1. LÍ Do chọN ĐỀ TÀi tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền Chương 1



tải về 0.87 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.87 Mb.
#6649
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Luận án : Tổ chức lãnh thổ Công nghiệp, tỉnh Nghệ An. Lương Thi Thành Vinh, 2011
MỞ ĐẦU


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP




1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN




2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN


2.1.1. Vị trí địa lí

Nghệ An là một trong 6 tỉnh thuộc vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, trải


dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam như một bức tranh sơn thủy đa màu.
Lãnh thổ Nghệ An nằm trong tọa độ từ 18o35’00’’ đến 20o00’10” vĩ độ Bắc và từ 103o50’25” đến 105o40’30” kinh độ Đông. Về phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa; phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh; chung đường biên giới phía Tây với nước CHDCND Lào; phía Đông trông ra biển Đông với đường bờ biển dài khoảng 82km.

Về diện tích, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta. Với


diện tích tự nhiên của tỉnh là 16490,68km2 chiếm khoảng 5% diện tích
của cả nước và với dân số 2919,2 nghìn người (2009) chiếm khoảng 3,5%
dân số cả nước [15].

Vị trí địa lý của Nghệ An có nhiều thuận lợi cho tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, tổ chức lãnh thổ ngành công nghiệp nói riêng. Với đầu mối giao thông lớn nhất của tỉnh là thành phố Vinh, nơi hội tụ một số tuyến giao thông huyết mạch của đất nước (đường quốc lộ 1A, đường sắt thống nhất), nơi có khối lượng vận tải lớn đi qua, thuận lợi cho việc giao lưu, xuất nhập khẩu. Nghệ An là cửa ngõ thông thương ra biển của nước bạn Lào qua cửa khẩu Nậm Cắn và xa hơn nữa là vùng Đông Bắc Thái Lan có nhiều điều kiện để phát triển.

Vùng biển rộng lớn với cụm cảng Cửa Lò - Hòn Ngư - Cửa Hội - Xuân Hải, trong tương lai sẽ liên kết với cảng nước sâu Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh) sẽ tạo tiền đề phát triển mối liên hệ liên vùng cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An ngày càng hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi rõ nét, vị trí địa lý cũng gây ra những khó khăn trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo ngành khi mà tỉnh Nghệ An là một phần của khúc ruột miền Trung với các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có nhiều nét tương đồng. Do đó, hầu hết các tỉnh trong khu vực đều có các sản phẩm công nghiệp giống nhau. Điều này đặt ra một số vấn đề về bản sắc riêng của cấu trúc không gian công nghiệp. Liệu ngành công nghiệp Nghệ An có tạo ra được dấu ấn riêng hay đâu đâu cũng chỉ là nhà máy vật liệu xây dựng, nhà máy đường, nhà máy chế biến thủy, hải sản. Và hơn nữa liệu các sản phẩm ấy có đủ năng lực cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại ở địa phương lân cận. Câu hỏi đặt ra là, với vị trí hết sức thuận lợi như vậy thì bức tranh công nghiệp Nghệ An đã, đang và sẽ có gì nổi bật.


2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên


2.1.2.1. Khoáng sản

Nghệ An có nguồn khoáng sản được đánh giá là đa đạng, phong phú. Theo tài liệu thăm dò và tìm kiếm của Cục Địa chất và Khoáng sản, các Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ cho biết thì Nghệ An có đủ loại khoáng sản quí hiếm như vàng, đá quí… đến các loại thiếc, bôxit, phôtphorit và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng như đá vôi làm xi măng, đá trắng và đá cát sỏi.

Tuy nhiên hầu hết các loại khoáng sản nhìn chung ít có khả năng khai thác công nghiệp ngoại trừ đá vôi, đá ốp lát, đá bazan, sét, thiếc, than đá, than bùn… đó là cơ sở quan trọng cho việc bố trí các điểm công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

a. Khoáng sản vật liệu xây dựng

- Đá vôi có trữ lượng lớn, tổng trữ lượng trên 1 tỉ m3 phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như: Quỳnh Lưu, Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ. Đặc biệt mỏ đá Hoàng Mai có trữ lượng trên 300 triệu m3, điều kiện khai thác dễ dàng, chất lượng tốt. Trong các năm tới đủ phục vụ cho nhà máy sản xuất xi măng Hoàng Mai công suất 1,4 triệu tấn/năm và nhà máy xi măng Nghi Sơn 2,4 triệu tấn/năm. Đá xây dựng có trữ lượng hàng tỉ m3. Đặc biệt đá trắng Quì Hợp có giá trị xuất khẩu cao, qua đánh giá sơ bộ trữ lượng trên 100 triệu m3 [69].

- Các vật liệu phụ gia khác cho sản xuất xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn như: sét xi măng ở Nghệ An có tới 40 triệu m3 phân bố nhiều nhất ở Quỳnh Thiện (Quỳnh Lưu), Anh Sơn, Đô Lương, đá bazan hàng trăm triệu tấn (số lượng dự báo toàn vùng 260 triệu m3), sét gạch ngói phân bố rộng ở vùng đồng bằng và trung du [69].

Trên sơ bộ đánh giá tiềm năng về khoáng sản phục vụ cho công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, có thể thấy Nghệ An có nhiều ưu thế hơn về loại tài nguyên này so với các tỉnh trong khu vực cũng như nhiều địa phương trên cả nước về trữ lượng, chất lượng cũng như khả năng khai thác. Đây chính là cơ sở quan trọng cho việc hình thành các cơ sở khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng có qui mô lớn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng nguồn tài nguyên này là quản lí khai thác và bảo vệ môi trường.

Đơn cử như việc khai thác đá trắng, theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường, đá trắng ở Nghệ An có trữ lượng gần 200 triệu tấn. Đá trắng được xếp vào dạng tài nguyên quí hiếm của Việt Nam. Bột đá trắng siêu mịn làm phụ gia công nghiệp. Đá trắng là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan.

Theo giấy phép khai thác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ở tỉnh Nghệ An, riêng Quì Hợp có 12 mỏ khai thác đá vôi trắng, đá hoa trắng. Trong đó, có những mỏ khai thác đá hoa trắng có thời hạn đến 30 năm, trữ lượng hơn 4 triệu m3, 15 triệu tấn bột cacbonat như ở Châu Quang, Châu Tiến, Liên Hợp… Thực tế cho thấy, trên những địa bàn này, tốc độ khai thác và số lượng mỏ còn khủng khiếp hơn. Ở đây các mỏ nằm san sát nhau, có khi trên một ngọn đồi có hai chủ mỏ khai thác. Và các chủ mỏ đều khẳng định họ có giấy phép khai thác đá. Chính những người công nhân đang ngày đêm hì hục, kẻ khoan, người đục gọi cảnh tượng ở đây là “đua nhau phá núi”.

Như vậy, việc khai thác bừa bãi tại các mỏ đá trắng như hiện nay khiến người dân ở đây phải chịu cảnh sống chung với tình trạng ô nhiễm, thiếu nước, đi lại khó khăn, trong khi lợi nhuận vẫn tiếp tục rơi vào túi những doanh nghiệp lấy danh nghĩa khai thac đá xây dựng làm bình phong để khai thác đá trắng [21].

Có thể nói, trong thời kì tới, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng vẫn là ngành quan trọng, trữ lượng các khoáng sản phục vụ cho ngành này vẫn còn rất lớn; nhưng vấn đề khai thác bao nhiêu, khai thác như thế nào và ai được phép khai thác lại là bài toán đặt ra cho các nhà quản lí, các nhà hoạch định chính sách phát triển để làm sao cho trong bức tranh phân bố lãnh thổ công nghiệp của tỉnh không có những mảng nham nhở như việc khai thác đá trắng ở vùng núi Quì Hợp.



b. Thiếc

Thiếc được đánh giá là lớn nhất trong cả nước, vùng thiếc sa khoáng có trữ lượng 42.000 tấn (chiếm 30% trữ lượng thiếc cả nước), đang được khai thác ở qui mô công nghiệp khá tập trung ở vùng Quì Hợp và Quế Phong.

Vùng quặng Quì Hợp có 10 điểm sa khoáng, đáng kể là Châu Cường, Bản Cô (Châu Thành), Bản Poong (Châu Hồng), trữ lượng dự báo 20.000 tấn. Vùng quặng Na Ca bản Chiềng (Quế Phong) trữ lượng 1.600 tấn [69].

Vùng quặng Pu Loi phân bố trên các huyện Tân Kì, Nghĩa Đàn, Quì Hợp, Con Cuông. Ngoài ra theo đánh giá ban đầu, quặng thiếc gốc ở Nghệ An có trữ lượng khá lớn.

Với nguồn thiếc dồi dào, hàm lượng thiếc cao vào loại nhất, nhì cả nước. Đây là cơ sở quan trọng để định vị điểm công nghiệp khai thác và luyện thiếc qui mô lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi nhuận do việc khai thác nguồn tài nguyên này đem lại thì những mặt trái từ việc khai thác với công nghệ thấp kém, sai qui trình và khuynh hướng “thiếc tặc” đã đổ lên đầu những người dân sinh sống quanh khu vực mỏ. Môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật hoành hành. Không chỉ cảnh quan thiên nhiên mà cảnh quan văn hóa cũng bị phá vỡ. Đi kèm với nó là sự xuống cấp về lối sống và đạo đức đối với một bộ phận người mờ mắt vì lợi nhuận từ việc xẻ núi tìm quặng.

c. Than

Than ở Nghệ An gồm mỏ Khe Bố, Tương Dương, điểm khoáng Phu Sóng, Kì Sơn, biểu hiện khoáng than nâu ở Cửa Rào - Tương Dương, điểm khoáng than nâu ở Đôn Phục - Con Cuông và Việt Thái - Nghĩa Đàn.

Than mỡ Khe Bố thuộc xã Tam Quang - Tương Dương có trữ lượng cấp C1 là 1.320.000 tấn, cấp C2 là 898.000 tấn. Mỏ đã được khai thác từ lâu. Từ giữa năm 1980 đến nay do Trung ương quản lý với sản lượng khai thác 30 - 40 nghìn tấn/năm [69].

Nhìn chung than ở Nghệ An có thể tổ chức khai thác theo qui mô nhỏ để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.

So với nhiều địa phương trong cả nước, Nghệ An có nhiều tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên việc đầu tư phát triển còn nhiều bất cập. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản còn nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ và đồng tâm hợp lực. Tài nguyên bị chia cắt, lấn chiếm, tranh giành, có những biểu hiện đầu cơ, giành quyền khai thác và buôn bán mỏ. Các cơ sở sản xuất qui mô lớn, công nghệ hiện đại, chế biến sâu không có tài nguyên để phát triển. Do đó, việc tổ chức, qui hoạch lại không gian của ngành khai thác khoáng sản là công việc hết sức quan trọng và cấp bách. Dựa vào nguồn tiềm năng này của mình trong những năm tới, dự báo tỉ trọng của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh sẽ có khuynh hướng tăng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp.

2.1.2.2. Nguồn nước

Nghệ An có hệ thống sông suối dày đặc, mật độ lưới sông từ 0,6 - 0,7 km/km2. Sông Cả là sông lớn nhất tỉnh, dài 361 km. Diện tích lưu vực 17.730 km2 chiếm 80% diện tích toàn tỉnh. Do địa hình dốc nên các sông suối có khả năng xây dựng các công trình thuỷ điện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ cho nhân dân vùng cao. Tổng trữ năng thuỷ điện qua tính toán trên 950 MW. Trong đó đã tiến hành khảo sát thiết kế thủy điện Bản Vẽ công suất 320MW. Dự án này được thực hiện trong 5 năm (2004 - 2008), tổng vốn đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng Việt Nam, năm 2010 đã đi vào hoạt động [69].

Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là loại tài nguyên có ý nghĩa đa ngành, khả năng tái tạo khó; tiềm năng của nó phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động và tác động của con người vào thế giới tự nhiên. Mặc dù phát triển thủy điện góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi Nghệ An nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung, giảm bớt sự chệnh lệch vùng, miền. Nhưng theo qui hoạch, miền Tây Nghệ An có quá nhiều công trình thủy điện - cái mà người ta gọi là “hội chứng thủy điện”, về mặt lâu dài sẽ có những tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, cộng đồng dân cư tái định cư và di dân tự do, thay đổi tài nguyên thiên nhiên, làm mất nhiều diện tích đất nông nghiệp. Do đó, cần có sự lựa chọn kĩ lưỡng để đặt những công trình thủy điện hiệu quả nhất vào bức tranh phân bố công nghiệp của tỉnh.

2.1.2.3. Địa hình

Địa hình của Nghệ An tương đối đa dạng và phức tạp. Ở đây vừa có núi cao, núi trung bình, vừa có đồng bằng ven biển. Về đại thể, địa hình Nghệ An chủ yếu mang tính chất đồi núi thấp, với độ cao phần lớn từ 500 - 1000 m. Đồng bằng chỉ chiếm diện tích nhỏ.

Địa hình caxtơ phân bố ở các huyện Anh Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, là cơ sở để phát triển công nghiệp khai thác đá và sản xuất vật liệu xây dựng.

Khu vực đồi núi có khả năng phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Địa hình đồng bằng tập trung ở phía Đông - Đông Nam của Nghệ An. Đồng bằng châu thổ sông Cả tương đối phì nhiêu, dân cư tập trung đông đúc có điều kiện tốt cho việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho tổ chức lãnh thổ ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Địa hình bờ biển của Nghệ An thuộc loại bờ biển thấp, bằng phẳng, kéo dài từ nam Thanh Hoá vào, có nhiều cửa sông cắt xẻ và một số nhánh núi đâm ra sát biển. Trên phạm vi lãnh thổ của tỉnh có điều kiện để hình thành một số cảng biển và bãi tắm, phục vụ cho tổ chức lãnh thổ ngành “công nghiệp không khói”, nhất là khu vực dài 6 km từ Cửa Lò đến Cửa Hội.

2.1.2.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên (theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010): 1.649.068,28 ha, so với năm 2005 đến năm 2010 các loại đất theo mục đích sử dụng của Nghệ An có nhiều biến động. Đất nông nghiệp giảm từ 249.046 ha năm 2005 xuống còn 217.677,01 ha năm 2010 (giảm từ 15,1% xuống 13,2% trong cơ cấu quĩ đất). Đất lâm nghiệp có rừng tăng từ 799.342 ha năm 2005 lên 915949,81 ha (tăng từ 48,49% lên 55,54% trong cơ cấu quĩ đất). Đất chuyên dùng tăng từ 51.466 ha năm 2000 xuống 68.586,2 ha năm 2010 (tăng từ 3,12% lên 4,16% trong cơ cấu quĩ đất). Đất ở nông thôn tăng từ 15.166 ha năm 2005 lên 18.689,51 ha năm 2010 (tăng từ 0,92% lên 1,13% trong cơ cấu quĩ đất). Đất đô thị tăng từ 1.336,5 ha năm 2005 lên 1.599,8 ha năm 2010 (tăng từ 0,08% lên 0,1% trong cơ cấu quĩ đất). Đất chưa sử dụng giảm từ 532.489 ha năm 2005 xuống còn 445.236,8 ha năm 2010 (giảm từ 32,29% năm 2000 xuống 25,97% trong cơ cấu quĩ đất). Như vậy, tiềm năng về đất đai cho phát triển các vùng nguyên liệu lâm nghiệp, nông nghiệp Nghệ An nhằm cung cấp cho công nghiệp chế biến là rất lớn.



Bảng 2.1: Biến động đất theo mục đích sử dụng tỉnh Nghệ An (2005 - 2010)

Loại đất

Năm 2005

Năm 2010

Diện tích (ha)

%

Diện tích (ha)

%

Tổng diện tích tự nhiên

1.648.845,12

100

1.649.068,18

100

1. Đất nông nghiệp

249.046

15,10

217.677,01

13,20

2. Đất lâm nghiệp có rừng

799.342

48,49

915.949,81

55,54

3. Đất chuyên dùng

51.466

3,12

68.586,20

4,16

4. Đất ở nông thôn

15.166

0,92

18.689,51

1,13

5. Đất ở đô thị

1.336,5

0,08

1.599,80

0,10

6. Đất chưa sử dụng

532.489

32,29

445.236,67

25,97

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An, Sở Công Thương Nghệ An [15, 72]

Ở Nghệ An bên cạnh đất feralit đỏ vàng đặc trưng ở khu vực trung du, miền núi thuận lợi cho việc phát triển các vùng nguyên liệu, vùng chăn nuôi đại gia súc; đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, ngô); còn có một số loại đất tốt đem lại giá trị kinh tế cao cho sản xuất nông nghiệp như vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ - nơi hứa hẹn sự trở lại của cây cà phê nổi tiếng từ thời Pháp thuộc.

Với sự gia tăng diện tích đất chuyên dùng, trong đó phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc qui hoạch các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tế của công tác giải phóng mặt bằng cho phát triển công nghiệp cho thấy phần lớn diện tích đất qui hoạch đều lấy vào đất nông nghiệp, nhất là những khu vực có đất đai màu mỡ, hoặc những khu vực có dân cư sinh sống gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, làm lãng phí tài nguyên cũng như ảnh hưởng đến đời sống của những người dân bị mất đất.

2.1.2.5. Tài nguyên lâm nghiệp

Nghệ An hiện có 915.949,81 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng tự nhiên 641.373 ha. Trong rừng tự nhiên, rừng sản xuất là 132.062 ha; trong rừng trồng có 29.597 ha rừng sản xuất. Tổng diện tích rừng sản xuất có khả năng khai thác là 161.657 ha. Rừng Nghệ An mang nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, có đến 153 họ, 522 chi và 986 loài cây thân gỗ, chưa kể thân thảo, thân leo và hạ đẳng. Nghệ An có vườn quốc gia Pù Mát diện tích 91.113 ha, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống diện tích 50.000 ha với nhiều động vật và thực vật quý hiếm [69].

Rừng Nghệ An còn có nhiều loại thân gỗ, thân thảo và các loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ. Các loại lâm sản quý khác như song, mây, quế, cánh kiến đỏ... là nguồn nguyên liệu quý cho phát triển sản xuất và xuất khẩu. Tổng diện tích đất cho phát triển lâm nghiệp toàn tỉnh năm 2010 là gần 1,2 triệu ha chiếm 72,5% diện tích đất tự nhiên, tăng so với năm 2000 là 509.973 ha. Diện tích trồng rừng tập trung hàng năm đạt bình quân 10.000 ha. Từ năm 2002 tập trung trồng rừng nguyên liệu, diện tích đến năm 2004 đạt 9.096 ha. Sản lượng gỗ khai thác năm 2010 đạt khoảng 150.000 m3 (từ rừng tự nhiên 20.000 m3, rừng trồng 130.000 m3). Độ che phủ của rừng năm 2000 đạt 41,5%, năm 2009 đạt 48,9% [70].

Vốn đất rừng ở Nghệ An còn rất lớn, còn khoảng 587.503 ha, có thể chuyển thành đất lâm nghiệp, với chương trình phủ xanh đất trồng - đồi trọc, kết hợp với các vùng chuyên canh tạo ra những vùng nguyên liệu lớn đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến.


2.1.2.6. Tài nguyên biển

Nghệ An có 82 km bờ biển và 6 cửa lạch, có khả năng phát triển vận tải biển và khai thác hải sản. Trong đó có Cửa Lò và Cửa Hội rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển. Cửa Lò đã được Chính phủ xác định là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ vận tải cho nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Phát triển kinh tế biển là hướng chiến lược quan trọng và tác động không nhỏ đến TCLTCN của tỉnh.

Vùng nội thủy và lãnh hải Nghệ An rộng 4.230 hải lí vuông. Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm, cồn cát, chướng ngại vật; vùng ngoài nữa là những bãi cá có trữ lượng lớn. Hiện tại khả năng đánh bắt ở ngoài khơi xa còn hạn chế. Vùng thềm lục địa có nhiều loại sinh vật phù du là nguồn thức ăn tốt cho các đàn cá sinh sống và phát triển, khả năng sinh sản của cá rất mạnh, hầu hết là loài không di cư xa.

Theo điều tra của Viện nghiên cứu Thủy sản, trữ lượng cá tập trung nhiều ở đáy và ngoài khơi. Cá biển có tới 267 loài, tập trung ở các loài lớn như cá trích 30 - 39%, cá nục 15 - 20%, cá cơm 10 - 15% [69].

Tôm biển cũng có đến 8 loài, các loài cá chính như: tôm he, sảo, bột vang, sắt, đất, hùm… sống tập trung ở vùng nước sâu 30 m trở vào, tôm he có khả năng khai thác lớn chiếm 30% tổng số tôm.

Mực cũng có nhiều loại, nhiều nhất là mực ống, mực nang, mực cơm, tập trung ở gần bờ thuận tiện cho việc khai thác với trữ lượng mực khoảng 2.400 - 2.900 tấn, khả năng khai thác 50%. Ngoài ra còn có nhiều loài sinh vật biển như cua, ghẹ, moi biển, rắn biển, sò biển… Tổng trữ lượng các loại hải sản là 84.000 tấn, khả năng khai thác 52.000 tấn/năm [69].

Ngoài việc khai thác tự nhiên, khả năng nuôi trồng thủy sản có nhiều triển vọng. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 là 21.131 ha. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 đạt 31.313 tấn. Dọc bờ biển có nhiều vùng đất có khả năng phát triển đồng muối. Hiện tại, Nghệ An là tỉnh sản xuất muối lớn của miền Bắc, hàng năm sản xuất từ 80.000 - 100.000 tấn.

Như vậy, với vị trí giáp biển và tiềm năng về biển đã làm chuyển biến không gian công nghiệp Nghệ An theo chiều hướng ra biển. Tuy nhiên, việc tổ chức không gian công nghiệp cần phải tính đến những lãnh thổ lân cận có cùng chung lợi thế này.



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương