PHẦn a: MỞ ĐẦU



tải về 1.24 Mb.
trang1/10
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.24 Mb.
#25513
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10



PHẦN A: MỞ ĐẦU

1. Lời giới thiệu


Biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và môi trường toàn thế giới: đến năm 2080, sản lượng ngũ cốc sẽ giảm 2 - 4% trong khi giá ngũ cốc có thể tăng 13 - 45%, và nạn đói có thể tác động đến 35 - 60% dân số thế giới; mực nước biển dâng nhanh có thể gây ngập lụt và gia tăng xâm nhập mặn ở những vùng đất thấp do đó ảnh hưởng đến nông nghiệp, công nghiệp và hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm, hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân làm cho các thiên tai đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo đánh giá thì Việt Nam là một trong các nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Các vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhất ở Việt Nam cũng là những vùng có nhiều thiên tai, bao gồm 2 khu vực chính: Khu vực ven biển tập trung đông dân cư và nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng nhất nhưng cũng là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng như bão, hạn hán, sóng thần, ngập lụt trong mùa mưa, xâm nhập mặn trong mùa khô… Khu vực khác trong nội địa (như Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên) là nơi có địa hình đồi núi cao dễ bị tác động của hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng và bệnh tật…

Trong những năm qua ở Nghệ An đã có những biểu hiện của biến đổi khí hậu: nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng lên, lượng mưa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, bão lũ cũng khắc nghiệt hơn, nước mặn lấn sâu hơn vào các sông và xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ ở một số địa phương ven biển…

Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng môi trường, thiên nhiên nói chung mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Vì thế phải cần đến sự quan tẩm của cả cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo các cấp. Các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu phải được lồng ghép trong tất cả các hoạt động, các chính sách, chiến lược và các quy hoạch phát triển nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra.

Trước thực trạng trên Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008.


2. Cơ sở pháp lý


- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí năm 2010 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

- Thông tư liên tịch số 07/2010/TTLT-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2009 - 2015;

- Công văn số 3815/BTNMT-KTTV biến đổi khí hậu ngày 13/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Công văn số 3996/BTNMT-KTTV biến đổi khí hậu ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ năm 2010 của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố tháng 6 năm 2009;

3. Tính cấp thiết


Nghệ An là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km. Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam.

Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 1, 2 thị xã và 17 huyện: Thành phố Vinh; thị xã Cửa Lò; thị xã Thái Hoà; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.



Trước các sức ép về tốc độ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An, sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái… đã góp phần gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nghệ An là một trong các tỉnh được đánh giá là chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Đất đai bị bạc màu; đa dạng sinh học giảm mạnh; diện tích đất bị xâm nhập mặn, đất bị khô hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng; nhiệt độ không khí tăng cao và hạn hán bất thường, lũ lụt không theo quy luật; nhiều dịch bệnh mới hình thành… đã đe dọa đến các hoạt động kinh tế - xã hội trong tỉnh.

Biến đổi khí hậu dẫn đến quy luật hình thành, tuần suất xuất hiện và cường độ của áp thấp nhiệt đới, bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, dịch bệnh… đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp, phát triển thủy hải sản và du lịch; tài nguyên, đa dạng sinh học và hệ sinh thái; giao thông và cơ sở hạ tầng; nước sạch và vệ sinh môi trường…Những ảnh hưởng này cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa sẽ đặt Nghệ An trước một thách thức rất nghiêm trọng.

Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã lồng ghép việc thích ứng biến đổi khí hậu vào Luật Bảo vệ Môi trường, các Chương trình như Chương trình nghị sự Agenda 21 của Việt Nam, Chiến lược quốc gia về quản lý môi trường biển và ven biển, Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020… Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được chỉ định là Cơ quan đầu mối Quốc gia về các hoạt động có liên quan đến việc thực hiện Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto.

Biến đổi khí hậu vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, phức tạp và liên quan đến tất cả các ngành, trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trước nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Nghệ An phải có các giải pháp, kế hoạch nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Để thực hiện được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, việc xây dựng các giải pháp, kế hoạch và công tác chỉ đạo thực hiện cần được nghiên cứu, trao đổi ở tất cả các cấp, các khu vực, các lĩnh vực (tài nguyên nước, đất, môi trường, các hệ sinh thái…) và trong tất cả các ngành, trong đó quan trọng nhất là năng lượng, giao thông, công nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tài nguyên và môi trường.

Để làm tốt công tác ứng phó và giảm thiểu các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, ngoài việc nghiên cứu, định hướng các tác động của biến đổi khí hậu, xây dựng và ban hành các chương trình, giải pháp, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, Nghệ An sẽ tổ chức lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu vào trong quá trình quản lý, kế hoạch hóa việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Xuất phát từ những lý do và yêu cầu trên, việc xây dựng và triển khai “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015 có tính đến năm 2020” là một việc làm cấp thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của tỉnh. Đồng thời, giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu có cách nhìn tổng thể hơn về nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu, từ đó đưa ra các quyết sách hợp lý nhằm thích ứng và đối phó với hiện tượng này.


4. Tiếp cận, phương pháp và các bước thực hiện

4.1. Các cách tiếp cận sau trong quá trình xây dựng kế hoạch hành động:


- Có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư địa phương;

- Tiếp cận đa ngành;

- Tiếp cận tổng hợp;

- Tiếp cận phát triển bền vững.


4.2. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu

Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, nhằm đánh giá phân tích thực trạng vấn đề.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa nhằm thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại các khu vực nghiên cứu điển hình.

- Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được thực hiện thông qua các buổi hội thảo, tham vấn ý kiến phân tích, đánh giá của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan.

- Phương pháp tham vấn cộng đồng

Mục đích của phương pháp là thu thập được số liệu và các thông tin liên quan từ nhiều người khác nhau theo một cách có tổ chức phục vụ cho công tác phân tích đối tượng nghiên cứu trên các địa bàn khác nhau.

- Phương pháp bản đồ và GIS

Phương pháp bản đồ và GIS được sử dụng để thể hiện các kết quả nghiên cứu và đánh giá phạm vi và mức độ tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

Bản đồ địa hình của tỉnh Nghệ An được biên tập từ dữ liệu bản đồ số tỷ lệ 1:50.000 gồm các lớp dữ liệu sau:


TT

Mô tả

Kiểu đối tượng

Vùng

Thời gian cập nhật

1

Lớp thông tin hành chính đến cấp huyện

Dạng đường

Dạng vùng



Toàn vùng

2010

2

Lớp thông tin dân cư

Dạng vùng

Dạng điểm



Toàn vùng

2010

3

Lớp thông tin về sử dụng đất

Dạng vùng

Dạng điểm



Toàn vùng

2010

4

Lớp thông tin đường bình độ địa hình

Dạng đường

Toàn vùng

2010

5

Lớp thông tin về sông, suối, công trình thủy lợi

Dạng đường

Dạng vùng



Toàn vùng

2010

6

Lớp thông tin về giao thông

Dạng đường

toàn vùng

2010

Bản đồ địa hình phục vụ xây dựng kịch bản nước biển dâng được thành lập cho tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh, các thông tin được sử dụng có tính chất đến cấp xã. Các bước tiến hành:

  • Tải lớp dữ liệu địa hình DEM của tỉnh vào phần mềm GIS;

  • Xác định vùng có cao độ nhỏ hơn hoặc bằng cao độ theo từng kịch bản nước biển dâng;

  • Xác định diện tích vùng bị ngập theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

  • Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đến cấp xã, từ kết quả chạy mô hình DEM, nội suy ra được hiện trạng sử dụng đất bị ngập theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.





tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương