du lịch Việt Nam thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.

 

Tin 32. Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần 4 được xem là cơ hội vàng để quảng bá tiềm năng du lịch VN đối với thị trường trọng điểm này.

Theo Phó Tổng cục trưởng Thường trực Tổng cục Du lịch VN Hoàng Tuấn Anh, không phải kỳ hội nghị cấp cao APEC nào cũng có cuộc họp về du lịch. Hội nghị Bộ trưởng APEC (TMM) diễn ra tại Hội An từ 16 - 19/10 trong khuôn khổ Năm APEC 2006 mới là TMM lần thứ 4, xuất phát từ sáng kiến, đề xuất của VN.

Đây là một thành công lớn, trước hết là các Bộ trưởng Du lịch của 21 nền kinh tế thành viên APEC đồng ý mở các cuộc hội nghị bên lề, bên cạnh và trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC.

 

 







Bài 12: Công tác quảng bá xúc tiến du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh.

 

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục hướng vào việc đa dạng hoá các kênh thông tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với báo đài trong cung cấp trao đổi thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thông qua công tác tuyên truyền có định hướng của báo chí.Trên cơ sở đó, đã phát huy tốt hoạt động các điểm thông tin, hiệu đính và phát hành Niên giám Lữ hành và Niên giám Khách sạn năm 2006, bản đồ du lịch tiếng Anh, hoàn chỉnh và quảng bá Lịch Sự kiện năm 2006 đến các doanh nghiệp và khách du lịch thông qua trang web, thư điện tử, thực hiện đĩa CD tiếng Anh giới thiệu điểm đến thành phố, phát hành bản đồ các điểm mua sắm đạt chuẩn..Hoạt động của Tạp chí Du lịch- trực thuộc Sở- tiếp tục được củng cố về nhân sự, từng bước nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường quảng bá tờ báo thông qua việc tạp chí Du lịch tổ chức một số hoạt động sau báo như Hội thi Giọng hát vàng Ngành du lịch thành phố năm 2006 khá thành công.



      Nhằm khẳng định vai trò là một trong những thành phố sáng lập và tăng cường hợp tác quốc tế, được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở đã tổ chức thành công phiên họp thường niên Ủy ban điều hành Tổ chức Xúc tiến du lịch các thành phố Châu Á- Thái Bình Dương ( TPO) với sự tham gia của 8 thành phố thành viên đồng thời còn phối hợp với Tổng Cục Du lịch tổ chức tốt phiên họp nhóm công tác ASEAN -trong khuôn khổ hợp tác phát triển du lịch khu vực tại thành phố, tạo ấn tượng sâu sắc cho các đoàn bạn. Bên cạnh đó còn tham gia hội chợ BITF tại Busan ( Hàn quốc), găp gỡ và bàn bạc với Cục Du lịch Văn hoá Busan  về khả năng tổ chức Lễ hội văn hoá du lịch Việt Hàn vào năm 2007 cũng như cơ hội phát triển du lịch đường biển giữa thành phố Hồ Chí Minh- Hải Phòng- Busan., tham gia Hội chợ du lịch CITM tại Thượng Hải (Trung Quốc) giới thiệu điểm đến thành phố cho thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường khách đến thành phố đang có chiều hướng tăng nhanh.

     Điểm nhấn của ngành du lịch  trong  năm chính là việc tổ chức các sự kiện quảng bá du lịch tại thành phố như Ngày hội Du lịch thành phố lần 2 năm 2006 có qui mô và nội dung chương trình phong phú, đa dạng hơn hẳn năm 2005 thông qua sự tham gia của 54 đơn vị- trong đó có 11 tỉnh thành- với 95 gian hàng ,đã thu hút hơn 100.000 lượt khách tham gia. Sở cũng phối hợp với Khu du lịch văn hoá Suối Tiên tổ chức tốt Lễ hội Trái cây Nam bộ năm 2006 với qui mô lớn nhất từ trước đến nay thông qua các hoạt động nhằm tôn vinh sản vật phương nam, thu hút đông đảo khách tham quan vui chơi.Đặc biệt, Triển lãm Du lịch quốc tế lần 2 ITE tại nhà thi đấu Phú Thọ từ ngày 4 đến 6/8/2006 với sự tham gia của hơn 140 đơn vị  họat động trong lĩnh vực du lịch của 14 tỉnh , thành trong cả nước và 33 đơn vị nước ngòai từ 10 quốc gia tăng 30% so với năm 2005, đặc biệt chương trình dành cho người mua ( buyers) với  72 người mua ( buyers ) đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ.Đây là một dịp tốt để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thiết lập mối liên kết hợp tác, chào bán sản phẩm với các hãng lữ hành, nhà cung cấp dịch vụ du lịch có uy tín trên thế giới. Bên cạnh đó, lần đầu tiên Sở chủ động phối hợp với các các ngành chức năng và Tổng Lãnh sự qúan các nước tổ chức Liên hoan Món ngon các nước với sự tham dự của gần 40 doanh nghiệp khách sạn , nhà hàng, sản xuất chế biến thực phẩm..trên địa bàn thành phố nhằm tạo cơ hội giao lưu văn hoá thông qua nghệ thuật ẩm thực, thu hút thêm khách quốc tế đến với thành phố.

    Trong chiều hướng liên kết quảng bá giữa thành phố với các tỉnh, ngành du lich thành phố đã chủ động tham gia các hội chợ, festival như liên hoan du lịch Mekong tại An Giang, liên hoan du lịch biển Vũng Tàu, liên hoan làng nghề ẩm thực Hà Nội, Festival Huế thông qua việc thiết kế gian hàng chung giới thiệu hình ảnh điểm đến thành phố cùng với các gian hàng quảng bá riêng các doanh nghiệp với những sản phẩm đặc thù của mỗi đơn vị.

    Nhìn chung, hoạt động xúc tiến du lịch trong năm có nhiều chuyển biến tích cực.Nét nổi bật là tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch từng bước được nâng lên thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng ra tổ chức, phương thức này đã huy động được tiềm năng thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, góp sức cùng với nhà nước trong chương trình quảng bá xúc tiến.Tuy nhiên công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn một số hạn chế như ấn phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, chưa đa dạng. Tạp chí Du lịch chưa thật ổn định về nhân sự, số lượng phát hành còn thấp, khó khăn về tài chánh kéo dài cần có phương án giải quyết căn cơ.Tính chuyên nghiệp của công tác quảng bá có được nâng lên nhưng nếu đặt trong mối tương quan chung với các điểm đến trong khu vực,có thế thấy công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh điểm đến thành phố nói chung và du lịch nói riêng vẫn còn chưa tương xứng với vị thế của một điểm đến lớn nhất nước.Bên cạnh đó , việc tham gia các sự kiện du lịch tại các địa phương bạn chưa thật sự đạt hiệu quả.

 

            Trong tháng 2/2009, công tác tuyên truyền quảng bá chú trọng vào việc hoàn thiện họat động các điểm thông tin tại khu vực trung tâm thành phố và nhà ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất,cập nhật thông tin phầm mềm màn hình chạm và tăng cường các lọai ấn phẩm tại các điểm thông tin nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của khách du lịch.(Ảnh - Hội chợ Du lịch Quốc tế - Tại Nhà thi đấu Phú Thọ)


Nhằm quảng bá hình ảnh điểm đến thành phố tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng ở Châu Âu, Sở đã cùng với Tổng Cục Du lịch tổ chức Road Show tại Úc, tích cực chuẩn bị tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế MATTA tại Malaysia ( tháng 3) Bên cạnh đó, Sở xúc tiến nhiều họat động nhằm tích cực chuẩn bị cho công tác tổ chức Ngày Hội Du lịch thành phố lần 4 ( tháng 4), Lễ hội trái cây Nam bộ 2009( tháng 6), Hội chợ du lịch quốc tế ITE 2008 ( tháng 9).

 

Du lịch thành phố Hồ Chí Minh: Chuyển biến rõ rệt sau 1 năm gia nhập WTO

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch của cả nước. Sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du lịch Thành phố đã có những chuyển biến rõ rệt. Phóng viên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bà Đổng Thị Kim Vui, Giám đốc Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh xung quanh vấn đề này.

P/V: Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã có tác động như thế nào tới sự phát triển của du lịch thành phố? Xin bà cho biết những kết quả cụ thể mà du lịch thành phố đạt được sau 1 năm Việt Nam gia nhập tổ chức này?

Bà Đổng Thị Kim Vui: Việc Việt Nam gia nhập WTO đã đem lại cơ hội lớn đối với kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – thành phố vốn có vị trí, vai trò là một trung tâm kinh tế-văn hoá lớn của cả nước. Sự kiện này tạo ra sự chuyển biến khá rõ nét đối với du lịch thành phố, thu hút đông khách quốc tế đến tham quan cũng như tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Du lịch thành phố tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, đóng góp có hiệu quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Lượng khách quốc tế đến thành phố năm 2007 ước đạt 2.650.000 lượt, tăng 12% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch ước đạt 19.500 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Đặc biệt là loại hình khách du lịch hội nghị- hội thảo- triển lãm ( MICE) có xu hướng tăng, góp phần tăng doanh thu cho du lịch nói riêng và kinh tế thành phố nói chung.

Công tác quảng bá xúc tiến, giới thiệu hình ảnh điểm đến thành phố có nhiều chuyển biến rõ rệt thông qua việc tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại thành phố và ở nước ngoài. Ngành du lịch thành phố khai thác lợi thế của các hãng hàng không, báo chí quốc tế để tổ chức nhiều đoàn Famtrip, Press trip và nhất là phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nâng tầm và tổ chức tốt một số sự kiện tại thành phố, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp du lịch quốc tế hàng đầu, tiêu biểu là Triển lãm quốc tế du lịch thành phố Hồ Chí Minh 2007.

Công tác cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp được ngành du lịch thành phố chú trọng thông qua việc tăng cường hậu kiểm. Nét nổi bật là công tác phối hợp giữa Sở Du lịch với Sở Kế hoạch và Đầu tư và 24 quận huyện trong việc rà soát doanh nghiệp trên địa bàn để hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh đúng qui định và kịp thời phát hiện, xử lý một số doanh nghiệp hoạt động trái pháp luật.

Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố thể hiện vai trò năng động trong quá trình hội nhập, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành du lịch thành phố thông qua việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm du lịch phù hợp với thu nhập xã hội. Bên cạnh những tour mở- thu hút khách phổ thông, các công ty lữ hành đã mở nhiều tour cao cấp hướng đến dòng khách thương gia có mức chi tiêu cao, phục vụ loại hình du lịch hội nghị- hội thảo ( MICE) ở một số doanh nghiệp hàng đầu như công ty Dịch vụ Lữ hành Saigon Tourist, Công ty Fidi Tourist, Bến Thành Tourist... Việc ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý môi trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng được các doanh nghiệp đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu qủa quản lý, sử dụng năng lượng tiết kiệm, góp phần bảo vệ môi trường. Phương thức quảng bá, chào bán sản phẩm qua mạng đã được hầu hết các doanh nghiệp lữ hành lớn, khách sạn từ 3-5 sao áp dụng. Xu hướng liên kết doanh nghiệp lữ hành trong ngành để tăng chất lượng phục vụ và sức cạnh tranh đang phát triển mạnh không chỉ giữa các doanh nghiệp lớn mà còn khá phổ biến ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp du lịch còn chủ động bắt tay liên kết với các tập đoàn lớn có thương hiệu mạnh trên thế giới để hỗ trợ phát triển, khai thác thị trường hai bên, tạo nguồn khách ổn định. 

P/V: Thời gian qua, ngành du lịch thành phố đã chú trọng đến nhiều giải pháp trong đó quan tâm nhiều tới vấn đề phát triển cơ sở lưu trú, nhất là các khách sạn cao cấp. Xin bà cho biết giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này?

Bà Đổng Thị Kim Vui: Hệ thống khách sạn (từ 1 đến 5 sao) của thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 có 289 khách sạn với 13.533 phòng, tăng 118 khách sạn và 2505 phòng so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó, có 44 khách sạn từ 3-5 sao với 7.015 phòng, tăng 06 khách sạn và 748 phòng so với cùng kỳ năm 2006. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tăng mạnh về du khách do đó Sở Du lịch đã chủ động tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch phát triển mạng lưới khách sạn trên địa bàn thành phố từ nay đến 2010 cùng với các nhóm giải pháp cấp bách và lâu dài.

Về các giải pháp cấp bách:

Trước hết, chúng tôi tiến hành thông báo rộng rãi qua nhiều kênh thông tin về yêu cầu cấp bách phát triển khách sạn cao cấp 3 đến 5 sao tại thành phố từ nay đến 2010 để kêu gọi các thành phần kinh tế, kể cả vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này.

Khuyến khích, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho các khách sạn có điều kiện mở rộng, nâng cấp thành các khách sạn 3 đến 5 sao. Hiện có 19 khách sạn có khả năng mở rộng, nâng cấp, bao gồm 4 khách sạn nâng cấp lên 5 sao, 3 khách sạn nâng cấp lên 4 sao và 12 khách sạn có thể nâng cấp lên 3 sao song song phát triển các dự án xây dựng mới.

Thành phố ưu tiên dành quỹ đất ở các khu vực có vị trí thuận lợi để xây dựng khách sạn 3- 4 – 5 sao hoặc khu phức hợp có chức năng kinh doanh khách sạn, khẩn trương quy hoạch xác định cụ thể địa điểm để kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhanh chóng quyết định đầu tư và tiến hành các thủ tục xây dựng để sớm đưa công trình vào sử dụng.

Bên cạnh đó, chúng tôi vận động các nhà khách của các Bộ Ngành Trung ương chuyển sang kinh doanh khách sạn theo Quyết định 317 của Chính phủ. Hiện tại, thành phố còn một số nhà khách có mặt bằng rộng, vị trí tốt có thể chuyển sang kinh doanh khách sạn như: Nhà khách của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ở đường Cách mạng Tháng 8, Nhà khách chính phủ ở đường Lý Thái Tổ, Nhà khách Quốc hội ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. 


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương