Tiêu chuẩn Việt Nam tcvn8548: 2011


Bảng 4 – Khối lượng mẫu phân tích độ ẩm theo đường kính hộp sấy mẫu



tải về 2.58 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích2.58 Mb.
#38945
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17
Bảng 4 – Khối lượng mẫu phân tích độ ẩm theo đường kính hộp sấy mẫu

Đường kính hộp sấy mẫu, cm

Khối lượng mẫu phân tích, g

lớn hơn 5 và nhỏ hơn 8

4,5 ± 0,5

bằng hoặc lớn hơn 8

10,0 ± 1,0

Trước khi lấy mẫu phân tích, mẫu gửi được trộn đều bằng một trong các phương pháp sau:

a) Đảo mẫu trong bao chứa bằng một cái thìa, hoặc

b) Đặt đầu hở của bao chứa mẫu đối diện với đầu hở của một bao chứa khác tương tự và đổ hạt qua lại giữa hai bao chứa.

Lấy ít nhất 3 mẫu giảm bằng thìa từ các vị trí khác nhau và gộp lại để thành một mẫu giảm có kích thước phù hợp. Mẫu giảm được lấy sao cho hạt giống không bị hở ra ngoài không khí quá 30 s.

Trong trường hợp phải cắt hoặc xay mẫu, một mẫu phân tích được lấy để cắt hoặc xay và từ nguyên liệu cắt hoặc xay này hai lần nhắc sẽ được lấy ra.

10.1.3.3 Cân mẫu

Việc cân mẫu được thực hiện trên cân phân tích, tính bằng gam (g), lấy ít nhất 3 chữ số thập phân. Các hộp chứa và nắp đậy phải được cân khối lượng trước và sau khi chứa mẫu.

Sau khi cân, phải đậy nắp hộp chứa mẫu để tránh làm thay đổi khối lượng của mẫu. Các hộp chứa và nắp đậy được mở ra và đặt nhanh vào tủ sấy đã được duy trì ở nhiệt độ quy định đối với loài thử nghiệm tại Bảng G.1. Thời gian sấy mẫu bắt đầu được tính khi tủ sấy đạt đến nhiệt độ yêu cầu. Sau khi kết thúc thời gian sấy mẫu, các hộp chứa sẽ được đậy nắp lại trước khi được đưa vào làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm.

Sau khi làm nguội, các hộp chứa cùng với nắp đậy và mẫu được cân lại.

10.1.3.4 Xay mẫu

Các loại hạt lớn phải xay nhỏ trước khi sấy, trừ những loại hạt giống có hàm lượng dầu quá cao làm chúng khó xay, hoặc có thể làm tăng khối lượng do quá trình oxy hóa của nguyên liệu đã xay (đặc biệt là đối với những hạt giống có chỉ số iốt trong dầu cao).

Nếu việc xay mẫu không thể thực hiện được thì phải cắt mẫu theo quy định tại 10.1.3.5.

Việc xay mẫu là bắt buộc đối với những loài cụ thể được quy định tại Bảng G.1. Đối với những loài quy định xay nhỏ thì ít nhất phải có 50 % nguyên liệu đã xay lọt qua sàng có cỡ lỗ 0,50 mm và không quá 10 % còn lại ở sàng có cỡ lỗ 1,00 mm. Đối với những loài quy định xay thô thì ít nhất phải có 50 % nguyên liệu đã xay lọt qua sàng có cỡ lỗ 4,00 mm và không quá 55 % lọt qua sàng có cỡ lỗ 2,00 mm. Toàn bộ thời gian của quá trình xay mẫu không được vượt quá 2 min.

Khi sử dụng máy xay mẫu phải đảm bảo vệ sinh máy xay mẫu thật sạch sẽ trước khi xay mẫu khác, tránh làm ảnh hưởng độ ẩm từ mẫu này sang mẫu khác.

10.1.3.5 Cắt mẫu

Những hạt lớn có khối lượng 1000 hạt lớn hơn 200 g và/hoặc những loài có hàm lượng dầu cao, khó xay thì phải cắt thành các mẩu nhỏ dưới 7 mm. Việc cắt mẫu được tiến hành trên 2 mẫu giảm, mỗi mẫu có khối lượng gần bằng 5 hạt nguyên được lấy ra từ mẫu gửi. Các mẫu giảm được cắt thật nhanh và trộn lại bằng một cái thìa trước khi được chia thành hai lần nhắc. Các lần nhắc được đặt vào hộp sấy đã được cân khối lượng. Thời gian để hở mẫu ra ngoài không khí không vượt quá 4 min.

10.1.3.6 Sấy mẫu

10.1.3.6.1 Sấy sơ bộ

Nếu một loài cần phải xay mẫu và có độ ẩm ban đầu cao hơn độ ẩm quy định tại Bảng G.1 thì phải sấy sơ bộ như sau.

Hai mẫu giảm, mỗi mẫu có khối lượng 25 g ± 1 g, được chứa trong hộp sấy đã được cân khối lượng. Sau đó, hai mẫu giảm này được sấy khô ở nhiệt độ 130 0C trong 5 min đến 10 min tùy theo độ ẩm ban đầu của mẫu để giảm độ ẩm xuống dưới độ ẩm quy định tại Bảng G.1. Các mẫu giảm này sau đó được để trong điều kiện phòng kiểm nghiệm ít nhất 2 h.

Đối với ngô có độ ẩm ban đầu lớn hơn 25 % thì phải rải hạt thành một lớp mỏng không dày quá 20 mm và sấy ở nhiệt độ từ 65 0C đến 75 0C trong 2 h đến 5 h tùy theo độ ẩm ban đầu của mẫu.

Đối với các loài khác có độ ẩm ban đầu lớn hơn 30 % thì phải để các mẫu qua một đêm ở chỗ ấm.

Sau khi sấy sơ bộ, các mẫu giảm được cân lại cùng với cả hộp sấy để xác định khối lượng mẫu đã giảm đi. Ngay sau đó, hai mẫu giảm này được xay riêng và tiếp tục tiến hành xác định độ ẩm theo quy định tại 10.1.3.3.

Việc sấy sơ bộ không bắt buộc đối với các hạt giống phải cắt mẫu.

10.1.3.6.2 Sấy chính thức

10.1.3.6.2.1 Phương pháp sấy ở nhiệt độ thấp

Phương pháp này áp dụng đối với những loài không quy định sấy ở nhiệt độ cao trong Bảng G.1.

Mẫu phân tích được lấy theo quy định tại 10.1.3.2 và phải được phân bố đều trong hộp chứa mẫu. Cân hộp và nắp trước và sau khi cho mẫu vào. Sau khi cân, đặt nhanh hộp đã có mẫu lên nắp của nó, đưa vào tủ sấy đã được duy trì ở nhiệt độ 103 oC ± 2 oC và sấy trong 17 h ± 1 h.

Thời gian sấy bắt đầu tính từ khi tủ sấy đạt đến nhiệt độ yêu cầu. Khi kết thúc thời gian sấy quy định thì đậy nắp hộp lại và đặt vào bình hút ẩm để làm nguội cho đến nhiệt độ trong phòng. Sau khi làm nguội, cân hộp cùng với cả nắp và mẫu.

10.1.3.6.2.2 Phương pháp sấy ở nhiệt độ cao

Phương pháp sấy ở nhiệt độ cao được áp dụng đối với những loài cụ thể quy định tại Bảng G.1.

Cách tiến hành cũng giống theo quy định tại 10.1.3.6.2.1, tủ sấy được duy trì ở nhiệt độ từ 130 oC đến 133 oC, mẫu được sấy trong thời gian 1 h ± 3 min, 2 h ± 6 min hoặc 4 h ± 12 min tùy theo từng loài cụ thể được quy định tại Bảng G.1.

10.1.4 Tính và biểu thị kết quả

10.1.4.1 Tính kết quả



Độ ẩm của mẫu phân tích, S, tính theo tỉ lệ phần trăm khối lượng, được tính đến một chữ số thập phân theo công thức sau:

trong đó:

M1 là khối lượng của hộp sấy và nắp, lấy đến 3 chữ số thập phân, tính bằng gam (g);

M2 là khối lượng của hộp sấy, nắp và mẫu trước khi sấy, lấy đến 3 chữ số thập phân, tính bằng gam (g);

M3 là khối lượng của hộp sấy, nắp và mẫu sau khi sấy, lấy đến 3 chữ số thập phân, tính bằng gam (g).

Nếu mẫu đã được sấy sơ bộ thì độ ẩm của mẫu được tính từ các kết quả của lần sấy đầu (sấy sơ bộ) và lần sấy thứ hai.



trong đó:

S1 là lượng ẩm mất đi ở lần sấy đầu, tính bằng phần trăm khối lượng (%);

S2 là lượng ẩm mất đi ở lần sấy thứ hai, tính bằng phần trăm khối lượng (%).

10.1.4.2 Sai số cho phép

a) Nếu chênh lệch kết quả độ ẩm của hai lần nhắc không vượt quá 0,2 % thì kết quả trung bình của hai lần nhắc được báo cáo.

b) Nếu kết quả của hai lần nhắc vượt quá sai số cho phép này thì phải thực hiện lại lại phép thử.

– Nếu kết quả hai lần nhắc của phép thử thứ hai nằm trong sai số cho phép thì kết quả trung bình của hai lần nhắc này được báo cáo.

– Nếu kết quả của hai lần nhắc này vẫn vượt quá sai số cho phép thì kiểm tra xem kết quả trung bình của hai phép thử có nằm trong sai số cho phép (0,2 %) hay không. Nếu hai kết quả trung bình của hai phép thử nằm trong sai số cho phép thì báo cáo kết quả trung bình này, nếu không thì phải kiểm tra lại thiết bị, các thủ tục tiến hành và thực hiện lại từ đầu.

10.1.4.3 Biểu thị kết quả

Kết quả đo độ ẩm được biểu thị đến một chữ số thập phân.

10.2 Xác định độ ẩm bằng máy đo độ ẩm

10.2.1 Nguyên tắc

Độ ẩm của mẫu hạt giống có ảnh hưởng đến các đặc tính dẫn điện và hóa sinh của hạt. Những đặc tính này có thể đo được bằng các máy đo thích hợp để xác định độ ẩm.

10.2.2 Thiết bị, dụng cụ

– Máy đo độ ẩm đã được hiệu chuẩn và còn hiệu lực (xem G.2).

– Hộp chứa có nắp kín.

– Máy nghiền mẫu.

– Cân, có độ chính xác thích hợp.

10.2.3 Cách tiến hành

10.2.3.1 Yêu cầu chung

Mẫu gửi được tiếp nhận để xác định độ ẩm phải còn nguyên vẹn, được đựng trong túi hoặc bao chống ẩm và càng ít không khí càng tốt.

Việc xác định độ ẩm phải được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi tiếp nhận. Trước khi thử nghiệm, nhiệt độ của mẫu phải cân bằng với nhiệt độ trong phòng kiểm nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm, việc để hở mẫu ra ngoài không khí phải giảm thiểu đến mức tuyệt đối.

10.2.3.2 Mẫu phân tích

Việc xác định độ ẩm được tiến hành với hai mẫu phân tích được lấy độc lập, mỗi mẫu có khối lượng hoặc dung tích được yêu cầu cụ thể đối với từng loại máy đo.

Trước khi lấy mẫu phân tích, mẫu gửi phải được trộn đều bằng một trong các phương pháp sau đây:

a) Đảo mẫu trong bao bằng một cái thìa, hoặc

b) Đặt đầu hở của bao đựng mẫu vào đầu hở của một bao tương tự và dốc hạt qua lại giữa hai bao. Mỗi mẫu phân tích phải được lấy sao cho không để hở mẫu ra ngoài không khí quá 30 s.

10.2.3.3 Cân mẫu

Việc cân mẫu, nếu được yêu cầu, phải phù hợp với các quy định về cân mẫu (xem 10.1.3.3).

10.2.4 Tính và biểu thị kết quả

10.2.4.1 Tính kết quả

Độ ẩm của mẫu phân tích, S, tính theo tỉ lệ phần trăm khối lượng, được tính đến một chữ số thập phân theo công thức sau:

trong đó:

S1 là kết quả đo độ ẩm của mẫu phân tích thứ nhất, tính bằng phần trăm khối lượng (%);

S2 là kết quả đo độ ẩm của mẫu phân tích thứ hai, tính bằng phần trăm khối lượng (%).

10.2.4.2 Sai số cho phép

Sai số cho phép theo quy định tại 10.1.4.2.

10.2.4.3 Biểu thị kết quả

Kết quả đo độ ẩm được biểu thị đến một chữ số thập phân.

Phụ lục A

(Quy định)

Lấy mẫu


Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương