1. LÍ Do chọN ĐỀ TÀi tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền Chương 1


Bảng 3.10: Năng suất lao động bình quân



tải về 0.87 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.87 Mb.
#6649
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
Bảng 3.10: Năng suất lao động bình quân

(triệu đồng/lao động)

Năm
KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

136,9

21,7

217,9

253,4

150,6

290,8

Nam Cấm

199,4

247,8

308,8

311,4

418

725,7

Hoàng Mai

-

-

-

-

368,8

598,6

KCN chung

148,9

220,3

235

269,3

198,9

392,6

Nguồn: Sử dụng bảng 3.8 và bảng 3.9

b. Doanh thu của khu công nghiệp

- Tổng doanh thu của các KCN

Doanh thu của các KCN tỉnh Nghệ An ngày càng tăng nhanh, chỉ trong 6 năm (2005-2010) mà doanh thu của các KCN đã tăng lên hơn 9 lần. Năm 2010 doanh thu chung của các KCN là 2.382,3 tỉ đồng, trong đó KCN Bắc Vinh chiếm tỉ lệ doanh thu cao nhất với 61,6%, KCN Hoàng Mai có tỉ lệ khá khiêm tốn chỉ đạt 6%, còn lại là KCN Nam Cấm (bảng 3.11).



Bảng 3.11: Doanh thu của KCN (tỉ đồng)

Năm
KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

242,2

351,1

512,4

684,2

733,1

1.466,9

Nam Cấm

44,3

72,7

141,8

174,2

355,2

771,5

Hoàng Mai

-

-

-

-

212

143,9

KCN chung

286,5

423,8

654,2

858,4

1.300,3

2.382,3

Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam [3]

- Doanh thu trên dự án

Với số dự án hoạt động không tăng nhiều nhưng doanh thu trên một dự án đang hoạt động tăng nhanh qua các năm. Trung bình một năm một dự án hoạt động tạo ra 33.306,7 triệu đồng. Riêng năm 2010 tỉ lệ doanh thu trên dự án tăng mạnh nhất với 72.192,75 triệu đồng/dự án. Đây là thời điểm nhiều dự án đã đi vào sản xuất ổn định và bước đầu hoạt động có hiệu quả.

KCN Bắc Vinh có số dự án đang hoạt động xếp thứ 2 sau KCN Nam Cấm, nhưng đây là KCN có nhiều nhà máy được xây dựng từ lâu và đã đi vào ổn định nên tỉ lệ doanh thu trên dự án của KCN này cao nhất tỉnh. Năm 2010 một dự án hoạt động của KCN này tạo ra doanh thu 104.778,9 triệu đồng. Trong khi đó, KCN Nam Cấm tỉ lệ doanh thu trên dự án có tăng nhưng mức độ không ổn định do nhiều dự án mới bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất. KCN Hoàng Mai mới chỉ có 3 dự án hoạt động hai năm lại đây nên tỉ lệ doanh thu trên một dự án có sự tăng giảm đột ngột từ 106.000 triệu đồng/dự án xuống còn 47.969,7 triệu đồng/dự án (bảng 3.12).

Bảng 3.12: Doanh thu trên dự án đang hoạt động sản xuất

(triệu đồng/dự án)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

24.227,3

31.920,5

46.584,3

62.206,7

56.392,3

104.778,9

Nam Cấm

22.158,5

12.123,6

24.640,0

17.417,4

23.683,7

48.221,8

Hoàng Mai

-

-

-

-

106.000,0

47.969,7

KCN chung

23.882,5

24.933,3

38.486.3

40.878,4

43.345,2

72.192,75

Nguồn: Sử dụng bảng 3.6 và bảng 3.11
- Doanh thu trên vốn của các dự án đang hoạt động

Trung bình một triệu đồng vốn của các dự án đang hoạt động trong KCN của tỉnh bỏ ra tạo ra được 1,03 triệu đồng doanh thu (giai đoạn 2006 - 2010). Năm 2008, hiệu suất sử dụng vốn của các KCN Nghệ An là 1,17 triệu đồng/1triệu đồng, trong khi đó hiệu suất sử dụng vốn của ngành công nghiệp của tỉnh là 809 nghìn đồng/1 triệu đồng, ngành nông nghiệp là 581 nghìn đồng/1 triệu đồng (bảng 3.13 và [15]).



Bảng 3.13: Doanh thu trên vốn của các dự án đang hoạt động

(triệu đồng/1 triệu đồng)

Năm
KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

0,69

0,92

1,34

1,78

1,03

2,02

Nam Cấm

0,45

0,46

0,74

0,49

0,67

0,62

Hoàng Mai

-

-

-

-

-

0,42

KCN chung

0,64

0,79

1,13

1,17

1,04

1,03

Nguồn: Sử dụng bảng 3.7 và bảng 3.11

Trong các KCN của tỉnh thì KCN Bắc Vinh có hiệu suất sử dụng vốn ngày càng tăng và hiện đang đạt hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất với 2,02 triệu đồng/1 triệu đồng năm 2010. KCN Nam Cấm do có nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên hiệu quả sử dụng đồng vốn đang đạt tỉ lệ thấp và hiệu suất này tăng giảm không ổn định, trung bình chỉ đạt 0,57 triệu đồng/1 triệu đồng/năm (giai đoạn 2005 - 2010).



c. Lợi nhuận thu được từ các KCN

- Tổng số lợi nhuận của KCN

Lợi nhuận thu được của các dự án đang sản xuất trong KCN ngày càng tăng, từ 1.561 triệu đồng năm 2005 lên 56.784 triệu đồng năm 2010. Tốc độ tăng lợi nhuận KCN của cả giai đoạn là 112,8%. KCN Bắc Vinh có tốc độ tăng lợi nhuận khá đều. KCN Nam Cấm sau một thời gian đi vào sản xuất thì năm 2010 lợi nhuận đã bắt đầu tăng vọt và vượt lên dẫn đầu các khu công nghiệp với 29.206 triệu đồng (bảng 3.14).



Bảng 3.14: Lợi nhuận của các dự án đang hoạt động trong KCN

(triệu đồng)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

1.339,0

1.550,2

4.762,1

18.633,5

20.309,0

24.078,0

Nam Cấm

222,0

2.553,8

7.946,2

2.147,6

8.106,9

29.206,0

Hoàng Mai

-

-

-

-

4.500,0

3.500,0

KCN chung

1.561,0

4.104,0

12.708,3

20.781,1

32.915,9

56.784,0

Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [3]

- Tỉ lệ lợi nhuận trên dự án đang hoạt động

Các dự án đầu tư vào KCN Nghệ An đã bước đầu có hiệu quả, khả năng sinh lời của các dự án tăng đều qua các năm, trung bình mỗi năm một dự án tạo ra được 871 triệu đồng lợi nhuận. Qua 6 năm hoạt động tỉ lệ lợi nhuận trên một dự án của các KCN Nghệ An đã tăng từ 130,1 triệu đồng (năm 2005) lên 1.720,7 triệu đồng (năm 2010).

KCN Bắc Vinh do mức độ hoạt động của các dự án tương đối ổn định nên tỉ lệ lợi nhuận trên dự án tăng khá cao. KCN Nam Cấm có số dự án đi vào hoạt động ngày càng nhiều nhưng mới bắt đầu sản xuất nên nhiều dự án chưa tạo lãi, do đó tỉ lệ lợi nhuận trên dự án tăng giảm không ổn định. Tuy nhiên, năm 2010 đã vươn lên dẫn đầu về khả năng sinh lời với giá trị 1.825,4 triệu đồng/dự án. KCN Hoàng Mai năm 2009 có hai dự án với khả năng sinh lời của mỗi dự án là 2.250 triệu đồng, cao nhất so với các KCN khác. Nhưng đến năm 2010 có thêm một dự án đi vào sản xuất nhưng chưa sinh lời nên tỉ lệ này giảm xuống còn 1.166,7 triệu đồng/dự án.

Bảng 3.15: Lợi nhuận trên dự án đang hoạt động trong KCN

(triệu đồng/dự án)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

133,9

104,9

432,9

1.693,9

1.562,2

1.719,9

Nam Cấm

111

425,6

1.324,4

214,8

540,5

1.825,4

Hoàng Mai

-

-

-

-

2.250,0

1.166,7

KCN chung

130,1

241,4

749,5

989,6

1.097,2

1.720,7

Nguồn: sử dụng bảng 3.6 và bảng 3.14

- Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của các dự án đang sản xuất

Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn của các dự án trong KCN Nghệ An nhìn chung còn tương đối thấp. Trung bình một triệu đồng vốn chỉ sinh ra được 18.748 đồng lợi nhuận mỗi năm (giai đoạn 2005 - 2010). Mặc dù hiệu suất sử dụng đồng vốn có tăng qua các năm nhưng còn chậm và không đều.



Bảng 3.16: Lợi nhuận trên vốn của các dự án đang hoạt động trong KCN (đồng/1 triệu đồng)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

3.843,9.

4.092,2

4.138,5

48.552,8

27.759,6

33.226,7

Nam Cấm

2.263,9

16.051,3

41.333,8

6.093,2

15.252,4

23.427,5

Hoàng Mai

-

-

-

-

-

10.233,9

KCN chung

3.496,9

7.629,4

22.157,5

28.226,1

26.435,9

24.546,6

Nguồn: sử dụng bảng 3.7 và bảng 3.15

KCN Bắc Vinh có hiệu suất sử dụng đồng vốn cao nhất 33.266,7 đồng/1 triệu đồng (năm 2010), tiếp đến là KCN Nam Cấm 23.427,5 đồng/1 triệu đồng. Khả năng sinh lời của 1 triệu đồng vốn tại KCN Hoàng Mai là thấp nhất, chỉ đạt 10.233,9 đồng năm 2010 (bảng 3.16).



- Tỉ lệ lợi nhuận trên lao động

Bảng 3.17: Lợi nhuận trên lao động đang hoạt động trong KCN

(triệu đồng/lao động)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

0,89

1,32

3,02

11,31

5,08

6,23

Nam Cấm

1,26

8,96

21,77

3,3

9,65

30,5

Hoàng Mai

-

-

-

-

7,98

9,70

KCN chung

0,93

2,81

6,54

9,05

6,09

10,97

Nguồn: Sử dụng bảng 3.8 và 3.14

Mỗi một lao động KCN trung bình một năm tạo ra được 6,06 triệu đồng lợi nhuận. Tỉ lệ này năm 2010 cao hơn gấp 10 lần so với năm 2005. Riêng năm 2009, do nhà máy sản xuất đồ chơi Matrix của KCN Bắc Vinh đi vào hoạt động với số lao động hơn 1000 người làm cho tổng số lao động tăng đột biến, trong khi đó lợi nhuận vẫn chưa tăng cao làm cho tỉ lệ lợi nhuận trên lao động của các KCN cả tỉnh nói chung, KCN Bắc Vinh giảm xuống thấp hơn năm 2008. Hiệu quả tạo ra lợi nhuận của lao động trong KCN Nam Cấm cao nhất với tỉ lệ 30,5 triệu đồng/lao động năm 2010, KCN Hoàng Mai xếp thứ hai với khả năng tạo lời của một lao động là 9,7 triệu đồng năm 2010 (bảng 3.17).

- Tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu

Tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu của các KCN của tỉnh nhìn chung còn thấp, một triệu đồng thu về mới tạo ra được 13.765 đồng lợi nhuận trung bình mỗi năm (giai đoạn 2005 - 2010). Năm 2009, tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu của KCN chung là 25.313 đồng/1 triệu đồng. Năm 2010 do có thêm dự án mới đi vào hoạt động chưa sinh lời nên tỉ lệ này sụt giảm còn 23.835 đồng/1 triệu đồng. Đây cũng là nguyên nhân chung của tình trạng không ổn định về khả năng tạo lợi nhuận của hầu hết các dự án trong các KCN Nghệ An. Hiện tại KCN Nam Cấm có tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu cao nhất 37.835 đồng/1 triệu đồng năm 2010 (xem bảng 3.18).



Bảng 3.18: Lợi nhuận trên doanh thu của các dự án đang hoạt động trong KCN (đồng/1 triệu đồng)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

5.526,8

4.414,9

9.293,2

27.231,2

27.702,9

16.414,2

Nam Cấm

5.009,4

35.107,9

56.022,2

12.330,2

22.819,9

37.853,8

Hoàng Mai

-

-

-

-

21.226,4

24.320,9

KCN chung

5.446,8

9.682,2

19.423,7

24.207,8

25.313,0

23.835,2

Nguồn: sử dụng bảng 3.14 và bảng 3.11

d. Giá trị xuất khẩu của KCN

- Tổng giá trị xuất khẩu của các KCN

Giá trị xuất khẩu thể hiện độ mở của KCN trong phát triển sản xuất và là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của KCN. Giá trị xuất khẩu của các KCN Nghệ An nhìn chung thấp hơn rất nhiều so với giá trị xuất khẩu của các KCN cả nước. Năm 2008 trung bình một KCN của tỉnh có giá trị 34.693,5 triệu đồng, trong khi đó con số này của KCN cả nước là 65 triệu USD (tương đương với 1.170.000 triệu đồng) (bảng 3.19 và [13]). Năm 2009 giá trị xuất khẩu các KCN của tỉnh đã tăng gấp 4,3 lần so với năm 2008 và năm 2010 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2009.



Bảng 3.19: Giá trị xuất khẩu của các KCN (triệu đồng)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

10.027

12.805

29.210

15.369

14.868

73.661

Nam Cấm

33.387

37.914

53.909

54.018

101.042

258.718

Hoàng Mai

-

-

-

-

182.000

120.709

KCN chung

43.414

50.719

83.119

69.387

297.910

453.088

Nguồn: Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [3]

KCN Nam Cấm có giá trị xuất khẩu tăng nhanh qua các năm và năm 2010 dẫn đầu các KCN với giá trị xuất khẩu đạt 258.718 triệu đồng. KCN Hoàng Mai mới chỉ có 3 nhà máy hoạt động nhưng có giá trị xuất khẩu khá cao, năm 2009 giá trị xuất khẩu của KCN này là 182.000 triệu đồng và năm 2010 là 120.709 triệu đồng. KCN Bắc Vinh do một số nhà máy gặp khó khăn trong khâu tìm kiếm thị trường nên giá trị xuất khẩu tương đối thấp và không ổn định. Trong đó có nguyên nhân là do sự sụt giảm về giá trị xuất khẩu của Nhà máy dệt may Minh Anh - Kim Liên.



- Tỉ lệ giá trị xuất khẩu của KCN so với xuất khẩu chung cả tỉnh

Bảng 3.20: Tỉ lệ giá trị xuất khẩu KCN trong tổng giá trị

xuất khẩu toàn tỉnh

Năm

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

Xuất khẩu KCN (tỉ đồng)

43,4

50,7

83,1

69,4

297,9

Xuất khẩu của tỉnh (tỉ đồng)

1.298,8

1.576,8

1.945,1

2.434,8

2025,7

Tỉ lệ xuất khẩu (%)

3,3

3,2

4,3

2,9

14,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê Nghệ An

Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An [15, 3]

Tỉ lệ xuất khẩu của KCN trên tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2005 - 2008 nhìn chung khá thấp, trung bình chỉ đạt 3,4%. Riêng năm 2009 các KCN đóng góp 297,9 tỉ đồng (tương đương với 15,7 triệu USD) vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh, đạt tỉ trọng khoảng 14,7% (bảng 3.20), tuy nhiên con số này thấp hơn mức đóng góp vào giá trị xuất khẩu chung của các KCN cả nước (trung bình là 20%) [13].



- Tỉ lệ xuất khẩu trên dự án đang hoạt động trong KCN

Trung bình một dự án đang hoạt động trong KCN mỗi năm tạo ra được khoảng 4.403,4 triệu đồng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, do những khó khăn vì có nhiều nhà máy mới hoạt động cũng như tìm kiếm thị trường và số lượng dự án có mặt hàng xuất khẩu không tăng nên tỉ lệ giá trị xuất khẩu trên dự án tăng không ổn định qua các năm. Tuy nhiên năm 2010 trung bình mỗi dự án của KCN Nghệ An đã tạo ra được 13.729,9 triệu đồng giá trị xuất khẩu.

KCN Hoàng Mai mới chỉ có 1 dự án có sản phẩm xuất khẩu 100%, nhưng lại có giá trị xuất khẩu khá cao nên chia bình quân dự án cao nhất trong 3 KCN. Đặc biệt, năm 2009 giá trị xuất khẩu của một dự án đạt tới 91.000 triệu đồng. Trong khi đó, KCN Bắc Vinh và Nam Cấm có số dự án đang hoạt động nhiều hơn nhưng số dự án tạo ra sản phẩm xuất khẩu không nhiều nên giá trị xuất khẩu bình quân một dự án tương đối thấp, thấp nhất là KCN Bắc Vinh chỉ đạt 5.261,5 triệu đồng.

Bảng 3.21: Tỉ lệ xuất khẩu trên dự án đang hoạt động trong KCN

(triệu đồng/dự án)


Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

1.002,7

1.164,1

2.655,5

1.397,2

1.143,7

5.261,5

Nam Cấm

16.693,5

6.319,1

8.984,8

5.401,9

6.736,1

16.169,9

Hoàng Mai

-

-

-

-

91.000

40.236,3

KCN chung

3.617,8

2.938,5

4.899,4

3.304,2

9.930,3

13.729,9

Nguồn: sử dụng bảng 3.6 và bảng 3.19

- Tỉ lệ xuất khẩu trên vốn đầu tư của các dự án đang hoạt động

Bình quân một triệu đồng vốn bỏ ra của các dự án đang hoạt động trong các KCN Nghệ An mỗi năm thu về được 144.305 đồng (tương đương với 7,6 USD) từ xuất khẩu (giai đoạn 2005 - 2010). Năm 2009 có tỉ lệ xuất khẩu trên vốn đầu tư đạt cao nhất 239.262 đồng/1 triệu đồng. Năm 2010 do tỉ lệ vốn đầu tư của các KCN tăng cao nên tỉ lệ này sụt giảm chỉ còn 195.861 đồng/1 triệu đồng.



Bảng 3.22: Tỉ lệ xuất khẩu trên vốn đầu tư của các dự án đang hoạt động trong KCN (đồng/1 triệu đồng)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

28.785

33.802

76.606

40.046

20.835

101.649

Nam Cấm

340.482

238.302

250.418

153.261

190.101

207.529

Hoàng Mai

-

-

-

-

-

352.950

KCN chung

97.256

94.288

144.922

94.246

239.262

195.861

Nguồn: sử dụng bảng 3.7 và bảng 3.19

Trong các KCN của tỉnh thì KCN Hoàng Mai có khả năng tạo ra giá trị xuất khẩu từ đồng vốn cao nhất, cứ một triệu đồng vốn bỏ ra mỗi năm thu được 352.950 đồng (tương đương với 18,6 USD) năm 2010. Xếp thứ hai là KCN Nam Cấm 207.529 đồng/1 triệu đồng. KCN Bắc Vinh trong thời gian qua có giá trị xuất khẩu thấp và không ổn định nên tỉ lệ xuất khẩu trên vốn đầu tư tương đối thấp. Tuy nhiên, năm 2010 đã lên được 101.649 đồng/1 triệu đồng.



+ Tỉ lệ xuất khẩu trên lao động

Bình quân mỗi lao động tham gia hoạt động trên đất KCN mỗi năm tạo ra 46 triệu đồng (tương đương với khoảng 2.421 USD) từ xuất khẩu (giai đoạn 2005 - 2010). Mặc dù số lượng lao động được thu hút vào các KCN ngày càng đông, nhưng tỉ lệ giá trị xuất khẩu trên lao động nhìn chung vẫn tăng đều qua các năm, năm 2005 là 25,9 triệu đồng/lao động thì đến năm 2007 là 42,8 triệu đồng/lao động và năm 2010 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (87,5 triệu đồng/lao động).

Năm 2010 một lao động làm việc trong KCN Hoàng Mai tạo ra được 335,3 triệu đồng giá trị xuất khẩu (tương đương với 17.647 USD), cao nhất trong các khu công nghiệp. Do KCN này có giá trị xuất khẩu khá cao và tổng số lao động thấp nhất. KCN Nam Cấm có tỉ lệ giá trị xuất khẩu trên lao động xếp thứ hai với 270,3 triệu đồng/lao động (tương đương với 14.226 USD) năm 2010. KCN Bắc Vinh do giá trị xuất khẩu qua các năm thấp, trong khi tổng số lao động ngày càng tăng với số lượng lớn nên tỉ lệ giá trị xuất khẩu trên lao động rất thấp và tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2005 - 2010. Năm 2010 tỉ lệ giá trị xuất khẩu trên lao động của KCN này mới chỉ đạt 19,1 triệu đồng/lao động (tương đương với 191 USD).

Bảng 3.23: Tỉ lệ xuất khẩu trên lao động của các dự án đang hoạt động trong KCN (triệu đồng/lao động)

Năm

KCN

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Bắc Vinh

6,7

8,3

18,5

9,3

3,7

19,1

Nam Cấm

189,7

177,9

147,9

83,4

120,3

270,3

Hoàng Mai

-

-

-

-

322,7

335,3

KCN chung

25,9

34,8

42,8

30,2

55,2

87,5

Nguồn: sử dụng bảng 3.8 và bảng 3.19

e. Đóng góp cho ngân sách tỉnh của các KCN

Tỉ lệ đóng góp cho ngân sách tỉnh của các KCN trong thời gian chưa cao, tuy giá trị này tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, năm 2010 bắt đầu xuất hiện những tín hiệu đáng mừng từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của KCN nên tỉ lệ đóng góp cho ngân sách của các KCN Nghệ An tăng đột biến, từ 66.449 triệu đồng năm 2009 lên 219.740 triệu đồng năm 2010. Điều này chứng tỏ các dự án đi vào sản xuất đã bắt đầu có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận cao.

Do sớm được thành lập và có nhiều dự án đi vào hoạt động sản xuất ổn định nên KCN Bắc Vinh có giá trị đóng góp cho ngân sách tỉnh tăng đều và cao nhất trong các KCN của tỉnh. Năm 2010 giá trị đóng góp cho ngân sách của KCN này là 152.862 triệu đồng, gấp 5,9 lần năm 2005 và chiếm 69,6% tổng số giá trị đóng góp ngân sách của các KCN. KCN Nam Cấm xếp thứ hai với 27,9% tổng giá trị đóng góp ngân sách tỉnh. KCN Hoàng Mai mới đi vào hoạt động chỉ có vài dự án nên đóng góp cho ngân sách của tỉnh còn thấp, chỉ đạt 5.516 triệu đồng năm 2010 (phụ lục 16).

3.2.3.6. Cho điểm và xếp hạng các KCN dựa vào các chỉ tiêu đánh giá

Việc cho điểm và xếp hạng các KCN của tỉnh để thấy được thế mạnh và hạn chế của mỗi KCN cũng như xác định được những KCN có khả năng thu hút đầu tư cao nhất và có tiềm năng để phát triển. Dựa trên kết quả tổng hợp của bảng đánh giá, KCN Nam Cấm đạt 88 điểm nên dẫn đầu về hiệu quả sản xuất kinh doanh, KCN Bắc Vinh xếp thứ 2 với 77 điểm và xếp thứ 3 là KCN Hoàng Mai với 57 điểm (bảng 3.24). Điều này phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất cũng như tiềm năng phát triển của từng KCN.



Bảng 3.24: Xếp hạng các KCN tỉnh Nghệ An theo

các chỉ tiêu về đánh giá năm 2010


TT

Chỉ tiêu

Trọng số

Bắc Vinh

Nam Cấm

Hoàng Mai

Điểm

Điểm hệ số

Điểm

Điểm hệ số

Điểm

Điểm hệ số

1

Qui mô diện tích

2

1

2

3

6

2

4

2

Tỉ lệ lấp đầy

3

3

9

2

6

1

3

3

Số dự án đầu tư

2

2

4

3

6

1

2

4

Tổng vốn đầu tư

3

1

3

2

6

3

9

5

Tổng số lao động

2

3

6

2

4

1

2

6

Tổng giá trị sản xuất CN

3

3

9

2

6

3

3

7

Năng suất lao động bình quân

1

1

1

3

3

2

2

8

Tổng doanh thu

3

3

9

2

6

1

3

9

Doanh thu/dự án

1

1

3

2

2

1

1

10

Doanh thu/vốn

1

3

3

2

2

1

1

11

Tổng lợi nhuận

3

2

6

3

9

1

3

12

Lợi nhuận/dự án

1

2

2

3

3

1

1

13

Lợi nhuận/vốn

1

3

3

2

2

1

1

14

Lợi nhuận/lao động

1

1

1

3

3

2

2

15

Lợi nhuận/doanh thu

1

1

1

3

3

2

2

16

Tổng giá trị xuất khẩu

3

1

3

3

9

2

6

17

Xuất khẩu/dự án

1

1

1

2

2

3

3

18

Xuất khẩu/vốn

1

1

1

2

2

3

3

19

Xuất khẩu/lao động

1

1

1

2

2

3

3

20

Đóng góp cho ngân sách

3

3

9

2

6

1

3

Tổng điểm

37

77

48

88

35

57

Xếp hạng

2

1

3

Qua việc đánh giá và xếp hạng các KCN của tỉnh Nghệ An, có thể nhận thấy, KCN Bắc Vinh có nhiều lợi thế để phát triển, được thành lập từ lâu với tỉ lệ lấp đầy khá cao, ban đầu có hiệu quả hoạt động hơn các KCN mới thành lập. Tuy nhiên, đến nay KCN không có khả năng mở rộng nên khả năng thu hút đầu tư bắt đầu giảm. Các nhà máy trong KCN này hầu hết có qui mô trung bình nên khả năng tạo ra lợi nhuận không cao. Mặt khác, do hoạt động kém hiệu quả nên một số nhà máy đã đánh mất thị trường xuất khẩu. Do đó, đây không phải là KCN được ưu tiên số 1 về thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. KCN Nam Cấm với qui mô diện tích tương đối lớn và khả năng mở rộng còn nhiều lại nằm trong KKT trọng điểm của tỉnh nên dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị sản xuất cũng như doanh thu và lợi nhuận. Hiện tại đây là KCN có ưu thế số 1 về thu hút đầu tư trong các KCN của Nghệ An. KCN Hoàng Mai do mới thành lập nên hầu hết các chỉ tiêu đánh giá đều không bằng 2 KCN trên. Tuy nhiên, trong tương lai đây là KCN có nhiều ưu thế để thu hút được những dự án có qui mô lớn do nằm trong KKT trọng điểm Nam Thanh - Bắc Nghệ.



3.2.3.7. So sánh các KCN Nghệ An với KCN Lễ Môn (Thanh Hóa)

KCN Lễ Môn (Thanh Hóa) được Thủ tướng Chính phủ cho thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng tại Quyết định số 186/1998/QĐ-TTg ngày 25/ 9/1998 có tổng diện tích: 62,61 ha - vốn đầu tư 63,5 tỷ đồng. UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết mở rộng 87,61 ha và điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư tăng lên : 113,3 tỷ đồng. (mặt bằng đã cho thuê đạt 87,3%) [62]. Như vậy, KCN Lễ Môn (Thanh Hóa) được thành lập cùng thời điểm với KCN Bắc Vinh (Nghệ An) và sớm hơn 2 KCN Nam Cấm và Hoàng Mai. Đây là KCN được Thủ Tướng quyết định thành lập và là một trong những KCN tiêu biểu nhất của tỉnh Thanh Hóa. Do đó, KCN này được lựa chọn để so sánh với KCN của Nghệ An dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản lấy số liệu của năm 2009.



a, Về qui mô và tỉ lệ lấp đầy KCN

Cũng giống như KCN Bắc Vinh, KCN Lễ Môn - Thanh Hóa có vị trí nằm trong khu vực thành phố nên có diện tích tương đối nhỏ, diện tích theo qui hoạch chỉ là 87,61 ha, mặc dù lớn hơn diện tích KCN Bắc Vinh nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với qui mô KCN Hoàng Mai và KCN Nam Cấm. Tuy nhiên, tỉ lệ lấp đầy của KCN này khá cao, đạt tới 93,55% với 30 dự án đầu tư. Trong khi KCN Bắc Vinh có tỉ lệ lấp đầy cao nhất trong các KCN của Nghệ An nhưng tỉ lệ lấp đầy mới chỉ đạt 62,9% (Phụ lục 10).


b, Về số dự án và vốn đăng kí đầu tư

Trong các KCN đưa ra so sánh, KCN Nam Cấm có số dự án đầu tư và tổng số vốn đăng kí lớn nhất với 35 dự án đăng kí và 3119,49 tỉ đồng vốn đầu tư đăng kí, KCN Lễ Môn xếp thứ 2 với 30 dự án có tổng số vốn đăng kí là 1334,22 tỉ đồng, thứ 3 là KCN Bắc Vinh và thu hút đầu tư thấp nhất là KCN Hoàng Mai. Dẫn đầu về số dự án đang hoạt động là KCN Lễ Môn với 26 dự án, KCN Nam Cấm xếp thứ 2 với 15 dự án, KCN Bắc Vinh có 13 dự án còn KCN Hoàng Mai mới chỉ có 2 dự án đã đi vào sản xuất. Tuy nhiên, về tỉ lệ vốn đầu tư trên dự án đăng kí thì có sự đảo ngược bất ngờ, KCN Hoàng Mai vươn lên dẫn đầu với một suất đầu tư đạt 170,79 tỉ đồng, KCN Nam Cấm xếp thứ 2 với 89,12 tỉ đồng/dự án, KCN Bắc Vinh tiếp tục ở vị trí thứ 3, còn KCN Lễ Môn có suất đầu tư thấp nhất chỉ đạt 44,47 tỉ đồng/dự án (Phụ lục 10). Như vậy, có thể thấy, các dự án đầu tư vào KCN Lệ Môn hầu hết là các dự án của các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, tiềm năng cho sản xuất chưa thực sự nổi bật.



c, Về lao động trong các KCN:

KCN Lễ Môn có tổng số lao động đang làm việc cao nhất với 7340 lao động. Gần gấp đôi số lao động của KCN Bắc Vinh và cao hơn rất nhiều lần so với KCN Nam Cấm và Hoàng Mai. Tuy nhiên, số lượng lao động không phải là con số phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của các KCN.



d, Về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Năm 2009, doanh thu của KCN Lễ Môn đạt giá trị cao nhất 775 tỉ đồng, xếp thứ 2 là KCN Bắc Vinh 733,1 tỉ đồng, KCN Nam Cấm xếp thứ 3 với 355,2 tỉ đồng và cuối cùng là KCN Hoàng Mai 212 tỉ đồng. Về tỉ lệ doanh thu trên dự án đang hoạt động, KCN Hoàng Mai tiếp tục gây bất ngờ khi vươn lên dẫn đầu với 1 dự án đầu tư mang lại 106 tỉ đồng doanh thu, KCN Bắc Vinh xếp thứ 2 với tỉ lệ 56,39 tỉ đồng/dự án. KCN Lễ Môn tụt xuống vị trí thứ 3 với chỉ 29,81 tỉ đồng doanh thu/dự án. KCN Nam Cấm có tỉ lệ doanh thu/dự án thấp nhất 23,68 tỉ đồng. Như nhận định ban đầu, số lượng lao động lớn không đồng nghĩa với năng suất lao động cao. Điều này thể hiện rất rõ khi lấy doanh thu chia cho tổng số lao động. KCN Lệ Môn với tổng số lao động vượt trội đã tụt xuống vị trí thứ tư về tỉ lệ doanh thu trên lao động. Một lao động hoạt động trong KCN này chỉ mang lại 105,6 triệu đồng doanh thu. KCN Bắc Vinh cũng tương tự với 183,4 tỉ đồng doanh thu/lao động. Trong khi đó, KCN Nam Cấm dẫn đầu với 422,9 tỉ đồng doanh thu/lao động và KCN Hoàng Mai xếp thứ 2 với 375,9 tỉ đồng doanh thu/lao động (Phụ lục 11). Điều này cho thấy năng suất lao động của KCN Lễ Môn và KCN Bắc Vinh chưa thật sự nổi bật, phần lớn lao động là lao động thủ công.

Trong các KCN đưa ra so sánh, KCN Bắc Vinh dẫn đầu về giá trị nộp ngân sách Nhà nước với 58.299 triệu đồng năm 2009 (Phụ lục 11) gấp 2,5 lần giá trị nộp ngân sách Nhà nước của KCN Lễ Môn, gấp 7,6 lần KCN Nam Cấm và 113 lần KCN Hoàng Mai. KCN Nam Cấm và Hoàng Mai ra đời sau với ít nhà máy hoạt động hơn nên điều này dễ lí giải. Riêng KCN Bắc Vinh và KCN Lễ Môn có cùng thời gian hoạt động, trong khi đó KCN Lễ Môn có số dự án và doanh thu cao hơn KCN Bắc Vinh nhưng nộp ngân sách Nhà nước lại thấp hơn, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của các nhà máy trong KCN Lễ Môn chưa cao và chưa mang lại nhiều hiệu quả.

Qua việc xếp hạng các chỉ tiêu đánh giá (xem phụ lục 12), KCN Nam Cấm dẫn đầu trong 4 KCN đưa ra so sánh với 84 điểm, KCN Lễ Môn xếp thứ 2 (83 điểm), KCN Bắc Vinh xếp thứ 3 (66 điểm) và KCN Hoàng Mai xếp cuối cùng với 47 điểm. Như vậy, qua việc so sánh các KCN của Nghệ An với KCN Lễ Môn - một trong những KCN tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa, một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển công nghiệp mạnh nhất của khu vực Bắc Trung Bộ, có thể nhận thấy qui mô diện tích cũng như qui mô về giá trị sản xuất của các KCN của khu vực này nhìn chung còn khá khiêm tốn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn tương đối thấp. Đặc biệt là những KCN nằm trong thành phố như KCN Bắc Vinh và KCN Lễ Môn có những hạn chế nhất định trong việc mở rộng qui mô. Tuy nhiên, các KCN Nghệ An đã bước đầu khẳng định những ưu thế nhất định và có nhiều tiềm năng cho sự phát triển.

Tóm lại, qua 6 năm hoạt động (2005 - 2010) các KCN Nghệ An đã bước đầu khẳng định được vai trò của mình trong phát triển ngành công nghiệp nói riêng, nền kinh tế của tỉnh nói chung. Mặc dù tỉ lệ lấp đầy KCN chưa cao, số lượng dự án đi vào hoạt động sản xuất chưa nhiều, một số doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên năng suất lao động trên diện tích cũng như năng suất lao động bình quân đầu người chưa cao, nhưng các KCN của tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

3.2.3.8. Đánh giá tác động của các KCN Nghệ An đối với kinh tế - xã hội địa phương và môi trường

Dựa trên phương pháp quan sát thực địa và phương pháp phát phiếu điều tra, đề tài đã rút ra những tác động đối với kinh tế - xã hội của địa phương có KCN và đối với môi trường xung quanh như sau:



a, Về hiệu quả kinh tế - xã hội

- KCN hoạt động tương đối hiệu quả và có tác động nhất định vào kinh tế - xã hội của địa phương.

- Khu công nghiệp đã tạo ra việc làm cho một bộ phận nhân dân địa phương (32% số người tham gia trả lời). Theo ý kiến của phần lớn người dân thì KCN chưa thực sự góp phần cải thiện cuộc sống của người dân địa phương (60% người dân cuộc sống không thay đổi và 30% người dân có cuộc sống khó khăn hơn - Phụ lục 13).

- Mức lương của các nhà máy trong KCN chưa cao và chưa thực sự đảm bảo cuộc sống của một bộ phận lớn công nhân lao động (hơn 50% số người được hỏi). Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân còn tương đối sơ sài (58%) và nhiều doanh nghiệp chưa đảm bảo tốt về an toàn lao động cũng như chăm lo đến các vấn đề về phúc lợi xã hội cho người lao động (74% số người được hỏi không được tạo điều kiện về chỗ ở - Phụ lục 13).

- Tác phong của người lao động trong KCN chưa cao.

b, Về những tác động đối với môi trường

- 96% số người được hỏi đều cho rằng KCN gây ô nhiễm nặng và 64% cho rằng vị trí của KCN hiện tại là chưa hợp lí vì KCN được đặt tại nơi có đông dân cư sinh sống (Phụ lục 13).

- KCN Bắc Vinh chưa xây dựng được một khu xử lí thải tập trung, nhiều doanh nghiệp thải trực tiếp vào hệ thống cống, rãnh bên ngoài khu công nghiệp gây tình trạng ô nhiễm kéo dài làm cho người dân rất bức xúc. Đặc biệt gây ô nhiễm nặng nhất là công ty cổ phần bao bì Sabeco Sông Lam. Nhà máy này đã cho nguồn nước thải xả trực tiếp xuống ruộng của người dân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người nông dân.

c, Những đề xuất của phần lớn người dân và công nhân trong KCN:

- Các nhà máy không được thải nước bẩn ra ngoài bờ rào KCN, nơi có hoạt động sản xuất nông nghiệp và khu vực dân cư sinh sống.

- Cần xử lí nghiêm những công ty có hành vi vi phạm nghiêm trọng đến môi trường.

- Các doanh nghiệp trong KCN cần nâng cao mức lương để đảm bảo cuộc sống của người lao động. Ngoài ra, công tác đảm bảo an toàn lao động và các phúc lợi xã hội cho người lao động cần được quan tâm hơn nữa.



3.2.3.9. Đánh giá khái quát về kết quả đầu tư xây dựng các KCN Nghệ An

a. Những mặt đạt được

- Quá trình phát triển các KCN Nghệ An đã hình thành một số lĩnh vực công nghiệp, huy động được các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Đẩy nhanh được tốc độ thu hút đầu tư, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

- Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi và hỗ trợ trên các lĩnh vực: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thời gian miễn tiến thuê đất; Hỗ trợ đào tạo lao động; Hỗ trợ san lấp mặt bằng; Được giao đất, thuê, thuê lại đất đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng; Được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình triển khai thực hiện dự án; Có cơ quan đầu mối để giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án, thủ tục hành chính từng bước được cải thiện theo hướng cơ chế một cửa tại Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An.



b. Những mặt chưa đạt được và hạn chế

- Hạ tầng KCN chưa được đầu tư đồng bộ, chậm được cải thiện, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hạ tầng xã hội không được đầu tư đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật như: trường học, trạm xá, nhà ở cho người lao động. Nguyên nhân: đầu tư xây dựng hạ tầng KCN là lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn dài, vốn đầu tư lớn nên Nhà đầu tư hạ tầng chưa thực sự tâm huyết đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt, KCN do đơn vị sự nghiệp làm chủ đầu tư, nguồn vốn đầu tư hạ tầng KCN hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương và khả năng đáp ứng của ngân sách địa phương.

- Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng KCN phải mất nhiều thời gian, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng thay đổi thường xuyên, giá đất phải điều chỉnh hàng năm, do đó tạo ra sự không công bằng giữa những hộ bị thu hồi đất trước so với những hộ dân bị thu hồi sau trong một KCN, gây khó khăn cho công tác bồi thường đất, giải phóng mặt bằng tại các KCN.

- Nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của KCN lớn, nguồn thu ngân sách địa phương không đủ khả năng đáp ứng, trong khi đó muốn thu hút đầu tư phải có quĩ đất đã được bồi thường giải phóng mặt bằng.

- Các qui định của pháp luật về phát triển của KKT và các KCN chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thủ tục hành chính trong công tác thu hút đầu tư mặc dù đã được cải thiện đáng kể nhưng chưa thực sự trở thành mô hình một cửa, tại chỗ.

3.2.3.10. Một số khu công nghiệp tiêu biểu

a. Khu công nghiệp Bắc Vinh

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp Bắc Vinh

+ Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

Được Chính phủ cho phép thành lập theo quyết định thành lập số 1128/TTg, ngày 18/12/1998, với tổng diện tích: 143,17 ha, địa điểm tại xã Hưng Đông thành phố Vinh; giao thông của khu công nghiệp rất thuận lợi bởi khu công nghiệp chỉ cách trung tâm Vinh 5km, quốc lộ 1A 1,2km, cách ga Vinh 2 km, cách sân bay Vinh 2,5 km, cách cảng Cửa Lò 13 km.

Khu công nghiệp Bắc Vinh có vị trí hội tụ các tiềm năng phát triển công nghiệp gồm: tiềm năng về khoáng sản, lâm sản, thủy sản để phục vụ cho phát triển công nghiệp đa dạng với qui mô tập trung. Lực lượng lao động dồi dào. Hạ tầng kỹ thuật đã từng bước được cải thiện với sự mở rộng của hệ thống quốc lộ, cảng biển, sân bay được nâng cấp.

Với đặc điểm về qui mô và vị trí của KCN Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An chủ trương dành khu công nghiệp để di rời các cơ sở sản xuất trong nội thành như: chế biến gỗ, sản xuất bánh kẹo, bia, thuốc lá, may mặc… và ưu tiên cho các dự án vừa và nhỏ thuộc các ngành công nghiệp như: công nghiệp dệt may, đồ da xuất khẩu, điện tử, điện gia dụng, thủ công mĩ nghệ xuất khẩu, sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc.

+ Về các chính sách ưu đãi

Chính sách ưu đãi đầu tư trong các khu công nghiệp hiện nay chỉ có duy nhất Quyết định 57/2005/QĐ-UB ngày 10/5/2005 là còn hiệu lực nhưng UBND tỉnh đã sửa đổi và chuẩn bị ban hành mới do trong quá trình thực hiện quyết định này đã bộc lộ một số bất cập cần phải điều chỉnh, bổ sung. Cụ thể là:

* Về giá cho thuê đất trong các khu công nghiệp:

Quy định rõ giá cho thuê đất theo Thông tư số 27/TC/TSTC ngày 25/5/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty phát triển hạ tầng và Ban quản lý các khu công nghiệp. Theo đó, mức giá phí cho thuê cơ sở hạ tầng phải được Ban quản lý các khu công nghiệp chấp thuận.

* Công tác giám sát và thực hiện ưu đãi đầu tư:

Để đảm bảo các hỗ trợ của tỉnh đúng với đối tượng và đúng mục đích, cần quy định cụ thể cơ quan nào chịu trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ thủ tục xin hỗ trợ của các doanh nghiệp. Trong thực tế, có một số doanh nghiệp sẽ lợi dụng chính sách ưu đãi của tỉnh nhưng vẫn chậm thực hiện dự án. Ví dụ họ san nền xong xin hưởng hỗ trợ san nền rồi xây bờ rào giữ đất mà không triển khai xây dựng nhà máy. Do đó, cần quy định rõ các dự án ngoài khu công nghiệp giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, các dự án trong khu công nghiệp giao Ban quản lý các khu công nghiệp hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và trình UBND tỉnh quyết định hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, KCN Bắc Vinh còn khai thác được những yếu tố về lực hút của trung tâm công nghiệp Vinh, vốn và thị trường trong nước cũng như nước ngoài.



- Thực trạng phát triển và phân bố của khu công nghiệp Bắc Vinh:

Khu công nghiệp Bắc Vinh có diện tích qui hoạch 143,16 ha được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 1998. Giai đoạn I đã được Chính phủ phê duyệt với diện tích 60,16 ha, tổng số vốn đầu tư 78,5 tỉ đồng. Giai đoạn II diện tích 83,01 ha không được tiếp tục do KCN này nằm ngay trong thành phố. Diện tích các dự án đã đăng ký sử dụng và triển khai đầu tư là 45,97 ha (chiếm 83,3% diện tích KCN).



+ Số dự án đầu tư:

Tính đến nay, khu công nghiệp Bắc Vinh đã có 19 dự án đăng ký đầu tư, với 03 dự án của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã đi vào sản xuất 14 dự án và có 5 dự án đang triển khai đầu tư với tổng mức đầu tư là 1.237 tỉ đồng và 3,5 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện năm 2009 là 51,94 tỉ đồng [2, 3].



+ Hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Năm 2010, giá trị sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp Bắc Vinh là 1.122,8 tỉ đồng, với doanh thu đạt 1.466,9 tỉ đồng (trong đó giá trị xuất khẩu đạt 73,7 tỉ đồng), nộp ngân sách nhà nước 152,8 tỉ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 3.861 lao động. Khu công nghiệp Bắc Vinh đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, làm cho cơ cấu kinh tế của tỉnh từng bước chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, thị trường, hiện đại.

Tuy nhiên, hiệu quả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thời gian qua chưa cao, các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp có hàm lượng vốn còn thấp, công nghệ trung bình, một số doanh nghiệp đang thua lỗ kéo dài làm cho tính hấp dẫn của khu công nghiệp kém.

b. Khu công nghiệp Nam Cấm

Khu công nghiệp Nam Cấm được UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định thành lập tại quyết định số 3759/QĐ.UB.CN ngày 03/10/2003 theo ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ và phê duyệt qui hoạch chi tiết tại quyết định số 2555/QĐ.UB.CN ngày 12/7/2004 theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Diện tích qui hoạch khu công nghiệp là 327,83 ha, nằm trên địa bàn các xã Nghi Xá, Nghi Quang, Nghi Long, Nghi Thuận. Khu công nghiệp Nam Cấm có vị trí hết sức thuận lợi, nằm cạnh đường quốc lộ 1A, có đường sắt Bắc Nam chạy qua, dễ dàng liên kết với cảng Cửa Lò qua đường Nam Cấm - Cửa Lò.



- Về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

Tính đến tháng 12 năm 2010, khu công nghiệp Nam Cấm đã thu hút được 43 dự án đầu tư trong đó có 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng kí là 5.157 tỉ đồng. Đến nay đã có 16 dự án đi vào hoạt động; 27 dự án đang triển khai xây dựng và mới được cấp phép; 2 dự án không triển khai và 1 dự án chủ đầu tư bị khởi tố bắt tạm giam do vi phạm pháp luật (3 dự án này Ban quản lý các khu công nghiệp đang làm thủ tục thu hồi Chấp thuận đầu tư), còn các dự án khác, do còn vướng mắc việc bàn giao mặt bằng mà chưa thể triển khai thực hiện được.



- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh trên đất KCN

KCN Nam Cấm bắt đầu có dự án đi vào hoạt động từ năm 2005. Năm 2010, giá trị sản xuất của các nhà máy trong KCN Nam Cấm là 694,5 tỉ đồng, với doanh thu đạt 771,5 tỉ đồng (trong đó giá trị xuất khẩu đạt 258,7 tỉ đồng), nộp ngân sách nhà nước 61,3 tỉ đồng, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 957 lao động. Hiện KCN Nam Cấm đang trong quá trình đẩy nhanh tiến độ lấp đầy diện tích và nhiều nhà máy đi vào hoạt động bước đầu mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, qui mô trung bình của các nhà máy trong KCN Nam Cấm còn nhỏ, hiệu quả các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thời gian qua chưa cao, một số doanh nghiệp hiện vẫn chưa tạo ra lợi nhuận cho và đóng góp cho ngân sách của tỉnh còn thấp.

c. Khu công nghiệp Hoàng Mai

KCN Hoàng Mai được UBND tỉnh Nghệ An thành lập tại Quyết định số 62/QQD.UBND-CN ngày 08/01/2009, địa điểm tại thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu; diện tích qui hoạch 289,67 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê 209,06 ha.

Khu Công nghiệp Hoàng Mai nằm ven Quốc lộ 1A, cách thành phố Vinh 80 km, cách cảng biển nước sâu Nghi Sơn 12 Km, cách ga Hoàng Mai 1 km, cách sân bay Vinh 75 km. Khu Công nghiệp Hoàng Mai có vị trí giao thông rất thuận lợi, từ đây có thể dễ dàng tiếp cận nhanh chóng các cảng biển, cảng đường bộ và cảng hàng không do đó tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian vận chuyển, đặc biệt là chi phí xuất nhập khẩu hàng hoá.

Các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển: công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, lắp ráp thiết bị xây dựng, bao bì, hoá chất và các ngành công nghiệp khác.



- Tình hình thu hút dự án và vốn đầu tư

Đến năm 2010, KCN Hoàng Mai đã thu hút được 05 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đạt 459,1 tỉ đồng và 1.017 triệu USD, diện tích đã cho thuê 69,3 ha. Trong đó phải kể đến nhà máy sản xuất sắt xốp Kobe Nghệ An thuộc Công ty TNHH sắt xốp Kobeco Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 1.000 tỉ USD và diện tích thuê đất KCN là 40,7 ha, là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tỉnh và góp phần đưa Nghệ An trở thành một trong bốn điểm nóng đầu tư của Việt Nam năm 2010.



- Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên đất KCN

Hiện KCN Hoàng Mai mới chỉ có 3 dự án đi vào sản xuất với giá trị sản xuất công nghiệp là 515,5 tỉ đồng, tạo ra 143,9 tỉ đồng doanh thu (trong đó xuất khẩu đạt 120,7 tỉ đồng) năm 2010. KCN Hoàng Mai đã góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 360 lao động và góp phần nộp ngân sách nhà nước là 5.516,2 triệu đồng.

Do mới được thành lập nên khả năng tạo ra lợi nhuận của KCN này chưa cao, các dự án được thu hút còn ít. Do đó, trong thời gian tới, bằng việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như tăng cường các ưu đãi đầu tư và các chiến lược quảng bá để kêu gọi đầu tư nhằm tạo cho KCN này có được sự phát triển mạnh mẽ và tạo thế đối trọng với KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa).

d. Khu công nghiệp Đông Hồi

KCN Đông Hồi thuộc xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu; Phía Đông và Nam giáp biển, phía Tây và Bắc là dãy núi Xước. Cách quốc lộ 1A 16km, cách KKT Nghi Sơn (Thanh Hóa) 2km đường chim bay, địa hình thuận lợi cho xây dựng KCN gắn với xây dựng cảng biển. Diện tích qui hoạch KCN Đông Hồi khoảng 1.200 ha bao gồm cả khu vực cảng biển.

Hiện trạng khu đất là đồi núi thấp và bãi đất ven biển, có một phần diện tích đất nước lợ nuôi tôm và một vài điểm dân cư thưa thớt; khả năng giải phóng mặt bằng và tái định cư thuận lợi, cấp nước từ hồ Vực Mấu cách KCN khoảng 25km, điện cấp từ thị xã Hoàng Mai.

Hiện KCN Đông Hồi mới chỉ thu hút được 01 dự án đầu tư trên diện tích 20,1 ha với số vốn đầu tư đăng ký đạt 819,3 tỉ đồng.




tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương