1. LÍ Do chọN ĐỀ TÀi tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền Chương 1


ĐÁNH GIÁ CHUNG 3.3.1. Các mặt đã đạt được



tải về 0.87 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.87 Mb.
#6649
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

3.3.1. Các mặt đã đạt được


Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An đang ở bước đầu của sự phát triển với một số kết quả đáng khích lệ.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã chú trọng tới việc khai thác các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng bước được nâng cấp hoàn thiện: hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển ở Nghệ An hiện tại và tương lai tạo nên một hệ thống đồng bộ, khép kín sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An, nhất là khai thác thế mạnh từ rừng và biển Nghệ An. Đây sẽ là một bộ khung vững chắc hỗ trợ đắc lực cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An. Trong đó, hình thành được các tuyến lực quan trọng theo hướng Bắc - Nam (quốc lộ 1A, quốc lộ 15), theo hướng Đông - Tây (quốc lộ 7, quốc lộ 48).

Bước đầu hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn có qui mô, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như: đường kính, xi măng, bia, chè, dứa, tinh bột sắn, khoáng sản…

Đã hình thành một số vùng cây công nghiệp tập trung: mía, chè, sắn, dứa… đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các nhà máy chế biến, đồng thời đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn. Bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi nhanh chóng.

Trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp, hầu hết các điểm công nghiệp của tỉnh đều có xu hướng phân bố dựa trên những lợi thế về nguồn nguyên liệu. Một số điểm công nghiệp gắn với những điểm công nghiệp khác có cùng chung sản phẩm, qui trình công nghệ, hoặc tận dụng phụ phẩm của nhau để giảm chi phí xây dựng hạ tầng và chi phí vận chuyển đầu vào điển hình như nhà máy mía đường Tate & Lyle (Tân Kỳ), nhà máy xi măng Hoàng Mai (Quỳnh Lưu). Đây là những hạt nhân tạo vùng quan trọng tạo điều kiện để khai thác các tiềm năng và giảm sự phát triển chênh lệch giữa khu vực trung du, miền núi với khu vực đồng bằng.

Các hạt nhân phát triển công nghiệp của Nghệ An là trung tâm công nghiệp Vinh, thị xã Cửa Lò, thị trấn Hoàng Mai, Phủ Quì đã phát huy được vai trò động lực của mình. Trong đó, Vinh là đầu mối giao thông và thông tin liên lạc quan trọng nhất của tỉnh: có tuyến quốc lộ 1A chạy qua, đường 15 Băc - Nam, đường 7, 8 Đông - Tây, có đường sắt Thống Nhất, có sân bay Vinh và các tuyến kĩ thuật quốc gia khác (đường dây 500KV, cáp quang...) là cơ sở và tạo điều kiện thuận loại để Vinh trở thành hạt nhân kinh tế của tỉnh nói chung, công nghiệp nói riêng.

Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung (Bắc Vinh, Nam Cấm, Hoàng Mai) và các cụm công nghiệp (Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc, Diễn Hồng, Thung Khuộc,…) thời gian vừa qua đã tạo ra bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.

Các KCN, cụm công nghiệp hình thành đã kéo theo sự phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 10.000 lao động.

Các doanh nghiệp KCN, cụm công nghiệp cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hoá và dịch vụ.


3.3.2. Các mặt còn hạn chế


- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An chưa tạo ra được sự cân bằng trên phạm vi toàn lãnh thổ của tỉnh. Điều này thể hiện rõ nét ở mức độ tập trung công nghiệp có sự chênh lệch giữa khu vực miền núi, trung du với khu vực đồng bằng.

- Sự tồn tại của các nhà máy xí nghiệp cũ đã tạo ra những khó khăn trong công tác quản lý môi trường, quản lý công nghiệp và ảnh hưởng tới các khu dân cư.

- Các điểm công nghiệp dựa vào các yếu tố tự nhiên (thủy điện, công nghiệp khai khoáng) nhìn chung phân bố dàn trải, không có trọng điểm gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng tiêu cực đối với cảnh quan môi trường.

- Các khu công nghiệp tập trung phát triển chậm, chưa trở thành động lực mạnh trong phát triển kinh tế. Việc triển khai xây dựng hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thu hút đầu tư.

- Công tác giải phóng mặt bằng các KCN chậm và chưa có biện pháp mạnh để giải quyết triệt để, chưa đáp ứng được yêu cầu thuê đất của các nhà đầu tư.

- Công tác qui hoạch (nhất là đối với cụm công nghiệp) một số nơi thiếu khoa học và triển khai thực hiện thiếu đồng bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá,... đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết thời gian tới như: xử lý môi trường, xây dựng văn phòng, nhà ở trong khuôn viên cụm công nghiệp.

- Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN thấp do hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả.

Tiểu kết chương 3:

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An trong thời gian qua đã có được một số những thành quả nhất định. Trong tổ chức lãnh thổ công nghiệp, hầu hết các điểm công nghiệp của tỉnh đều có xu hướng phân bố dựa trên những lợi thế về nguồn nguyên liệu. Một số điểm công nghiệp gắn với những điểm công nghiệp khác có cùng chung sản phẩm, qui trình công nghệ, hoặc tận dụng phụ phẩm của nhau để giảm chi phí xây dựng hạ tầng và chi phí vận chuyển đầu vào trở thành những hạt nhân tạo vùng quan trọng tạo điều kiện để khai thác các tiềm năng và giảm sự phát triển chênh lệch giữa khu vực trung du, miền núi với khu vực đồng bằng. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung (Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, Hoàng Mai) và các cụm công nghiệp (Đông Vĩnh, Nghi Phú, Hưng Lộc, Diễn Hồng, Thung Khuộc,…) thời gian vừa qua đã tạo ra bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nhanh quá trình đô thị hoá. Các hạt nhân phát triển công nghiệp của Nghệ An là trung tâm công nghiệp Vinh, thị xã Cửa Lò, thị trấn Hoàng Mai, Phủ Quì đã phát huy được vai trò động lực của mình.

Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nghệ An còn có những tồn tại như chưa tạo ra được sự cân bằng trên phạm vi toàn lãnh thổ của tỉnh. Các khu công nghiệp tập trung phát triển chậm, chưa trở thành động lực mạnh trong phát triển kinh tế. Việc triển khai xây dựng hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp không đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thu hút đầu tư. Công tác qui hoạch (nhất là đối với cụm công nghiệp) một số nơi thiếu khoa học và triển khai thực hiện thiếu đồng bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chắp vá... làm nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: xử lý môi trường, xây dựng văn phòng, nhà ở trong khuôn viên cụm, khu công nghiệp.

Chương 4



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương