PHẦn a: MỞ ĐẦU



tải về 1.24 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.24 Mb.
#25513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

3.4. Ảnh hưởng đến lâm nghiệp


Hạn hán, lũ quét và lũ ống là các dạng thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến lâm nghiệp. Hạn hán thường xảy ra vào mùa khô do nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần, đã làm cây trồng khô héo nhanh chóng và có thể làm chết cây hàng loạt. Các đợt hạn hán nghiêm trọng xảy ra sẽ gây thiệt hại nặng nề cho ngành lâm nghiệp, gây cháy rừng, làm cạn kiệt các sông suối nhỏ và các hồ chứa.

Trong đợt hạn năm 2010 nhiệt độ lên rất cao, từ 35-42oC, lượng mưa giảm xuống mức 40 – 250 mm. Nhiệt độ cao, lượng mưa giảm, độ ẩm không khí thấp và gió Lào khô nóng đã làm cho các hệ thống sông ngòi, hồ chứa nước cạn kiệt. Hạn hán và nắng nóng cũng đã gây ra cháy rừng tại nhiều huyện trên địa bàn tỉnh.

Lũ quét và lũ ống: Loại thiên tai này xuất hiện kéo theo hiện tượng trượt lở đất, phá huỷ rừng, xói mòn đất và gây ra những thiệt hại ở nhiều khu vực, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi. Sự xói mòn xảy ra mạnh nhất ở độ cao 1000-2000 m và thường gây ra trượt lở đất, nứt đất khi có các trận mưa rào lớn. Do xói mòn mạnh, một lượng lớn các chất dinh dưỡng như nitơ, kali, canxi, magiê cùng các loài vi sinh vật bị cuốn rửa trôi. Đất dần dần mất khả năng tích nước và trở nên rắn, chặt hơn. Điều này làm cho cây trồng nói chung và các loài cây rừng nói riêng khó phát triển.

Ở Nghệ An, độ che phủ của rừng trung bình tính đến năm 2010 khoảng 53%. Độ che phủ của rừng không đồng đều, chất lượng rừng không cao, hạn chế khả năng điều tiết dòng chảy trên các lưu vực sông ngòi, gây ra lũ lụt nhanh, bất ngờ.



Ngoài ảnh hưởng của hạn hán, lũ lụt gây ra cháy rừng và hạn chế sự phát triển của cây thì Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao cũng làm mất đi một phần diện tích đất lâm nghiệp và mất rừng ngập mặn ven biển tại 06 huyện bao gồm huyện Hưng Nguyên, Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Tổng diện tích đất lâm nghiệp bị ngập theo mức nước biển dâng 100 cm (năm 2100, theo kịch bản cao A2) diện tích đất lâm nghiệp bị ngập là 138,23ha; nước biển dâng 75cm (năm 2100 theo kịch bản trung bình B2) diện tích đất lâm nghiệp bị ngập là 71,87 ha; nước biển dâng 30cm (năm 2050 theo kịch bản trung bình B2) diện tích đất lâm nghiệp bị ngập là 11,15 ha; nước biển dâng 12cm (năm 2020 theo kịch bản trung bình B2) diện tích đất lâm nghiệp bị ngập là 6,91 ha.

Bảng 3.4 : Diện tích đất lâm nghiệp ở các huyện bị ngập do nước biển dâng

theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường

TT

Huyện

Diện tích đất lâm nghiệp bị mất theo mực nước biển dâng (ha)

100 cm

75 cm

30 cm

12 cm

1

Diễn Châu

40,40

17,47

1,18

0,31

2

Hưng Nguyên

0,03

0,00

0,00

0,00

3

Nghi Lộc

19,19

16,48

8,24

5,03

4

Quỳnh Lưu

44,50

25,34

1,73

1,57

5

Vinh

32,96

12,20

0,00

0,00

6

Cửa Lò

1,14

0,38

0,00

0,00




Tổng cộng

138,23

71,87

11,15

6,91

Nguồn: Trung tâm Môi trường và phát triển tính toán năm 2011

3.5. Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái


Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lư­ợng khí nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm từ 1,8o C đến 6,4o C vào năm 2100, l­ượng mư­a sẽ tăng thêm 5 - 10%, băng ở hai cực và trên các núi cao sẽ tan chảy nhiều hơn, mực n­ước biển sẽ dâng lên khoảng 70 - 100 cm và tất nhiên nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan theo đó sẽ diễn ra với mức độ khó l­ường tr­ước đ­ược cả về tần số và mức độ. N­ước biển dâng sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập n­ước, nước mặn xâm nhập, giết chết các loài thực vật, động vật nước ngọt. Tại những vùng mà biến đổi khí hậu làm tăng cường độ mưa, thì nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất đá và có thể gây ảnh h­ưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ô nhiễm nguồn nư­ớc. Tất cả những hiện t­ượng đó đều ảnh h­ưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số ng­ười dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Cũng phải nói thêm rằng, nhiệt độ trái đất tăng/giảm, hay mực n­ước biển dâng lên có thể ảnh hư­ởng đến sự sống của các sinh vật, như­ng tác nhân chính của sự biến đổi khí hậu là sự tích hợp của nhiều nhân tố về môi trư­ờng do ảnh h­ưởng của biến đổi khí hậu gây ra cùng một lúc, tác động lên sinh vật như­: thiếu thức ăn, ô nhiễm n­ước, bệnh tật và nơi sống không ổn định, bị suy thoái...Hơn một tháng rét đậm bất thư­ờng trong mùa đông 2007 - 2008, cũng có thể là hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, đã làm chết hơn 1.000 gia súc, nhiều đầm cá, tôm bị chết, đó là chư­a nói đến thiệt hại về lúa, các loại hoa màu khác và các cây con hoang dã ở các vùng cao bị băng giá trong nhiều ngày liền.




tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương