PHẦn a: MỞ ĐẦU


CHƯƠNG V : TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG



tải về 1.24 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích1.24 Mb.
#25513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10


CHƯƠNG V : TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

5.1. Cơ chế tổ chức quản lý thực hiện kế hoạch hành động


Để thực hiện tốt khung kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tại Nghệ An các cấp, các ngành trong tỉnh cần tổ chức thực hiện đồng bộ các nội dung sau:

5.1.1. Về quy hoạch


Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được phê duyệt và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 17 làm cơ sở xây dựng kế hoạch các ngành hoạt động hàng năm.

Nâng cao chất lượng của quy hoạch và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về quy hoạch đáp ứng tình hình mới.


5.1.2. Về công tác kế hoạch hoá


Tăng cường tính cụ thể hoá của chiến lược và quy hoạch trong kế hoạch 5 năm và hàng năm, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kế hoạch hoá ở các cấp, các ngành.

5.1.3. Về huy động vốn đầu tư


Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác các nguồn vốn đầu tư (đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính, chính sách ưu đãi...), tranh thủ mọi nguồn vốn của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương để kêu gọi vốn ODA, NGO và vốn các thành phần kinh tế khác.

5.1.4. Đẩy mạnh hoạt động các chương trình trọng điểm


- Chương trình kinh tế biển;

- Chương trình phát triển du lịch;

- Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới;

- Chương trình Quản lý tổng hợp đới bờ;

- Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020;

- Đề án giải quyết các vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Chương trình phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, và các ngành có lợi thế của tỉnh.

5.1.5. Về nguồn nhân lực


Đào tạo đội ngũ cán bộ và người lao động có trình độ phù hợp với ngành nghề đáp ứng sự phân công lao động.

5.1.6. Về ứng dụng Khoa học & Công nghệ


Chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, các giống cây trồng - vật nuôi mới, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để bảo vệ tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững.

5.1.7. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, tăng cường năng lực quản lý cấp cơ sở (xã , phường, thị trấn)


Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động thích ứng với việc biến đổi khí hậu chủ yếu là các cơ chế chính sách của Nhà nước cấp Trung ương và địa phương.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp cùng các ngành liên quan trong tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh về tổ chức thực hiện khung kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tổ chức sơ kết hàng năm và tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch.

- Các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, tổ chức phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt bảo vệ quốc phòng, an ninh.

- Tổ chức rà soát điều chỉnh quy hoạch lãnh thổ, ngành và phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ; triển khai thực hiện các quy hoạch đồng bộ, cùng phát triển; kiểm soát ngăn chặn kịp thời không để các trường hợp phát triển tự phát không tuân theo quy hoạch, kế hoạch.

- Tăng cường phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ giữa các cấp, ngành và sự tham gia của cộng đồng trong việc triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, phát triển bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi phạm.

- Mỗi ngành, mỗi cấp lập kế hoạch cụ thể, lồng ghép vào chương trình, kế hoạch của ngành mình và chủ động triển khai thực hiện thích ứng với kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An để đảm bảo sự phát triển ngành, địa phương hiệu quả, an toàn, bền vững.

- Chuẩn bị đào tạo lực lượng đủ năng lực đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát và ứng phó kịp thời các sự cố môi trường, thiên tai gây ra có nguồn gốc từ biến đổi khí hậu.

- Các cơ quan có chức năng thẩm định các dự án đầu tư cần quan tâm đến nội dung phát chất thải, xử lý thải, đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là các dự án ven biển quan tâm thêm đến vị trí xây dựng đảm bảo an toàn trong điều kiện nước biển dâng.



5.1.8. Tổng hợp và báo cáo quá trình thực hiện

Định kỳ sáu tháng và một năm hoặc có vấn đề gì vướng mắc, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện thành phố thị xã báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch này về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh.


5.2. Hệ thống tổ chức quản lý thực hiện Kế hoạch hành động

5.2.1. Thành lập Ban ứng phó biến đổi khí hậu


Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức hành động về biến đổi khí hậu; các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý, cơ chế phối hợp và giám sát, đánh giá quá trình thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban ứng phó biến đổi khí hậu theo sư đồ ở hình 5.1, bao gồm:




Chỉ đạo, điều hành

Cộng tác, hỗ trợ và trao đổi thông tin




Hình 5.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban ứng phó biến đổi khí hậu .

5.2.2. Ban Chỉ đạo


- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: Trưởng ban

- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phụ trách lĩnh vực môi trường: Phó trưởng ban trực

- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Phó trưởng ban

- Các ủy viên là đại diện lãnh đạo các Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Bưu chính viễn thông, Văn hoá thể thao và du lịch, Giao thông vận tải, Đài phát thanh và truyền hình, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã.



Ban Chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Ban Ứng phó biến đổi khí hậu.

- Định hướng và các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu .

- Tổ chức và chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất ý kiến cho Ủy ban nhân dân về những chủ trương chính sách, đề án và những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Chỉ đạo tổng hợp phân tích đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, các chỉ tiêu của Kế hoạch hành động.

- Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch hành động.

- Quản lý và đề xuất phân bổ kinh phí thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch hành động.

- Tổ chức và phối hợp các hoạt động liên sở, ngành về xây dựng quy hoạch, lồng ghép kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hỗ trợ các sở, ngành, huyện thị và các tổ chức xã hội xây dựng kế hoạch về biến đổi khí hậu.

- Theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động.

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng về biến đổi khí hậu.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ (quý, năm) về tình hình thực hiện Kế hoạch hành động với các cơ quan chức năng.

5.2.3. Tổ chuyên môn giúp việc


Là bộ phận giúp việc cho Ban chỉ đạo, đặt tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Nhân sự, chức năng và nhiệm vụ do Ban chỉ đạo quyết định, bao gồm cán bộ thuộc biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành khác có liên quan.

5.3. Trách nhiệm các sở, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân huyện, thị


Biến đổi khí hậu có tác động đến toàn xã hội, vì thế thực hiện Kế hoạch hành động, đặc biệt những hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, là trách nhiệm của các cấp chính quyền.

5.3.1. Ủy ban nhân dân tỉnh


- Tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan được phê duyệt trong Kế hoạch;

- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả nguồn vốn, thực hiện chống tham nhũng và thất thoát vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu;

- Chủ động huy động thêm nguồn lực và lồng ghép các các hoạt động có liên quan của các chương trình khác trên địa bàn để đạt được các mục tiêu trong Chương trình;

- Đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc giám sát, đánh giá quy định trong Chương trình;

- Chuẩn bị các báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn tỉnh/thành phố theo qui định hiện hành.

5.3.2. Sở Tài nguyên và Môi trường


- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước được phân công; giúp Ban ứng phó biến đổi khí hậu phối hợp với các sở, ngành và huyện, thị quản lý và thực hiện tốt Kế hoạch hành động.

- Hướng dẫn và hỗ trợ các sở, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thị và các tổ chức đoàn thể xây dựng và thực hiện các kế hoạch về biến đổi khí hậu .

- Điều phối chung về thông tin, giáo dục và truyền thông liên quan đến biến đổi khí hậu.

- Hướng dẫn, giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch hành động.


5.3.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư


- Chỉ trì và phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị rà soát và chỉnh sửa các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tính đến biến đổi khí hậu.

- Hướng dẫn các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị tích hợp yếu tố biến đổi khí hậu vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.


5.3.4. Sở Tài chính


Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, có trách nhiệm: phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ, bao gồm việc điều phối ngân sách nhà nước hàng năm cho các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu .

5.3.5. Các sở, ngành và tổ chức đoàn thể


- Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngành, lĩnh vực mình.

- Chủ động lồng ghép các giải pháp về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, chương trình, kế hoạch của ngành, lĩnh vực mình.

- Thực hiện các nhiệm vụ giao trong Kế hoạch hành động.

- Chủ động tham gia các hoạt động phối hợp chung theo sự chỉ đạo của Ban Ứng phó biến đổi khí hậu.


5.3.6. Ủy ban nhân dân huyện, thị


- Tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động liên quan Kế hoạch hành động được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

- Huy động và sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực địa phương cho việc thực hiện Chương trình và Kế hoạch hành động.

- Chủ động lồng ghép các giải pháp về giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong các quy hoạch, chương trình, kế hoạch của địa phương mình.

CHƯƠNG VI : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận


Biến đổi khí hậu được đánh giá là do chính con người gây ra. Một điều tất yếu là con người không thể dừng các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng,… Vì thế cần phải nghiên cứu để có biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu các tác hại do nó gây ra. Việc xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của mỗi địa phương là thật sự cần thiết và cấp bách. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này Nghệ An đã tiến hành xây dựng Khung kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong phạm vi tỉnh.

Việc triển khai thực hiện các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước đã được xây dựng trong phần Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động (chương IV).

Vấn đề Biến đổi khí hậu còn rất mới cả về nhận thức và hành động, không chỉ đối với Nghệ An, mà chung đối với cả nước. Do vậy, nội dung Khung kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu tại Nghệ An mang tính chất định hướng chủ yếu cho các ngành và lĩnh vực liên quan. Tuy vậy, khung kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ là cơ sở để các ngành lồng ghép trong quá trình xây dựng thành quy hoạch (điều chỉnh hoặc bổ sung), xây dựng kế hoạch hàng năm hoặc lồng ghép với các Dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

6.2. Kiến nghị


Đề nghị Chính Phủ và các Bộ ngành liên quan xem xét:

- Có những chính sách phù hợp cho việc phát triển các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu tại Nghệ An.

- Nghiên cứu, chuyển giao các thành tựu khoa học, kỹ thuật liên quan đến giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu về các địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An.

- Lồng ghép các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.






DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu Tiếng Việt

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Hà Nội, 12/2008.

[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội, 06/2009.

[3]. Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các Bộ, ngành, địa phương.

[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu, Hà Nội, 2003.

[5]. GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên). Biến đổi khí hậu (Tài liệu huấn luyện, đào tạo và phổ biến kiến thức). NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2008.

[6]. Lê Huy Bá. Biến đổi khí hậu và hiểm họa toàn cầu. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

[7]. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Biến đổi khí hậu và tác động của chúng ở Việt Nam trong khoảng 100 năm qua – Thiên nhiên và con người. NXB Sự thật. Hà Nội, 1991.

[8]. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Khí hậu và Tài nguyên khí hậu Việt Nam. Nhà Xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 2004.

[9]. Nguyễn Đức Ngữ. Tác động của ENSO đến thời tiết khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội. Đề tài cấp nhà nước, 2002.

[10]. UBND tỉnh Nghệ An. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã tỉnh Nghệ An, 2010.

[11]. Sở Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo Điều tra, đánh giá sự thay đổi diện tích RPH ven biển, RNM ảnh hưởng đến sạt lở và biến đổi khí hậu các huyện ven biển tỉnh Nghệ An, 2009.

[12]. Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường. Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro ở Việt Nam. Hà nội, tháng 11/2010.

[13]. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020.

[14]. UNDP, Báo cáo phát triển con người, 2007/2008

[15]. Sở Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh năm 2007, 2008, 2009, 2010.

[16]. Trần Thục, Lê Nguyên Tường. Khí hậu – Biến đổi và phát triển bền vững. Báo cáo trình bày tại lễ kỷ niệm ngày Khí tượng Thế giới và ngày Thế giới về Nước. Hà Nội, 2005.

[17]. Trần Thục, Lê Nguyên Tường. Khí hậu, Biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng. Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị khoa học Trường Đại học Thủy lợi. Hà nội, 2006.

[18]. Viện Môi trường nông nghiệp. Báo cáo phân tích tác động của Biến đổi khí hậu đến nông nghiệp Việt Nam, đề xuất các biện pháp thích ứng và chính sách giảm thiểu. Hà nội, tháng 5/2010.

[19]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nghiên cứu biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á và đánh giá tác động, tổn thương và biện pháp thích ứng. Hợp tác giữa Viện KHKTTV & MT với SEA START RC, 2007.

[20]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tác động của nước biển dâng và vác biện pháp thích ứng ở Việt Nam, 2008.

[21]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường. Báo cáo đánh giá lưu vực sông Cả, Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu. Hà nội, 2010.

[22]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước ở Việt Nam và các biện pháp thích ứng. Hợp tác giữa Viện KHKTTV & MT và DANIDA, 2008.

[23]. Trung tâm Khoa học Công nghệ Khí tượng Thủy văn & Môi trường. Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, 2007.

[24]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 – 2015. Nghệ An, 2010.

[25] Tỉnh ủy Nghệ An, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ 17, tháng 12/2010.

[26] Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011 – 2015. 20/12/2010;

[27] Bộ Công thương, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Công Thương, 03/8/2010.

[28] Bộ Giao thông vận tải, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cảu Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2015. 26/01/2011;

[29] Bộ Y tế, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Y tế giai đoạn 2011 - 2015. 27/9/2010.



2. Tài liệu nước ngoài

[30]. David Heinn and et al: Installing and Using the hadley Centre regional Climate Modelling System, PRECIS.

[31]. Development of Climate Change Scenarios for Viet Nam and some Activities of IMHEN on Climate Change Impacts and Adaptations. The workshop document, IMHEN, 4/2007.

[32]. IPCC, Climate Change, 2007.

[33]. IPCC. Fourth Assessment Report of the Intergovemental Panel on Climate Change: WGI: The Physical Science of Climate Change, WGII: Impacts, Adaptation & Vulnerability, WGIII: Mitigation of Climate Change, 2007.

[34]. UNFCCC. Guidelines for the Preparation of National Adaptation Programmes of Action, 2004.

[35]. UNFCCC. Climate Change: Impacts, Vulnerabilities and Adaptation in Developing Countries, 2007.

[36]. UNDP, Human Development Report 2007/2008, Fighting Climate Change: Human Sosidarity in a Divided World, 2007.

[37]. Robert L.Wilby and Christian. Using SDSM Verion 3.1 – A dicision support tools for the Assessment of regional Climate Change Impacts, 2004.

[38]. Wigley.T.M.L., and Raper.S.C.B. Implications for Climate and Sea Level of revised IPCC Emissions Scenarios, 357, 293 – 300, 1992.






K ế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Nghệ An

giai đoạn 2011-2015 có tính đến năm 2020


tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương