PHẦn a: MỞ ĐẦU


phẦN B: MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH



tải về 1.24 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.24 Mb.
#25513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

phẦN B: MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An góp phần nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ cuộc sống của nhân dân, phòng tránh và giảm thiểu những hiểm họa của biến đổi khí hậu và qua đó đóng góp tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu cụ thể


- Đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển của KT-XH, đời sống và sinh kế của nhân dân trên cơ sở các kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố;

- Xây dựng và lựa chọn các giải pháp cụ thể của tỉnh ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm từ các chính sách, chủ trương đến chương trình, Đề án đầu tư;

- Lồng ghép được các hoạt động tương ứng của Kế hoạch hành động vào các Kế hoạch phát triển của tỉnh;

- Củng cố và tăng cường được năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về biến đổi khí hậu;

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn lực;

- Xây dựng Kế hoạch hành động của tỉnh Nghệ An ứng phó với biến đổi khí hậu, là một phần của kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia.




PHẦN C: NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CHƯƠNG 1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. Tổng quan về xu thế biến đổi khí hậu ở Nghệ An trong những năm qua

1.1.1. Biến đổi và xu thế biến đổi lượng mưa


So sánh lượng mưa trung bình năm giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: giữa các thập kỷ có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa năm cũng như của lượng mưa tháng. Lượng mưa ở Nghệ An trong 3 thập kỷ cuối thế kỷ XX có xu thế chung là giảm dần (bảng 1.1). Tại trạm khí tượng Vinh và Quỳnh Lưu, ở vùng ven biển, lượng mưa trung bình năm ở thập kỷ 70 lần lượt là 16.685mm và 20.257mm nhưng đến năm thập kỷ 90 đã giảm còn 15.402mm và 18.657mm.

Bảng 1.1: Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An

Đơn vị tính: mm

Tthập kỷ

Trạm

R71-80

Xu thế

R81-90

Xu thế

R91-2000

Xu thế

R2001-2010

Quỳ Châu

18.063

Giảm

16.142

Giảm

15.220

Giảm




Quỳ Hợp

17.124

Giảm

16.638

Giảm

15.362

Giảm




Tây Hiếu

16.758

Giảm

15.828

Giảm

15.003

Giảm




Tương Dương

13.153

Giảm

12.249

Giảm

11.552

Giảm

13.456

Quỳnh Lưu

16.685

Giảm

14.932

Tăng

15.402

Tăng

16.241

Con Cuông

18.183

Tăng

19.237

Giảm

14.779

Giảm

15.697

Đô Lương

19.387

Giảm

18.514

Giảm

16.254

Giảm




Vinh

20.257

Tăng

24.349

Giảm

18.657

Giảm

19.202

Biến thiên lượng mưa trong 48 năm (1961-2009) trong 6 tháng (V-X) đều có xu thế giảm trên tất cả các trạm khí tượng ở Nghệ An (Hình 1.1 và hình 1.2).



Hình 1.1. Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 6 tháng tại trạm Quỳnh Lưu




Hình 1.2. Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 6 tháng tại trạm Vinh

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011

Số ngày có lượng mưa lớn hơn 100mm và lượng mưa ngày lớn nhất cũng giảm dần qua các thập kỷ gần đây (bảng 1.2 và bảng 1.3)



Bảng 1.2: Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm TV Vinh

Thập kỷ

Số ngày

Rmax (mm)

1980-1989

46

202,6-596,7

1990-1999

42

107-321,1

2000-2010

33

125,7-390,2

Bảng 1.3: Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất

tại trạm Quỳnh Lưu

Thập kỷ

Số ngày

Rmax (mm)

1980-1989

25

112-320,1

1990-1999

21

116,1-289,5

2000-2010

31

100,7-254,6

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011

1.1.2. Biến đổi và xu thế biến đổi gió mùa


Các đợt không khí lạnh mạnh thường gây nên những đợt rét đậm (nhiệt độ không khí trung bình ngày ≤ 150C) hoặc ngày rét hại (nhiệt độ không khí trung bình ngày ≤ 130C). Nếu kéo dài liên tục 3 ngày trở lên thì được gọi là một đợt rét đậm hay một đợt rét hại.

Ở Nghệ An, trong những năm gần đây, số đợt rét đậm và rét hại có xu thế tăng lên. Năm 2005 và năm 2007, tổng số đợt rét đậm và rét hại lên tới 7 và 6 đợt. Đặc biệt số đợt rét hại tăng lên trong những năm gần đây (bảng 1.4).



Bảng 1.4: Số đợt rét đậm, rét hại ở Nghệ An (ĐVT: Đợt)

Năm

ĐỢT RÉT ĐẬM

đỢt rét hẠi

TỔng

2000

3

2

5

2001

2

0

2

2002

3

1

4

2003

3

0

3

2004

3

0

3

2005

5

2

7

2006

3

0

3

2007

3

3

6

2008

2

2

4

2009

1

3

4

2010

2

3

5

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011

Ở Nghệ An, nắng nóng trong những năm đầu của thế kỷ 21 diễn ra nhiều hơn so với những năm trước đây. Trong năm 2003, 2010 diễn ra đợt nắng nóng nhiều nhất với 11 đợt (bảng 1.5).



Bảng 1.5: Số đợt nắng nóng xẩy ra ở Nghệ An trong những năm gần đây

Năm

đỢT NẮNG NÓNG (đỢt)

2000

6

2001

7

2002

7

2003

11

2004

8

2005

8

2006

9

2007

6

2008

8

2009

10

2010

11

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011

Số lượng cơn bão đổ bộ vào bờ biển Nghệ An giảm dần trong những thập kỷ gần đây (bảng 1.6).



Bảng 1.6: Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp từ 1980-2010

Thập kỷ

Ảnh hưởng đến Bắc Trung bộ

Vào bờ biển Nghệ An

1980-1989

14

12

1990-1999

18

8

2000-2010

20

2

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011

1.1.3. Biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ


Đánh giá xu thế biến đổi nhiệt độ thông qua quá trình nhiệt độ tại các trạm trong các thập kỷ gần đây. Nói chung, nền nhiệt trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) có sự tăng đều qua từng thập kỷ và cao hơn 3 thập kỷ trước đó. Trong các mùa, xu thế biến đổi của nhiệt độ không hoàn toàn như nhau. Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng lên trong 3-4 thập kỷ gần đây. Nhiệt độ mùa đông chỉ mới có xu thế tăng lên trong thập kỷ (1991-2000). Giữa các vùng cũng có sự khác nhau về xu thế biến đổi thể hiện qua tương quan so sánh giữa nhiệt độ thập kỷ 1991-2000 với thập kỷ 1981-1990. Theo kết quả tính toán sơ bộ, mức độ tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua vào khoảng 0,07-0,150C/thập kỷ. Tại Nghệ An, biến đổi nhiệt độ tương đối lớn, về mùa đông chênh lệch trung bình nhiệt độ tháng khoảng 2 – 30C. Về mùa hè chênh lệch nhiệt độ trung bình nhỏ hơn, khoảng 1 -2 0C (Bảng 1.7).

Bảng 1.7: Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An

Tthập kỷ

Trạm

T61-70

T61-70 và 71 - 80

T71-80

T71-80 và 81 - 90

T81-90

T81-90 và 91 - 2000

T91-2000

T91-00 và 2001-2010

T 2001-2010

Quỳ Châu

23,3

-0,2

23,1

+0,2

23,3

+0,3

23,6

+0,2

23,8

Quỳ Hợp

23,1

+0,2

23,3

+0,2

23,5

+0,3

23,8

+0,2

24,0

Tây Hiếu

23,0

+0,2

23,2

+0,3

23,5

+0,3

23,8

+0,2

24,0

Tương Dương

23,3

+0,3

23,6

+0,3

23,9

+0,1

24,0

0,0

24,0

Quỳnh Lưu

23,3

+0,1

23,7

+0,0

23,7

+0,2

23,9

+0,5

24,4

Con Cuông

23,5

0,0

23,5

+0,2

23,7

+0,4

24,1

+0,1

24,2

Đô Lương

23,4

+0,2

23,6

+0,1

23,7

+0,4

24,1

+0,3

24,4

Vinh

23,7

0,0

23,7

+0,7

24,4

-0,2

24,2

+0,4

24,6

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011

Tại trạm khí tượng Vinh và Quỳnh Lưu nhiệt độ tăng dần từ 23,70C (T61-70) lên đến 24,60C (trung bình 7 năm 2001-2010) tại trạm Vinh và từ 23,30C (T61-70) lên đến 24,40C (trung bình 7 năm 2001-2010) tại trạm Quỳnh Lưu. ∆T cũng gia tăng qua các thập kỷ tại trạm Vinh và Quỳnh Lưu với ∆T61-70 và 71 – 80 lần lượt là 0.0 và +0.1 nhưng ∆T91-00 và 2001-2010 tăng lên là +0,4 và + 0,5 (Hình 1.3 và 1.4).





Hình 1.3 Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 6 tháng trong 48 năm tại trạm Quỳnh Lưu




Hình 1.4: Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 6 tháng trong 48 năm tại trạm Quỳnh Lưu

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011

1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng


Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7) Khả năng chủ động cập nhật.

Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê đã được lựa chọn để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.


1.2.1. Về nhiệt độ


Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.

- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng từ 1,6 đến 1,90C, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,40C (Bảng 1.8).



Bảng 1.8. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999

theo kịch bản phát thải thấp (B1) [2]

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,4

1,6

1,6

1,7

1,7

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,4

1,5

1,6

1,7

1,7

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,5

1,5

1,6

1,6

Bắc Trung Bộ

0,6

0,8

1,1

1,4

1,6

1,7

1,8

1,9

1,9

Nam Trung Bộ

0,4

0,6

0,7

0,9

1,0

1,2

1,2

1,2

1,2

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6

0,8

0,9

1,0

1,0

1,1

1,1

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,3

1,3

1,4

1,4

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,80C ở Bắc Trung Bộ, trong đó cả tỉnh Nghệ An so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 1.9).

Bảng 1.9. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999

theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [2]

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,1

2,4

2,6

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,5

1,8

2,0

2,2

2,4

Bắc Trung Bộ

0,5

0,8

1,1

1,5

1,8

2,1

2,4

2,6

2,8

Nam Trung Bộ

0,4

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,6

1,8

1,9

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

1,5

1,6

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,8

1,9

2,0

- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 ở vùng Bắc Trung Bộ là 3,60C (Bảng 1.10).

Bảng 1.10. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) [2]

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

0,5

0,8

1,0

1,3

1,7

2,0

2,4

2,8

3,3

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,7

3,2

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,6

3,1

Bắc Trung Bộ

0,6

0,9

1,2

1,5

1,8

2,2

2,6

3,1

3,6

Nam Trung Bộ

0,4

0,5

0,8

1,0

1,2

1,5

1,8

2,1

2,4

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,7

0,8

1,0

1,3

1,5

1,8

2,1

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,6

1.2.2. Về lượng mưa


Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.

- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3 - 6% ở các vùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 7 - 10% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam so với thời kỳ 1980-1999 (Bảng 1.11)



Bảng 1.11. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999

theo kịch bản phát thải thấp (B1) [2]

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

1,4

2,1

3,0

3,6

4,1

4,4

4,6

4,8

4,8

Đông Bắc

1,4

2,1

3,0

3,6

4,1

4,5

4,7

4,8

4,8

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,2

3,9

4,5

4,8

5,1

5,2

5,2

Bắc Trung Bộ

1,5

2,2

3,1

3,8

4,3

4,7

4,9

5,0

5,0

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,3

1,6

1,8

2,0

2,1

2,2

2,2

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,7

0,9

0,9

1,0

1,0

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

1,0

1,0

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ (Bảng 1.12).

Bảng 1.12. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999

theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [2]

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

1,4

2,1

3,0

3,8

4,6

5,4

6,1

6,7

7,4

Đông Bắc

1,4

2,1

3,0

3,8

4,7

5,4

6,1

6,8

7,3

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,2

4,1

5,0

5,9

6,6

7,3

7,9

Bắc Trung Bộ

1,5

2,2

3,1

4,0

4,9

5,7

6,4

7,1

7,7

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,3

1,7

2,1

2,4

2,7

3,0

3,2

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,9

1,0

1,2

1,3

1,4

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,2

1,4

1,5

- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ. Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6 - 9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ so với thời kỳ 1980 - 1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam (Bảng 1.13).

Bảng 1.13. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 - 1999

theo kịch bản phát thải cao (A2) [2]

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

1,6

2,1

2,8

3,7

4,5

5,6

6,8

8,0

9,3

Đông Bắc

1,7

2,2

2,8

2,8

4,6

5,7

6,8

8,0

9,3

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,0

3,8

5,0

6,1

7,4

8,7

10,1

Bắc Trung Bộ

1,8

2,3

3,0

3,7

4,8

5,9

7,1

8,4

9,7

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,2

1,7

2,1

2,5

3,0

3,6

4,1

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,9

1,1

1,3

1,5

1,8

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,7

1,0

1,2

1,4

1,6

1,9

1.2.3. Kịch bản nước biển dâng


Báo cáo lần thứ tư của IPCC ước tính mực nước biển dâng khoảng 26-59 cm vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng nước biển dâng với tốc độ cao hơn.

Nhiều nhà khoa học đã đánh giá rằng các tính toán của IPCC về thay đổi nhiệt độ toàn cầu là tương đối phù hợp với số liệu nhiệt độ thực đo. Tuy nhiên, tính toán của IPCC về nước biển dâng là thiên thấp so với số liệu thực đo tại các trạm và bằng vệ tinh. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thiên thấp này là do các mô hình tính toán mà IPCC sử dụng để phân tích đã chưa đánh giá đầy đủ các quá trình tan băng.

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50 - 140cm vào năm 2100.

Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI).

Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 1.14).

Bảng 1.14. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 [2]


Kịch bản

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Thấp (B1)

11

17

23

28

35

42

50

57

65

Trung bình (B2)

12

17

23

30

37

46

54

64

75

Cao (A1FI)

12

17

24

33

44

57

71

86

100

1.2.4. Khuyến nghị kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam


Các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính khác nhau là: thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI).

Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo theo hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế thay đổi nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, với cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới như hiện nay, cộng với nhận thức rất khác nhau về biến đổi khí hậu và quan điểm còn rất khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính nhằm hạn chế mức độ gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 20C gặp rất nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) có rất ít khả năng trở thành hiện thực trong thế kỷ 21.

Các kịch bản phát thải cao (A2, A1FI) mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ (A2) hoặc sử dụng tối đa năng lượng hóa thạch (A1FI). Đây là các kịch bản xấu nhất mà nhân loại cần phải nghĩ đến. Với những nỗ lực trong phát triển công nghệ thân thiện với khí hậu, đàm phán giảm phát thải khí nhà kính, và sự chung tay, chung sức của toàn nhân loại trong “liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao sẽ có rất ít khả năng xảy ra.

Hơn nữa, vẫn còn nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai. Với sự tồn tại các điểm chưa chắc chắn thì các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ứng với các kịch bản phát thải khí nhà kính ở cận trên hoặc cận dưới đều có mức độ tin cậy thấp hơn so với kịch bản ở mức trung bình.



Vì những lý do nêu trên, kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với Việt Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình (B2).


tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương