1. LÍ Do chọN ĐỀ TÀi tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền Chương 1



tải về 0.87 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.87 Mb.
#6649
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.2.3. Khu công nghiệp tập trung


Trong các hình thức TCLTCN, KCN tập trung được xem là hình thức tổ chức lãnh thổ mang lại hiệu quả cao nhất trong phát triển công nghiệp nói chung cũng như TCLTCN nói riêng. Việc hình thành KCN tập trung sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và song song với nó là quá trình đô thị hóa của địa phương nói riêng, của Việt Nam nói chung, đặc biệt là đối với những địa phương mà điểm xuất phát của nền công nghiệp còn thấp.

Đến năm 2010, Nghệ An đã có 5 khu công nghiệp (KCN) được lập qui hoạch chi tiết: Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai, Đông Hồi. Trong đó 3 khu công nghiệp đã được thành lập và đi vào sản xuất là KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm, KCN Hoàng Mai.



3.2.3.1. Số lượng, qui mô diện tích và tỉ lệ lấp đầy các khu công nghiệp

a. Số lượng, qui mô diện tích các khu công nghiệp

Tổng diện tích các KCN được qui hoạch là 1.403,41ha. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, KCN Cửa Lò không có khả năng mở rộng mà chỉ dừng lại ở qui mô rất nhỏ 10ha nên không đủ tiêu chuẩn của một KCN. Do đó, trên thực tế Nghệ An hiện tại mới chỉ có 4 khu công nghiệp đã được thành lập và đang triển khai xây dựng với tổng diện tích theo qui hoạch là 1.289ha. Như vậy bình quân một KCN của tỉnh có diện tích khoảng 322ha, đạt qui mô trung bình. Qui mô trung bình KCN cả nước năm 2008 là 256ha, của tỉnh Thanh Hóa là 249,5ha [11, 38].

Trong các KCN của tỉnh, KCN Đông Hồi có diện tích theo qui hoạch lớn nhất 600ha và có khả năng mở rộng diện tích. KCN Nam Cấm xếp thứ hai về qui mô với diện tích theo qui hoạch là 327ha. KCN Hoàng Mai xếp thứ ba với diện tích theo qui hoạch là 292ha KCN Bắc Vinh có diện tích qui hoạch là 143,17ha nhưng thực tế chỉ dừng lại ở giai đoạn 1 với diện tích 60ha do KCN này nằm ngay trong thành phố, tuy nhiên diện tích thực tế là 58ha do những vướng mắc về công tác giải tỏa.

b. Tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp

Tính đến tháng 12 năm 2010, tổng diện tích các KCN (trừ KCN Đông Hồi) theo qui hoạch là 679,99ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 489,49ha, tổng diện tích các nhà máy đã xây dựng và đang đi vào hoạt động là 168,34ha. Tỉ lệ lấp đầy các KCN của tỉnh chỉ đạt 34,4%, năm 2009 tỉ lệ này chỉ là 16%. Điều này phản ánh mức độ thu hút đầu tư của các KCN Nghệ An còn rất thấp. Mặt khác, quá trình triển khai dự án trong KCN có tiến độ chậm chạp. Nếu so sánh thời điểm 2008, tỉ lệ lấp đầy KCN của cả nước đạt 46%, KCN Thanh Hóa đạt 21,2% còn Nghệ An chỉ đạt 11,4% [3, 13, 62].



Trong 4 KCN thì khu CN Hoàng Mai đã lập qui hoạch chi tiết nhưng mới chỉ có 3 dự án đang hoạt động nên tỉ lệ lấp đầy hiện tại là 16,2%, còn diện tích đang triển khai dự án là 28%. KCN Bắc Vinh có tỉ lệ lấp đầy cao nhất 62,9%, diện tích dự án đang triển khai là 10,6ha chiếm tỉ lệ 20,4%, còn lại 16,7% diện tích chưa triển khai. KCN Nam Cấm có diện tích qui hoạch gấp 5,3 lần diện tích KCN Bắc Vinh nhưng tỉ lệ lấp đầy mới chỉ đạt 42,7%. Diện tích đang triển khai xây dựng nhà máy là 37,49ha đạt 15,7%, còn diện tích chưa có dự án triển khai là 41,6% (bảng 3.4). Hiện tại, đây là KCN có vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội hết sức thuận lợi nên khả năng lấp đầy diện tích cũng như mở rộng qui mô của KCN này là rất lớn.

Bảng 3.4: Qui mô và tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp Nghệ An năm 2010

Tên KCN

Diện tích theo qui hoạch (ha)

Diện tích mới theo thực tế (ha)

Diện tích có thể cho thuê (ha)

Diện tích đã cho thuê (ha)

Tỉ lệ (%)

Diện tích đã XD và đi vào HĐ (ha)

Tỉ lệ lấp đầy (%)

Diện tích đang triển khai (ha)

Tỉ lệ (%)

Bắc Vinh

60,16

58

51,95

45,97

88,5

32,66

62,9

10,6

20,4

Nam Cấm

327,83

327,83

238,49

200,33

84,0

101,88

42,7

37,49

15,7

Hoàng Mai

292

292,000

209,06

69,32

33,2

33,8

16,2

58,68

28,0

Tổng số

679,99

671,780

489,49

315,62

64,5

168,34

34,4

106,77

21,8

Nguồn: Ban quản lý dự án Khu Kinh tế Đông Nam và các KCN Nghệ An [2, 6]

c. Diện tích đất KCN có dự án đang hoạt động

Diện tích đất KCN có các dự án đang hoạt động sản xuất tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt từ năm 2008 đến 2010, tổng diện tích đất đang hoạt động trong các KCN của tỉnh đã tăng gần gấp 3 lần. Điều này cho thấy trong mấy năm gần đây tốc độ triển khai dự án trong các KCN đang được đẩy mạnh.



Bảng 3.5: Diện tích đất KCN có dự án đang hoạt động sản xuất (ha)

Năm
KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

26,2

24,6

24,6

24,6

34,7

32,6

Nam Cấm

11,0

19,5

19,5

28,4

45,4

101,9

Hoàng Mai

-

-

-

-

20,8

33,8

KCN chung

37,2

44,1

44,1

53,0

100,9

167,3

Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [2]
Năm 2010, KCN Nam Cấm có gần 102 ha đất có dự án đang hoạt động sản xuất. Trong khi đó KCN Bắc Vinh mặc dù có tăng số dự án nhưng chỉ có 32,6 ha đất đang có dự án hoạt động do có 1 dự án đang tạm ngừng sản xuất. KCN Hoàng Mai chỉ có 3 dự án đang hoạt động sản xuất nhưng đã sử dụng đến 33,8 ha đất KCN (bảng 3.5).

Nhìn chung, các KCN của Nghệ An có qui mô còn tương đối nhỏ và tỉ lệ lấp đầy còn thấp. Mặc dù các KCN đều rất có tiềm năng và các điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng hiệu quả khai thác quĩ đất công nghiệp còn thấp, tốc độ triển khai dự án còn chậm và sức hấp dẫn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoại tỉnh cũng như dòng vốn FDI chưa cao. Điều này đặt ra những vấn đề đối với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh.



3.2.3.2. Tình hình đầu tư xây dựng

Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Công Thương Nghệ An, số liệu vốn đầu tư xây dựng năm 2008 của các khu công nghiệp tập trung như sau:

- Vốn chuẩn bị đầu tư (bao gồm vốn quy hoạch, vốn lập dự án đầu tư): 1.007,298 triệu đồng.

- Vốn đền bù giải phóng mặt bằng: 78.930 triệu đồng.

- Vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN: 74.100 triệu đồng. Trong đó:

+ Vốn từ nguồn ngân sách: 5.000 triệu đồng;

+ Vốn của doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng: 38.914 triệu đồng;

+ Vốn của doanh nghiệp KCN: 50.884 triệu đồng [69].





3.2.3.3. Tình hình cho thuê đất và thu hút đầu tư

a. Số dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư

Qua 4 năm đầu (2001 - 2004) xây dựng và đi vào hoạt động, các KCN của Nghệ An có tốc độ thu hút dự án đầu tư và cho thuê đất rất nhanh, với đỉnh là năm 2004 thu hút được 65 dự án đầu tư (biểu đồ 3.2). Tuy nhiên từ năm 2005 lại đây, các dự án đầu tư vào khu công nghiệp có chiều hướng tăng giảm không ổn định và tốc độ tăng thu hút đầu tư rất chậm, kèm theo đó là diện tích đất cho thuê cũng có những thay đổi không ổn định với tỉ lệ diện tích đất cho thuê tương đối thấp, chỉ đạt 11,4%. Điều này phản ánh những hạn chế trong khả năng thu hút đầu tư của các KCN của tỉnh.

Cho đến cuối năm 2010, các KCN của tỉnh đã thu hút được 9 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư trên 1,017 triệu USD. Trong đó đáng chú ý nhất là dự án nhà máy sản xuất sắt xốp Kobe Nghệ An với tổng số vốn đầu tư là 1.000 triệu USD đã góp phần đưa tỉnh Nghệ An vượt lên giữ vị trí thứ 4 về thu hút FDI. Đồng thời các KCN cũng thu hút được 59 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng kí trên 8044,9 tỉ đồng. Các KCN Nghệ An có 33 dự án đang thực hiện với tổng vốn đầu tư thực hiện vào KCN cả tỉnh là 2.313,3 tỉ đồng.



Hình 3.2: Số dự án đầu tư và diện tích đất đã cho thuê qua các năm

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các ngành Thống kê, Công nghiệp,

Ban quản lý Dự án [66]

b. Số dự án đang hoạt động

Số dự án đang hoạt động của các KCN Nghệ An ngày càng tăng, trung bình một năm có thêm 4 dự án đi vào sản xuất. Hiện KCN Nam Cấm có số dự án đang hoạt động nhiều nhất (16 dự án). KCN Hoàng Mai mới chỉ có 3 dự án đang hoạt động (bảng 3.6). Điều này cho thấy mức độ triển khai các dự án trong KCN này còn chậm dẫn đến hiệu quả sử dụng đất KCN thấp.



Bảng 3.6: Số dự án đang hoạt động sản xuất trong các KCN Nghệ An

Năm
KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

10

11

11

11

13

14

Nam Cấm

2

6

6

10

15

16

Hoàng Mai

0

0

0

0

2

3

KCN chung

12

17

17

21

30

33

Nguồn: Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [3]

c. Số vốn đầu tư của các dự án đang hoạt động

Tổng số vốn đầu tư của các dự án đang hoạt động tăng nhanh, năm 2010 là 2.313,3 tỉ đồng gấp hơn 5 lần năm 2005 và hơn gần gấp đôi năm 2009. KCN Nam Cấm có tốc độ lấp đầy dự án khá nhanh nên vốn đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp này cũng tăng nhanh nhất và chiếm tỉ lệ vốn đầu tư cao nhất trong các KCN của tỉnh 53,9% (bảng 3.7). KCN Hoàng Mai hiện có 3 dự án đang hoạt động nhưng 2 dự án Nhà máy dăm gỗ Thanh Thành Đạt và xí nghiệp gạch granite Trung Đô đều lấy vốn tại hai công ty chính có nhà máy trong KCN Nam Cấm và Bắc Vinh nên không thể tách được vốn hoạt động riêng của hai công ty này.



Bảng 3.7: Số vốn đầu tư của các dự án đang hoạt động (tỉ đồng)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

348,3

378,8

381,2

383,7

713,6

724,6

Nam Cấm

98,0

159,1

192,2

352,4

531,5

1.246,6

Hoàng Mai

-

-

-

-

-

342,0

KCN chung

446,3

537,9

573,5

736,2

1.245,1

2.313.2

Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [2,3]

3.2.3.4. Lao động trong khu công nghiệp

a. Tổng số lao động trong các khu công nghiệp

Tổng số lao động trong các KCN Nghệ An có xu hướng tăng nhanh. Năm 2009 các KCN của tỉnh đã thu hút và góp phần giải quyết việc làm cho 5.501 lao động tăng gấp 3,3 lần so với năm 2005. Riêng năm 2010, do hoạt động của một số nhà máy có sự thay đổi nên số lượng lao động giảm đi so với năm 2009, chỉ còn 5.178 lao động (bảng 3.8).



Bảng 3.8: Tổng số lao động đang làm việc trong các KCN Nghệ An (lao động)

Năm
KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

1.497

1.173

1.578

1.647

3.997

3.861

Nam Cấm

176

285

365

648

840

957

Hoàng Mai

-

-

-

-

564

360

KCN chung

1.673

1.458

1.943

2.295

5.501

5.178

Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [4]

KCN Bắc Vinh có số lượng dự án hoạt động thấp hơn KCN Nam Cấm nhưng lại có tổng số lao động tham gia sản xuất cao nhất tỉnh và gấp hơn 4 lần lao động của KCN Nam Cấm. Trong đó, có những công ty sử dụng nhiều lao động như công ty sản xuất đồ chơi Matrix Việt Nam (1.933 lao động), công ty may Minh Anh Kim Liên (450 lao động). Điều này chứng tỏ khả năng thu hút lao động trong các KCN là rất lớn nhưng chất lượng nguồn lao động chưa cao, phần nhiều vẫn là lao động phổ thông.



c. Thu nhập bình quân của người lao động

Thu nhập bình quân của người lao động trong các KCN Nghệ An tăng nhanh qua các năm. Mức thu nhập này đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho người lao động. Năm 2009, thu nhập bình quân cho một lao động/tháng đã cao hơn gấp đôi so với năm 2005. Điều này phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất trên đất KCN trong việc góp phần vào nâng cao mức sống xã hội.

Năm 2009, thu nhập bình quân của một lao động trong các KCN Nghệ An là 1.972.000 triệu đồng/tháng cao hơn mức thu nhập bình quân của lao động trong các KCN tỉnh Thanh Hóa nhưng con số này vẫn thấp hơn so mức thu nhập trung bình của lao động trong các KCN Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động sản xuất khó khăn và diễn ra cầm chừng tại nhiều KCN trong cả nước thì mức thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong KCN Nghệ An vẫn tăng lên vào năm 2010 với 2.322.604 triệu đồng/tháng/lao động (phụ lục 15). Điều này góp phần thể hiện hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN của tỉnh.

3.2.3.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên đất KCN

Khoảng 48,5% số dự án được cấp phép đầu tư vào KCN (33 dự án) đã xây dựng nhà xưởng và đi vào sản xuất kinh doanh, 14,7% số dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng (10 dự án), còn lại 25 dự án vừa mới cấp phép, chưa triển khai hoặc đang vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng [2].



a. Giá trị sản xuất công nghiệp

- Tổng giá trị sản xuất các KCN

Tổng giá trị sản xuất các KCN của tỉnh năm 2010 là 2.032,8 tỉ đồng gấp hơn 8 lần năm 2005 và gần gấp đôi năm 2009. Tốc độ tăng giá trị sản xuất KCN cả tỉnh trung bình là 53,9% (giai đoạn 2006 - 2010). Năm 2006 có tốc độ tăng giá trị sản xuất KCN là 28,9% thì đến năm 2010 tốc độ này đã lên tới 89,1%. Điều này cho thấy qui mô và mức độ mở rộng qui mô sản xuất của các KCN Nghệ An ngày càng lớn.



Bảng 3.9: Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN (tỉ đồng)

Năm
KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

204,9

250,6

343,9

417,3

515,6

1.122,8

Nam Cấm

44,3

70,6

112,7

201,8

351,2

694,5

Hoàng Mai

-

-

-

-

208

215,5

KCN chung

249,2

321,2

456,6

618,1

1.074,8

2.032,8

Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [3]

KCN Bắc Vinh có tỉ lệ giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất, chiếm tới 55% giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN trong tỉnh. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của KCN này là 1.122,8 tỉ đồng tăng gấp đôi so với năm 2009 và gần gấp đôi KCN Nam Cấm năm 2010. Như vậy, mặc dù có diện tích nhỏ nhất trong các KCN nhưng hiện tại qui mô sản xuất của KCN này lại lớn nhất. KCN Hoàng Mai mới chỉ có vài dự án đầu tư nên qui mô giá trị sản xuất công nghiệp còn tương đối khiêm tốn: 215,5 tỉ đồng năm 2010 (bảng 3.9).



- Năng suất lao động tính trên đầu người

Năng suất lao động bình quân đầu người của các KCN tỉnh Nghệ An tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm một lao động tạo ra 233 triệu đồng (giai đoạn 2005 - 2010). Năm 2008 năng suất lao động bình quân của các KCN là 269,3 triệu đồng/lao động, cao gấp 7,3 lần năng suất lao động xã hội ngành công nghiệp (36,73 triệu đồng/người) và gấp 33,5 lần năng suất lao động ngành nông nghiệp của tỉnh (8,03 triệu đồng/người) (bảng 3.10 và [14]). Qua đây ta có thể thấy được hiệu quả phát triển kinh tế của hình thức KCN tập trung - một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiêu biểu.

Trong các KCN đang hoạt động thì KCN Nam Cấm có năng suất lao động bình quân đầu người cao nhất, gấp hơn 2 lần KCN Bắc Vinh và các KCN cả tỉnh do tổng số lao động của KCN này còn tương đối thấp. KCN Hoàng Mai cũng có năng suất lao động khá cao 598,6 triệu đồng/lao động (năm 2010).



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương