Tiêu chuẩn Việt Nam tcvn8548: 2011



tải về 2.58 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích2.58 Mb.
#38945
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8548:2011

HẠT GIỐNG CÂY TRỒNG – PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM

Crops seed – Testing methods

Lời nói đầu

TCVN 8548:2011 được chuyển đổi từ 10 TCN 322:2003 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 8548:2011 do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp lấy mẫu và kiểm nghiệm một số chỉ tiêu chất lượng của hạt giống cây trồng nông nghiệp áp dụng cho các phòng kiểm nghiệm hạt giống.

Các phương pháp lấy mẫu và kiểm nghiệm trong tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu đã được công nhận của Hội kiểm nghiệm hạt giống quốc tế (International Seed Testing Association – ISTA) nhằm đảm bảo các thủ tục tiến hành kiểm nghiệm phù hợp và đưa ra các kết quả có thể lặp lại.

Việc kiểm nghiệm chất lượng hạt giống yêu cầu các phương pháp thử và thiết bị đã được kiểm tra để đảm bảo phù hợp với mục đích và có giá trị.

Hạt giống là một sản phẩm sinh học sống và các đặc tính của nó không thể dự đoán được một cách chắc chắn như đối với các nguyên liệu vô cơ khác. Các phương pháp thử được sử dụng phải dựa trên kiến thức khoa học và kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình kiểm nghiệm và kiểm soát chất lượng của hạt giống.

Các phương pháp quy định về lấy mẫu và chia mẫu, phân tích độ sạch, xác định số lượng hạt khác loài, thử nghiệm nảy mầm, xác định khối lượng 1000 hạt, xác định độ ẩm trong tiêu chuẩn này về cơ bản phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp của ISTA xuất bản năm 2009.

Riêng phương pháp thử nghiệm hạt khác giống trong tiêu chuẩn này được xây dựng trên cơ sở vận dụng phương pháp xác định số lượng hạt khác loài và phương pháp xác định loài và giống của ISTA đồng thời tham khảo phương pháp xác định tính khác biệt (distiness) về giống của một số loài cây trồng trong khảo nghiệm DUS đã được công bố vì ISTA không có phương pháp chuẩn cho phép thử hạt khác giống trong phòng kiểm nghiệm.

Tùy theo điều kiện thực tế của mỗi phòng kiểm nghiệm, có thể lựa chọn một trong các phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này, nhưng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của phương pháp đó để đảm bảo độ tin cậy của kết quả kiểm nghiệm và phù hợp với kết quả của các phòng kiểm nghiệm khác.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương