Tiêu chuẩn Việt Nam tcvn8548: 2011


Bảng 2 – Số lượng mẫu điểm tối thiểu cần lấy đối với lô hạt giống trong vật chứa hoặc bao chứa lớn hơn 100 kg



tải về 2.58 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích2.58 Mb.
#38945
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
Bảng 2 – Số lượng mẫu điểm tối thiểu cần lấy đối với lô hạt giống trong vật chứa hoặc bao chứa lớn hơn 100 kg

Khối lượng vật chứa hoặc bao chứa

Số lượng mẫu điểm tối thiểu cần lấy

Từ 101 kg đến 500 kg

Lấy ít nhất 5 mẫu điểm

Từ 501 kg đến 3 000 kg

Cứ 300 kg lấy một mẫu, nhưng không dưới 5 mẫu điểm

Từ 3 001 kg đến 20 000 kg

Cứ 500 kg lấy một mẫu, nhưng không dưới 10 mẫu điểm

Lớn hơn 20 000 kg

Cứ 700 kg lấy một mẫu, nhưng không dưới 40 mẫu điểm

3.5 Lấy mẫu điểm

Xác định số lượng mẫu điểm cần lấy theo quy định. Xác định khối lượng của các mẫu điểm để mẫu gửi đảm bảo đủ khối lượng thực hiện các phép thử cần thiết. Khối lượng các mẫu điểm phải gần bằng nhau, loại bỏ những mẫu điểm có khối lượng quá lớn hoặc quá nhỏ so với các mẫu điểm còn lại.

Khi lô hạt giống được chứa trong các vật chứa, các vật chứa được chọn để lấy mẫu một cách ngẫu nhiên hoặc theo sơ đồ đều khắp cả lô. Các mẫu điểm được lấy ở đỉnh, ở giữa và ở đáy của các vật chứa. Một mẫu điểm không nhất thiết phải lấy nhiều hơn một vị trí trong một vật chứa, trừ khi phải lấy 2 mẫu điểm hoặc 3 mẫu điểm ở mỗi vật chứa theo quy định tại 3.4.

Khi hạt giống đựng trong thùng hoặc các vật chứa lớn, các mẫu điểm được lấy ở các vị trí ngẫu nhiên. Các vật chứa được mở ra hoặc được chọc thủng để lấy các mẫu điểm, sau đó được đóng lại hoặc phải chuyển hạt giống sang các vật chứa mới.

Khi hạt giống được đóng gói trong các dạng vật chứa đặc biệt (vật chứa nhỏ, không chọc thủng được hoặc vật chứa chống ẩm), thì nên lấy mẫu trước hoặc trong khi hạt được đưa vào vật chứa.

Việc lấy mẫu các lô hạt giống có thể được thực hiện theo một trong các phương pháp sau đây:

– Lấy mẫu từ dòng hạt bằng thiết bị lấy mẫu tự động hoặc dụng cụ cầm tay: Hạt giống có thể được lấy mẫu bằng các thiết bị lấy mẫu tự động, miễn là mẫu phải được lấy đồng đều ngang qua mặt cắt của dòng hạt và không làm rơi vãi hạt ra ngoài.

– Lấy mẫu bằng xiên dài: Đưa xiên vào vật chứa ở trạng thái đóng, sau đó chọc xiên nhẹ nhàng sao cho đầu nhọn của xiên chọc đến vị trí mong muốn, mở xiên và lắc nhẹ để hạt giống rơi đầy vào trong xiên, nhẹ nhàng đóng xiên lại, rút ra và đổ hạt giống vào khay đựng mẫu. Cần phải cẩn thận khi đóng xiên để hạt giống không bị hỏng.

– Lấy mẫu bằng xiên ngắn: Đưa xiên vào bao theo một góc khoảng 300 so với mặt phẳng ngang, lỗ mở hướng xuống phía dưới, chọc xiên đến vị trí mong muốn và xoay xiên 1800 để lỗ mở hướng lên phía trên. Từ từ rút xiên ra, vừa rút vừa lắc nhẹ xiên để các hạt chảy đều vào trong xiên và thu hạt chảy ra vào một vật chứa thích hợp.

– Lấy mẫu bằng tay: Đối với một số loài cỏ có vỏ ráp, không tự chảy được thì có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu bằng tay, ví dụ: Agropyron, Agrostis, Alopecurus, Anthoxanthum, Arrhenatherum, Axonopus, Bromus, Chloris, Cynodon, Cynosurus, Dactylis, Deschampsia, Elymus, Elytrigia, Festuca, Holcus, Lolium, Melinis, Panicum, Pascopyrum, Paspalum, Poa, Pseudoroegneria, Trisetum, Zoysia.

Phương pháp lấy mẫu bằng tay cũng có thể sử dụng đối với một số loại hạt giống dễ bị vỡ khi dùng xiên lấy mẫu hoặc một số loài đậu đỗ có hạt giống lớn, hạt giống có các phần phụ đính kèm.

Khi dùng tay lấy mẫu hạt giống trong các vật chứa, phải lấy được mẫu ở tất cả các vị trí bên trong vật chứa. Đối với những vật chứa không thể chọc tay đến được các vị trí cần lấy mẫu thì có thể phải cắt bao ra để lấy mẫu rồi đóng gói lại. Cũng có thể phải đổ một phần hoặc toàn bộ hạt ra để lấy mẫu ở tất cả các vị trí trong vật chứa. Khi lấy mẫu bằng tay phải rửa sạch tay, xắn tay áo lên (nếu cần thiết), đưa bàn tay vào trong vật chứa đến vị trí cần lấy mẫu, nắm chặt tay lại và từ từ rút tay ra, chú ý nắm chặt các ngón tay để giữ hạt giống không bị rơi và sau đó mở tay ra để hạt giống rơi vào khay chứa.

3.6 Lập mẫu hỗn hợp

Khi các mẫu điểm được lấy vào các túi riêng, nếu thấy đồng nhất thì các mẫu điểm được gộp lại để tạo thành mẫu hỗn hợp;

Khi các mẫu điểm được thu trực tiếp vào cùng khay chứa thì toàn bộ lượng hạt giống trong khay này được coi là mẫu hỗn hợp nếu thấy các mẫu điểm đồng nhất.

Nếu các mẫu điểm không đồng nhất thì không được sử dụng mẫu hỗn hợp này để lập mẫu gửi.

3.7 Lập mẫu gửi

3.7.1 Khối lượng mẫu gửi

a) Mẫu để xác định độ ẩm: 100 g đối với các loài phải xay mẫu và 50 g đối với các loài khác theo quy định, riêng đối với lạc quả, mẫu gửi xác định độ ẩm có khối lượng 200 g;

b) Mẫu để làm các phép thử khác: Ít nhất phải có khối lượng theo quy định tại Bảng A.1;

c) Đối với lô hạt giống có khối lượng nhỏ, mẫu gửi phải có khối lượng ít nhất bằng khối lượng của mẫu phân tích độ sạch với điều kiện không yêu cầu kiểm tra hạt khác loài và/hoặc hạt khác giống.

3.7.2 Cách lập mẫu gửi

Mẫu độ ẩm phải lập trước tiên, sao cho sự thay đổi về độ ẩm được giảm thiểu đến mức thấp nhất; Mẫu gửi được lập bằng một trong các phương pháp giảm mẫu theo quy định tại 3.8.2.

Mẫu gửi phải ghi rõ mã hiệu của lô hạt giống, các thông tin liên quan đến lô giống, kể cả tên của hóa chất xử lý hạt giống và phải được niêm phong.

Các mẫu gửi phải được đóng gói cẩn thận để tránh bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Các mẫu gửi chỉ được đóng gói trong bao chống ẩm đối với mẫu phân tích độ ẩm hoặc trong trường hợp lô hạt giống đã được làm khô đến độ ẩm thấp. Các mẫu gửi để thử nảy mầm, khả năng sống và bệnh hại không đóng gói trong bao chống ẩm nếu không bảo đảm các điều kiện trên. Các mẫu đựng trong bao chống ẩm phải dồn hết không khí ra khỏi mẫu.

Mẫu bổ sung do chủ lô giống yêu cầu tại thời điểm lấy mẫu, nếu được chấp nhận, cũng được lập như mẫu gửi và được ghi là “mẫu thứ hai”.

3.7.3 Gửi mẫu

Các mẫu gửi phải được gửi đến phòng kiểm nghiệm càng sớm càng tốt ngay sau khi lấy mẫu.

Người lấy mẫu phải trực tiếp gửi, không được gửi qua chủ lô giống, người đề nghị kiểm tra hoặc những người không được ủy quyền lấy mẫu.

3.8 Lập mẫu phân tích trong phòng kiểm nghiệm

3.8.1 Yêu cầu chung trước khi lập mẫu

Khối lượng tối thiểu của các mẫu phân tích được quy định tại Bảng A.1 cho từng phép thử.

Trộn đều mẫu gửi, chia đôi liên tiếp để lấy ra các phần nhỏ ngẫu nhiên, gộp các phần này lại để được khối lượng mẫu theo quy định tại 3.8.2. Khối lượng mẫu được điều chỉnh chính xác bằng cách thêm hay bớt một lượng rất nhỏ hạt giống bằng thìa.

Sau khi lập mẫu phân tích hoặc nửa mẫu phân tích đầu tiên thì phần còn lại của mẫu gửi được trộn lại trước khi lập mẫu phân tích thứ hai hoặc nửa mẫu phân tích thứ hai.

3.8.2 Phương pháp lập mẫu

3.8.2.1 Phương pháp dùng thiết bị, dụng cụ chia mẫu

Phương pháp này thích hợp đối với tất cả các loại hạt giống, trừ một số loại hạt giống quá ráp. Các thiết bị, dụng cụ chia mẫu sẽ chia mẫu thành hai hoặc nhiều phần có khối lượng gần bằng nhau. Mẫu hạt giống được làm giảm bằng cách chia liên tiếp cho đến khi có khối lượng phù hợp.

3.8.2.2 Phương pháp chia đôi mẫu cải tiến

Sau khi trộn sơ bộ, rót đều hạt giống lên các ô lập phương có kích thước bằng nhau đặt bên trong một cái khay. Hệ thống các ô hình khối lập phương hở phía trên và cách một ô lại có một ô không có đáy. Mẫu được chia đôi liên tục như vậy cho đến khi có được một mẫu phân tích có khối lượng phù hợp.

3.8.2.3 Phương pháp dùng thìa

Được dùng để giảm mẫu trong phép thử bệnh hạt giống. Đối với các phép thử khác, phương pháp này chỉ được dùng hạn chế đối với những loài có hạt giống nhỏ hơn hạt lúa mì (Triticum spp.).

Sau khi trộn sơ bộ, rắc hạt đều lên khay, không lắc khay sau khi rắc. Một tay cầm thìa, một tay cầm xẻng và dùng cả hai để lấy từng phần nhỏ hạt giống tại ít nhất 5 vị trí ngẫu nhiên ở trên khay. Các phần hạt giống được lấy vừa đủ để lập mẫu phân tích có khối lượng phù hợp.

3.8.2.4 Phương pháp chia đôi mẫu bằng tay

Phương pháp này chỉ được dùng hạn chế đối với các chi hạt giống có vỏ ráp sau đây: Agrimonia, Andropogon, Anthoxanthum, Arrhenatherum, Astrebla, Beckmannia, Bouteloua, Brachiaria, Briza, Cenchrus, Chloris, Dichanthium, Digitaria, Echinochloa, Ehrharta, Elymus, Eragrostis, Gomphrena, Melinis, Oryza, Pennisetum (trừ P. glaucum), Psathyrostachis, Scabiosa, Sorghastrum, Stylosanthes (trừ S. guianensis), Taeniatherum, Trisetum.

Đối với các loài khác, phương pháp này chỉ được dùng để lập mẫu phân tích trong phòng kiểm nghiệm cho phép thử bệnh hạt giống.

Đổ mẫu lên một mặt phẳng sạch, trộn đều hạt bằng một cái thìa có mép thẳng, chia mẫu thành 8 phần, gộp các phần xen kẽ nhau để có hai nửa mẫu (gộp các phần thứ nhất, thứ ba, thứ năm, thứ bảy thành một nửa mẫu, gộp các phần thứ hai, thứ bốn, thứ sáu và thứ tám thành một nửa mẫu thứ hai). Lặp lại theo cách thức như vậy cho đến khi có khối lượng mẫu theo phù hợp.

3.8.3 Bảo quản mẫu

3.8.3.1 Bảo quản mẫu gửi trước khi kiểm nghiệm

Cần phải bắt đầu kiểm nghiệm mẫu ngay trong ngày tiếp nhận. Nếu phải để chậm lại thì mẫu phải được bảo quản trong phòng lạnh, thông gió tốt hoặc trong những điều kiện thích hợp để giảm thiểu những thay đổi về chất lượng của mẫu hạt giống.

3.8.3.2 Bảo quản mẫu sau khi kiểm nghiệm

Các mẫu gửi sau khi kiểm nghiệm phải được bảo quản tối thiểu 6 tháng trong những điều kiện phù hợp để giảm đến mức thấp nhất mọi thay đổi về chất lượng của hạt giống và để giải quyết các khiếu nại về kết quả kiểm nghiệm.

Khi cần kiểm nghiệm lại thì một phần mẫu được lấy ra từ mẫu bảo quản trong kho lưu mẫu.

4 Phương pháp thử nghiệm tính không đồng nhất ở các lô hạt giống chứa trong nhiều loại bao chứa khác nhau

4.1 Xác định tính không đồng nhất trong giới hạn cho phép bằng phép thử giá trị H

4.1.1 Khái quát

Tính không đồng nhất của lô hạt giống có thể do sự phân bố không đều, mặc dù nằm trong giới hạn cho phép về độ sạch, hạt khác loài, hạt khác giống hoặc nảy mầm, thông qua các bao chứa được lấy mẫu ở lô hạt giống. Những trường hợp như thế gọi là tính không đồng nhất trong giới hạn cho phép.

Phép thử giá trị H dùng để phát hiện tính không đồng nhất trong giới hạn cho phép.

Nếu X nằm ngoài các giới hạn sau thì giá trị H không cần phải tính hoặc không cần báo cáo:

– Các thành phần của độ sạch: trên 99,8 % hoặc dưới 0,2 %;

– Tỉ lệ nảy mầm: trên 99,0 % hoặc dưới 1,0 %;

– Số lượng hạt khác loài hoặc hạt khác giống: dưới 2 hạt/mẫu.

Việc thử nghiệm tính không đồng nhất trong giới hạn cho phép của một chỉ tiêu được chọn là để so sánh sự khác nhau giữa phương sai thực tế và phương sai lý thuyết về chỉ tiêu đó. Các mẫu được lấy từ lô hạt giống là những mẫu lấy độc lập từ các bao chứa khác nhau. Việc kiểm tra các chỉ tiêu của mẫu cũng phải độc lập với nhau. Nếu chỉ có một nguồn thông tin đối với từng bao chứa thì cũng chưa thể nói lên tính không đồng nhất ở bên trong các bao chứa. Phải dựa vào một nguồn thông tin nữa, đó là phương sai lý thuyết được tính từ phân bố xác suất tương ứng (phân bố nhị thức đối với độ sạch và nảy mầm, và phân bố Poison đối với hạt khác loài và hạt khác giống).

4.1.2 Lấy mẫu lô hạt giống

Số lượng mẫu cần lấy không được ít hơn quy định tại Bảng B.2.

Số lượng mẫu cần lấy phụ thuộc vào số lượng bao chứa của lô hạt giống và giá trị H cho phép tối đa về tính không đồng nhất của lô hạt giống ở mức ý nghĩa xác suất 1 %.

Các bao chứa được chọn ngẫu nhiên. Mẫu được lấy ra từ một bao phải được lấy ở đỉnh, ở giữa và ở đáy bao. Khối lượng mẫu không được ít hơn một nửa khối lượng mẫu gửi được quy định tại Bảng A.1.

4.1.3 Cách tiến hành

Chỉ tiêu được chọn để kiểm tra tính không đồng nhất có thể là:

– Tỉ lệ phần trăm khối lượng của một thành phần bất kỳ của phép thử độ sạch;

– Tỉ lệ phần trăm của một thành phần bất kỳ của phép thử nảy mầm;

– Tổng số các hạt khác loài hoặc khác giống trong phép thử hạt khác loài hoặc hạt khác giống.

Các mẫu phân tích được lấy ra ở từng mẫu và thử nghiệm độc lập chỉ tiêu được chọn để kiểm tra.

Có thể sử dụng tỉ lệ phần trăm khối lượng của bất kỳ thành phần nào trong phép thử độ sạch, chẳng hạn hạt sạch, hạt khác loài hoặc tạp chất. Mẫu phân tích có khối lượng tối thiểu khoảng 1000 hạt được lấy ra ở từng mẫu. Mỗi mẫu phân tích được tách thành hai phần: một phần được chọn để kiểm tra và một phần còn lại.

Có thể sử dụng bất kỳ dạng hạt hoặc cây mầm có thể xác định được trong phép thử nảy mầm, chẳng hạn các cây mầm bình thường, cây mầm không bình thường hoặc các hạt tươi. Từ mỗi mẫu, phép thử nảy mầm của 100 hạt được tiến hành cùng lúc và thực hiện theo quy định tại Bảng F.2.

Có thể đếm các hạt khác loài hoặc hạt khác giống của bất kỳ thành phần nào có thể đếm được, chẳng hạn hạt của một loài được chỉ định, hoặc tất cả các hạt khác loài, hoặc hạt khác giống. Mỗi mẫu phân tích phải có khối lượng được tính toán để chứa khoảng 10 000 hạt và đếm số lượng hạt của một loài được chọn hoặc toàn bộ hạt khác loài, hoặc hạt khác giống.

4.1.4 Tính kết quả

Để tính kết quả, phải sử dụng cùng một loại số liệu.

Giá trị trung bình của các kết quả thử nghiệm ở các mẫu:



Phương sai có thể chấp nhận được về độ sạch hoặc nảy mầm của các mẫu được thử nghiệm:



Phương sai có thể chấp nhận được về hạt khác loài hoặc hạt khác giống của các mẫu được thử nghiệm:



Phương sai thực tế của các mẫu dựa trên các giá trị của X liên quan đến chỉ tiêu thử nghiệm:



Giá trị H:



trong đó:

N là số lượng các mẫu được lấy từ các bao chứa được chọn ngẫu nhiên;

n là số lượng hạt giống ước lượng ở từng mẫu (chẳng hạn 1000 hạt đối với độ sạch, 100 hạt đối với nảy mầm);

X là kết quả thử nghiệm ở các mẫu;

f là hệ số nhân với phương sai lý thuyết để có phương sai được chấp nhận (xem Bảng B.1.).

CHÚ THÍCH 1: Đối với độ sạch và nảy mầm, tính đến hai chữ số thập phân nếu N nhỏ hơn 10 và đến ba chữ số thập phân nếu N bằng hoặc lớn hơn 10.

CHÚ THÍCH 2: Đối với số lượng hạt khác loài và hạt khác giống, tính đến một chữ số thập phân nếu N nhỏ hơn 10 và đến hai chữ số thập phân nếu N bằng hoặc lớn hơn 10.

Sử dụng Bảng B.2 để tra giá trị H tối đa cho phép với xác suất vượt quá giới hạn cho phép 1 % ở các mẫu chọn từ lô hạt giống với sự phân bố chấp nhận được đối với chỉ tiêu kiểm tra.

Bảng B.2 quy định giá trị H với xác suất vượt quá giới hạn cho phép 1 % ở các mẫu chọn từ lô hạt giống với sự phân bố chấp nhận được đối với chỉ tiêu kiểm tra. Nếu giá trị H tính được vượt quá giá trị cho phép tối đa của N mẫu quy định tại Bảng B.2, thì lô hạt giống được coi là không đồng nhất ở mức có ý nghĩa và thuộc loại không đồng nhất trong giới hạn cho phép, hoặc cũng có thể là ngoài giới hạn cho phép. Tuy nhiên, nếu giá trị H tính được nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cho phép tối đa quy định tại Bảng B.2 thì lô hạt giống được coi là không có tính không đồng nhất trong giới hạn cho phép hoặc cũng có thể là ngoài giới hạn cho phép đối với chỉ tiêu kiểm tra.



Giá trị H là số âm được báo cáo là 0.

Giá trị H sẽ không cần phải tính toán hoặc không cần báo cáo nếu nằm ngoài các giới hạn sau:

– Các thành phần của độ sạch: lớn hơn 99,8 % hoặc nhỏ hơn 0,2 %;

– Tỷ lệ nảy mầm: lớn hơn 99,0 % hoặc nhỏ hơn 1,0 %;

– Số lượng hạt khác loài hoặc hạt khác giống: nhỏ hơn 2 hạt/mẫu.

4.2 Xác định tính không đồng nhất ngoài giới hạn cho phép bằng phép thử giá trị R

4.2.1 Khái quát

Tính không đồng nhất cũng có thể do sự phân bố không đều của một chỉ tiêu được yêu cầu thử nghiệm vượt quá giới hạn cho phép, chẳng hạn trong trường hợp các phần nằm ở phía ngoài của lô hạt giống (các bao có chất lượng hoàn toàn khác hẳn) hoặc khi trộn hai hoặc nhiều lô có chất lượng hoàn toàn khác nhau để tạo thành một lô, nhưng không được trộn một cách hiệu quả. Những trường hợp như thế gọi là tính không đồng nhất ngoài giới hạn cho phép.

Phép thử giá trị R dùng để kiểm tra tính không đồng nhất ngoài giới hạn cho phép.

Mục đích của phép thử này là để phát hiện tính không đồng nhất ngoài giới hạn cho phép của lô hạt giống bằng cách dùng một chỉ tiêu để kiểm tra. Phép thử tính không đồng nhất ngoài giới hạn cho phép có liên quan đến việc so sánh sự sai khác tối đa nằm trong khoảng sai số cho phép ở các mẫu có khối lượng tương tự được lấy từ một lô hạt giống. Khoảng sai số cho phép này dựa vào độ lệch chuẩn được chấp nhận trong sản xuất.

Mỗi mẫu được lấy từ một bao chứa sao cho tính không đồng nhất ở các bao không liên quan trực tiếp với nhau. Thông tin về tính không đồng nhất ở các bao được thể hiện ở bảng sai số cho phép. Độ lệch chuẩn chấp nhận được tính từ độ lệch chuẩn dựa trên sự biến thiên ngẫu nhiên theo phân bố nhị thức trong trường hợp của độ sạch và nảy mầm và phân bố Poison trong trường hợp của hạt khác loài và hạt khác giống, nhân với căn bậc hai của hệ số f trong Bảng B.1. Sự chênh lệch giữa các bao biểu thị bằng khoảng giới hạn được tính để so sánh với khoảng sai số cho phép tương ứng.

4.2.2 Lấy mẫu lô hạt giống

Việc lấy mẫu đối với phép thử giá trị R cũng giống như đối với phép thử giá trị H, các mẫu phải có khối lượng như nhau.

4.2.3 Cách tiến hành

Việc tiến hành thử nghiệm độ sạch, nảy mầm và hạt khác loài hoặc hạt khác giống đối với phép thử giá trị R cũng như đối với phép thử giá trị H.

4.2.4 Tính kết quả

Đối với việc tính kết quả, phải sử dụng cùng một loại số liệu. Giá trị trung bình của các kết quả thử nghiệm ở các mẫu:



Khoảng chênh lệch tối đa giữa các mẫu được thử nghiệm:

R = Xmax – Xmin

trong đó:

N là số lượng các mẫu được lấy từ các bao chứa được chọn ngẫu nhiên;

X là kết quả thử nghiệm ở các mẫu.

CHÚ THÍCH 1: Đối với độ sạch và nảy mầm, tính đến hai chữ số thập phân nếu N nhỏ hơn 10 và đến ba chữ số thập phân nếu N bằng hoặc lớn hơn 10.

CHÚ THÍCH 2: Đối với số lượng hạt khác loài và hạt khác giống, tính đến một chữ số thập phân nếu N nhỏ hơn 10 và đến hai chữ số thập phân nếu N bằng hoặc lớn hơn 10.

Tính không đồng nhất ngoài giới hạn cho phép được xác định bằng cách dùng bảng sai số cho phép thích hợp (xem Phụ lục B).

Nếu giá trị R tính được vượt quá khoảng giới hạn cho phép, thì lô hạt giống là không đồng nhất có ý nghĩa ngoài giới hạn cho phép. Nếu giá trị R tính được bằng hoặc thấp hơn giá trị cho phép tối đa trong bảng thì lô hạt giống không có tính không đồng nhất ngoài giới hạn cho phép đối với chỉ tiêu đã được kiểm tra.

4.3 Diễn giải kết quả

Khi một trong hai phép thử, giá trị H hoặc giá trị R, cho thấy có tính không đồng nhất ở mức có ý nghĩa, thì lô hạt giống được coi là không đồng nhất. Tuy nhiên, nếu cả hai phép thử đều không chứng tỏ tính không đồng nhất ở mức có ý nghĩa, thì lô hạt giống được coi là không có tính không đồng nhất, tức là tính không đồng nhất chỉ ở mức không có ý nghĩa.

5 Phương pháp xác định độ sạch

5.1 Nguyên tắc

Mẫu phân tích độ sạch được tách thành 3 phần: hạt sạch, hạt khác loài và tạp chất. Tỉ lệ phần trăm của mỗi thành phần được xác định theo khối lượng của chúng trong mẫu. Tất cả các hạt khác loài và các dạng tạp chất có mặt phải được xác định càng kỹ càng tốt và nếu được yêu cầu báo cáo thì phải xác định tỉ lệ phần trăm của chúng theo khối lượng.

5.2 Thiết bị, dụng cụ

Có thể dùng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ như:

– Máy thổi hạt hoặc sàng, rây thích hợp.

– Cân, có độ chính xác thích hợp.

– Kính lúp, đèn chiếu sáng, hộp petri, panh gắp hạt...

5.3 Cách tiến hành

5.3.1 Mẫu phân tích

Mẫu phân tích độ sạch được lấy từ mẫu gửi theo phương pháp quy định. Mẫu phân tích độ sạch phải có khối lượng tối thiểu theo quy định tại Bảng A.1, trừ trường hợp đối với các loài cỏ thuộc họ Poaceae (Gramineae) phải áp dụng phương pháp thổi đồng nhất thì khối lượng của mẫu phân tích tối thiểu phải chứa 2.500 hạt.

Mẫu phân tích độ sạch có thể là một mẫu hoặc hai mẫu, mỗi mẫu có khối lượng ít nhất bằng một nửa khối lượng quy định và được lấy độc lập.

Mẫu phân tích được tính bằng gam, lấy số chữ số thập phân tối thiểu cần thiết để tính tỉ lệ phần trăm các thành phần của nó đến một chữ số thập phân theo quy định tại Bảng 3:


Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 2.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương