1. LÍ Do chọN ĐỀ TÀi tổ chức lãnh thổ công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức của nền Chương 1



tải về 0.87 Mb.
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.87 Mb.
#6649
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2.5. MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH


Hệ thống các cơ chế, chính sách hiện hành nhìn chung có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Nhiều chủ trương, chính sách ở tầm quốc gia và các chương trình, dự án trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã, đang và sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh, góp phần khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của tỉnh và giảm bớt chênh lệch về trình độ phát triển giữa các khu vực trong tỉnh.

Các yếu tố về đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước là những yếu tố “gốc” tạo ra các phản ứng dây chuyền tác động đến sự hình thành cấu trúc không gian và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp của tỉnh. Nó tác động có tính định hướng cho sự phát triển của lãnh thổ nhằm phối hợp một cách nhịp nhàng, chặt chẽ với các lãnh thổ cùng cấp và hòa nhập với hệ thống lãnh thổ cấp lớn hơn.

Trong thời gian qua, Nghệ An đã triển khai thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển như: ban hành hệ thống cơ chế chính sách phát triển trên các lĩnh vực với những cơ chế khuyến khích đầu tư thông thoáng bằng ưu đãi về đơn giá thuê đất, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính; hỗ trợ đào tạo nghề; tạo điều kiện vay vốn của các tổ chức tín dụng; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông để phục vụ sản xuất... đã tạo đà cho việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh có những nét mới và điểm sáng mới. Đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển khu kinh tế, KCN, giúp tăng khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài lãnh thổ.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các cơ chế chính sách của tỉnh nằm ở khâu thực hiện. Nhiều nhà đầu tư chưa thực sự hài lòng với tình trạng gây khó khăn và nhũng nhiễu vẫn diễn ra bất chấp chính sách thu hút đầu tư thông thoáng của tỉnh.


2.6. CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH



Chương 3

HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN

3.1. KHÁI QUÁT HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NGHỆ AN


- Qui mô ngành công nghiệp của tỉnh còn nhỏ bé, năm 2008 mới chiếm 0,48% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (tính theo giá thực tế) trong khi dân số của tỉnh chiếm 3,63% dân số cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) của tỉnh theo giá so sánh 1994 đạt 7.219.576 triệu đồng năm 2009 (14.829.008 triệu đồng theo giá hiện hành), tăng 4,6 lần năm 2001 và tăng 1,7 lần năm 2005. Trong những năm qua, ngành công nghiệp Nghệ An liên tục giữ được đà tăng trưởng hai con số, và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2001 - 2008, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt 24,7% cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước 8,8% (tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước là 15,9%) và vùng Bắc Trung Bộ 9,3% (tốc độ tăng trưởng công nghiệp của vùng là 15,5%) (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng công nghiệp

Nghệ An, Bắc Trung Bộ và cả nước

(Theo giá so sánh 1994 - Đơn vị: Tỉ đồng)




Nghệ An

Bắc Trung Bộ

Cả nước

Giá trị sản xuất công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng (%)

Giá trị sản xuất công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng (%)

Giá trị sản xuất công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng (%)

2001

1568,3

33,3

8353,2

16,7

227342,4

14,6

2002

2196,4

40,1

9883,1

18,3

261092,4

14,9

2003

3113,2

41,7

11914,1

20,6

305080,4

16,9

2004

3506,5

12,6

13411,1

12,6

355624,1

16,6

2005

4252,1

21,3

15302,3

14,1

446612,8

17,2

2006

4859,3

14,3

17183,6

12,3

486637,1

16,8

2007

5710,4

17,5

19358,2

12,7

568140,6

16,8

2008

6685,7

17,1

22566,8

16,6

647231,7

13,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Cục Thống kê Nghệ An [54, 15]


Hình 3.1: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng công nghiệp Nghệ An

- Năng suất lao động của ngành công nghiệp theo giá trị thực tế của Nghệ An còn tương đối thấp. Năm 2008 chỉ đạt 36,7 triệu đồng/lao động, mặc dù cao gấp đôi so với NSLĐ chung của toàn tỉnh (17,9 triệu đồng/lao động) nhưng chỉ bằng 19,4% năng suất lao động bình quân của ngành công nghiệp cả nước. Năng lực sản xuất của vốn đầu tư đang có những chuyển biến tích cực. Mặc dù vốn đầu tư cho ngành công nghiệp ngày càng tăng nhưng chỉ số ICOR có xu hướng giảm trong giai đoạn 2005 - 2008. Hệ số ICOR đã giảm (xuống dưới 4) vào năm 2008 là tín hiệu cho thấy nền công nghiệp Nghệ An đã bước đầu có những hiệu quả đầu tư nhất định (Phụ lục 1,2).

- Trong cơ cấu ngành công nghiệp Nghệ An, công nghiệp chế biến chiếm số lượng cơ sở, số lượng lao động và giá trị sản xuất lớn nhất. Năm 2009, tỉ trọng của ngành công nghiệp chế biến là 91,42% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp khai khoáng chỉ chiếm 7,76% giá trị sản xuất, còn lại là ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước. Cơ cấu công nghiệp Nghệ An bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng được các cơ sở sản xuất có qui mô tương đối lớn như: công nghiệp mía đường, chế biến dầu thực vật, sản xuất xi măng, dệt kim, may mặc, chế biến chè, thịt súc sản, tôm mực đông lạnh… (Phụ lục 3).

- Cơ cấu thành phần kinh tế ngành công nghiệp Nghệ An đang chuyển dịch theo đúng qui luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng nhanh và tăng dần tỉ trọng của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Khu vực kinh tế Nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp do Trung Ương quản lý), mặc dù về số lượng và tỉ lệ đóng góp trong cơ cấu công nghiệp giảm (từ 50,1% năm 2005 xuống còn 42% năm 2009) nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa cao, quá trình sắp xếp, tổ chức lại còn chậm, số doanh nghiệp thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có qui mô nhỏ. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng có đóng góp cho GDP tỉnh và xuất khẩu nhưng tỉ trọng còn nhỏ và thiếu ổn định. Năm 2008, khu vực này đóng góp 9,2% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, năm 2009 chỉ còn 7,2% [15].

- Cơ cấu lãnh thổ công nghiệp Nghệ An có thể chia thành 3 khu vực bao gồm: khu vực thành thị, khu vực đồng bằng ven biển và khu vực miền núi - trung du. Trong đó, khu vực thành thị chỉ có 3 đơn vị hành chính nhưng đã chiếm tới trên 43,62% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, khu vực đồng bằng ven biển chiếm tỉ trọng 38,83%, khu vực miền núi và trung du có tỉ trọng thấp nhất với 17,75% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (2009). Và tỉ lệ này có xu hướng ngày càng giảm chứng tỏ sự chênh lệch ngày càng tăng trong sự phát triển công nghiệp giữa các vùng (Phụ lục 4).

So với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ, Nghệ An đứng thứ 2 sau Thanh Hóa cả về dân số và giá trị sản xuất công nghiệp với 29% dân số nhưng chỉ chiếm 26,6% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (Phụ lục 5). Điều này cho thấy qui mô ngành công nghiệp của Nghệ An còn tương đối nhỏ bé và chậm phát triển. Trong thời gian tới ngành công nghiệp Nghệ An cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để khẳng định vai trò, vị trí của mình trong khu vực Bắc Trung Bộ cũng như địa bàn kinh tế trọng điểm miền Trung.




tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương