Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng



tải về 1.19 Mb.
trang6/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

III. Phần Kết:

Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát triển nhanh trong thập niên qua. Sự góp phần của nguồn thu nhập du lịch vào GDP và cán cân thanh toán trở nên đáng kể và ngày càng gia tăng. Với các lợi thế về giá cả, nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa khá phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, và là điểm đến mới, ViệtNam hiện là quốc gia đang thu hút du khách quốc tế.

Mặt khác, Việt Nam cần hiểu rõ vị thế của mình trong bức tranh tổng thể của ngành du lịch khu vực và thế giới, với tỷ phần khiêm tốn 2.3% và 1.8% trên lượng khách đến và thu nhập của khu vực, và vị thứ chỉ số cạnh tranhdu lịch 17/25 và 89/133 trong khu vực và trên thế giới. So sánh với tỷ phần và vị thứ tương ứng của nước láng giềng Malaysia - 11.4%, 8.2%, 3/25, và 32/133 - Việt Nam sẽ phải cần rất nhiều nỗ lực và thời gian để có thể thu ngắn khoảng cách phát triển ngành du lịch với các quốc gia có lợi tức trung bình như Malaysia và Thái Lan.

Việt Nam hiện vẫn là một nước nghèo, đang cố vươn lên trở thành quốc gia có mức lợi tức trung bình, do đó cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch còn thiếu thốn và kém tiện nghi, cần thời gian để dần dà cải thiện. Song những yếu kém thuộc phạm vi chính sách về luật định, đào tạo nhân lực, và đặc biệt trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy nguồn tài nguyên văn hóa, thiên nhiên và môi trường nếu không sớm được cải thiện, không những sẽ ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và tính bền vững của ngành du lịch Việt Nam trong trung và dài hạn mà còn có thể gây phương hại đến nguồn tài nguyên quí hiếm của quốc gia.

Tính cách văn hoá của hoạt động du lịch Việt Nam là nỗi quan ngại khác. Nếu như sự thành công của cá nhân không thể chỉ được đánh giá bằng sự thành đạt về phương diện tài chánh, mà còn ở nhân cách, thể hiện qua văn hóa ứng xử trong cuộc sống, thì hình ảnh của một xứ sở, một dân tộc dưới con mắt du khách quốc tế cũng không thể chỉ được tạo dựng qua sự hoành tráng của các lễ hội hay công trình du lịch, mà ở sự thể hiện nếp sống văn hóa thường nhật, qua thái độ phục vụ của các nhân viên ngành du lịch, qua lề lối kinh doanh, và lòng hiếu khách của cộng đồng dân cư đối với khách quốc tế.

Với mức phát triển khá ấn tượng trong thập niên qua và tiềm năng về tài nguyên và nhân lực phong phú, ngànhdu lịch Việt Nam đang mở ra một triển vọng mới.

Với vị thế yếu kém về chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch, đặc biệt trong các lãnh vực bảo tồn tài nguyên, môi trường, đào tạo, và luật định, tương lai của ngành du lịch Việt Nam là một dấu chấm hỏi.

Với kết quả điều tra của WEF về thái đội dân chúng đối với du khách quốc tế, các phản hồi của du khách rằng Việt Nam cần học hỏi Lào và Campuchia về lòng hiếu khách và cách tiếp đón du khách (3)(4), các phóng sự về tình trạng chèo kéo, chụp giật du khách, sự sô bồ và hỗn tạp của các lễ hội nơi chốn tôn nghiêm, hình ảnh của đất nước đang bị tổn thương, như Lê Hà đã nhận định trên KinhtếSàigonOnline:  Hạ tầng cơ sở và dịch vụ của ngành du lịch Việt Nam đã yếu kém, lẽ ra chúng ta phải biết lấy văn hóa ứng xử để bù lại. Thế mà không hiểu sao, một số nơi, một số công ty lữ hành vẫn cố chạy theo lợi nhuận làm ăn kiểu vô trách nhiệm như vậy. Chính những cách hành xử như nói ở trên đã phần nào làm mất đi hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế (5).








Bài 10. Chiến lược Marketing cho du lịch Việt Nam

 

Theo đánh giá của các tổ chức làm du lịch quốc tế, Việt Nam, hiện đang được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực và là đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch. Nhưng liệu những yếu tố đó có đủ để đưa con tàu du lịch Việt Nam đi lên? Câu trả lời có thể khẳng định là chưa đủ!


Vậy chúng ta cần phải làm gì, nhất là khi quan niệm “hữu xạ tự nhiên hương” chỉ có giá trị phần nào, bù vào là hoạt động Marketing. Để quảng cáo, tiếp thị du lịch trở thành hoạt động chuyên nghiệp, tập trung, đúng tầm và đặc biệt hạn chế được sự nghèo nàn, bên cạnh việc xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể thì ngành du lịch Việt Nam phải có sự ủng hộ và góp tay của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế sự hưởng ứng của các doanh nghiệp không thể chỉ được thực hiện khi có sự kiện du lịch mà phải do ý thức chủ động của họ ở mọi lúc, mọi nơi mới có thể giúp ngành du lịch Việt Nam không bỏ lỡ thời cơ, theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế. 

Nhằm tìm ra những lợi thế so sánh về du lịch, từ đó tạo nền tảng, yếu tố để các doanh nghiệp hoạt động định hướng được chiến lược Marketing chung cho toàn ngành, cũng như tìm một lối “thể hiện chung” cho du lịch Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức buổi toạ đàm “Marketing cho du lịch Việt Nam”. Xin nêu một số ý kiến đóng góp về vấn đề này.

Xây dựng chiến lược quảng bá điểm đến Việt Nam
TS. Phạm Từ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch

“Từ chỗ đứng vào nhóm các nước kém phát triển nhất, Việt Nam đã vươn lên hàng trung bình trong khu vực, vượt Philippines, chỉ còn sau 4 nước du lịch phát triển hàng đầu là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia. Du khách đến Việt Nam từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhằm nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút nhiều hơn nữa du khách đến Việt Nam, ngành du lịch đã chú trọng công tác xúc tiến du lịch, mang tính chuyên nghiệp. Từ năm 2003, du lịch Việt Nam thường xuyên tổ chức sự kiện Năm du lịch quốc gia, mỗi năm một chủ đề nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng miền để thu hút khách.

Bên cạnh những thành tựu và cơ hội phát triển, du lịch Việt Nam còn bộc lộ những yếu kém và khó khăn cần khắc phục. Trong khi thị phần khách đến Việt Nam bằng đường không chiếm tới 70% nhưng Việt Nam hiện chỉ là điểm đến cuối, chưa phải là điểm trung chuyển khách, là cửa ngõ vào khu vực. Hạ tầng phục vụ du lịch còn kém.

Chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều vấn đề. Sản phẩm du lịch nói chung chưa mang tính cạnh tranh cao... Nhưng việc quảng bá điểm đến Việt Nam hiện đang ở thời điểm rất thuận lợi. Thương hiệu Việt Nam đang được khẳng định và ngày càng được đánh bóng, đề cao. Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn, an toàn trong khu vực Năm 2006, Nhà nước đã tạo ra diễn đàn rất thuận lợi để quảng bá du lịch Việt Nam. 21 nền kinh tế với hàng vạn nhân vật quan trọng, doanh nhân sẽ đến làm việc và du lịch tại Việt Nam. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã có đề án quảng bá du lịch xác định: “Năm 2006 là năm chất lượng, năm quảng bá du lịch tại chỗ”.

Tháng 10/2006 tại Hội An sẽ diễn ra sự kiện quan trọng là Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC, lần đầu được tổ chức tại Việt Nam. Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2006-2010 sẽ được phát động, triển khai. Chiến dịch quảng bá mới của du lịch Việt Nam đã và đang được phát động. Tiêu đề và biểu tượng mới “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn” đang được quảng bá rộng rãi và được áp dụng trong toàn ngành, thu hút được sự quan tâm, đánh giá cao của công luận, của các nhà chuyên nghiệp.

Như vậy hiện vị thế đã được nâng lên, sân chơi đã rộng mở, luật chơi đã rõ. Vấn đề còn lại là cách đặt vấn đề của các cơ quan quản lý du lịch tỉnh, thành với chính quyền địa phương, để ra được các chủ trương, kế hoạch, tiền của, lực lượng nhằm xúc tiến quảng bá điểm đến từng vùng, miền, từng địa phương; sự liên kết phối hợp liên ngành, liên vùng và khả năng nghề nghiệp của các chuyên gia xúc tiến du lịch trong toàn ngành cũng là những yếu tố quan trọng để đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

Các doanh nghiệp sẽ quảng bá thương hiệu, bán sản phẩm đặc thù của mình trong môi trường quảng bá điểm đến đã thuận lợi. Hãy đưa ra những sản phẩm có chất lượng đúng với thương hiệu và những gì đã quảng bá. Các hãng thông tấn báo chí trong và ngoài nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quảng bá điểm đến Việt Nam”.

4 giải pháp quảng bá du lịch
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Công ty Vietravel

“Để hoạt động marketing mang tính hiệu quả cao, du lịch Việt Nam cần thực hiện đồng bộ 4 giải pháp cơ bản.

Thứ nhất là quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới bằng các phương thức quảng bá và cung cấp thông tin thông qua cấp lãnh đạo và các cơ quan chuyên trách, thuê công ty PR chuyên nghiệp của nước ngoài quảng bá về du lịch Việt Nam.

Trước mắt, việc thuê một công ty quảng cáo du lịch chuyên nghiệp của nước ngoài “rao hàng” giúp chúng ta sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bởi mình quảng cáo sản phẩm cho người nước ngoài thì cũng cần được nhìn qua con mắt của người nước ngoài, hơn nữa họ cũng chuyên nghiệp và giỏi hơn ta nhiều trong lĩnh vực này. Việt Nam cần hoàn thiện khâu cung cấp thông tin du lịch.

Theo đó, một chiến lược quảng bá tổng thể, dài hơi tại các thị trường khách trọng điểm, thông tin phải được đưa đến cho du khách một cách đầy đủ, thường xuyên và mọi lúc mọi nơi.

Thứ hai là nhóm giải pháp quảng bá qua các công cụ chính. Quảng bá qua Website, E- mail nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam; kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang Web nổi tiếng như Google, MSN, infoseek,... để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm.

Thứ ba là giải pháp quảng bá qua các lễ hội, sự kiện có chọn lọc trong và ngoài nước (các sự kiện thể thao lớn của khu vực, thế giới, các hội nghị của lãnh đạo cấp cao các nước: ASEM, APEC,...).

Thứ tư là việc xây dựng thương hiệu Việt Nam qua đó tạo điều kiện quảng bá du lịch. Cần phải nhận thức đúng đắn và nắm bắt cơ hội để xây dựng hình ảnh về đất nước Việt Nam”.

Tiếp thị du lịch văn hóa và sinh thái
Bà Võ Thị Thu, Giám đốc Công ty Du lịch - Dịch vụ Hội An

“Vào những năm 90, du khách chưa hiểu nhiều về Hội An. Qua việc tham gia các hội chợ, hội thảo quốc tế, các chương trình roadshows... tại úc, Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Đức; những ngày văn hoá Việt Nam tại Nhật, thông qua các kênh thông tin của Hiệp hội du lịch quốc tế và trong nước mà đơn vị là thành viên, chúng tôi đã tổ chức các hoạt động marketing, in ấn tài liệu chương trình tour để quảng bá, tiếp thị sản phẩm.

Từ đó đến nay, du khách đến tham quan, lưu trú tại Hội An ngày càng đông. Đô thị cổ Hội An cũng vừa chính thức đón vị khách quốc tế thứ hai triệu đến tham quan. Khai thác giá trị văn hóa và sinh thái này, các chương trình tour tại Hội An đã mang một sắc thái mới, riêng có và hấp dẫn.

Đặc biệt, nhiều chương trình mới như tour các làng nghề truyền thống Quảng Nam, Hội An, Mỹ Sơn huyền thoại, khám phá Cù Lao Chàm, lặn biển, tham quan rừng dừa Bảy Mẫu... đã được công ty chúng tôi xây dựng và báo giá tour trọn gói.

Nét văn hoá độc đáo mà ít nơi nào còn giữ được khi phát triển du lịch đó là phong cách sống của người Hội An, thân thiện, hiền hoà, dễ gần, mến khách, tạo cho du khách cảm giác gần gũi như đang sống trong ngôi nhà mình. Luôn trân trọng và có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá vật thể cũng như phi vật thể mà cha ông để lại.

Trong xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du khách, công ty chúng tôi luôn tổ chức thiết kế, trang trí theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam và đặc biệt chú trọng đến phong cách kiến trúc truyền thống Hội An.

Trong từng ngôi nhà ở phố, bạn có thể nhận ra sự hoà trộn nhuần nhuyễn các phong cách kiến trúc của cả người Việt, người Hoa lẫn người Nhật. Những chi tiết kiến trúc, hoa văn trên ghế ngồi, hoa văn trang trí khăn trải giường... đều mang phong cách của người Hội An, do chính những nghệ nhân của các làng nghề truyền thống như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà chế tác”.

Theo xu hướng quốc tế hoá sản phẩm du lịch


Ông Nguyễn Quang Hiển, Giám đốc Kinh doanh và Phát triển Phở 24, Nam An Group

“Chúng ta thử hình dung sự ảnh hưởng tích cực đối với hình ảnh Việt Nam như thế nào nếu như ngay tại trung tâm các thành phố lớn trên thế giới như New York, Washington D.C, Sydney, Tokyo, Paris, London, Bắc Kinh..., xuất hiện các nhà hàng, quán cà phê, cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu Việt Nam và của Việt Nam “đưa” sang.

Chắc chắn rằng, mặc dù có thể rất nhiều người chưa từng đi du lịch tới Việt Nam nhưng thông qua những cửa hiệu “Việt Nam” tại đất nước của họ, rất có thể một ngày nào đó họ sẽ đi du lịch tới Việt Nam để khám phá một đất nước tràn đầy sức sống với những con người thân thiện và nguồn tài nguyên văn hóa và du lịch phong phú.

Nam An Group là một tập đoàn chuyên kinh doanh về nhà hàng Viêt Nam, sở hữu và điều hành hệ thống nhà hàng Việt Nam cao cấp tại Tp.HCM và chuỗi cửa hàng mang thương hiệu Phở 24 trong cả nước.

Được thành lập năm 2000 tại Tp.HCM, đến tháng 6/2003 xây dựng thành công chuỗi cửa hàng phở cao cấp với nhãn hiệu “Phở 24” mà ngay sau đó, thông qua phương thức hợp tác kinh doanh và nhượng quyền thương mại, đã mở được 20 cửa hàng trong nước tại Tp.HCM, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu và 2 cửa hàng tại thủ đô Jakarta (Indonesia) tính đến thời điểm tháng 2/2006.

Ngay từ ban đầu, những người sáng lập Phở 24 đã có mong muốn và có kế hoạch quốc tế hóa món phở Việt Nam, xây dựng mô hình Phở 24 trở thành thương hiệu phở quốc tế. Khi một sản phẩm đạt được yếu tố này có nghĩa là nhiều người sẽ biết tới Việt Nam và đương nhiên nó trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc. Nói cách khác thì việc quốc tế hoá sản phẩm du lịch chính là một hình thức Marketing du lịch hiệu quả.

Để làm được điều này với món phở, chúng tôi đã thực hiện bằng cách: quốc tế hóa các tiêu chuẩn của cửa hàng, bao gồm tiêu chuẩn về vệ sinh, trang trí nội thất, dụng cụ phục vụ và dịch vụ khách hàng, vươn ra thị trường nước ngoài, xây dựng chuỗi cửa hàng Phở 24 có mặt khắp nơi trên thế giới và món phở Việt Nam trở thành một món ăn quốc tế. Để chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng thương hiệu và mô hình kinh doanh ra thị trường quốc tế, Phở 24 đã có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Về phương thức kinh doanh: áp dụng phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại (franchising), đây là hình thức kinh doanh khá phổ biến và tiên tiến trên thế giới hiện nay. Phở 24 chủ trương áp dụng mô hình nhượng quyền thương mại theo thông lệ quốc tế, do đó cho phép các đối tác tiềm năng nước ngoài có thể dễ dàng xúc tiến việc đàm phán mua bản quyền thương hiệu. Về tên gọi, nhãn hiệu, chúng tôi có cân nhắc yếu tố quốc tế ngay từ đầu, làm sao cho người nước ngoài dễ đọc, dễ nhớ (tốt nhất là chọn tên không có hoặc ít dấu).


Phở 24 đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam và rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đây có thể xem là một đầu tư khá lớn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay Phở 24 đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhãn hiệu tại một số quốc gia lớn và thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, úc, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...

Cùng với việc đăng ký tên miền (domain name), Công ty Phở 24 cũng chú trọng xây dựng một website chuyên nghiệp, có chiến lược xây dựng văn phòng đại diện quốc tế trong tương lai gần ở một vài thị trường trọng điểm (ví dụ như ở Singapore hay Hoa Kỳ, nhằm mục đích điều phối, phát triển và hỗ trợ mảng nhượng quyền thương mại quốc tế của công ty)”.

Quảng bá hiệu quả bằng gắn kết sản phẩm
Ông Nguyễn Thế Vinh, Phó giám đốc Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist

“Tôi cho rằng, đối với thị trường lữ hành, các bộ phận nghiên cứu thị trường, xây dựng tour, tuyến du lịch luôn theo sát các xu hướng du lịch mới của du lịch ở Việt Nam cũng như du lịch thế giới. Việc phát triển, xây dựng sản phẩm mới cũng được xác định là phải gắn liền với phát triển thị trường mới. Riêng đối với thị trường du lịch quốc tế, bên cạnh những thị trường ổn định lâu nay như Pháp, Đức, Nhật,... Công ty đang phát triển thị trường mới như Nga, Tây Ban Nha.

Mỗi thị trường mới này đòi hỏi sản phẩm du lịch phù hợp như: nghỉ dưỡng dài ngày ở 1 vùng biển, kết hợp mua sắm dành cho khách Nga, tours dài ngày cao cấp, kết hợp tham quan thắng cảnh với tìm hiểu văn hóa, lịch sử Việt Nam của khách Tây Ban Nha.

Công ty triển khai 80 chương trình du lịch trong nước được thiết kế mới với nhiều chùm tour được phân nhóm dựa trên những khảo sát về các thị trường của du lịch nội địa như: khách lẻ đi tours định kỳ, khách lẻ đi theo nhóm, theo gia đình, khách đi du lịch theo nhóm của các công ty, xí nghiệp, đoàn thể, khách hàng MICE, khách du lịch Việt kiều,... Và 40 chương trình du lịch nước ngoài với nội dung đa dạng như tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp khảo sát, hội nghị, mua sắm, tìm hiểu du học, chữa bệnh, du lịch tàu biển, ở 24 nước.

Cần chú ý đến việc xây dựng những sản phẩm, dịch vụ đặc thù để phục vụ khách hàng tốt hơn cũng như để đóng góp nhiều hơn vào cộng đồng, phát huy nguồn lực du lịch tại địa phương như: đưa ra chương trình tặng toàn bộ phí bảo hiểm cho khách đi du lịch nước ngoài, xây dựng thương hiệu du lịch cao cấp Premium Travel và chương trình thẻ Premium Travel, đưa ra chương trình “Theo dòng Nhật ký...” về thăm nơi sống và chiến đấu của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, phát triển chương trình du lịch “Thắp sáng niềm tin” cho học sinh khiếm thị Tp.HCM. Các sản phẩm tour này đang được thị trường châu Âu quan tâm.

Năm 2006, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung phát triển kinh doanh đa dạng dịch vụ lữ hành đối với thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh khai thác các thị trường quốc tế mới, cao cấp và phát triển mạnh thương hiệu dịch vụ lữ hành cao cấp Premium Travel, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Saigontourist lữ hành gắn kết chặt chẽ với các hoạt động vì cộng đồng và xã hội.

Đặc biệt, trong năm 2006, công ty tiếp tục triển khai chương trình tặng toàn bộ phí bảo hiểm du lịch nước ngoài cho du khách với giá trị bảo hiểm tới 10.000USD/người/vụ”.

Tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường


Bà Lê Hoài Anh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thuỷ Lộc

“Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, Việt Nam xếp hạng 6/10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 đến 2016. Các doanh nghiệp du lịch và hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp và cơ quan ngoại giao, thông tấn báo chí, các cơ quan tuyên truyền đối ngoại đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho việc tuyên truyền quảng bá đất nước, con người, sản phẩm Việt Nam và quảng cáo các sản phẩm của bản thân doanh nghiệp ra nước ngoài.

Trong những năm gần đây, chúng ta có thể nhìn thấy và dự đoán được sự tăng trưởng của khách du lịch trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Điều này cũng báo hiệu trước cho các nhà kinh doanh và các nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến thị trường du lịch một cuộc cạnh tranh mới gay go và quyết liệt hơn trong thị trường du lịch. Làm thế nào để đón đầu hiện tượng đó cùng những biện pháp hữu hiệu trước những cơ hội sinh lời này?

Marketing du lịch hiện nay đã trở thành một tổng hợp các phương pháp quảng cáo du lịch ngày càng hoàn chỉnh để sử dụng vào việc đầu tư và cải tạo những thị trường du lịch, đặc biệt những thị trường giàu tiềm năng và sức phát triển như Việt Nam. Marketing đã thực sự trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để đáp ứng nhu cầu đi du lịch của mọi người. Đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được hoàn chỉnh bao quát được toàn bộ ý nghĩa và nội dung của Marketing du lịch.

Tuỳ theo từng khu vực, từng lĩnh vực, từng mục đích mà người ta nêu những định nghĩa về Marketing du lịch khác nhau. Nhưng chắc chắn, dù khác nhau thế nào đi nữa, những cốt lõi và nguyên lý cơ bản của Marketing du lịch cũng được dựa trên những cốt lõi và nguyên lý của Marketing nói chung.

Theo quan điểm của Hal’S Group, Marketing du lịch là sự tìm kiếm liên tục mối liên quan thích đáng giữa một nhà cung cấp với thị trường du lịch. Thị trường này là một tổng thể của cung và cầu có liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ mà HAL’S Group cung cấp tham gia vào ngành công nghiệp không khói. Hiện tại, HAL’S Group nhắm vào đối tượng khách hàng trung cao cấp, chủ trương không có sự phân biệt giữa thị trường quốc tế và trong nước, hướng đến xây dựng một tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ thống nhất cao cấp và đặc trưng riêng của HAL’S Group.

Khi những giá trị của Hal’S Group đã đạt được những chuẩn mực này và trở nên phổ biến, vấn đề phân vùng thị trường quốc tế và nội địa trong sự phát triển của Hal’S Group mới được đặt ra. Nhưng dù thế nào đi nữa, những chuẩn mực giá trị của HAL’S Group sẽ luôn nhất quán và không thay đổi”. 

 

Bài 11. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY:

 

Tin 1. FAM TRIP - Hình thức quảng bá du lịch mới, hiệu quả
Hơn 100 đối tác đại diện cho các hiệp hội du lịch, công ty lữ hành, doanh nghiệp (DN) du lịch, phóng viên các tạp chí chuyên ngành du lịch của Nhật Bản, Hàn Quốc vừa đến Nha Trang để tham gia chuyến khảo sát các điểm du lịch.

Đây là chương trình do Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam và Trung tâm Xúc tiến du lịch và thương mại (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức nhằm thúc đẩy công tác xúc tiến quảng bá, thu hút du khách Nhật Bản và Hàn Quốc đến Việt Nam. 

Fam Trip là hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị... Chương trình thu hút sự quan tâm của các DN Nhật Bản lẫn Việt Nam trong bối cảnh lượng khách đến Việt Nam có sự sụt giảm trong thời gian gần đây. Chương trình dành riêng cho thị trường Nhật Bản có sự tham dự của đối tác ở các thành phố lớn như Nagoya, Tokyo, Osaka, Fukuoka. Còn chương trình dành cho đoàn Hàn Quốc có mặt của các đối tác ở Seoul và Pusan. Điều đáng lưu ý là ngoài các DN tại Khánh Hòa tham gia quảng bá xúc tiến còn có hơn 50 DN kinh doanh lữ hành và khách sạn hàng đầu của cả nước tham gia như: Vietravel, Saigontourist, Bến Thành Tourist, các khách sạn 5 sao Sofitel Metrople Hà Nội, Sheraton Hà Nội và Nha Trang, Furama Hội An, Pilgrimage Village Huế, Duxton Hotel Saigon…

Ông Trịnh Hồng Quang - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cho biết: “Tổng Công ty Hàng không Việt Nam kết hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức chương trình này nhằm thu hút du khách đến Việt Nam. Lần này chúng tôi chọn Khánh Hòa là điểm đến vì Nha Trang - Khánh Hòa là một thị trường du lịch đầy tiềm năng; hơn nữa, UBND tỉnh Khánh Hòa rất quan tâm đến việc quảng bá du lịch, quảng bá hình ảnh Nha Trang - Khánh Hòa mà sự kiện tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ vừa qua là một minh chứng. Đặc biệt, những năm gần đây lượng khách Nhật Bản và Hàn Quốc đến Việt Nam rất nhiều. Theo thống kê, 8 tháng đầu năm nay lượng khách du lịch Nhật Bản đến Khánh Hòa là 11.138 lượt, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lượt khách đến từ châu Á”.

Ông Toshifumi Tabata - Hiệp hội Du lịch Nhật Bản (JATA) cho hay Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản đang xúc tiến chương trình Chiến dịch du lịch thế giới (Visit World). Chương trình này sẽ có kế hoạch thúc đẩy 20 triệu người Nhật đi du lịch vào năm 2009, Việt Nam được JATA lựa chọn là 1 trong 5 điểm đến ưu tiên để giới thiệu với du khách Nhật. Điều đáng lưu ý là hiện nay, người Nhật đang thiếu thông tin về thị trường du lịch Việt Nam. Chính vì vậy, đây thật sự là cơ hội tốt để chúng tôi có dịp khảo sát, xem xét các sản phẩm du lịch của Khánh Hòa một cách cặn kẽ”.

Ngoài việc khảo sát các điểm đến ưa thích của người Nhật như Trung tâm Du lịch Suối khoáng nóng Tháp Bà,  Khu nghỉ mát Evason Ana Mandara, Sunrise Nha Trang… đoàn khảo sát và các nhà báo còn rất quan tâm đến các tour tuyến, phương tiện vận tải. Thậm chí, đoàn khảo sát còn đến tận cảng cá Hòn Rớ để xem tận mắt cá đánh bắt lên bờ được bảo quản và vận chuyển ra sao, có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không?… Các đơn vị được lựa chọn để làm địa điểm tổ chức các buổi gặp mặt như khách sạn Yasaka-Saigon-Nhatrang, Sunrise Nha Trang… đều đã rất nỗ lực để tạo ấn tượng tốt cho đoàn khách.

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch và thương mại Khánh Hòa cho biết: “Fam Trip là một chuyến đi gần gũi và thân thiện dành cho các công ty lữ hành để giới thiệu cho họ các sản phẩm du lịch tốt tại các điểm đến. Đây là một hình thức mới, tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả xúc tiến, vì chỉ trong một thời gian ngắn các DN đã có dịp tiếp xúc với rất nhiều đối tác để giới thiệu sản phẩm du lịch của đơn vị mình. Năm 2007, Trung tâm cũng đã tổ chức thành công 1 đoàn Fam Trip đến Nha Trang với sự tham gia của nhiều nhà báo quốc tế. Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình như thế này để xúc tiến quảng bá du lịch Nha Trang - Khánh Hòa”.

Anh Phạm Hồng Dũng ở khách sạn Sheraton Hà Nội nhận xét: “Chương trình đã được tổ chức quá tốt. Chúng tôi không ngờ đoàn Fam Trip này có nhiều đối tác như thế và đây là một thành công rất lớn. Chúng tôi hy vọng những chương trình như thế này sẽ được tổ chức thường xuyên hơn. Duy chỉ có điều hơi đáng tiếc là thời gian bố trí cho chương trình Face to Face (cuộc gặp mặt và làm việc trực tiếp của đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc với các DN lữ hành và khách sạn Việt Nam) được bố trí quá ít thời gian nên nhiều DN chỉ kịp phát tờ rơi quảng cáo mà không có cơ hội để giới thiệu nhiều về sản phẩm của đơn vị mình”. 



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương