TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010



tải về 302.28 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu02.10.2017
Kích302.28 Kb.
#33366
  1   2   3   4   5
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10256:2013

ISO 690:2010

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – HƯỚNG DẪN CHO CÁC THAM CHIẾU VÀ TRÍCH DẪN THƯ MỤC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN TIN



Information and documentation – Guidelines for bibliographic references and citations to information resources

Lời nói đầu

TCVN 10256:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 690:2010;

TCVN 10256:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 Thông tin và Tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU – HƯỚNG DẪN CHO CÁC THAM CHIẾU VÀ TRÍCH DẪN THƯ MỤC ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN TIN

Information and documentation – Guidelines for bibliographic references and citations to information resources

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn việc chuẩn bị các tham chiếu thư mục. Tiêu chuẩn cũng đưa ra hướng dẫn cho việc chuẩn bị các trích dẫn bằng bộ ký tự Latin trong các tác phẩm mà bản thân không phải chủ yếu là thư mục. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các tham chiếu và trích dẫn thư mục cho tất cả các loại nguồn tin, bao gồm nhưng không giới hạn chỉ chuyên khảo, xuất bản phẩm nhiều kỳ, bài đóng góp, sáng chế, tài liệu bản đồ, nguồn tin điện tử (bao gồm cả phần mềm máy tính và cơ sở dữ liệu), bản nhạc, tài liệu ghi âm, tài liệu in, ảnh, tác phẩm đồ họa và nghe nhìn, hình ảnh động. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho trích dẫn được phân tích bằng máy và các trích dẫn quy phạm pháp luật, mà đã có tiêu chuẩn riêng.

Tiêu chuẩn này không mô tả một kiểu cụ thể của tham chiếu hoặc trích dẫn. Các ví dụ được sử dụng trong tiêu chuẩn này không quy định đến kiểu và dấu ngắt câu.

Phụ lục A và Phụ lục B tham chiếu đến điều có liên quan của tiêu chuẩn này, giải thích yêu cầu để tham chiếu hoặc trích dẫn các nguồn tin được in và nguồn tin điện tử. Phụ lục C đưa ra ví dụ về tham chiếu thư mục thực hiện theo tiêu chuẩn này.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.

2.1. Ký hiệu xếp giá (call number)

Tham chiếu được cung cấp để cho phép người quản lý kho xác định vị trí một nguồn tin trong một kho lưu trữ



2.2. Trích dẫn (citation)

Chỉ dẫn một tham chiếu liên quan trong văn bản hoặc hình thức nội dung khác



2.3. Chương trình máy tính (computer program)

Lịch trình hoặc kế hoạch xác định các hành động được thể hiện trong một hình thức thích hợp để máy tính thực hiện

[ISO/TR 9544:1988].

2.4. Bài đóng góp (contribution)

Tài liệu được cung cấp bởi một tác giả để tạo thành một phần của nguồn tin chủ từ nhiều tác giả

VÍ DỤ: Một bài báo trong xuất bản phẩm nhiều kỳ.

2.5. Người tái lập (creator)

Đối tượng chịu trách nhiệm chính cho việc tạo lập nguồn tin

[ISO 15836:2009]

2.6. Cơ sở dữ liệu (database)

Bộ sưu tập các đối tượng dữ liệu được lưu trữ chung dưới dạng điện tử, theo một lược đồ, và có thể truy cập bằng máy tính.

CHÚ THÍCH: Một số cơ sở dữ liệu, hoặc các tệp tin trong một cơ sở dữ liệu, cũng có thể tạo thành một chuyên khảo hoặc xuất bản phẩm nhiều kỳ. Trong trường hợp nơi có thể dễ dàng xác định rằng một nguồn tin điện tử cụ thể là chuyên khảo hoặc xuất bản phẩm nhiều kỳ, những thuật ngữ này được ưu tiên hơn thuật ngữ rộng hơn “cơ sở dữ liệu”.

2.7. Tác phẩm đồ họa (graphic works)

Các đồ họa như bức ảnh (bao gồm cả âm bản và dương bản), bản khắc, bản in, bản vẽ, biểu đồ tường, v.v…



2.8. Nhan đề khóa (key title)

Tên đơn nhất do mạng ISSN cấp cho một xuất bản phẩm nhiều kỳ và gắn liền với mã số ISSN của nó.

[ISO 3297:2007].

2.9. Khổ ngang (landscape)

Định hướng một trang với cạnh dài hơn chạy theo chiều ngang khi nó ở vị trí đọc.



2.10. Xêri bản đồ (map series)

Số tờ bản đồ có liên quan được thiết kế để tạo thành một nhóm duy nhất, thông thường có thể phân biệt bằng các đặc điểm chung như nhan đề tập hợp, hệ thống đánh số tờ và tỷ lệ giống nhau

CHÚ THÍCH: Thông thường xêri bản đồ là tác phẩm của một cơ quan lập bản đồ.

2.11. Khổ dọc bản đồ (map height)

Số đo chiều dọc của bản đồ khi bản đồ ở vị trí đọc.



2.12. Định danh xêri bản đồ (map series designation)

Nhận dạng số hoặc chữ số được mã hóa áp dụng cho một tờ bản đồ, một xêri bản đồ hoặc một tập bản đồ bởi nhà xuất bản.



2.13. Chuyên khảo (monograph)

Ấn phẩm ở dạng in hoặc không in, tự nó đã hoàn chỉnh hoặc dự định sẽ hoàn chỉnh trong một số hữu hạn các phần.



2.14. Đường phân lề (neat line)

Đường phân cách thân bản đồ với lề bản đồ.



2.15. Tham chiếu (reference)

Dữ liệu mô tả một nguồn tin hoặc một phần của nguồn tin, đủ chính xác và chi tiết để xác định nguồn tin và cho phép được định vị.

CHÚ THÍCH: Một tham chiếu có thể là: phần của một danh sách các nguồn tin, tiêu đề của một bài tóm tắt hoặc bài tổng quan đánh giá quan trọng; chú thích cho văn bản, hoặc cuối trang, hoặc ở cuối của văn bản hoặc thông tin được chèn vào văn bản.

2.16. Xuất bản phẩm nhiều kỳ (serial)

Xuất bản phẩm dạng in hoặc không in, được phát hành thành các phần kế tiếp, thường có định danh số hoặc thời gian, và dự định sẽ được tiếp tục vô thời hạn, bất kể định kỳ thế nào.

CHÚ THÍCH: Xuất bản phẩm nhiều kỳ có thể bao gồm xuất bản phẩm định kỳ, tạp chí, báo, niên giám, v.v…

2.17. Tùng thư (series)

Nhóm các chuyên khảo, xuất bản phẩm nhiều kỳ hoặc các xuất bản phẩm khác chia sẻ một nhan đề chung, và có thể được đánh số.

3. Nguyên tắc cơ bản để tạo ra tham chiếu

3.1. Các thông tin bao gồm trong tham chiếu phải đủ để xác định rõ tài liệu được trích dẫn.

3.2. Người tạo lập tham chiếu nên xác định mức độ chuyên sâu phù hợp mà tại đó tham chiếu được thực hiện (ví dụ: toàn bộ tài liệu hoặc một phần cụ thể của tài liệu) dựa trên mục đích trích dẫn và việc sử dụng tài liệu được trích dẫn.

3.3. Bất cứ khi nào có thể, dữ liệu bao gồm trong một tham chiếu phải lấy từ các nguồn tin được trích dẫn.

3.4. Dữ liệu được ghi trong tham chiếu cần phản ánh bản hoặc hiện dạng cụ thể của tài liệu được sử dụng. Đối với các tài liệu trực tuyến mà tiêu đề có thể thay đổi, dữ liệu này bao gồm vị trí mạng của phiên bản cụ thể được sử dụng và ngày tháng tài liệu được truy cập.

3.5. Kiểu, định dạng và hệ thống dấu ngắt câu thống nhất phải được sử dụng cho tất cả các tham chiếu trong một tài liệu, bất kể hướng dẫn về kiểu đặc biệt nào được sử dụng.

4. Các yếu tố của một tham chiếu



4.1. Nguồn dữ liệu

4.1.1. Yêu cầu chung

Nếu có thể, các dữ liệu được sử dụng trong tham chiếu phải được lấy từ chính nguồn tin được trích dẫn. Nguồn dữ liệu có thể đọc bằng mắt nên ưu tiên hơn bất kỳ nguồn nào khác. Nếu có thể, các văn bản đọc máy, các nguồn vi hình hoặc nghe nhìn nên được xem xét để xác định các yếu tố của tham chiếu. Dữ liệu được lấy từ một nguồn khác ngoài bản thân tài liệu đó nên được ghi trong hoặc vuông.

Nguồn dữ liệu phù hợp cho tham chiếu, theo thứ tự ưu tiên, như sau:

a) Trang nhan đề hoặc tương đương, chẳng hạn như màn hình nhan đề, trang chủ, nhãn đĩa, mặt bản đồ;

b) Mặt sau trang nhan đề, tiêu đề, v.v…;

c) Bìa hoặc nhãn gắn vĩnh viễn với tài liệu đó, bao gồm cả các lời thuyết minh trên các tác phẩm đồ họa, tiêu đề vi phim, v.v…;

d) Hộp đựng;

e) Tài liệu kèm theo, ví dụ: tờ rời giải thích hoặc hướng dẫn sử dụng.

Nếu bất kỳ yếu tố dữ liệu nào xuất hiện trong các hình thức khác nhau ở những nơi khác nhau trên tài liệu, các hình thức xuất hiện nổi bật nhất trong nguồn cần được ưu tiên sử dụng, trừ khi nguồn đó rõ ràng là không chính xác, ví dụ như nhãn hiệu không chính xác được đính kèm.

4.1.2. Dữ liệu được cung cấp từ các nguồn khác

Bất kỳ thông tin nào không xuất hiện trong các nguồn tin được trích dẫn, nhưng được cung cấp bởi người trích dẫn, nên được đặt trong dấu hoặc vuông.



4.2. Chuyển tự

Bất kỳ yếu tố nào trong một bản chữ cái phi Latinh có thể được chuyển tự hoặc Latinh hóa theo tiêu chuẩn thích hợp.



4.3. Viết tắt

Các thuật ngữ thư mục được chấp nhận chung nên được viết tắt phù hợp với các quy tắc thiết lập trong ISO 832.

Các tên viết tắt khác nên tránh, trừ trường hợp quy định trong 5.3.4 cho sáng chế, trong 6.3.4 cho nhan đề tùng thư, trong 15.7.1 cho tác phẩm đồ họa và trong A.4.2 cho chú thích chạy.

4.4. Dấu ngắt câu và kiểu chữ

Một hệ thống nhất quán của dấu ngắt câu và kiểu chữ phải được sử dụng trong toàn bộ danh sách tham chiếu. Mỗi yếu tố của tham chiếu nên được tách biệt rõ ràng với các yếu tố tiếp theo bởi dấu ngắt câu hoặc kiểu chữ thay đổi.

CHÚ THÍCH: Để nhấn mạnh tầm quan trọng của tính nhất quán, một sơ đồ dấu chấm câu thống nhất được sử dụng trong các ví dụ của tiêu chuẩn này. Sơ đồ này chỉ là minh họa và không tạo thành một phần của khuyến nghị.

4.5. Thứ tự các yếu tố

Thứ tự thông thường của các yếu tố trong một tham chiếu như sau:

a) Tên người tạo lập, nếu có;

b) Nhan đề;

c) Định danh vật mang tin, nếu cần;

d) Lần xuất bản;

e) Thông tin sản xuất (nơi xuất bản và nhà xuất bản);

f) Ngày tháng [trong hệ thống tên và ngày tháng (xem Phụ lục A), năm thường không được lặp lại ở vị trí này trừ khi ngày tháng đầy đủ là cần thiết (ví dụ như đối với một xuất bản phẩm nhiều kỳ)];

g) Nhan đề tùng thư, nếu có;

h) Cách đánh số trong tài liệu;

i) Số nhận dạng chuẩn, nếu áp dụng;

j) Thông tin về điều kiện thu thập, truy cập hoặc địa điểm;

k) Thông tin chung bổ sung.

Nếu hệ thống tên và ngày tháng, thường được gọi là hệ thống Harvard (xem Phụ lục A), được được áp dụng, yếu tố năm được đưa vào sau tác giả.

VÍ DỤ CRANE, D., 1972. Invisible Colleges. Chicago: University of Chicago Press.

Phụ lục B minh họa việc ứng dụng của khuyến nghị này trong những trường hợp cụ thể liên quan đến ấn phẩm nhiều kỳ, chuyên khảo, bài đóng góp và các loại nguồn tin đặc biệt.

5. Người tạo lập

5.1. Lựa chọn

Các cá nhân (xem 5.2) hoặc tổ chức (xem 5.3) thể hiện nổi bật nhất trong nguồn tin ưu tiên (xem 4.1) chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu được trích dẫn, trong hình thức xuất bản của nó, phải được xem là người tạo lập. Vai trò của người tạo lập là khác nhau từ loại nguồn tin này đến loại nguồn tin khác. Nếu không có người tạo lập cụ thể, một người sẽ được lựa chọn từ các vai trò sau đây liệt kê theo thứ tự ưu tiên:

a) Tác giả, nhà soạn nhạc, người viết lời nhạc kịch, cơ quan lập bản đồ, người lập bản đồ, người trắc địa, người vẽ bản đồ, người sao chép, người thiết kế hệ thống phần mềm, người được cấp sáng chế, người nộp đơn sáng chế, nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, người vẽ đồ án, người thiết kế đồ họa;

b) Người chỉ huy, người biểu diễn âm nhạc, người biểu diễn kịch, v.v…., giám đốc các bộ phim, người sáng chế;

c) Người biên soạn, người biên tập, người hiệu đính;

d) Người dịch, người điêu khắc, nhiếp ảnh gia của tác phẩm của người tạo lập khác, người sao chép, người cải biên, người lập trình phần mềm;

e) Nhà xuất bản, nhà cung cấp thông tin trực tuyến, công ty sản xuất;

f) Nhà phân phối, máy chủ trực tuyến.

Đối với các nguồn tin được trích dẫn có nhiều người tham gia đóng góp, vai trò được gắn kết chỉ với một người tham gia cần được ưu tiên hơn bất kỳ vai trò chung nào của một số người tạo lập tham gia (Xem thêm 5.4.3).

VÍ DỤ 1 AYMARD, Maurice, ed. Dutch capitalism and world capitalism. In: Studies in Modern Capitalism. New York: Cambridge University Press, 1982, phương pháp.78-96.

VÍ DỤ 2 BRITTEN, Benjamin. Eight folk song arrangements for high voice and harp. Osian ELLIS (Ed). London: Faber Music, 1980.

VÍ DỤ 3 KING’S SINGERS. Christmas with the King’s Singers: six arrangements for mixed voices. London: Chappell Music, 1981.



5.2. Tên cá nhân

5.2.1. Tổng quát

Tên người tạo lập thường được đưa ra dưới hình thức mà chúng xuất hiện trong nguồn được ưu tiên (xem 5.2.2), được chuyển tự nếu cần thiết (xem 4.2).

Tên hoặc các yếu tố thứ cấp khác cần để sau họ, nếu ở vị trí bắt đầu của tham chiếu.

VÍ DỤ 1 BACH, C.P.E.

VÍ DỤ 2 DÜRER, Albrecht.

VÍ DỤ 3 Fowler, H.W.

VÍ DỤ 4 GORDON, Dexter.

VÍ DỤ 5 RAMON Y Cajal, Santiago.

Xử lý các yếu tố thứ cấp phải theo thực tiễn quốc gia của người tạo lập càng chặt chẽ càng tốt.

VÍ DỤ 6 FALLA, Manuel de. [Tây Ban Nha].

VÍ DỤ 7 LA FONTAINE, Jean de. [Pháp].

VÍ DỤ 8 DE LA MARE, Walter. [Tiếng Anh].

VÍ DỤ 9 KLEIST, Heinrich von. [Đức].

5.2.2. Hình thức khác của tên

Nếu tên của một người tạo lập xuất hiện dưới các hình thức khác nhau trong các nguồn tin khác nhau được trích dẫn trong một tác phẩm (ví dụ như Tchaikovsky, Chaikovski), hình thức được sử dụng trong nguồn tin trích dẫn cần được giữ lại. Chỉ một hình thức tên, trong dấu ngoặc vuông nếu cần thiết, sẽ xuất hiện như là yếu tố đầu tiên.



5.2.3. Thông tin bổ sung

Thông tin bổ sung cho tên cho biết cấp bậc, chức vụ hoặc địa vị xã hội (học vấn, nghề nghiệp, v.v…) có thể được giữ lại hoặc được cung cấp để phân biệt các người tạo lập có cùng tên.

VÍ DỤ 1 CLARK, William, ARIBA.

VÍ DỤ 2 CLARK, William, MD, MRCP.

VÍ DỤ 3 BALFOUR, Robert [Đại tá].

VÍ DỤ 4 BALFOUR, Robert [Rev.].



5.3. Tổ chức hoặc nhóm

5.3.1. Hình thức tên

Nếu người tạo lập là một tổ chức hoặc một nhóm người, hình thức tên được sử dụng trong các tham chiếu phải là tên xuất hiện trong cơ sở dữ liệu thư mục được sử dụng để làm tham chiếu, thường là một tham chiếu đến tên trong tệp tiêu đề chuẩn quốc gia, được chuyển tự nếu cần (xem 4.2).

VÍ DỤ 1 ACADEMIA SCIENTIARUM FENNICA.

VÍ DỤ 2 ACADÉMIE FRANCAISE.

VÍ DỤ 3 AKADEMIYA NAUK SSSR.

VÍ DỤ 4 INSTITUT GÉOGRAPHIQUE NATIONAL.



5.3. Tổ chức hoặc nhóm

5.3.1 Hình thức tên

Nếu người tạo lập là một tổ chức hoặc một nhóm người, hình thức tên được sử dụng trong các tham chiếu phải là tên xuất hiện trong cơ sở dữ liệu thư mục được sử dụng để làm tham chiếu, thường là một tham chiếu đến tên trong tệp tiêu đề chuẩn quốc gia, được chuyển tự nếu cần (xem 4.2).

VÍ DỤ 1 ACADEMIA SCIENTIARUM FENNICA.

VÍ DỤ 2 ACADÉMIE FRANCAISE.

VÍ DỤ 3 AKADEMIYA NAUK SSSR.

VÍ DỤ 4 INSTITUT GÉOGRAPHIQUE NATIONAL.

VÍ DỤ 5 MAGYAR SZABVANYUGYl.

VÍ DỤ 6 ROYAL SOCIETY.

Nếu tên xuất hiện như là một nhóm các chữ viết tắt, hình thức đầy đủ, nếu biết, có thể được bổ sung trong dấu ngoặc đơn, trừ khi cơ quan này thường được xác định bởi các chữ cái đầu, ví dụ: UNESCO, NATO.

5.3.2. Tên chưa rõ nghĩa

Để phân biệt giữa các cơ quan khác nhau với cùng tên, tên địa điểm thích hợp cần được bổ sung.

VÍ DỤ TRINITY COLLEGE [Cambridge]

TRINITY COLLEDGE [Dublin].



5.3.3. Cơ quan trực thuộc

Nếu tên của một tổ chức trực thuộc cơ quan chủ quản mà nó là một cơ quan hoặc đơn vị hành chính, hoặc nếu tên đầy đủ của tổ chức đó phụ thuộc vào tên của cơ quan chủ quản, thì tên của cơ quan chủ quản cần được đưa ra đầu tiên khi tham chiếu.

VÍ DỤ 1 IMPERIAL CHEMICAL INDUSTRIES. Paints Division. (Công ty Hóa chất. Bộ phận sơn)

VÍ DỤ 2 MINISTRY OF PETROLEUM AND MINERAL RESOURCES. Air Survey Department. (Bộ Tài nguyên Dầu mỏ và Khoáng sản. Cục trắc địa Hàng không).

Một cơ quan trực thuộc sẽ xuất hiện dưới tên riêng của mình nếu nó có chức năng cụ thể riêng và ý nghĩa đầy đủ tên gọi của nó độc lập với tên của cơ quan chủ quản.

VÍ DỤ 3 ACADÉMIE FRANCAISE. [not INSTITUT DE FRANCE. Académie francaise].

(VIỆN HÀN LÂM PHÁP. [Không phải VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁP. Viện Hàn lâm Pháp]).

VÍ DỤ 4 WORLD HEALTH ORGANIZATION. [not UNITED NATIONS. World Health Organization].

(TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI. [Không phải LIÊN HIỆP QUỐC. Tổ chức Y tế Thế giới]).

5.3.4. Cơ quan chủ quản

Nếu cơ quan chủ quản là cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc địa phương, tên sử dụng chung cần được ưu tiên so với tên chính thức đầy đủ hoặc chính xác. Tên nước ngoài có thể được đưa ra bằng ngôn ngữ của nguồn tin này hoặc bằng ngôn ngữ của đối tượng mục tiêu chính.

VÍ DỤ 1 FRANCE. [Cộng hòa Pháp].

VÍ DỤ 2 HULL. [Kingston-upon-Hull].

VÍ DỤ 3 WESTMINSTER. [Thành phố Westminster]).

Với sáng chế (xem 15.9), nước xuất xứ hoặc trụ sở chính có thể được viết tắt theo TCVN 7217 (ISO 3166) Mã nước hoặc Mã ST3 của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).

VÍ DỤ 4 GB. [Vương quốc Anh].

5.4. Nhiều người tạo lập

5.4.1. Hai hoặc ba người tạo lập

Nếu có hai hoặc ba người tạo lập có vị thế bình đẳng, tên của họ sẽ được đưa vào tham chiếu. Tên được đưa ra đầu tiên phải ở hình thức phù hợp với sự sắp xếp theo thứ tự chữ cái của danh sách, tức là thường theo thứ tự đảo (họ ghi trước). Tên của người tạo lập thứ hai trở đi có thể được ghi theo trật tự thuận, nếu muốn. Một hệ thống ghi tên nhất quán như vậy được sử dụng trong toàn bộ danh sách các tham chiếu.

VÍ DỤ 1 MURET, Pierre and Philippe SAGNAC.

VÍ DỤ 2 Bundesanstalt für Bodenforschung and UNESCO.

VÍ DỤ 3 QU H.Q., C. POLYCHRONAKOS, and TYPE I DIABETES GENETICS CONSORTIUM.

5.4.2. Từ bốn người tạo lập trở lên

Đối với công trình có từ bốn tác giả trở lên, tất cả các tên được đưa ra nếu có thể. Nếu bất kỳ tên nào được bỏ qua, tên của tác giả đầu tiên được đưa ra trước cụm từ “and others” hoặc “et al.” (“và những người khác”).

VÍ DỤ FITTING, Hán and others.

5.4.3. Nhan đề đứng đầu

Đối với một số loại nguồn tin (ví dụ bách khoa thư) hoặc nếu một tài liệu là sản phẩm hợp tác của nhiều cá nhân, không ai trong họ có vai trò chủ đạo là người tạo lập (ví dụ: phim), nhan đề nên được sử dụng thay cho người tạo lập. Đối với các tham chiếu cho các nguồn tin với nhiều người tạo lập, có thể thích hợp để đưa nhan đề hoặc nhan đề tùng thư đầu tiên (xem 5.1). (Xem thêm 5.6 và 15.6.1).

VÍ DỤ 1 Encyclopaedia Britannica.

VÍ DỤ 2 The last command [sillen film]. Directed by Josef VON STERNBERG

VÍ DỤ 3 60 years of cool. Blue Note Records OBSBN01, 1999.

5.4.4. Hội nghị

Nếu không có cá nhân hoặc tổ chức có thể được xác định là người tạo lập (xem 5.1) kỷ yếu của một hội nghị, thì tên hội nghị phải được coi là yếu tố đầu tiên.

VÍ DỤ International Conference on Scientific Information. Washington DC, 1958. (Hội nghị quốc tế về thông tin khoa học. Washington DC, 1958.).

Kỷ yếu có đánh số của một xê ri hội nghị phải được coi là một xuất bản phẩm nhiều kỳ.



5.4.5. Người tạo lập bổ sung

Để thuận tiện cho việc xác định một nguồn tin cụ thể, hoặc do liên quan đến mục đích của trích dẫn, tên của bất kỳ người biên tập, người dịch hay những người khác đã cộng tác trong việc sản xuất nguồn tin, có thể được thêm vào sau nhan đề với một chỉ thị về vai trò, đặt trong tham chiếu sao cho mối quan hệ giữa vai trò đó và toàn bộ hoặc một phần của nguồn tin được rõ ràng.

VÍ DỤ 1 BAARD, H.P. Frans Hals. Translated from the Dutch by George STUYCK

VÍ DỤ 2 BACH, C.P.E. Sonate G-moll für Violine und obligates Cembalo. Herausgegeben von Anne Marlene GURGEL.

VÍ DỤ 3 FOWLER, H.W. A dictionary of modern English usage. 2nd ed. Revised by Sir Ernest GOWERS.

VÍ DỤ 4 Macbeth [film] Directed by Orson WELLES.



5.4.6. Người tạo lập gốc của nhiều ấn bản

Nếu một ấn bản mới, phiên bản rút gọn hoặc cập nhật của một nguồn tin được sản xuất bởi một người tạo lập mới, tên của người tạo lập đầu tiên phải được sử dụng nếu nó xuất hiện như một người tạo lập trong nguồn tin ưu tiên.

VÍ DỤ 1 PARKER, T.J., and W.A. HASWELL. A text book of zoology. 6th ed. Vol.1 revised by Otto LOWENSTEIN vol.2 revised by C. Forster-COOPER. London: Macmillan, 1940.

VÍ DỤ 2 GORDON, Dexter. Settin’ the pace. In: Long Tall Dexter, the Savoy Sessions [sound disc]. New York: Savoy, 1976, SIL 2211, side B, track B, track 5. Distributed by Arista Records Inc., 1776 Broadway, New York, NY 10019. Originally released on Savoy, MG 9003, 1947.



5.5. Bút danh

Nếu một tác phẩm đã được phát hành dưới một tên giả, thông thường chỉ tên này được đưa ra trong tham chiếu.

VÍ DỤ 1 CARROLL, Lewis.

VÍ DỤ 2 MAUROIS, André

Nếu biết tên thật của tác giả, nó cũng có thể được đưa sau cụm “pseud. of” (“Bút danh của”).

VÍ DỤ 3 BLAKE, Nicholas [pseud. of Cecil Day LEWIS].

VÍ DỤ 4 Æ [pseud. of RUSSELL, George William].

5.6. Tác phẩm khuyết danh

Đối với tác phẩm khuyết danh được trích dẫn bởi hệ thống tên và ngày tháng (xem A.2), “Anon” (“khuyết danh”) có thể được sử dụng thay cho tên người tạo lập. Đối với tác phẩm khuyết danh được trích dẫn bởi hệ thống số (xem A.3) hoặc chú thích chạy (xem A.4), nhan đề có thể được coi là yếu tố đầu tiên. Có thể cung cấp tên người tạo lập, nếu biết.

6. Nhan đề

6.1. Hình thức của nhan đề

6.1.1. Hình thức ưu tiên

Cách diễn đạt và viết chính tả của nhan đề nên được đưa ra dưới hình thức mà nó xuất hiện trong nguồn ưu tiên (xem 4.1).



6.1.2. Hình thức lựa chọn

Nếu các hình thức lựa chọn của nhan đề được đưa ra trong nguồn ưu tiên, nhan đề nổi bật nhất phải được sử dụng. Nếu nhiều hình thức được đưa ra nổi bật như nhau, hình thức được sử dụng phải là một trong những loại sau đây, được liệt kê theo thứ tự ưu tiên:

a) nhan đề bằng ngôn ngữ và chữ viết chính được sử dụng trong các nguồn tin được trích dẫn;

b) nhan đề nổi bật bởi thứ tự hoặc hình thức trình bày;

c) nhan đề bằng ngôn ngữ của đối tượng mục tiêu chính;

d) với tài liệu bản đồ [ưu tiên cho a) hoặc b)]:

1) nhan đề được in đè,

2) nhan đề trong panen nhan đề,

3) nhan đề trong lưới bản đồ hoặc ranh giới khác bao quanh các chi tiết của bản đồ,

4) nhan đề ở nơi khác;

e) với tác phẩm đồ họa:

1) nhan đề tạo thành một phần của thiết kế ban đầu,

2) nhan đề viết tay trên nguồn tin, hoặc mô tả của người quản lý,

3) nhan đề phổ biến hoặc truyền thống, ví dụ: Mona Lisa;

f) các hình thức khác của nhan đề.

VÍ DỤ Eric, or Little by little: a table of Roslyn School.



6.1.3. Nhan đề khác

Nếu tài liệu trích dẫn được biết rộng rãi, hoặc đã được phát hành ban đầu dưới một nhan đề khác với nhan đề của nguồn tin ưu tiên, nhan đề lựa chọn cũng có thể được đưa ra, trong dấu ngoặc vuông nếu cần.

VÍ DỤ 1 CENTRAL ADVISORY COUNCIL FOR EDUCATION (ENGLAND). Children and their primary schools [Plowden Report].

VÍ DỤ 2 Cutter’s Way [Cutter and Bone] [film].

VÍ DỤ 3 GREAT BRITAIN. House of Commons. Official Report. Parliamentary debates [Hansard].

6.1.4. Nhan đề dài

Một nhan đề dài bất tiện có thể được rút ngắn bằng cách bỏ đi một số từ, nhưng những từ đứng đầu, không phải là mạo từ xác định hoặc bất định, không được bỏ qua, và cũng không được thay đổi ý nghĩa. Các từ được bỏ qua, ngoại trừ các mạo từ được bỏ đi, nên được thay thế bằng ba dấu chấm (để viết tắt nhan đề của xuất bản phẩm định kỳ, xem 6.3.4).

VÍ DỤ: Trên nguồn: Map of the countries lying between Turkey and Birmah, comprising Asia Minor, Persia, India, Egypt and Arabia and including the Black, Caspian and Red Seas.

Tham chiếu: Map of the countries lying between Turkey and Birmah….



6.1.5. Phụ đề

Phụ đề nên được bao gồm nếu chúng cung cấp thông tin cần thiết về nội dung của nguồn tin (Xem thêm 6.1.6), nếu không chúng có thể được bỏ qua.

VÍ DỤ 1 Etheldreda’s Isle: a pictorial map of the lsle of Ely to commemorate the 1300th anniversary of the founding of Ely’s conventual church.

VÍ DỤ 2 Eric, or Little by little: a table of Roslyn School.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam
2017 -> U hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

tải về 302.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương