1. LÍ Do chọN ĐỀ TÀi tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền Chương 1



tải về 0.87 Mb.
trang2/11
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.87 Mb.
#6649
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2.2. DÂN CƯ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG


Dân cư là lực lượng sản xuất chủ yếu trong công nghiệp, cả xét về số lượng lẫn chất lượng. Dân cư vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Tập quán tiêu dùng của dân cư có thể thay đổi và kéo theo sự thay đổi trong qui mô, hướng chuyên môn hoá của các ngành cũng như các xí nghiệp công nghiệp, từ đó dẫn tới sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp.

Nghệ An có số dân 2.919.214 người, xếp thứ tư cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh (7.165,2 nghìn người), Hà Nội (6.472,2 nghìn người) và Thanh Hóa (3.405 nghìn người) [15, 54]. Tốc độ gia tăng dân số giảm xuống rõ rệt, từ năm 1996 đến nay tỉ suất này ngày càng giảm và chỉ còn 1,25% vào năm 2009.

Mật độ dân số hiện nay của tỉnh là 177 người/km2; cao nhất là thành phố Vinh 2.873 người/km2, tiếp đến là thị xã Cửa Lò 1.854 người/km2; thấp nhất là Tương Dương 26 người/km2 và Kì Sơn 34 người/km2. Tuy nhiên 87,37% dân số Nghệ An tập trung ở nông thôn, chỉ có 12,23% là dân cư của đô thị [15]. Điều này thể hiện tốc độ đô thị hóa của tỉnh còn chậm, tương ứng với các quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết cấu nam nữ tương tự kết cấu chung của cả nước: nam giới 49,1%, nữ giới 50,9% [15].

Về thành phần dân tộc: Vùng đất Nghệ An là địa bàn cư trú của một số dân tộc. Người Kinh chiếm 89% số dân của tỉnh và sinh sống ở tất cả các huyện thị. Tuy nhiên tập trung nhất là ở thành phố Vinh và các huyện duyên hải. Ngoài ra, còn có một số dân tộc thiểu số cùng sinh sống như Thái, Thổ, H’Mông, Khơ - mú…

Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào với đặc thù nhân văn là cần cù, hiếu học, thông minh, nghiêm túc trong lao động và có trình độ văn hóa, đó là kết quả của truyền thống giáo dục và đào tạo trước đây; tạo điều kiện để hình thành một đội ngũ công nhân công nghiệp và cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật trong phát triển công nghiệp.

Một đặc điểm hết sức quan trọng về lao động công nghiệp ở Nghệ An là thiếu lực lượng lao động kĩ thuật và cán bộ quản lí công nghiệp, các chuyên gia đầu ngành. Toàn tỉnh mới chỉ có 4 tiến sĩ, hơn 20 thạc sĩ, 667 người có trình độ đại học, 4.543 người có trình độ cao đẳng, 1 vạn cán bộ kĩ thuật trung học chuyên nghiệp, 2,2 vạn công nhân kĩ thuật, lao động được đào tạo chiếm hơn 20% lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp [69]. Tuy nhiên, hiện nay đã có những chính sách thu hút lao động trình độ chuyên môn cao và lực lượng trẻ mới ra trường sẽ tạo thêm nguồn lao động có chất xám cho ngành công nghiệp.

Với số dân khoảng 3 triệu người, dân số từ 15 đến 59 tuổi chiếm trên 50% tạo cho tỉnh Nghệ An có nguồn lao động dồi dào, đồng thời là thị trường tiêu thụ rộng lớn để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kiến thiết không gian công nghiệp nói riêng.

2.3. TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ


Thực trạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp cho thấy việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào kiến thiết các điểm công nghiệp, khu công nghiệp của tỉnh còn thiếu đồng bộ, chất lượng và hiệu quả còn thấp, mức độ áp dụng chưa cao. Điều này, một mặt phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư, mặt khác cho thấy khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học - công nghệ vào thực tiễn sản xuất còn nhiều hạn chế. Phần lớn các công nghệ đã lạc hậu. Lao động thủ công còn chiếm tỉ lệ cao.

Trong những năm gần đây Nghệ An đã chủ động đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ như công ty bia, nhà máy xi măng Cầu Đước, chế biến gỗ, nhà máy giấy Sông Lam, đường Sông Lam... nhưng trình độ công nghệ thấp, thiết bị trong nước hoặc của Trung Quốc. Vì vậy, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và trong nước. Về đầu tư mới, đã quán triệt phương châm thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, rõ nét nhất là thiết bị đồng bộ của nhà máy đường liên doanh, nhà máy nước khoáng, nhà máy xi măng Hoàng Mai... Bên cạnh đó, một số thiết bị của một số nhà máy hiện đại nhưng lại không đồng bộ như nhà máy bao bì, sản phẩm làm ra sức cạnh tranh còn hạn chế, hay dây chuyền tinh luyện dầu của nhà máy chế biến dầu ăn...

Trong tương lai, Nghệ An sẽ phải chú trọng đến khoa học, công nghệ, tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm về khoa học, công nghệ. Đồng thời, gắn khoa học, công nghệ với thực tiễn sản xuất và sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh.

2.4. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT

2.4.1. Hệ thống các trung tâm kinh tế, đô thị nội tỉnh


Nghệ An hiện có thành phố Vinh là đô thị loại một, hai thị xã (Cửa Lò, Thái Hòa), mỗi huyện đều có ít nhất một thị trấn và nhiều xã đã hình thành các thị tứ. Hệ thống đô thị này tuy không lớn nhưng có ý nghĩa đối với việc phát triển tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Các ngành công nghiệp Nghệ An chủ yếu tập trung ở khu vực các đô thị, việc phát triển công nghiệp sẽ tạo nên sự chuyển biến chức năng đô thị, tăng chức năng công nghiệp là động lực của sự phát triển. Việc qui hoạch các khu, cụm công nghiệp thường gắn với việc qui hoạch phát triển đô thị. Sự phát triển của thành phố Vinh - vừa là trung tâm kinh tế - xã hội và trung tâm công nghiệp của tỉnh, vừa là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ đã tạo cơ sở vật chất kĩ thuật, lao động, thị trường, cũng như sức hút đầu tư cho sự ra đời của các điểm, khu, cụm công nghiệp. Trong đó, KCN Bắc Vinh - khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh. Bên cạnh đó, sự ra đời các CCN đã tạo điều kiện cho các nhà máy được hình thành từ lâu trong thành phố được tập kết tại một khu vực nhằm đảm bảo được môi trường đô thị và tận dụng được những lợi thế trong kết hợp sản xuất lãnh thổ. Hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều là các khu nhân để hình thành các điểm, cụm, khu công nghiệp bởi chính các lực hút của nó.

Tuy nhiên, có thể thấy quá trình đô thị hóa của Nghệ An còn chậm chạp, tỉ lệ dân đô thị thấp (hơn 10%), mật độ đô thị thấp 1,4 đô thị/1.000km2, thấp hơn mức trung bình chung của khu vực Bắc Trung Bộ (1,6 đô thị/1.000 km2) [14, 53]. Phần lớn lãnh thổ đô thị tập trung ở khu vực đồng bằng, còn diện tích đô thị tập trung rất hạn chế trong khu vực trung du miền núi trong một khoảng không gian rộng lớn đất đai của tỉnh. Trong nội bộ khu vực đồng bằng cũng có sự phân hóa rất sâu sắc. Hai đô thị lớn là Vinh và thị xã Cửa Lò có tổng diện tích là 92,11km2, chiếm tới 84,5% diện tích của đô thị trong khu vực đồng bằng. Đồng thời, có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, thu nhập, mức sống, kết cấu hạ tầng giữa các đô thị ở khu vực miền núi, trung du với khu vực đồng bằng. Do vậy, khu vực đồng bằng ven biển có nhiều lợi thế hơn về mức độ tập trung công nghiệp, mặc dù khu vực trung du, miền núi có rất nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên. Đây là một trở ngại đối với TCLTCN Nghệ An, đặc biệt là đối với các huyện miền núi.

Phát triển đô thị vừa là yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa là một trong những yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Vì vậy, hệ thống đô thị Nghệ An đang từng bước được nâng cấp, hoàn thiện và đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng kĩ thuật từ thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò đến các thị trấn, thị tứ. Xây dựng nhiều đô thị loại nhỏ ở nông thôn. Từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, gắn hoạt động sản xuất và dịch vụ ở nông thôn với thành thị. Mở rộng qui mô thành phố Vinh theo hướng Bắc và Đông Bắc. Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa ở Vinh và thị xã Cửa Lò, phát triển mở rộng qui mô đô thị Hoàng Mai, Nam Đàn, Đô Lương, Quì Hợp, Diễn Châu, Cầu Giát - Nghi Lộc, Tân Kì, Quế Phong, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Con Cuông, Dùng - Thanh Chương, Hòa Bình - Tương Dương, Hưng Nguyên. Nâng tỉ lệ dân thành thị lên 40% năm 2020.

Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Khu kinh tế này nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An bao gồm 18 xã, phường thuộc huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò, với diện tích tự nhiên 18.826,47 ha. Việc xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An sẽ tạo động lực mới cho tổ chức không gian kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, tổ chức không gian của ngành công nghiệp nói riêng.

Như vậy, mạng lưới đô thị của tỉnh là hệ thống hạt nhân hội tụ các thế mạnh về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, khoa học công nghệ, nguồn lao động có trình độ tay nghề cao và thị trường tiêu thụ đông đảo với thị hiếu đa dạng, làm động lực cho sự ra đời các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp và nhà máy xí nghiệp.



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương