Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo. Quảng


Khai thác giá trị di sản trong chiến lược phát triển du lịch



tải về 1.19 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích1.19 Mb.
#1572
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

Khai thác giá trị di sản trong chiến lược phát triển du lịch

Vị trí địa lý và lịch sử văn hoá đã đem lại cho Việt Nam nhiều di sản rất có giá trị trải dọc theo chiều dài đất nước. Những giá trị đó là nguồn tài nguyên quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

Tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chúng ta còn có những tài nguyên văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, cả nước có hơn 100 vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu danh thắng nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và khoảng 40.000 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, trong đó trên 2.800 di tích được xếp hạng quốc gia. Các di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào đồng thời cũng là những báu vật vô giá của dân tộc ta. Nếu tổ chức khai thác tốt, các di sản này sẽ thúc đẩy ngành du lịch nước ta phát triển xứng với tiềm năng của đất nước.

Theo ông Lê Trọng Bình, TS.KTS. Viện trưởng Viện NCPT Du lịch "Hệ thống di sản là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực châu Á, thu hút lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân".

Khách quốc tế tới Việt Nam ngày càng đông (năm 2006 khoảng 3,6 triệu lượt, năm 2007 ước tính sẽ đón từ 4–4,4 triệu lượt) và mức chi trả cho hoạt động du lịch của họ tại Việt Nam ngày càng tăng đã phản ánh được rằng Việt Nam có du lịch hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Phần lớn khách quốc tế tới nước ta đều cho rằng họ đi du lịch là để khám phá, khám phá những nét độc đáo của bản sắc dân tộc Việt Nam, khám phá những điều kỳ diệu của các danh thắng mà chỉ ở Việt Nam mới có để từ đó họ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam. Tất cả điều đó có lẽ du khách sẽ tìm thấy được khi họ có những chuyến tham quan thực tế tại các di sản, đặc biệt là các di sản thế giới của chúng ta. Điều đó đã khẳng định vai trò của các di sản đối với sự phát triển của du lịch nước ta.

Các di sản thế giới đã được công nhận của Việt Nam luôn được đánh giá cao và được định hướng khai thác để phát triển trở thành các khu, điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, làm động lực cho sự phát triển du lịch của cả nước. Chẳng hạn như: Di sản Vịnh Hạ Long được xác định là không gian du lịch chủ yếu của Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh hay 2 Di sản ở Huế, phố cổ Hội An, Mỹ Sơn là không gian du lịch chính ở Trung tâm Huế - Đà Nẵng đồng thời của vùng du lịch Bắc Trung Bộ và đặc biệt còn gắn với phát triển du lịch hành lang Đông – Tây.

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020, toàn bộ các khu di sản đều nằm trong khu du lịch quốc gia. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của các di sản trong khai thác giá trị du lịch ở Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các di sản mặc dù đã được chú trọng phát huy giá trị trên phương diện du lịch tuy nhiên so với tiềm năng của nó thì việc khai thác còn chưa hiệu quả. Ngay cả các di sản đã được công nhận là di sản thế giới, vấn đề này cũng đang cần phải xem xét một cách tổng thể. Chúng ta thiếu những khu du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới. Mặt khác, các di sản của Việt Nam hiện nay đang có nguy cơ suy giảm giá trị do bị xâm phạm, xuống cấp...

Trước thực trạng và tính cấp bách của vấn đề này, trung tuần tháng 10 vừa qua, một hội thảo với chủ đề ''Quản lý, bảo tồn và phát triển du lịch tại các di sản thế giới ở Việt Nam'' đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Bình phối hợp tổ chức. Hội thảo đã được nghe các bài tham luận của các chuyên gia Việt Nam và Tây Ban Nha về quản lý, bảo tồn di sản thế giới trong xu hướng phát triển mạnh mẽ các loại hình du lịch ở Việt Nam, các vấn đề như quy hoạch và định hướng phát triển du lịch tại các khu vực có di sản thế giới ở Việt Nam; Vấn đề du lịch và di sản; Bảo tồn di sản văn hóa thế giới và phát triển du lịch tại các di sản văn hóa thế giới hiện nay ở Việt Nam; một số vấn đề cụ thể của các di sản thế giới ở Việt Nam.

Cũng tại cuộc Hội thảo này, các chuyên gia trên lĩnh vực bảo tồn di sản đều tỏ ra lo ngại đối với một số di sản thế giới ở Việt Nam chưa được quản lý, bảo tồn theo hướng bền vững, một số di sản bị xâm hại làm ảnh hưởng đến giá trị của di sản thế giới. Việc tôn tạo, bảo tồn các giá trị của di sản là cần thiết tuy nhiên, việc lạm dụng quá sẽ đem đến những kết quả ngược lại.

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch "Hiện nay, một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam là thiếu các sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Trong trường hợp này, bản thân các di sản thế giới đã là những tài nguyên du lịch như vậy, chính vì thế việc khai thác có hiệu quả những giá trị này cần được phát huy, góp phần khắc phục những hạn chế của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập".

Để khai thác hiệu quả giá trị du lịch từ các di sản thế giới, có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết và cần sự phối hợp liên ngành, liên vùng. Bên cạnh công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị của các di sản, hoạt động xúc tiến quảng bá được đánh giá là hết sức quan trọng, đặc biệt là các chương trình quảng bá, xúc tiến tại nước ngoài. Di sản thế giới tại Việt Nam được xem là tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao và chúng ta tin tưởng đó chính là những lợi thế để du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

 

Du lịch gắn với thương mại


Trong tour du lịch các công ty lữ hành thường bố trí cho khách chương trình đi chợ, siêu thị, xem, mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Nhiều quốc gia thông qua hoạt động, thu hút khách du lịch quảng bá hình ảnh, văn hóa đất nước, đặc biệt giới thiệu thế mạnh, lợi thế của từng vùng về các sản phẩm, dịch vụ.

Vừa qua chúng tôi tham gia một tour du lịch Hà Nội - Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc) với thời gian ba đêm, bốn ngày. Trước khi đi, bằng những kênh thông tin, du khách được biết chỉ cần chuẩn bị tiền tiêu vặt cho những ngày du lịch vì nơi đến tham quan ít có hàng hóa phù hợp nhu cầu để mua. Nhưng thực tế ngược lại, nơi đến xem và mua hàng đầu tiên là một cửa hàng bán thuốc bắc tại TP Côn Minh. Với cách giới thiệu hấp dẫn đặc điểm độc đáo về địa hình, đất đai, khí hậu vùng Vân Nam, tạo ra dược liệu quý riêng có đã thu hút sự chú ý, gây phấn khích đối với du khách. Thế là tất cả 17 người của đoàn đều mua dược liệu: Ðông trùng hạ thảo, Thiên ma Vân Nam, Hoa Tam thất Vân Nam, Tam thất Vân Nam, Ða pín dược tửu,... bình quân mỗi người tiêu hết một triệu đồng Việt Nam.

Tiếp theo chương trình, đoàn khách du lịch đến tham quan một cơ sở y tế ở TP Côn Minh, được mát-xa chân, khám bệnh miễn phí. Tại đây, bác sĩ giới thiệu lịch sử hình thành phương pháp và công hiệu chữa bệnh, với việc kết hợp y học cổ truyền Vân Nam với tây y, y học hiện đại. Nhiều bệnh nan y đã được chữa khỏi hoặc chế ngự. Sau khám bệnh miễn phí là tư vấn, lời khuyên của bác sĩ về tình trạng bệnh lý và mua thuốc chữa trị, phòng ngừa. Thế là nhiều người không tiếc tiền, mua khá nhiều thuốc với giá khá cao. Ðến cửa hàng đá ngọc, với cách giới thiệu, quảng bá như "mê hồn" của người quản lý cao tuổi giàu kinh nghiệm, du khách lại dốc hầu bao mua vật phẩm trang sức chế tác từ đá ngọc Vân Nam.

Ðiểm tham quan mua hàng trang sức, trang trí nội thất đá thạch anh tại huyện Thạch Lâm (Vân Nam) là một không gian rộng, cửa hàng rộng rãi và khu nhà ở cho cán bộ, nhân viên. Ðiều đáng nói là cửa hàng nằm giữa vùng hoang vắng không dân cư, phố xá, không cơ sở công nghiệp, kinh tế, nhưng vẫn tỏa ra sức sống, sinh sôi, tăng trưởng, lưu thông hàng hóa. Câu trả lời chính là một nội dung trong biển hiệu thông tin: "Công ty đá thạch anh nằm trong Liên hiệp du lịch...". Các đoàn khách du lịch trong nước và nước ngoài tham quan Côn Minh, Vân Nam, trong chương trình đều dừng chân mua hàng. Một ngày biết bao lượt du khách vào ra, doanh số bán hàng theo đó mà tăng trưởng. Riêng đoàn du lịch Việt Nam trong thời gian tham gia tua đã mua hàng trị giá cỡ 70 triệu đồng.

Theo hướng dẫn viên của Công ty du lịch Viettravel, anh thường xuyên đón các đoàn du lịch nước ngoài vào Việt Nam tham quan, đưa đến nhiều vùng đất nước, nhưng hầu như du khách không mua được hàng gì của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Công thương, tiêu thụ hàng hóa của ngành du lịch chỉ chiếm tỷ trọng 1% trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.

Từ thực tế trên, tham khảo cách làm du lịch của nước bạn, thiết nghĩ chúng ta cần phải thay đổi hoạt động du lịch và cơ chế quản lý nhà nước. Theo đó, tạo môi trường thuận lợi để công ty du lịch tự nguyện gắn kết với cơ sở sản xuất, thương mại trong hoạt động cùng có lợi.

 

Du lịch hướng tới chuyên nghiệp hóa 

Chuyên nghiệp hóa nguồn nhân lực du lịch là một trong những trọng tâm ngành du lịch Việt Nam đang hướng tới, thay thế cho phương cách đào tạo thiếu bài bản từ trước tới nay.

Cuối tuần qua, hội thảo toàn quốc “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Văn hoá - Du lịch trong xu thế và hội nhập” đã được tổ chức tại ĐH Sài Gòn. Tại đây, thực trạng đào tạo “sứ giả du lịch” cho chúng ta thấy còn nhiều “lỗ hổng” khiến cho du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.



Cần cả người quản lý và nhân viên giỏi

Về vấn đề này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch cũng cho rằng du lịch cũng như bất kỳ ngành kinh tế khác đều vì con người và do con người. Vì vậy, nguồn nhân lực du lịch cần đáp ứng được 3 yêu cầu chính là tri thức, nghiệp vụ và văn hoá.

"Du khách nước ngoài đến Việt Nam không chỉ để thư giãn, giải trí mà còn đánh giá nền văn hóa của nước ta qua mỗi chuyến đi. Chính vì vậy, văn hóa nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà", ông Huỳnh Quốc Thắng - Hiệu trưởng CĐ Văn hóa Nghệ thuật TP HCM nói.

“Các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ hàng chục tỷ đồng xây dựng những khu resort, khách sạn cao cấp, nhưng không sẵn sàng chi vài chục triệu đồng đào tạo nhân viên dẫn đến phải thuê nhân sự thiếu tay nghề bị khách hàng chê bai...”, ông Hà Kim Vọng - Hiệu trưởng trường Du lịch và Ngoại ngữ Khôi Việt TP HCM nhận xét về thực trạng đào tạo nhân lực du lịch trong những năm qua.

Cũng theo ông Vọng, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn có khuynh hướng xem trọng nhân viên quản lý, xem thường nhân viên phục vụ tiếp tân.

Theo bà Phạm Thu Nga, Trưởng khoa Văn hóa - Du lịch ĐH Sài Gòn, hiện sinh viên ra trường vẫn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp... nên khi doanh nghiệp tuyển dụng phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng nhu cầu công việc. Điều đó dẫn đến nguồn nhân lực du lịch "thừa nhưng vẫn thiếu".

Nhiều chuyên gia cho rằng việc đào tạo sinh viên ngành du lịch không nhất thiết phải cần đến tiến sĩ mà chỉ cần những giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn, trong khi những người này lại chỉ tập trung làm ở nhà hàng khách sạn mà không tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn lao động trong lĩnh vực này không chỉ có đào tạo kỹ năng mà còn đào tạo phong cách, văn hóa và phẩm chất cho nhân viên. Phần lớn trong các trường, việc đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết trong khi đây là ngành đòi hỏi phải có những hoạt động thực tế.

Nhiều đại biểu cũng nêu vấn đề  nhân lực ngành du lịch vẫn còn yếu về chuyên môn ngoại ngữ. Chỉ xét riêng về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Pháp, Nhật, Đức, số hướng dẫn viên thông thạo chỉ chiếm khoảng 5-12% trong tổng số 5.000 hướng dẫn viên đã được cấp thẻ của cả nước. Ngay cả tiếng Anh là loại ngoại ngữ thông dụng nhất nhưng hướng dẫn viên thạo ngoại ngữ này vẫn còn hạn chế. 



Triển vọng từ các dự án, chương trình quốc gia

Trong quy hoạch tổng thể Du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 đến 2010, Chính phủ đã xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm trong công cuộc phát triển ngành công nghiệp Du lịch Việt Nam.

Việt Nam đã hợp tác với Cộng đồng Châu Âu thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam thông qua Hiệp định tài chính ký tháng 11/2001, với tổng chi phí 12 triệu Euro (Cộng đồng châu Âu tài trợ 10,8 triệu Euro và phần đóng góp của Chính phủ Việt Nam là 1,2 triệu Euro). Theo đó, Dự án khởi động từ năm 2004 đã giúp đào tạo lực lượng lao động của ngành Du lịch, các trường đào tạo và khách du lịch. Dự án hoàn tất trước 30/6/2008 theo thời hạn đã nêu trong Hiệp định tài chính. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” Việt Nam đã được gia hạn tới hết tháng 1 năm 2010.

Được biết,  Dự án đã đào tạo giúp cho Việt Nam 2.500 huấn luyện viên ngành du lịch, thuộc thành phần cán bộ từ các doanh nghiệp. Những nhân viên này là hạt nhân có trách nhiệm đào tạo chuyên môn lại cho những người khác, theo đúng tiêu chuẩn của Châu Âu, về nguồn nhân lực có trình độ cao.

Dự án còn hỗ trợ Tổng cục Du lịch tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập khu vực, tham gia các hội thảo, hội nghị của ASEAN, APEC, PATA, ASEANTA… nhằm tiến tới đạt được sự công nhận của khu vực đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam.

Mới đây nhất, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo "Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới 2015 và tầm nhìn đến 2020" đã định hướng: Phấn đấu đến 2015, nguồn nhân lực du lịch có ít nhất 500.000 lao động trực tiếp và 1,3 - 1,5 triệu lao động gián tiếp.

Cũng theo dự thảo, đến năm 2020 nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam phải đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Tổng số vốn cho Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch tới năm 2015 là 2.400 tỉ đồng. 

 

Kết quả thực hiện Dự án Phát triển nguồn nhân lực Du lịch Việt Nam:

Nhóm kết quả thứ nhất: Xây dựng một "Hệ thống công nhận kỹ năng nghề cấp quốc gia". Mười trung tâm đào tạo và thẩm định đặt tại các trường đào tạo du lịch, nằm trong hệ thống này đã được trang bị các phòng thực hành. 18 phòng trong tổng số 28 phòng đã sẵn sàng để tiến hành thẩm định cho các kỹ năng nghề lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ nhà hàng, an ninh khách sạn. Sáu kỳ thẩm định kỹ năng nghề đầu tiên đã được tổ chức trong hai tháng gần đây tại sáu trung tâm thẩm định mới thành lập, sau đó sẽ tiếp tục từ tháng 01/2008 trở đi.

Nhóm kết quả thứ hai:  Xây dựng một khung thể chế quốc gia hỗ trợ tăng cường năng lực trong việc triển khai hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt Nam bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

Nhóm kết quả thứ ba đang được dự án thực hiện là gắn kết hài hòa hệ thống công nhận kỹ năng nghề du lịch cấp quốc gia với hệ thống công nhận nghề của khu vực và tăng cường hợp tác khu vực. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam đã được công nhận bởi một số tổ chức du lịch trong khu vực và quốc tế như PATA, ASEANTA.

 

Làm mới du lịch truyền thống

Trong xu thế hội nhập, hoạt động du lịch đối với du khách không chỉ dừng lại ở nhu cầu vui chơi, giải trí mà còn là cơ hội để học hỏi, tìm hiểu, khám phá, trau dồi kiến thức, giao lưu văn hóa... Chính vì vậy, việc tìm tòi, sáng tạo ra những sản phẩm du lịch mang giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống của từng vùng, miền đang trở thành một trong những lựa chọn thông minh của các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương làm du lịch.

Sáng tạo từ khâu tổ chức

Một trong những tour truyền thống về nguồn được chú ý trong thời gian qua là cuộc hành trình về thăm con đường Trường Sơn huyền thoại. Gần 100 du khách, là những cựu chiến binh Trường Sơn, những người yêu mến sự khám phá, tìm hiểu lịch sử truyền thống, xuất phát từ TP Hồ Chí Minh lên các tỉnh Tây Nguyên và điểm đến cuối cùng là tỉnh Quảng Trị. Dọc cuộc hành trình, các du khách dừng chân tại các buôn làng, di tích lịch sử gắn bó với những chiến công vang dội của Bộ đội Trường Sơn năm xưa. Tour về nguồn này do Caravan Việt tổ chức. Nếu như các hình thức du lịch khác, thường lấy chức năng giải trí, nghỉ dưỡng cho du khách làm chính, tìm hiểu truyền thống chỉ là hoạt động bổ trợ, thì Caravan Việt lại có cách làm ngược lại. Anh Nguyễn Thanh Tuấn, cán bộ điều hành Caravan Việt cho hay: "Phương châm hoạt động của chúng tôi là gắn du lịch với giáo dục truyền thống. Ðây là một hướng đi mới được Tổng cục Du lịch khuyến khích, hoan nghênh, nhằm thực hiện chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử dân tộc trong cộng đồng. Chúng tôi có nhiều hình thức làm mới du lịch về nguồn để thu hút du khách...".

Cách làm của Caravan Việt là "đón đầu" các sự kiện lịch sử, văn hóa để tổ chức tour và hướng đến đối tượng du khách là các gia đình, hội, nhóm... hình thành những cộng đồng cùng mục đích khám phá, tìm hiểu văn hóa lịch sử. Trước khi tổ chức tour, họ nghiên cứu rất kỹ các địa điểm cần đến, sau đó mời những nhân chứng của các sự kiện lịch sử đi theo đoàn. Trong tour về đường Trường Sơn lần này, trước khi khởi hành, Caravan Việt tổ chức một buổi họp mặt, giao lưu giữa các du khách với đại biểu cựu chiến binh Trường Sơn. Dọc hành trình, thay vì du khách sẽ tìm hiểu sự kiện lịch sử thông qua lời của các hướng dẫn viên du lịch, Caravan Việt mời những đại biểu cựu chiến binh Trường Sơn từng gắn bó, chiến đấu tại địa danh đó đi cùng đoàn để kể lại sự kiện ngay tại chỗ. Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự: "Làm được điều này đòi hỏi quá trình chuẩn bị hết sức công phu. Chúng tôi tìm hiểu qua Ban Liên lạc Cựu chiến binh Trường Sơn tại TP Hồ Chí Minh. Thật may mắn khi chúng tôi đã gặp và nhận được sự cộng tác tích cực của một số cựu chiến binh từng tham gia mở đường Trường Sơn trong giai đoạn đầu. Một trong số các nhân chứng quan trọng là ông Nguyễn Văn Thắng, người được giao nhiệm vụ đi tiền trạm, làm công tác dân vận, xác định vị trí mở đường Trường Sơn ở tuyến Hướng Hóa (Quảng Trị) đến biên giới Lào. Rất mừng là những sự kiện giai đoạn đó, đến nay ông Thắng vẫn nhớ rất rõ, dù đã trên tám mươi tuổi...".

Chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Thắng. Ông tỏ ra rất phấn khởi khi trở thành "hướng dẫn viên" du lịch của tour về nguồn Trường Sơn. "Làm được gì để cho lớp trẻ hôm nay thấu hiểu và tự hào về truyền thống Bộ đội Trường Sơn là chúng tôi sẵn sàng" - Ông nói.

Trước đó, khi hai cuốn sách "Nhật ký Ðặng Thùy Trâm" và "Mãi mãi tuổi hai mươi" trở thành sự kiện chính trị - văn hóa thu hút sự quan tâm của đông đảo giới trẻ, Nguyễn Thanh Tuấn cũng đã lặn lội đến tận núi rừng Ba Tơ, nơi chị Trâm từng sống, chiến đấu và hy sinh, tìm hiểu địa hình, gặp gỡ nhân chứng để tổ chức các tour về nguồn, tạo nên hình thức sinh hoạt chính trị, truyền thống sống động, thu hút hàng nghìn người tham gia.

Ðiểm nhấn văn hóa truyền thống

Một trong những địa phương đi đầu cả nước về làm mới du lịch truyền thống là Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau khi thử nghiệm tái hiện hình thức bắn súng thần công khai hội du lịch ba năm trước, đến nay, ngành văn hóa - du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát triển hình thức này thành một lễ hội văn hóa, quy mô hoành tráng. Dưới sự cố vấn của các chuyên gia văn hóa, các nhà sử học, lễ hội bắn súng thần công được tổ chức, dàn dựng bằng hình thức sân khấu hóa, tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng thời kỳ đầu kháng Pháp. Theo ông Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bắn súng thần công trở thành một điểm nhấn văn hóa, một sản phẩm du lịch về nguồn độc đáo của vùng biển Vũng Tàu.

Tại TP Hồ Chí Minh, khu du lịch văn hóa Suối Tiên là nơi chú trọng yếu tố về nguồn bằng hàng loạt công trình tái hiện các truyền thuyết lịch sử văn hóa dân tộc như: Sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa, truyền thuyết Thạch Sanh - Lý Thông, truyền thuyết về thiên đàng - âm phủ... mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ðặc biệt, khu du lịch Ðại Nam (Bình Dương) là một quần thể công trình kiến trúc về lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thái, khai thác các yếu tố về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng... đang ngày càng trở thành xu thế của du lịch. Nếu nói du lịch là hình thức, phương tiện quảng bá hình ảnh đất nước hiệu quả nhất, thì việc tạo ra sản phẩm du lịch thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc chính là cách nâng cao chất lượng chủ đề, nội dung quảng bá.

Gắn kết du lịch với văn hóa

Trên thực tế, du lịch truyền thống, nhất là các tour về nguồn thường chỉ tập trung ở một số địa chỉ nổi tiếng. Gắn kết giữa du lịch với văn hóa, thúc đẩy giáo dục truyền thống thông qua hệ thống di tích lịch sử - văn hóa là vấn đề được đề cập rất nhiều nhưng hiệu quả còn hạn chế. GS, TS Trần Văn Khê cho rằng, cái yếu và thiếu của chúng ta hiện nay là vốn văn hóa dân tộc đang bị coi nhẹ, chưa được khai thác đúng mức để có thể trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc. Vùng, miền nào trên cả nước cũng có âm nhạc dân tộc, biểu hiện qua ca dao, dân ca và các loại hình âm nhạc truyền thống... nhưng việc bảo tồn, phát triển giá trị ấy chưa được coi trọng. Khai thác những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng cũng chính là cách làm mới du lịch, bởi suy cho cùng, sản phẩm du lịch chính là cái ta có mà người khác (nơi khác) không có. Những điều ấy không thể làm theo kiểu phong trào.

 

Chất lượng nhân lực: Chìa khóa phát triển du lịch

 

Những con số về lượng khách du lịch không ngừng gia tăng trong những năm qua là tín hiệu vui, nhưng đằng sau đó lại là một mối lo lớn, bởi nguồn lực của ngành du lịch đang trong tình trạng vừa thiếu, vừa yếu...



Nhân lực thiếu và yếu

Du lịch Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Với nhiều lợi thế như cảnh quan thiên nhiên đẹp; lịch sử, văn hóa giàu bản sắc... để du lịch phát triển mạnh mẽ, cần tích cực huy động mọi nguồn lực, trong đó quan trọng nhất và mang tính quyết định là nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng là một trong những băn khoăn lớn nhất.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, đến năm 2008, ngành du lịch có trên 424.000 lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch và khoảng 850.000 lao động gián tiếp; trong đó, tỷ lệ lao động có chuyên môn, được đào tạo và bồi dưỡng về du lịch chiếm khoảng 42,5%.

Tuy nhiên, nếu xếp theo trình độ, thì trình độ đại học và sau đại học du lịch chỉ chiếm 7,4%; số lao động được bồi dưỡng về kiến thức du lịch (dưới sơ cấp) chiếm 45,3%. Khoảng 40,9% lao động trong lĩnh vực sử dụng tiếng Anh, Trung, Pháp. Số lao động sử dụng ngoại ngữ hiếm như tiếng Hàn, Nhật, Tây Ban Nha còn quá ít.

Ngoài điểm yếu về nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, hạn chế lớn nhất của nhân viên du lịch Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Không ít khách du lịch nước ngoài khi đến Việt Nam phàn nàn về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên khách sạn, đặc biệt là các khách sạn nhỏ, ở những khu vực nông thôn.

Việc khách du lịch nước ngoài và nhân viên khách sạn “nói” mỏi cả tay mà vẫn không hiểu ý nhau là chuyện thường xuyên.

Theo bà Nguyễn Phương Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn (TCDL), trình độ ngoại ngữ kém ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách. Khi không có ngoại ngữ, nhân viên không thể tiếp cận khách, không hỏi han, chăm sóc được khách chu đáo, không biết khách có nhu cầu gì và ngược lại, ý kiến của khách về dịch vụ như thế nào để mình thay đổi và chỉnh sửa cho phù hợp.



Nâng cao chất lượng đào tạo

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2030, phát triển nhân lực du lịch được đưa vào 1 trong 5 nhóm giải pháp quan trọng để phát triển của ngành du lịch Việt Nam.

Nâng cao chất lượng dịch vụ cho ngành du lịch, ngoài việc tăng cường cơ sở hạ tầng như khách sạn, khu vui chơi giải trí, tăng cường sản phẩm du lịch... thì quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Trong từng cử chỉ, hành động, thái độ, từ ánh mắt đến nụ cười... của những người tiếp xúc với khách du lịch đều ảnh hưởng đến chất lượng du lịch.

Theo thống kê, cả nước hiện có 40 trường đại học có khoa du lịch hoặc liên quan, 43 trường trung cấp du lịch và nhiều trung tâm đào tạo nghề du lịch.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là hiện nay, nội dung chương trình đào tạo của các cơ sở không thống nhất, không có quy chuẩn tối thiểu về nội dung chương trình đào tạo, chuyên ngành du lịch cho từng bậc học, từng ngành học.

Nhiều sinh viên khi mới ra trường, do chỉ có kiến thức từ sách vở, thiếu kinh nghiệm thực tế, nên các doanh nghiệp du lịch không muốn nhận, bởi nếu tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ phải mất thời gian và công sức đào tạo lại.

Để cải thiện tình trạng này và nâng cao năng lực của nhân lực du lịch, các trường cần khảo sát về nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và đào tạo theo nhu cầu và đặt hàng của doanh nghiệp. Trong quá trình đào tạo, các trường cần nâng cao kiến thức thực tế cho sinh viên, xem xét lại thời gian đào tạo và thực hành.

Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020 là trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới, nằm trong những nước đứng đầu Đông Nam Á về các chỉ tiêu phát triển du lịch (khách quốc tế và thu nhập du lịch).

Để đạt được mục tiêu này, du lịch Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao hơn và phải đạt tối thiểu 12 triệu khách vào năm 2020 (trung bình mỗi năm tăng khoảng 9,6% trong giai đoạn 2010-2020).

Muốn đạt được điều đó, chất lượng nhân lực phục vụ trong ngành du lịch cần phải được nâng cao chất lượng hơn nữa. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa để du lịch Việt Nam xóa dần khoảng cách với các quốc gia phát triển về du lịch.

 

 


Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương