Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng


Xu hướng sụt giảm của Du lịch thế giới



tải về 1.19 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

Xu hướng sụt giảm của Du lịch thế giới
Xu hướng sụt giảm lượng khách du lịch bắt đầu từ tháng 6/2008, nhất là tại khu vực bờ biển châu Á - Thái Bình Dương. Nếu như tính tới tháng 3/2008, dòng khách du lịch đổ vào khu vực này trong 18 tháng tăng 7%, thì trong tháng 8, số khách quốc tế đã giảm 2%. Tại châu Phi, mức tăng trưởng của ngành công nghiệp này trong năm 2008 đã giảm một nửa, còn tại châu Âu tốc độ tăng trưởng của thị trường du lịch giảm xuống còn 1,7% tháng (theo TTXVN). Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia về Du lịch (STB), lượng khách đến tháng 10/2008 đã suy giảm 8,1%. Nếu tính chung 9 tháng đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt 0,1%. Malaysia là nước có tốc độ tăng trưởng khá cao trong năm 2007 (19,5% so với năm 2006), 9 tháng đầu năm 2008 mức tăng chỉ đạt 4%. Tình hình ở Thái Lan còn tệ hơn. Theo một quan chức du lịch Thái Lan, những bất ổn về chính trị, đặc biệt là vụ phe đối lập biểu tình phong tỏa sân bay quốc tế tại thủ đô Băng Kok đã có thể làm mất đi một nửa thu nhập của du lịch Thái (dự báo là 240 tỷ Bạt, tương đương 6,8 tỷ USD). Ngành Du lịch của nước này chiếm tỷ trọng 6% GDP và hàng năm tạo ra việc làm cho khoảng hơn 01 triệu lao động.
Như vậy không thể là hiện tượng phi tự nhiên nằm ngoài quy luật, du lịch thế giới đã bị cuốn theo cơn lốc suy thoái chung. 

Du lịch Việt Nam với những mục tiêu lớn
Nhìn lại Du lịch Việt Nam, kết thúc năm 2007, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam lần đầu tiên vuợt ngưỡng 4 triệu lượt người, đạt 4,2 triệu lượt, tăng khoảng 17,3% so với năm 2006 và đem về cho đất nước 51.000 tỷ đồng, tương đương 4 tỷ USD. Cũng trong năm 2007, đã có khoảng 18 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch trong nước và hơn 01 triệu lượt người đi du lịch nước ngoài. Đây thực sự là những con số ấn tượng. 

Rõ ràng, trong bối cảnh đó, những nhà quản lý du lịch nước ta đã rất lạc quan đặt ra những mục tiêu khá cao cho năm 2008: đón 4,8 đến 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế (tức tăng thêm 600 - 800 ngàn lượt khách) và 21 triệu lượt khách du lịch nội địa; thu nhập du lịch sẽ đạt con số 64 nghìn tỷ đồng. Đây là những mục tiêu mà mới nhìn sẽ thấy khá cao, tuy nhiên đặt trong bối cảnh những kết quả đạt được của năm 2007, có thể có cơ sở để tin tưởng.

Chính phủ và ngành Du lịch Việt Nam đều hiểu đây là một thách thức lớn và đã lên kế hoạch, sẵn sàng cho những bước phát triển mới. Dù có những biến động về tổ chức, song Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch tiếp tục được duy trì để chỉ đạo hoạt động chung. Các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Du lịch có hiệu lực từ giữa năm 2007 là cơ sở cho việc quản lý phát triển Ngành. Chính phủ tiếp tục chi hàng trăm tỷ đồng cho Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và hàng chục tỷ đồng cho Chương trình hành động quốc gia về Du lịch mà nội dung của nó là nâng cao năng lực Ngành thông qua các dự án phát triển, quáng bá sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực. 

Trước hết chú trọng đến phát triển năng lực các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh. Chỉ riêng năm 2008, Cơ quan quản lý du lịch quốc gia đã cấp phép mới cho 83 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, nâng tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế lên con số 688. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước chiếm 10%, các công ty TNHH: 38,3%, doanh nghiệp cổ phần: 32%, liên doanh: 12%.

Hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch cũng được nâng cấp và tăng nhanh. Đặc biệt là khách sạn cao cấp.

Hiện nay cả nước có 10.400 cơ sở lưu trú. Chỉ trong năm 2008, đã có thêm 6 khách sạn 5 sao, nâng tổng số khách sạn 5 sao lên 31; khách sạn 4 sao là 50; 3 sao là 175



Tổng số buồng khách sạn hiện nay là 207.000, tăng 12,5% so với năm 2007, trong đó khách sạn 5 sao có 8.196 buồng, 4 sao có 10.950 buồng và 3 sao có 12.524 buồng. Tuy nhiên nếu xét quy mô các khách sạn thì thấy các khách sạn Việt Nam thường có quy mô nhỏ. Nếu chỉ tính các khách sạn từ 1đến 5 sao thì trung bình mỗi khách sạn Việt Nam chỉ có khoảng 42 buồng. Nếu tính riêng các khách sạn từ 4 - 5 sao thì bình quân mỗi khách sạn có khoảng 145 buồng. Do vậy nhu cầu phát triển khách sạn cao cấp quy mô lớn còn rất tiềm tàng.

Nguồn nhân lực là yếu tố đư­ợc quan tâm chú ý đầu t­ư phát triển trong năm 2008. Hiện cả nư­ớc có 40 tr­ường đại học có khoa du lịch, 40 trường cao đẳng du lịch, 43 trung cấp du lịch và nhiều trung tâm đào tạo nghề du lịch phân bố rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chính phủ đã cho phép nâng cấp xây mới 3 tr­ường cao đẳng nghiệp vụ du lịch và tiếp nhận giai đoạn 2 ( 2010 -2015) Dự án EU về nâng cao năng lực đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Hiện nay, toàn Ngành có khoảng trên 01 triệu lao động, với khoảng trên 285 ngàn lao động trực tiếp và khoảng 750 ngàn lao động gián tiếp. Trong số đó có khoảng 6000 h­ướng dẫn viên du lịch, chủ yếu là hư­ớng dẫn viên nói tiếng Anh. 

Rõ ràng sau 2 năm hội nhập WTO với những yêu cầu khắc nghiệt của kinh tế thị trư­ờng, của sự cạnh tranh gay gắt đã khiến quy mô Ngành ngày càng lớn mạnh, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh du lịch quốc tế vẫn tăng. Du lịch Việt Nam đã chững chạc bư­ớc vào sân cho chung của quốc tế và khu vực. 

Có đư­ợc điều đó cũng là nhờ vị thế của đất nư­ớc đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho phát triển du lịch. Với việc trở thành thành viên của WTO, Ủy viên không thư­ờng trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và những thành tựu kinh tế vĩ mô, sự ổn định chính trị, Việt Nam đang chiếm đ­ược cảm tình của thế giới. Việc tổ chức thành công các sự kiện của quốc tế lớn như­ APEC, VESAK là minh chứng cho điều đó. Quan trọng hơn, môi tr­ường ổn định, an ninh an toàn, nền văn hóa bàn địa giàu bản sắc, thái độ thân thiện của ngư­ời dân là những yếu tố có giá trị lớn ảnh h­ưởng tích cực đến hoạt động du lịch. Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế và du khách đã trở thành điểm đến an toàn và thân thiện.



Kết quả hoạt động Du lịch Việt Nam qua các số liệu thống kê
Cũng như­ du lịch thế giới, những tín hiệu vui đầu tiên của mùa xuân 2008 đến với du lịch Việt Nam rất náo nức. Kết thúc qúi I/2008, Du lịch Việt Nam đã đón xấp xỉ 1,3 triệu lư­ợt khách du lịch quốc tế, tăng khoảng 16,9% so với năm 2007. Nếu nhịp độ tăng tr­ởng trên đ­ược duy trì, chắc chắn chỉ tiêu kế hoạch đặt ra về khách sẽ đạt đ­ược.

Tuy nhiên sự suy giảm đã bắt đầu khi cơn bão tài chính thế giới đã cuốn đi những cố gắng cầm cự cuối cùng của các nền kinh tế lớn. Bắt đầu từ nửa sau của năm 2008, số l­ượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam đã đi theo h­ướng giảm dần và tụt xuống mức tăng tr­ưởng âm so với cùng kỳ. 

Các thị trư­ờng truyền thống đều giảm sút. Giảm  mạnh nhất là thị tr­ường Trung Quốc, mặc dù trong tháng 11 có tăng. Tiếp đến là thị trư­ờng Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp. . . Thông thư­ờng, những thị trư­ờng này chiếm một tỷ trọng lớn của Du lịch Việt Nam, nên khi những thị tr­ường này sa sút thì lập tức phản ảnh ngay lên biểu đồ hoạt động kinh doanh chung. Lư­ợng khách vào theo mục đích du lịch vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, song cũng suy giảm. Theo phân tích của các chuyên gia quốc tế thì do tác động chung của đời sống kinh tế khó khăn, ng­ười dân cũng phải tính toán các khoản chi tiêu và hạn chế việc đi lại. Đây là tình hình chung của du lịch thế giới chứ không phải là đặc thù riêng của một quốc gia cụ thể nào. 

Cơ cấu thị trư­ờng cũng có biến động. Trong khi thị phần các thị tr­ường xa như­ châu Âu, Bắc Mỹ, hoặc các thị trư­ờng cao cấp như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia đều ngư­ng trệ hoặc giảm, thì các thị tr­ường gần như­ ASEAN, Trung Quốc vẫn giữ vững và tăng. Điều đó chứng tỏ sự điều chỉnh h­ướng đến các thị trư­ờng gần trong những năm qua của Du lịch Việt Nam đã có hiệu quả b­ước đầu. 



Nguyên nhân của sự sụt giảm

- Nguyên nhân khách quan là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh h­ưởng trực tiếp đến các thị tr­ường nguồn. Những khó khăn về kinh tế đã ảnh h­ưởng đến quyết định đi du lịch của ngư­ời dân. Đây là nguyên nhân chủ yếu là giảm l­ượng khách. Tuy nhiên,  bên cạnh đó cục bộ tại một số điểm nóng trên thế giới, tình hình bất ổn về an ninh, về chính trị cũng là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc hạn chế đi lại của ngư­ời dân. Ngoài ra, tuy không chính thức công khai, như­ng một vài nư­ớc cũng có những chính sách hạn chế công dân của mình. 

- Nguyên nhân chủ quan là do tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch thời gian qua còn lộn xộn khó kiểm soát; giá cả tăng giảm tùy tiện, tùy tiện hủy hoặc nâng giá hợp đồng… Đồng thời chất l­ượng sản phẩm dịch vụ du lịch của ta còn kém.

- Chậm ổn định hệ thống tổ chức Ngành. Rõ ràng việc thay đổi nhân sự, chậm ổn định tổ chức đã ảnh h­ưởng lớn đến hoạt động của Ngành.

- Sự điều phối vĩ mô còn chư­a thật sự hiệu quả. Nếu có sự điều tiết tốt của nhà nư­ớc, có thể đã không xảy ra việc tăng giá tùy tiện thời gian qua. Hoặc nếu tốt hơn nữa đã có thể áp dụng chính sách giá linh hoạt, thống nhất đề có thể thu hút khách hàng trong điều kiện các n­ước trong khu vực đang rơi vào khủng hoảng chính trị triền miên. Nói đến điều phối vĩ mô, cũng cần nhắc đến vai trò của các hiệp hội. Hiệp hội Du lịch Việt Nam còn chư­a thật sự phát huy đư­ợc vai trò trong nắm bắt tình hình để tham mưu, t­ư vấn hoặc liên kết phối hợp các hoạt động giữa các doanh nghiệp, tránh tình hình lộn xộn trong kinh doanh.

- Nhận thức của các doanh nghiệp về hội nhập và cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trư­ờng còn yếu. Do vậy thiếu ý thức phối hợp vì lợi ích chung, mạnh ai nấy làm dẫn đến tình trạng kinh doanh lộn xộn, giá cả tăng giảm tùy tiện, thiếu kiểm soát, đã ảnh hư­ởng đến tính cạnh tranh của điểm đến.

- Chư­a có sự liên kết ngành, liên kết vùng, miền chặt chẽ. Đặc biệt là liên kết giữa Du lịch với các ngành hữu quan… để phối hợp trong các hoạt động phát triển và quảng bá xúc tiến sản phẩm. Sự liên kết lỏng lẻo giữa các vùng, miền cũng là nguyên nhân để sản phẩm du lịch Việt Nam ch­ưa độc đáo, ch­ưa đa dạng và chất lượng chưa cao và vì vậy chư­a có tính cạnh tranh mạnh trong khu vực. 

- Quảng bá xúc tiến còn chưa hiệu quả. Cho đến nay chúng ta vẫn còn chưa có đư­ợc một chiến lược quảng bá bài bản với những kế hoạch cụ thể. Quan điểm về quảng bá, xúc tiến vẫn chưa thực sự được nhận thức đầy đủ. Vì vậy, chưa gắn kết được với chiến lược sản phẩm. Cách tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến chưa khoa học. Do vậy tính hiệu quả chưa cao.

Du lịch Việt Nam năm 2009 và những giải pháp
Theo các chuyên gia quốc tế, bất chấp những diễn biến xấu của tình hình viễn cảnh du lịch dù ảm đạm, tốc độ tăng trưởng toàn cầu cả năm 2008 có thể thấp, song vẫn sẽ đảm bảo chỉ số d­ương.

B­ước vào năm 2009, những diễn biến về chính trị thế giới còn rất phức tạp. Theo dự báo của các chuyên gia quốc tế, tình hình khủng hoảng và suy thoái kinh tế còn chưa sớm được khắc phục. Sớm nhất cũng phải đến tháng 9 năm 2009 nền kinh tế thế giới mới có thể hồi phục. Các cuộc xung đột chính trị có nguy cơ loang rộng sẽ ảnh h­ưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Trong bối cảnh đó, Du lịch Việt Nam với nền chính trị ổn định, xã hội an toàn, cần tận dụng cơ hội để v­ượt lên. 

Do khó khăn và ngư­ời dân sẽ tiếp tục thắt chặt chi tiêu, nhất là cho những chuyến đi xa. Do vậy, Du lịch Việt Nam cần tích cực tập trung vào phát triển cả thị tr­ường gần nh­ư châu Á, Đông Nam Á. Các thị trư­ờng du lịch có khả năng chi trả cao như­ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì ở mức cầm chừng. Tuy nhiên riêng thị trư­ờng Nga sẽ có khả năng phát triển do chính sách cởi bỏ visa của Việt Nam đối với công dân Nga có hiệu lực vào tháng 01/2009.

Đối với Đông Nam Á, những năm gần đây do thực hiện sự điều h­ướng thị trường, nên du khách khu vực ASEAN đã chú ý đến Việt Nam. Dòng khách Đông Nam Á đã tăng mạnh và chiếm thị phần t­ương đối khá. Xu hư­ớng này sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2009. Ngoài ra, cần tận dụng bẻ ghi các thị trường du lịch châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, có dự định đi du lịch Đông Nam Á. Nhất là hiện nay, những diễn biến phức tạp về an ninh chính trị xảy ra ở Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan… sẽ đẩy khách du lịch đến sự lựa chọn những điểm đến an toàn hơn. Đây sẽ là điều kiện và cơ hội tốt để Du lịch Việt Nam tận dụng thu hút khách. 

Để nhanh chóng khắc phục ngay những điểm yếu đã nêu, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao vai trò điều phối vĩ mô, tạo sự đồng thuận trong hoạt động kinh doanh du lịch
- Nhanh chóng kiện toàn và ổn định bộ máy tổ chức cơ quan quản lý du lịch từ Trung ư­ơng đến địa ph­ương với một cơ chế hoạt động rõ ràng, hiệu quả trong hệ thống bộ máy quản lý đa ngành hiện nay để triển khai tốt chủ trương, đư­ờng lối và chiến lược quốc gia về du lịch. 

- Tăng c­ường đầu t­ư, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng đến các khu, điểm du lịch; giảm các thủ tục phiền hà đối với khách du lịch; tạo dựng hình ảnh Du lịch Việt Nam thân thiện mến khách. 

- Các ngành hữu quan cần chủ động tăng c­ường liên kết, phối hợp trong đầu t­ư xây dựng sản phẩm đồng bộ, tạo sự thống nhất trong hoạt động kinh doanhTr­ước mắt thành lập nhóm công tác liên ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Hàng không Việt Nam để triển khai các kế hoạch hoạt động chung. 

- Kiến nghị Nhà n­ước ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về ư­u đãi đầu tư­, ư­u đãi thuế; có chính sách bình đẳng về giá điện, nư­ớc…

- Tăng cư­ờng kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh. Xử lý nghiêm các vi phạm theo Nghị định số 149. 

Thứ hai, tăng c­ường đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ và quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm.
- Ban hành văn bản của Bộ về yêu cầu đầu t­ư xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cơ sở hạ tầng du lịch.

- Triển khai rộng rãi Thông tư­ hư­ớng dẫn Nghị định số 92 về thi hành Luật Du lịch. Đây là cơ sở để các địa ph­ương triển khai các kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn.

- Tăng c­ường h­ướng dẫn các địa phư­ơng, các doanh nghiệp về nghiệp vụ chuyên môn, quy hoạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 

- Tăng cư­ờng quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bởi vì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm. 



Thứ ba, khẩn tr­ương triển gấp chiến dịch thu hút khách trong tháng cuối năm 2O08 và đầu năm 2009.
- Phối hợp với các Bộ, Ngành, các địa ph­ương triển khai ngay các biện pháp đồng bộ như­: phát triển du lịch biển; đầu tư­ xây dựng các sản phẩm mùa Giáng sinh; mở thêm các dịch vụ; đồng loạt giảm giá khách sạn, giá tour, các loại phí dịch vụ; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến…

Thứ tư, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá 
Khẩn tr­ương xây dựng quảng bá xúc tiến cho giai đoạn 2009 - 2010 và 2015. 

- Giai đoạn 2009 - 2010 cần tập trung hoạt động quảng bá vào các thị trư­ờng gần nh­ư Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và đặc biệt là các nư­ớc ASEAN. Riêng thị tr­ường chiến lược Nga, cần nhanh chóng có kế hoạch xúc tiến quảng bá mạnh mẽ.

- Tăng cư­ờng khai thác các hình thức quảng bá hiệu quả cao (farm trip, press trip, tổ chức các sự kiện, các ngày văn hóa Việt Nam…).

- Tăng c­ường phối hợp với các ngành Hàng không, Ngoại giao để đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch.

- Nâng cao vai trò của Hiệp hội, gắn kết chặt chẽ với các địa ph­ương, đảm báo hiệu quả, chất lượng quảng bá./.





Bài 7. Du lịch VN: Quá “tiềm ẩn” nên… mất khách ?!

Theo “Cha đẻ marketing thế giới” Philip Kotler, trong kinh doanh, thu hút được khách hàng mới là quan trọng, nhưng quan trọng hơn phải giữ được họ. Ngành du lịch Việt Nam (VN) đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đang được xem là điểm đến hấp dẫn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, 70% khách du lịch đã đến VN “một đi không trở lại”. Vì đâu?

 

Hình ảnh “thách đố”

 

Câu slogan “Vietnam - The hidden charm” (Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn) đã nhận được khá nhiều ý kiến phản đối từ dư luận trong nước vì theo họ, điều này đã dẫn đến “thất bại” trong việc quảng bá du lịch VN. Thậm chí, “vẻ đẹp tiềm ẩn” này luôn tạo ra thắc mắc cho bạn bè quốc tế trước mọi sự kiện du lịch quốc tế được tổ chức tại VN. Phải chăng, vì quá “tiềm ẩn” nên vẫn chưa ai nhìn thấy được hình ảnh đặc trưng của du lịch VN?



 

Nhà báo Lưu Trọng Văn là người rất tâm huyết với ngành du lịch. Ông đã đi hết 64 tỉnh, thành của VN để tìm hiểu cảnh đẹp và ẩm thực của từng vùng và đã rất bức xúc: VN có rất nhiều cảnh đẹp, được thiên nhiên ưu đãi hơn nhiều nước, nhưng vì sao thế giới vẫn chưa biết đến VN? Malaysia chỉ có 2 di sản văn hóa nhưng có đến 18 triệu khách quốc tế và con số này sẽ tăng lên 20 triệu vào năm 2008. Một con số quá lớn so với mục tiêu đón 6 triệu du khách quốc tế vào năm 2010 của VN. Tuy có tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng trưởng của du khách quốc tế đến VN chỉ ở mức 300.000 khách/năm, trong khi đó, các nước Thái Lan, Malaysia có số tăng trưởng lên đến vài triệu du khách/năm.

 

“Các nước trong khu vực ASEAN đều định vị được sản phẩm du lịch thế mạnh. Thương hiệu du lịch của Singapore là du lịch đô thị, sản phẩm của họ là vườn cây xanh. Malaysia là điểm mua sắm, biển. Thái Lan là spa, nghỉ dưỡng… Riêng VN vẫn là cái gì đó còn “tiềm ẩn”! Thay cho câu trả lời, bà Lee Hayoung - đại diện Bộ Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc, nhận xét: “Hình ảnh của du lịch VN là điều gì đó chỉ có thể trải nghiệm được khi du khách đến đây”.



 

Vậy từ trước đến nay, điều gì ở VN đã thu hút khách quốc tế đến tìm hiểu, khám phá? Phải chăng VN đã được bạn bè quốc tế biết đến với những hình ảnh người dân thân thiện, mến khách, món ăn ngon, văn hóa đa dạng, nhiều di sản văn hóa, bãi biển đẹp…? Một trong số những hình ảnh trên có thể trở thành thương hiệu của du lịch VN, tại sao không lấy đó làm hình ảnh đặc trưng dễ hiểu cho ngành du lịch?

 

Điểm nhấn nào cho du lịch Việt Nam?

 

Trong buổi nói chuyện mới đây tại TPHCM, Giáo sư-Tiến sĩ Leo Kenneth Jago, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Du lịch và Khách sạn thuộc trường Đại học Tổng hợp Victoria (Úc) đã nhận xét: “VN được biết đến là đất nước thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn là điểm đến của du lịch ở châu Á. Người Úc chúng tôi cũng muốn thân thiện, mến khách nhưng không thể bằng người VN. Đây là điểm mạnh VN đã có, VN cần phát huy và khai thác nó”. Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, ông Leo Kenneth Jago cũng góp ý thêm: “Nếu chỉ từ thông tin “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”, sẽ khó để một du khách quốc tế lựa chọn VN làm điểm đến cho chuyến đi. Vì họ không thấy được cái gì cụ thể, rõ ràng trong quảng bá, mời gọi từ điểm đến VN. Không ai muốn đi đến một nơi mà người ta không có được nhiều thông tin về nó nên người ta sẽ chọn điểm đến có nhiều thông tin hơn. Thay vì đến VN, họ sẽ đến Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines vì hình ảnh du lịch của các nước đã được quảng bá rất tốt trên các phương tiện truyền thông quốc tế” - Leo Kenneth Jago nói.



 

Cũng theo nhận xét của các chuyên gia nước ngoài, không chỉ “thua” trong việc quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế mà ngay việc tiếp thị trên Internet, du lịch VN cũng không bằng các nước trong khu vực. Bà Lee Hayoung cho biết: Phần lớn người Hàn Quốc tìm hiểu thông tin du lịch qua Internet. VN đang là điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc đứng thứ 3 trong ASEAN, chỉ sau Thái Lan và Philippines. Nhưng vẫn chưa có một trang web quảng bá du lịch nào ở VN giới thiệu bằng tiếng Hàn, trong khi các nước trong ASEAN đều đã sử dụng. Ngay cả Hãng Hàng không quốc gia Hàn Quốc, muốn giới thiệu chuyến bay đến VN, họ phải “tự chọn” hình ảnh Vịnh Hạ Long của VN để quảng bá.

 

Nhiều DN lữ hành VN rất bức xúc vì ngay cả những TP du lịch lớn vẫn thiếu chỗ để du khách… xài tiền. Khách du lịch quốc tế đến Úc, New Zealand chi tiêu mua sắm khoảng 1.500 USD, còn ở VN chỉ 200-300 USD/người. Khách du lịch đường tàu biển đi từ Hồng Công đến Phú Quốc (VN), tiêu không quá 1 USD khi lên bờ! “Khách đến nhà mà chúng ta không có gì để đãi khách”, có lẽ đây là yếu tố then chốt để du khách “một đi không trở lại”.



 

Với triết lý kinh doanh của ông Philip Kotler ở trên, rõ ràng ngành du lịch VN mới chỉ có được khách hàng mới, chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giữ chân họ, để họ trở lại VN lần 2, lần 3. Do đó, con số 70% khách quốc tế đến VN không trở lại là điều mà ngành du lịch VN phải nghiền ngẫm để nhanh chóng tìm cách thay đổi, chọn ra điểm nhấn cho du lịch VN. Trước mắt, hy vọng với việc đầu tư trên 4 tỷ đến của du lịch ở châu Á. Người Úc chúng tôi cũng muốn thân thiện, mến khách nhưng không thể bằng người VN. Đây là điểm mạnh VN đã có, VN cần phát huy và khai thác nó”. Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, ông Leo Kenneth Jago cũng góp ý thêm: “Nếu chỉ từ thông tin “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”, sẽ khó để một du khách quốc tế lựa chọn VN làm điểm đến cho chuyến đi. Vì họ không thấy được cái gì cụ thể, rõ ràng trong quảng bá, mời gọi từ điểm đến VN. Không ai muốn đi đến một nơi mà người ta không có được nhiều thông tin về nó nên người ta sẽ chọn điểm đến có nhiều thông tin hơn. Thay vì đến VN, họ sẽ đến Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines vì hình ảnh du lịch của các nước đã được quảng bá rất tốt trên các phương tiện truyền thông quốc tế” - Leo Kenneth Jago nói.

 

Cũng theo nhận xét của các chuyên gia nước ngoài, không chỉ “thua” trong việc quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế mà ngay việc tiếp thị trên Internet, du lịch VN cũng không bằng các nước trong khu vực. Bà Lee Hayoung cho biết: Phần lớn người Hàn Quốc tìm hiểu thông tin du lịch qua Internet. VN đang là điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc đứng thứ 3 trong ASEAN, chỉ sau Thái Lan và Philippines. Nhưng vẫn chưa có một trang web quảng bá du lịch nào ở VN giới thiệu bằng tiếng Hàn, trong khi các nước trong ASEAN đều đã sử dụng. Ngay cả Hãng Hàng không quốc gia Hàn Quốc, muốn giới thiệu chuyến bay đến VN, họ phải “tự chọn” hình ảnh Vịnh Hạ Long của VN để quảng bá.



 

Nhiều DN lữ hành VN rất bức xúc vì ngay cả những TP du lịch lớn vẫn thiếu chỗ để du khách… xài tiền. Khách du lịch quốc tế đến Úc, New Zealand chi tiêu mua sắm khoảng 1.500 USD, còn ở VN chỉ 200-300 USD/người. Khách du lịch đường tàu biển đi từ Hồng Công đến Phú Quốc (VN), tiêu không quá 1 USD khi lên bờ! “Khách đến nhà mà chúng ta không có gì để đãi khách”, có lẽ đây là yếu tố then chốt để du khách “một đi không trở lại”.

 

Với triết lý kinh doanh của ông Philip Kotler ở trên, rõ ràng ngành du lịch VN mới chỉ có được khách hàng mới, chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giữ chân họ, để họ trở lại VN lần 2, lần 3. Do đó, con số 70% khách quốc tế đến VN không trở lại là điều mà ngành du lịch VN phải nghiền ngẫm để nhanh chóng tìm cách thay đổi, chọn ra điểm nhấn cho du lịch VN. Trước mắt, hy vọng với việc đầu tư trên 4 tỷ đến của du lịch ở châu Á. Người Úc chúng tôi cũng muốn thân thiện, mến khách nhưng không thể bằng người VN. Đây là điểm mạnh VN đã có, VN cần phát huy và khai thác nó”. Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, ông Leo Kenneth Jago cũng góp ý thêm: “Nếu chỉ từ thông tin “Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn”, sẽ khó để một du khách quốc tế lựa chọn VN làm điểm đến cho chuyến đi. Vì họ không thấy được cái gì cụ thể, rõ ràng trong quảng bá, mời gọi từ điểm đến VN. Không ai muốn đi đến một nơi mà người ta không có được nhiều thông tin về nó nên người ta sẽ chọn điểm đến có nhiều thông tin hơn. Thay vì đến VN, họ sẽ đến Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines vì hình ảnh du lịch của các nước đã được quảng bá rất tốt trên các phương tiện truyền thông quốc tế” - Leo Kenneth Jago nói.



 

Cũng theo nhận xét của các chuyên gia nước ngoài, không chỉ “thua” trong việc quảng bá trên các kênh truyền hình quốc tế mà ngay việc tiếp thị trên Internet, du lịch VN cũng không bằng các nước trong khu vực. Bà Lee Hayoung cho biết: Phần lớn người Hàn Quốc tìm hiểu thông tin du lịch qua Internet. VN đang là điểm đến của khách du lịch Hàn Quốc đứng thứ 3 trong ASEAN, chỉ sau Thái Lan và Philippines. Nhưng vẫn chưa có một trang web quảng bá du lịch nào ở VN giới thiệu bằng tiếng Hàn, trong khi các nước trong ASEAN đều đã sử dụng. Ngay cả Hãng Hàng không quốc gia Hàn Quốc, muốn giới thiệu chuyến bay đến VN, họ phải “tự chọn” hình ảnh Vịnh Hạ Long của VN để quảng bá.

 

Nhiều DN lữ hành VN rất bức xúc vì ngay cả những TP du lịch lớn vẫn thiếu chỗ để du khách… xài tiền. Khách du lịch quốc tế đến Úc, New Zealand chi tiêu mua sắm khoảng 1.500 USD, còn ở VN chỉ 200-300 USD/người. Khách du lịch đường tàu biển đi từ Hồng Công đến Phú Quốc (VN), tiêu không quá 1 USD khi lên bờ! “Khách đến nhà mà chúng ta không có gì để đãi khách”, có lẽ đây là yếu tố then chốt để du khách “một đi không trở lại”.



 

Với triết lý kinh doanh của ông Philip Kotler ở trên, rõ ràng ngành du lịch VN mới chỉ có được khách hàng mới, chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giữ chân họ, để họ trở lại VN lần 2, lần 3. Do đó, con số 70% khách quốc tế đến VN không trở lại là điều mà ngành du lịch VN phải nghiền ngẫm để nhanh chóng tìm cách thay đổi, chọn ra điểm nhấn cho du lịch VN. Trước mắt, hy vọng với việc đầu tư trên 4 tỷ đồng để quảng bá du lịch VN trên kênh truyền hình CNN, bình chọn để Vịnh Hạ Long lọt vào 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới và đăng cai thành công cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 tại Nha Trang… sẽ là tiền đề cho sự thay đổi đó.

 


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương