Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng


Tin 24. Khách Tây nườm nượp đến Việt Nam ăn Tết



tải về 1.19 Mb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

Tin 24. Khách Tây nườm nượp đến Việt Nam ăn Tết

Các công ty lữ hành cho biết, hàng nghìn khách quốc tế đến ăn Tết 2010 tại Việt Nam, trong khi khách trong nước lại rục rịch kéo nhau ra nước ngoài. Thời điểm này, các khách sạn ở những điểm "nóng" du lịch trong nước cũng "cháy" phòng.



Tín hiệu tốt cho năm mới

Bà Đoàn Thanh Trà, Trưởng phòng Tiếp thị Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, cho hay, hôm 31/12, hơn 2.000 du khách đến từ Ý, Tây Ban Nha, Anh và Đức trên tàu Costa Classica cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Cùng những vị khách này, năm 2009, Saigontourist đón gần 75.000 khách tàu biển quốc tế.

Công ty tổ chức chương trình đón năm mới 2010 dành cho du khách tàu biển ngay tại phố cổ Hội An, với nhiều tiết mục giao lưu, ca múa nhạc truyền thống, nghi lễ khai tiệc sâm-panh đón chào năm mới 2010.

Ngày 1/1/2010, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), công ty sẽ đón những du khách đầu tiên, đây là cặp vợ chồng người Mỹ đến Việt Nam hưởng tuần trăng mật.

Ngoài ra, cùng “xông đất” vào những ngày đầu năm mới (từ 1/1 đến 5/1/2010) còn có hơn 1.000 khách Mỹ, châu Âu... tại các điểm du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Phú Quốc.

Công ty du lịch Vietravel ngày 1/1/2010 cũng đón đoàn khách châu Âu đầu tiên hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 17h 55 phút. Đoàn lưu lại Việt Nam 15 ngày. Năm nay, khách châu Âu đến Việt Nam nhiều hơn thông qua các chương trình quảng bá trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Trao đổi với PV.TS, ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Tổng giám đốc điều hành khu nghỉ dưỡng Furama (Đà Nẵng), cũng thông báo, công suất phòng tại đây đạt 80-90% vào các ngày 31/12/2009-1/1/2010.

"Khách đăng ký ở resort này thời điểm năm mới năm nay tăng 10% so với năm ngoái. Hầu hết khách đến từ Úc, châu Âu, có đoàn nghỉ dài tới 15 ngày. Đặc biệt dịp này, 20% lượng khách đặt là các gia đình", ông Quỳnh nhận xét.

Tổng cục Du lịch cho biết, năm 2009 có khoảng 3,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, giảm 11% so với năm ngoái (tương đương khoảng 450.000 lượt người).

Sang năm 2010, du lịch Việt Nam có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng trở lại. Với hàng nghìn vị khách đến Việt Nam nhân dịp năm mới, Tổng cục Du lịch hy vọng 2010 sẽ đón 4,5-4,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 18-21% so với năm 2009. 



Khách sạn kẹt cứng khách

Đến thời điểm này, các điểm du lịch nổi tiếng trong nước đã kẹt cứng khách cả trong và ngoài nước. Tại Sa Pa, Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Huế... nhiều nơi "cháy" phòng.




 

 
Thống kê từ Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng, đến chiều 29/12, tất cả các cơ sở lưu trú ở Đà Lạt đều đã hết phòng trong dịp Festival hoa Đà Lạt (từ ngày 1 đến 4/1/2010), dù lượng khách đăng ký hiện còn rất nhiều.

Với gần 700 khách sạn, công suất khoảng 30.000 khách/đêm, song do lượng khách đổ lên ngắm hoa quá đông nên Đà Lạt trở nên quá tải. Thành phố Hoa ước tính đón khoảng 300.000 lượt người.

Tại Khánh Hòa, anh Nguyễn Phi Tâm, cán bộ Phòng điều hành Công ty Nha Trang Holiday tour, cho biết, các khách sạn 3 sao trở lên ở Nha Trang đã cạn phòng từ cách đây nửa tháng. Thậm chí, giá còn tăng gấp đôi, lên 80USD so với mức 40 USD/phòng (có ăn sáng buffet).

Trong mấy ngày đầu năm mới, các khách sạn, các chủ nhà nghỉ tư dọc đường Trần Phú đã "hét" 400.000-600.000 đồng/phòng, kể cả 800.000 đồng cũng có. Anh Tâm nói rằng, đây là thời điểm để các khách sạn tranh thủ làm ăn, bù lỗ cho mấy tháng mùa đông vắng khách. Ngay cả thành phố Nha Trang, người dân cũng chấp nhận tiêu dùng theo giá của khách du lịch.

Năm nay, xu hướng khách du lịch nội địa đi nghỉ ở khách sạn cao sao, khu nghỉ dưỡng cũng tăng. Anh Tâm nhìn nhận, trong số ba loại khách du lịch (du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và khám phá) thì khách nghỉ dưỡng đang có xu hướng tăng mạnh.

Đặc điểm của loại khách này là chỉ có nhu cầu nghỉ ngơi, chi tiêu mua sắm không cao, chủ yếu là chi tiền phòng, dịch vụ.

Ông Nguyễn Đức Quỳnh cũng dẫn chứng, tỷ lệ khách Việt nghỉ tại Furama tăng từ 13% mức năm ngoái thì năm nay, có thời điểm lên tới 18%. Người Việt bắt đầu quan tâm đến chất lượng cuộc sống, hưởng thụ hơn mặc dù giá phòng cao hơn khoảng 5% so với năm trước.

Hầu hết tour xuất ngoại, đón Tết Dương lịch ở nước ngoài đã khởi hành và "khoá" sổ, chỉ còn nhận đăng ký cho khách đi chơi xa vào Tết Nguyên đán. Ghi nhận của giới lữ hành, khách đi du lịch nước ngoài tăng mạnh dịp này. Điển hình, tại TP.HCM, chỉ trong tháng 12/2009, số người đến làm hộ chiếu tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

 

Tin 25. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm 2009



 

 

Tháng 11/2009

Ước tính

tháng 12/2009



Năm 2009

 


Tháng 12 so

với tháng

trước


Tháng 12/2009

so với tháng



12/2008

Năm 2009 so với năm 2008

Tổng số

387.871

376.400

3.772.359

97,0

105,1

89,1

Chia theo phương tiện đến

Đường không

307.871

306.400

3.025.625

99,5

105,3

92,2

Đường biển

4.000

4.500

65.934

112,5

53,2

43,5

Đường bộ

76.000

65.500

680.800

86,2

111,8

85,0

Chia theo mục đích chuyến đi

Du lịch, nghỉ ngơi

231.605

223.510

2.226.440

96,5

100,0

85,2

Đi công việc

95.248

84.983

783.139

89,2

127,2

99,8

Thăm thân nhân

34.546

47.816

517.703

138,4

97,4

101,4

Các mục đích khác

26.472

20.091

245.077

75,9

108,0

91,4

Chia theo một số thị trường

Trung Quốc

64.736

51.121

527.610

79,0

97,6

82,0

Mỹ

33.063

35.841

403.930

108,4

99,4

97,4

Hàn Quốc

29.917

34.731

362.115

116,1

106,8

80,6

Nhật Bản

34.593

32.957

359.231

95,3

94,5

91,4

Đài Loan (TQ)

24.130

25.008

271.643

103,6

116,3

89,6

Úc

20.113

25.176

218.461

125,2

106,0

93,1

Pháp

19.612

15.124

174.525

77,1

91,2

95,9

Malaisia

15.633

20.078

166.284

128,4

98,4

95,3

Thái Lan

13.632

13.883

152.633

101,8

103,9

83,7

Các thị trường khác

132.442

122.481

1.135.927

92,5

114,9

90,3

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê

 

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2009, lượng khách du lịch quốc tế đạt 3,8 triệu lượt người (giảm 11,5% so với năm 2008). Tuy nhiên, lượng khách nội địa lại tăng 19%, đạt 25 triệu lượt người.



Như vậy, tổng doanh thu của toàn Ngành trong năm 2009 ước đạt 68.000-70.000 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với năm 2008). Kết quả này có được là nhờ những nỗ lực trong việc triển khai chương trình khuyến mãi "Ấn tượng Việt Nam" (giảm giá từ 30-50% áp dụng từ tháng 1 đến 12-2009 cho các tour  trọn gói) và việc áp dụng nhiều biện pháp cấp bách ngăn chặn được sự suy giảm khách du lịch quốc tế. Tổng cục Du lịch dự kiến, trong năm 2010, ngành Du lịch cả nước sẽ đón khoảng từ 4,5 đến 4,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng từ 18 đến 21% so với năm 2009) và 28 triệu lượt khách nội địa.

 

Tin 26. Bộ VH,TT&DL: Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác VH,TT&DL năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010

Ngày 28/12/2009, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Khai mạc Hội nghị tổng kết công tác VH,TT&DL năm 2009 và triển khai kế hoạch năm 2010. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Tham dự hội nghị gồm có lãnh đạo Bộ VH,TT&DL; Chủ tịch UBND thành phố Ðà Nẵng và gần 600 đại biểu đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã nghe đại diện Bộ VH,TT&DL trình bày báo cáo tổng kết công tác văn hoá, gia đình, thể dục thể thao và du lịch năm 2009.

Năm 2009, ngành văn hóa, thể thao và du lịch hoạt động trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, nhưng toàn ngành vẫn đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", gắn với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" tiếp tục nâng cao chất lượng, có sức lan tỏa và ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm xây dựng, một số thiết chế sinh hoạt cộng đồng, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được phục dựng, bảo tồn. Hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngành đã phối hợp tích cực với địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện hồ sơ "Dân ca quan họ Bắc Ninh", "Hát Ca Trù" đề nghị và được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp...

Năm 2009 là năm được mùa của văn hóa và thể thao. Du lịch cũng phát triển, doanh thu du lịch năm 2009 tăng hơn 10% so với năm 2008. Văn hóa, thể thao và du lịch phát triển góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam luôn chăm lo đời sống cho người dân. Ðặc biệt công tác gia đình không để mất nề nếp truyền thống, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa. Tiếp tục xây dựng chiến lược văn hóa, chiến lược gia đình, chiến lược thể thao. Ða dạng hóa cung cấp các dịch vụ du lịch quốc tế. Liên kết các tỉnh trong vùng, trong khu vực để phát triển du lịch.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng đã biểu dương những thành tích nổi bật của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2009. Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 của ngành, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành cần nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút du khách bằng cách tạo ra những tour du lịch giàu giá trị văn hóa, giảm thiểu chi phí để du khách dễ dàng chọn lựa. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Năm 2010 là năm mang tính bản lề về văn hóa khi diễn ra nhiều sự kiện lớn, trọng đại như 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, là năm mở đầu cho thập kỷ văn hóa của Việt Nam. Bộ VH,TT&DL cũng cần sớm chuẩn hóa các hoạt động văn hóa, lễ hội và từng bước nâng cấp tạo nên bộ mặt mới”.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã cùng nhau nghiên cứu và thống nhất xác định các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch công tác năm 2010, đề xuất các giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách mới để thực hiện các mục tiêu phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục-thể thao và phát triển kinh tế du lịch, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Theo đó, Hội nghị đã thống nhất xác định các nhiệm vụ trọng tâm của ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2010 cụ thể là: Đẩy mạnh tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân để đạt 23-25% dân số luyện tập thể thao thường xuyên; 50-60% dân số đạt chuẩn quốc gia về thể lực theo lứa tuổi. Phấn đấu 100% môn thể thao có tổ chức liên đoàn hoặc hội thể thao cấp quốc gia; có 30.000 cơ sở dịch vụ thể dục thể thao, trong đó có 90% ngoài công lập.

Ngành cũng sẽ tích cực chuẩn bị tổ chức thành công đại hội thể dục-thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục-thể thao toàn quốc lần thứ VI năm 2010; chuẩn bị lực lượng, tham gia thi đấu đạt thành tích tốt tại ASIAD 2010 tại Quảng Châu, Trung Quốc; tiếp tục duy trì các biện pháp kích cầu du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, sẵn sàng đón sự phục hồi tăng trưởng thị trường du lịch sau khủng hoảng.

 

Tin 27. Hội thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

 

Ngày 27/11/2009 vừa qua tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo lần thứ 5 (lần cuối ở cấp Tổng cục) trước khi trình Bộ VHTT&DL xem xét để trình Chính phủ “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”.



 

 Hơn 150 đại biểu là những chuyên gia du lịch hàng đầu của Việt Nam, một số chuyên gia du lịch quốc tế (thuộc dự án EU); đại diện các Bộ, ngành hữu quan; Lãnh đạo Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp du lịch,... đã tham gia hội thảo này.

Mục tiêu của ngành Du lịch trong dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, đến năm 2015 sẽ đón được 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 32-35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP của cả nước; đến năm 2020 sẽ đón được 11-12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45-48 triệu lượt khách nội đia, doanh thu đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP của cả nước; dự tính đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030.

Sau khi nghe ông Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch trình bày khái quát Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, các đại biểu đã chia thành 4 nhóm khác nhau để thảo luận, góp ý kiến cho các chuyên đề Chiến lược phát triển sản phẩm, thị trường, xây dựng thương hiệu, xúc tiến quảng bá và các vấn đề chung; Phát triển nguồn nhân lực; Đầu tư phát triển du lịch; Phát triển du lịch theo vùng.

Đa số các đại biểu tham dự đều thống nhất với những mục tiêu chiến lược của bản dự thảo lần này, chỉ còn một vài từ ngữ, thuật ngữ đề nghị được thay đổi cho phù hợp hơn. Đây là bản dự thảo được xây dựng công phu, nghiêm túc, phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Để biến những mục tiêu trên trở thành hiện thực, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng TCDL yêu cầu toàn ngành phải cùng nhau nỗ lực thực hiện tốt mục tiêu trong từng năm, từng giai đoạn cụ thể và đề ra những giải pháp kịp thời, trong đó hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.

 

 

 

 

Tin 28. Làm gì để trở thành sự lựa chọn số 1 của khách quốc tế?

  

Sau hơn 1 năm thực hiện Dự án xây dựng Kế hoạch marketing du lịch Việt Nam 2008- 2015. Vừa qua tại Hà Nội, Ban Quản lý Dự án này đã tổ chức hội nghị báo cáo kết quả hoạt động và để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan chuyên môn, chuyên gia nước ngoài, các sở ban ngành liên quan và cơ quan báo chí để hoàn thiện hơn nữa kế hoạch marketing cho du lịch Việt Nam.



 

Phương pháp mới

 

Dự án này do Tổng cục Du lịch thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECID). Đây là lần đầu tiên kế hoạch marketing được xây dựng tại Việt Nam và hạn chế về ngân sách để nghiên cứu sâu ở những thị trường quốc tế. Tuy nhiên, số liệu có được từ những nghiên cứu, khảo sát, điều tra vẫn đủ và đáng tin cậy để có thể đưa ra đề xuất cuối cùng này.



Những quy trình marketing được thực hiện trong điều kiện rất khó khăn về cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch (khi có những thay đổi từ sáp nhập) và với phương pháp mới theo 3 hướng cơ bản: Xây dựng một kế hoạch marketing phù hợp với những yêu cầu thực tiễn của phát triển du lịch Việt Nam. Đào tạo, hướng dẫn nhóm công tác Tổng cục Du lịch thực hiện các nhiệm vụ marketing. Xây dựng mạng lưới năng động gồm các thành phần đang hoạt động trong ngành để cùng với cơ quan quản lý nhà nước phát triển mô hình du lịch Việt Nam bền vững.

Trong hơn một năm qua, nhóm công tác của Dự án đã tiến hành thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau của Tổng cục Du lịch, AECID, các Sở quản lý du lịch địa phương, kết quả điều tra của nhóm công tác, nhóm Marketing và Cạnh tranh (MC) trên cả nước. Tổ chức các cuộc điều tra và nghiên cứu đa dạng, trưng cầu ý kiến, quan điểm của các chuyên gia trong và ngoài nước, của các doanh nghiệp và người dân nhằm đưa ra kết quả về thực trạng, xu hướng, lợi thế cạnh tranh, phân tích điểm yếu và thế mạnh của du lịch Việt Nam, du lịch thế giới, từ đó xây dựng kế hoạch marketing phù hợp và hiệu quả giúp cho du lịch nước ta phát triển nhanh, mạnh, lâu dài và bền vững.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương- Phó vụ trưởng Vụ Thị trường (Tổng cục Du lịch), trưởng nhóm công tác của Dự án cho biết: “Kế hoạch này được xây dựng từ dưới lên, tức là từ thực tế những người làm du lịch trực tiếp, từ các địa phương. Bởi vì chúng tôi không thể ngồi ở 80 Quán Sứ (trụ sở của Tổng cục Du lịch) để vạch ra một kế hoạch tổng thể, lâu dài như thế cho mọi miền đất nước mà chúng tôi thực hiện từ nhiều nguồn của tất cả các địa phương trên cả nước. Vì thế, kế hoạch này cần cho cả Tổng cục Du lịch lẫn các doanh nghiệp, các địa phương, nếu muốn phát triển du lịch”.

Kế hoạch được xây dựng với phương pháp mới là sử dụng hệ thống nhóm MC tự nguyện. Nhóm này là một diễn đàn tương tác- nơi các công ty, các hiệp hội, các cộng đồng và cơ quan quản lý công gặp nhau để cùng có những thỏa thuận, thống nhất, đảm bảo hoạt động du lịch là bền vững và có thể kiến tạo những cơ hội và lợi ích mới cho các bên liên quan.

 

Kế hoạch dài hơi

 

Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên là điểm đến năng động, an toàn và có lợi thế về giá cả. Điều này đã khuyến khích và hấp dẫn các hãng lữ hành và công ty du lịch trên thế giới giới thiệu điểm đến Việt Nam trong các ấn phẩm quảng bá của họ.



Tuy nhiên, sự tăng trưởng về lượng khách trước mắt và dự đoán sẽ đạt được trong thời kỳ ngắn và trung hạn không phải là kết quả trực tiếp từ công tác quảng bá xúc tiến của Việt Nam, bởi chúng ta thiếu vắng những hoạt động khoa học và có kế hoạch. Nguyên nhân là do du lịch Việt Nam chưa có một kế hoạch mang tính chiến lược thích hợp. Đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu mà bản kế hoạch đưa ra. Sự tăng trưởng về lượng khách vừa qua chẳng qua là do quy luật của thị trường quốc tế và do khách du lịch tìm kiếm những điểm đến mới thay thế cho những điểm đến truyền thống mà môi trường và xã hội đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông Phạm Quang Hưng- Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Du lịch), Trưởng Dự án cho biết: “Bản kế hoạch cũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém trong công tác marketing của du lịch Việt Nam và mạnh dạn đưa ra kế hoạch hành động cùng 7 mục tiêu nhằm duy trì sự ổn định lâu dài, đảm bảo Việt Nam sẽ trở thành sự lựa chọn số 1 của khách du lịch trong nhiều năm liền chứ không phải là chỉ thu hút lượng khách đột biến trong thời gian ngắn”.

Sự tăng trưởng của lượng khách phải gắn với sự phát triển và cải thiện của hệ thống hạ tầng công cộng và trang thiết bị cần thiết, phát triển đồng đều giữa các vùng miền. Việt Nam cũng phải đa dạng hóa thành phần khách và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn trên cả nước, tránh tình trạng tập trung vào những khu vực trọng điểm. Tạo ra sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh với các nước khác dựa trên thế mạnh về chất lượng, giá trị bảo tồn của các điểm du lịch tự nhiên và văn hóa. Chính sách cộng đồng phải được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động du lịch, tránh việc khai thác  không đồng đều và suy cấp quá mức ở một số nơi, lãng phí nguồn tài nguyên văn hóa và tự nhiên của quốc gia. Đã đến lúc phải tính đến phương án cải tạo, trùng tu lại một số nơi do lượng khách quá tải gây ra. Công tác quảng bá xúc tiến của Việt Nam phải phù hợp với mục tiêu về lượng khách đặt ra, nhắm tới từng đối tượng khách cụ thể và xâm nhập vào từng ngóc ngách của thị trường. Chúng ta không thể dùng một chương trình quảng bá chung chung cho tất cả các thị trường mà phải xây dựng từng thị trường cụ thể dành riêng cho từng thị trường với những sản phẩm cụ thể... Chúng ta chỉ có thể quảng bá khi chúng ta có cơ sở hạ tầng, có sản phẩm du lịch, có nhân lực, có định hướng, nghiên cứu thị trường... nếu không, cứ quảng cáo để khách vào ào ào mà dịch vụ và cơ sở không tốt, người thiếu, dự báo sai thị trường thì sẽ phản tác dụng. 

Để tiếp thêm sức mạnh cho ngành du lịch trong môi trường cạnh tranh hiện nay cần phải có những cơ quan quản lý đủ mạnh, vượt qua khỏi sự níu kéo của tính quan liêu để có thể đưa ra những phản ứng tức thời đối với nhu cầu và sự thay đổi của thị trường.



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương