Tiêu chuẩn Việt Nam tcvn8548: 2011


Hình 1 – Cây mầm của ngô có bao lá mầm bị khuyết tật



tải về 2.58 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích2.58 Mb.
#38945
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
Hình 1 – Cây mầm của ngô có bao lá mầm bị khuyết tật



Hình 2 – Lá thứ nhất của cây mầm của ngô

2.14.3 Cây mầm bị nhiễm bệnh thứ cấp

Những cây mầm thuộc một trong các dạng ở trên, nhưng bị nhiễm bệnh do nấm hoặc vi khuẩn từ các nguồn khác ở bên ngoài hạt giống xâm nhập vào. Những cây mầm bị thối nặng do nấm hoặc vi khuẩn được coi là bình thường nếu rõ ràng hạt giống không phải là nguồn gây bệnh, và nếu có thể khẳng định tất cả các bộ phận chủ yếu đều đã phát triển.

2.15 Cây mầm không bình thường (Abnormal seedling)

Cây mầm không bình thường là cây mầm không có khả năng phát triển thành cây bình thường. Cây mầm không bình thường gồm:

2.15.1 Cây mầm bị hỏng

Cây mầm có bất kỳ một bộ phận chính bị mất hoặc bị hỏng nặng và không thể tiếp tục phát triển cân đối.

2.15.2 Cây mầm bị thối

Cây mầm có một bộ phận chính bị bệnh hoặc bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp (bệnh từ hạt giống) gây cản trở sự phát triển bình thường của cây mầm.

2.15.3 Cây mầm bị biến dạng hoặc mất cân đối

Cây mầm phát triển yếu ớt, hoặc bị rối loạn sinh lý, hoặc các bộ phận chính bị biến dạng, mất cân đối. Cây mầm có một hoặc vài khuyết tật sau đây được coi là cây mầm không bình thường:

a) Các khuyết tật ở toàn bộ cây mầm:

– Bị biến dạng

– Bị đứt gãy

– Các lá mầm thoát ra khỏi vỏ hạt trước rễ sơ cấp

– Có hai cây mầm sinh đôi dính nhau

– Có một vòng nội nhũ

– Có màu vàng hoặc màu trắng

– Mảnh khảnh

– Trong suốt

– Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

– Có triệu chứng nhiễm độc

b) Các khuyết tật ở hệ rễ:

1) Rễ sơ cấp:

– Còi cọc

– Chùn ngắn

– Phát triển chậm

– Bị mất


– Bị gãy

– Bị xẻ từ đỉnh

– Bị kẹt trong vỏ hạt

– Có tính hướng đất âm

– Cằn cỗi

– Mảnh khảnh

– Trong suốt

– Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

2) Rễ sinh sản:

– Chùn ngắn, yếu ớt hoặc bị mất

CHÚ THÍCH: Các rễ thứ cấp hoặc rễ sinh sản có một hoặc vài khuyết tật như trên là không bình thường và không thể thay thế cho rễ sơ cấp không bình thường trong các trường hợp có một vài rễ thứ cấp (chẳng hạn Cucumis), hoặc ít nhất có một rễ sinh sản khỏe mạnh (chẳng hạn Triticum), cho phép đánh giá được sự phát triển của cây mầm.

c) Các khuyết tật ở chồi mầm:

1) Trụ dưới lá mầm, trụ trên lá mầm hoặc trụ giữa lá mầm:

– Ngắn và dày

– Bị nứt sâu hoặc bị gãy

– Bị thủng

– Bị mất

– Bị uốn cong hoặc uốn thành vòng tròn

– Tạo thành xoắn ốc

– Bị vặn xoắn chặt

– Bị co thắt

– Mảnh khảnh

– Trong suốt

– Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

2) Chồi đỉnh và các mô xung quanh:

– Bị biến dạng

– Bị tổn thương

– Bị mất


– Bị hoại tử

– Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

CHÚ THÍCH: Bất kể sự có mặt của chồi phụ (chẳng hạn Phaseolus) hoặc cành phụ (chẳng hạn Pisum) phát triển từ nách của các lá mầm hoặc các lá sơ cấp, cây mầm được coi là không bình thường nếu thân chính không phát triển bình thường.

d) Các khuyết tật của lá mầm và lá sơ cấp

1) Các lá mầm (áp dụng luật 50 %):

– Bị phồng hoặc quăn

– Bị biến dạng

– Bị gãy hoặc bị hỏng

– Bị rời ra hoặc bị mất

– Bị biến màu hoặc bị hoại tử

– Trong suốt

– Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

CHÚ THÍCH: Cây mầm có các lá mầm bị hỏng hoặc bị thối ở điểm đính vào trục cây mầm hoặc gần chồi đỉnh được coi là không bình thường, bất kể luật 50 %.

2) Lá mầm của Allium spp.:

– Ngắn và dày

– Bị thắt

– Bị uốn cong

– Tạo thành vòng tròn hoặc xoắn ốc

– Không có dạng "đầu gối"

– Mảnh khảnh

3) Các lá sơ cấp (áp dụng luật 50 %):

– Bị biến dạng

– Bị tổn thương

– Bị mất


– Bị biến màu

– Bị hoại tử

– Có hình dạng bình thường, nhưng nhỏ hơn 1/4 kích thước bình thường

– Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

e) Các khuyết tật của bao lá mầm và lá thứ nhất

1) Bao lá mầm:

– Bị chùn ngắn hoặc bị biến dạng

– Bị gãy


– Bị mất

– Đỉnh bị tổn thương hoặc không có đỉnh

– Bị uốn cong nhiều hoặc uốn thành vòng tròn

– Uốn thành xoắn ốc

– Bị vặn xoắn chặt

– Bị tách quá 1/3 chiều dài từ đỉnh

– Mảnh khảnh

– Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

– Bị tách ở gốc

CHÚ THÍCH: Đối với ngô (Zea mays), cây mầm là không bình thường nếu bao lá mầm có bất kỳ một trong các khuyết tật sau đây cùng với các khuyết tật ở lá thứ nhất theo quy định. a) Nếu lá thứ nhất đã mọc ra vào thời điểm đánh giá:

- bao lá mầm bị tách quá một phần ba chiều dài kể từ đỉnh

- bao lá mầm bị uốn cong nhiều

- đỉnh của bao lá mầm bị hỏng hoặc bị mất

- bao lá mầm bị xẻ ở bất kỳ vị trí nào phía dưới đỉnh

b) Nếu lá thứ nhất chưa mọc ra vào thời điểm đánh giá:

- đỉnh của bao lá mầm bị hỏng hoặc bị mất

- bao lá mầm bị xẻ quá một phần ba chiều dài kể từ đỉnh

- lá mọc thò ra ở phía dưới đỉnh của bao lá mầm

2) Lá thứ nhất:

– Mọc dưới một nửa bao lá mầm

– Bị mất

– Bị rách nát hoặc bị biến dạng

– Thò ra ở phần dưới của bao lá mầm

– Có màu vàng hoặc màu trắng (không có diệp lục)

– Bị thối do nhiễm bệnh sơ cấp

2.15.4 Hạt giống đa mầm

Một số dạng hạt giống có thể sinh ra nhiều hơn một cây mầm:

– Các đơn vị có nhiều hơn một hạt giống thật;

– Các hạt giống thật có nhiều hơn một phôi;

– Các phôi dính nhau. Đôi khi hai cây mầm dính nhau được sinh ra từ cùng một hạt giống.

2.16 Hạt không nảy mầm

Hạt không nảy mầm vào cuối thời gian thử nghiệm khi được đặt trong các điều kiện quy định tại Bảng F.2. Hạt không nảy mầm gồm các dạng như sau:

2.16.1 Hạt cứng

Hạt vẫn còn cứng ở giai đoạn kết thúc thử nghiệm nảy mầm do không hút được nước và có khả năng phát triển thành cây mầm bình thường, có thể là dạng hạt ngủ nghỉ, thường gặp ở rất nhiều loài thuộc họ Đậu Fabaceae (Leguminosae) nhưng cũng có thể có ở các họ cây trồng khác.

2.16.2 Hạt tươi

Hạt không phải hạt cứng nhưng không nảy mầm dưới các điều kiện của phép thử nảy mầm, tuy nhiên vẫn sạch, chắc và có khả năng phát triển thành cây mầm bình thường khi áp dụng các phương pháp xử lý.

2.16.3 Hạt chết

Hạt mà cuối thời gian thử nghiệm không phải hạt cứng, cũng không phải là hạt tươi và không có bất kỳ bộ phận nào của cây mầm, thường mềm, bị biến màu, bị mốc và không có bất kỳ dấu hiệu phát triển nào của cây mầm.

2.16.4 Hạt rỗng

Hạt hoàn toàn rỗng hoặc chỉ có một ít mô còn lại.

2.16.5 Hạt không có phôi

Hạt có nội nhũ còn tươi hoặc có mô giao tử nhưng không có khoang phôi và cũng không có phôi.

2.16.6 Hạt bị côn trùng phá hỏng

Hạt có chứa ấu trùng, phân của côn trùng hoặc bị côn trùng tấn công làm ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống.

2.17 Môi trường nảy mầm

Các vật liệu cung cấp đủ khoảng trống cho không khí và nước, đủ chỗ cho hệ rễ phát triển và tiếp xúc với các chất dung dịch (nước) cần thiết cho sự phát triển của cây.

2.18 Độ ẩm của mẫu

Tỷ lệ phần trăm khối lượng mẫu mất đi so với khối lượng ban đầu của mẫu khi được sấy khô theo phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.

2.19 Thuật ngữ về hình thái học

2.19.1 Quả bế (achene)

Quả khô, không mở, có một hạt, được hình thành từ một noãn tự do, có vỏ hạt phân biệt với vỏ quả, đôi khi có vài noãn (họ Cúc Compositae).

2.19.2 Râu (awn)

Bộ phận có dạng thon dài, thẳng hoặc ống cứng.

CHÚ THÍCH: Ở các loài cỏ: thường là sự tiếp tục gân giữa của lá mày dưới hoặc các lá mày nhỏ.

2.19.3 Mỏ (beak)

Bộ phận kéo dài, vuốt nhọn của quả.

2.19.4 Lá bắc (bract)

Lá bị tiêu giảm hoặc có cấu trúc giống như vảy, đính ở dưới hoa hoặc bông chét của cỏ.

2.19.5 Lông cứng (bristle)

Lông cứng, đôi khi được áp dụng cho phần trên của râu ở các loài cỏ ống (Agrostis).

2.19.6 Hoa tự đầu (capitulum)

Hoa tự gồm rất nhiều hoa, thường không có cuống.

2.19.7 Núm hạt (caruncle)

Phần phụ nhỏ, mọc ra từ khoang chứa noãn.

2.19.8 Quả dĩnh (caryopsis)

Quả trần ở hòa thảo, có vỏ hạt dính liền với vỏ quả.

2.19.9 Hoa tự chùm (cluster)

Hoa tự xếp dày đặc, ở củ cải đường là một phần của hoa tự.

2.19.10 Quả hạch (drupe)

Quả không mở, có một hạt, vỏ quả trong cứng như đá và lớp bên ngoài là lớp thịt quả.

2.19.11 Phôi (embryo)

Mầm cây nằm trong hạt.

2.19.12 Chùm (fascicle)

Một nhóm các nhánh mọc ra từ cùng một chỗ.

2.19.13 Hữu thụ (fertile)

Có các cơ quan sinh sản hoạt động, đối với các hoa của hòa thảo: có quả dĩnh.

2.19.14 Hoa con (floret)

Bộ phận gồm lá mày dưới và lá mày trên, bao quanh nhị và nhụy hoặc quả dĩnh ở họ Hòa thảo Poaceae (Gramineae).

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “hoa con” dùng để chỉ hoa hữu thụ có hoặc không có các lá mày dưới bất thụ.

2.19.15 Lá mày nhỏ (glume)

Một trong hai lá bắc, thường bất thụ, đính ở gốc của bông chét các loài hòa thảo.

2.19.16 Lông (hair)

Một hoặc nhiều tế bào biểu bì mọc ra bên ngoài.

2.19.17 Đế hoa (hypanthium)

Bộ phận có cấu trúc giống như dạng nhẫn, dạng cốc hoặc dạng ống bao quanh noãn, mang đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.

2.19.18 Áo hạt (integument)

Phần bao bọc noãn, sau trở thành lớp áo hoặc vỏ hạt.

2.19.19 Lá mày dưới (lemma)

Lá bắc ở phía ngoài (phía dưới) của hoa hòa thảo, đôi khi được dùng như lá mày nhỏ mang hoa hoặc như lá mày trên ở phía dưới hoặc phía ngoài. Lá bắc này bao quanh quả dĩnh ở phía ngoài (phía lưng), ngăn cách noãn có chứa hạt giống.

2.19.20 Múi quả (mericarp) Một phần của quả nẻ.

2.19.21 Quả hạch nhỏ (nutlet) Quả hạch loại nhỏ.

2.19.22 Lá mày trên (palea)

Lá bắc ở phía trong (phía trên) của hoa họ hòa thảo, đôi khi được gọi là lá mày trong hoặc lá mày trên.

Lá bắc này bao quanh quả dĩnh ở phía trong (phía bụng).

2.19.23 Vành lông (pappus)

Vòng lông nhỏ, đôi khi như lông chim hoặc vảy, bao xung quanh quả bế.

2.19.24 Cuống hoa (pedicel)

Cuống của từng hoa đơn trong hoa tự.

2.19.25 Bao hoa (perianth)

Hai phần bao bọc xung quanh hoa (đài hoa và cánh hoa) hoặc một trong hai phần đó.

2.19.26 Vỏ quả (pericarp)

Thành của noãn chín hoặc của quả.

2.19.27 Quả đậu (pod)

Quả khô mở, đặc biệt là ở họ Đậu Fabaceae (Leguminosae).

2.19.28 Cuống nhánh (rachilla)

Cuống thứ cấp, ở hòa thảo là trục mang hoa con.

2.19.29 Đơn vị hạt giống (seed unit)

Một đơn vị phân tán, chẳng hạn các quả bế và các loại quả tương tự, quả nẻ v.v... được định nghĩa đối với từng chi hoặc loài ở các định nghĩa về hạt sạch theo mã số.

2.19.30 Quả nẻ (schizocarp)

Loại quả khô, khi chín thì tách ra hai hoặc nhiều đơn vị (múi).

2.19.31 Quả giác (siliqua)

Quả khô, mở, có hai mảnh vỏ bắt nguồn từ hai lá noãn, chẳng hạn như ở họ Cải Brassicaceae (Cruciferae).

2.19.32 Bông chét (spikelet)

Đơn vị của hoa tự ở cỏ, gồm một hoặc vài hoa con mang một hoặc hai lá mày nhỏ bất thụ.

Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ bông chét gồm một hoa con hữu thụ, có thêm một hoặc vài hoa con hữu thụ hoặc hoàn toàn bất thụ, hoặc các lá mày nhỏ.

2.19.33 Cuống (stalk)

Phần nối giữa thân với các bộ phận của cây.

2.19.34 Bất thụ (sterile)

Các cơ quan sinh sản không hoạt động, đối với các hoa con ở cỏ: không có quả dĩnh.

2.19.35 Mấu (strophiole)

Một phần của áo hạt, mọc ra như nốt sần.

CHÚ THÍCH: Xem thêm các thuật ngữ áo hạt và núm hạt.

2.19.36 Vỏ hạt (testa) Phần vỏ của hạt.

2.19.37 Cánh (wing)

Màng mỏng, dẹt, mọc ra từ quả hoặc hạt.

3 Phương pháp lấy mẫu và lập mẫu

3.1 Nguyên tắc

Mẫu phải được lấy ngẫu nhiên, xác suất có mặt của các thành phần trong mẫu là đại diện cho lô hạt giống. Sau khi lấy và lập mẫu, mẫu phải có khối lượng phù hợp để thực hiện các phép thử cần thiết.

3.2 Thiết bị, dụng cụ

Thiết bị, dụng cụ được dùng để lấy mẫu phải được làm sạch trước khi dùng để tránh nhiễm bẩn và không được làm hỏng hạt giống hoặc có tính năng lựa chọn hạt giống theo kích thước, hình dạng, tỷ trọng, vỏ ráp hoặc các đặc điểm khác. Sử dụng thiết bị, dụng cụ thích hợp và cụ thể như sau:

– Túi, bao đựng mẫu, thẻ ghi chép, dụng cụ niêm phong;

– Cân, có độ chính xác thích hợp;

– Xiên lấy mẫu (xem A.1.1);

– Thiết bị, dụng cụ chia mẫu (xem A.1.2).

3.3 Yêu cầu đối với lô hạt giống

3.3.1 Khối lượng của lô hạt giống

Khối lượng của lô hạt giống không được vượt quá quy định tại Bảng A.1, trừ trường hợp cho phép dao động 5 % đối với hạt giống cỏ thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) và hạt giống hoa trang trí thuộc họ Đậu (Fabaceae) được chứa rời trong các thùng chứa lớn (container).

Khi lô hạt giống có khối lượng vượt quá quy định tại Bảng A.1 thì phải chia thành các lô nhỏ hơn để có khối lượng không vượt quá quy định, mỗi lô được gắn nhãn hoặc đánh dấu bằng một mã hiệu nhận biết riêng.

Lô hạt giống được coi là lô nhỏ nếu có khối lượng bằng hoặc nhỏ hơn 1 % khối lượng tối đa quy định tại Bảng A.1. Đối với những lô hạt giống có khối lượng nhỏ như vậy thì mẫu gửi có thể được phép nhỏ hơn (xem 3.7.1), nhưng phải đảm bảo đủ để thực hiện các phép thử được yêu cầu.

3.3.2 Gắn nhãn và niêm phong các vật chứa

Lô hạt giống phải được chứa trong các vật chứa được gắn nhãn và được niêm phong hoặc có thể niêm phong được dưới sự giám sát của người lấy mẫu.

Nếu lô hạt giống đã được gắn nhãn, niêm phong trước khi lấy mẫu thì người lấy mẫu phải kiểm tra việc gắn nhãn, niêm phong ở từng vật chứa. Nếu lô hạt giống chưa được gắn nhãn, niêm phong thì người lấy mẫu phải kiểm soát việc gắn nhãn, niêm phong từng vật chứa trước khi rời khỏi lô hạt giống.

Người lấy mẫu phải chịu trách nhiệm đối với việc lấy mẫu và phải bảo đảm các mẫu điểm, mẫu hỗn hợp hoặc mẫu gửi. Các mẫu này không được giao cho những người không được ủy quyền lấy mẫu trừ khi các mẫu đã được niêm phong cẩn thận và không thể làm hỏng dấu niêm phong.

3.3.3 Tính đồng nhất của lô hạt giống

Tại thời điểm lấy mẫu, lô hạt giống phải đảm bảo càng đồng nhất càng tốt. Nếu có bằng chứng nghi ngờ về sự không đồng nhất hoặc thấy lô hạt giống rõ ràng là không đồng nhất thì phải dừng việc lấy mẫu lại. Trong trường hợp nghi ngờ về tính không đồng nhất thì có thể tiến hành xác định tính không đồng nhất của lô hạt giống theo quy định tại Điều 4.

3.3.4 Sắp xếp lô hạt giống

Lô hạt giống phải sắp xếp sao cho có thể dễ dàng đi vào lấy mẫu ở tất cả các phần của lô.

3.4 Số lượng mẫu điểm

Đối với những lô hạt giống trong các vật chứa hoặc bao chứa từ 15 kg đến 100 kg, số lượng mẫu điểm tối thiểu cần lấy theo quy định tại Bảng 1.


Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương