NHẬt bản trích 4 chương trong 55 chương của Bộ Nhật Bản Dưới Mắt Nguòi Việt, ấn bản 1 gồm 950 trang, ấn bản 2 khoảng 000 trang (sẽ in). Phần không đọc được là chữ Hán. ChưƠng 48



tải về 1.16 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích1.16 Mb.
#36395
  1   2   3   4   5   6   7
NHT BN
Trích 4 chương trong 55 chương của B Nht Bn Dưới Mắt Nguòi Việt, ấn bản 1 gồm 950 trang, ấn bản 2 khoảng 2.000 trang (sẽ in). Phần không đọc được là chữ Hán.
CHƯƠNG 48
LCH S QUAN H NHT-VIT
Ai cũng biết Việt Nam và Nhật Bản cách nhau một đại dương xa xôi hay khoảng 4.000 km và hai múi giờ, thì chắc là không có họ hàng gì với nhaụ Nhưng chúng tôi đã gặp một số người Nhật không nghĩ như vậy, họ cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản có ít nhiều liên hệ huyết thống. Có một số thuyết cho rằng dân tộc Nhật ngày nay một phần là do di dân từ phương Nam lên, trong đó có cả những người Bách Việt ở miền nam Trung Hoa hay xứ Nhật Nam thuộc miền trung Việt Nam. Trong truyền thuyết Nhật Bản, chuyện đi xuống thủy cung cưới vợ tiên... được hiểu là đi về các đảo hay vùng đất ở phương Nam trong đó có cả Việt Nam.

Phương Nam luôn vô tình phát "tín hiệu" về phía Nhật, càng thôi thúc người Nhật đi tìm cái mới lạ hay về nguồn. Thật vậy, khi xưa, những trái dừa theo sóng trôi dạt đến bờ biển phía nam của Nhật, hoặc có khi người Nhật nhặt được những thân cây trôi dạt đem nấu nướng, khi làn hương thơm ngào ngạt bốc ra, từ đó họ mới để ý đến thứ trầm hương (jinko / chinko) quý giá mà người Nhật còn gọi là trầm thủy hương (jinsuiko). Biển cả tuy ngăn cách, nhưng cũng là con đường giao thông thuận tiện. Khi thuyền bè di chuyển trở nên thuận lợi hơn, người Nhật đã đẩy mạnh việc giao dịch với Trung Hoa cũng như các nước ở phương Nam.


NGƯỜI NHT BN ĐU TIÊN TI VIT NAM

Nhật Bản và Việt Nam đã có giao lưu từ khoảng hơn 1.000 năm trước. Đó là thời đại "Nara" (Nại Lương Thời Đại) tới "Heian" (Bình An Thời Đại) ở Nhật Bản và thời nhà Đường (618-907) ở Trung Hoa.

Khi đó, các sứ giả được Nhật Bản gởi đi Trung Hoa học gọi là "Kentoshi" (Khiển Đường Sứ). Vì thuyền bị gió bão nhiều người bị chết hay trôi dạt về phương Nam tới miền bắc hoặc trung Việt Nam hiện naỵ Trong số những người phiêu dạt ấy có các nhà sư như: "Kukai" (Không Hải) và "Kanjin" (Giám Chân).

Theo tài liệu lịch sử, người Nhật Bản đầu tiên tới Việt Nam là ông Nakamaro Abeno (A Bội Trọng Ma Lữ) và Kiyokawa Fujihara (Đằng Nguyên Thanh Hà)... Năm 716, ông Nakamaro sang Trung Hoa du học vào thời nhà Đường, tức thời Nara, Heian ở Nhật, có tên Trung Hoa là Triều Hàng, sau lại đổi là Triều Hoành. Trên đường về nước, thuyền của ông bị giạt vào An Nam đô hộ xứ (Việt Nam), sau ông trở lại Trường An, Trung Hoa. Năm 753, Triều Hoành 55 tuổi, làm Bí Thư Giám phụ trách thư viện của Hoàng Đế, kiêm Vệ Úy Khanh chỉ huy đội cấm vê.. Năm 761, niên hiệu Thượng Nguyên, ông được cử sang An Nam làm Tiết Độ Sứ hay Chấn Nam Đô Hộ, tức người đứng đầu trông coi xứ Việt Nam (lúc bất giờ mới chỉ có nửa phía bắc) và có công trong việc hòa giải tranh chấp giữa các dân tộc thiểu số ở biên giới Vân Nam. Tới năm 767, ông trở về Trung Quốc và sau đó mất tại Trường An.

Từ cuối thế kỷ 14, vương quốc Lưu Cầu (Ryukyu, tức quần đảo Okinawa (Xung Thằng), gần Đài Loan, sau bị sát nhập vào Nhật Bản) đã gởi một văn thư sang Việt Nam.

Từ cuối thế kỷ 16, vào năm 1583, đã có tàu Nhật tới Hội An, Đà Nẵng và sau đó tới Cửa Việt thuộc Quảng Tri.. Ở Đàng Trong, đã có thư trao đổi giữa Chúa Nguyễn Hoàng và Mạc Phủ Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang) cũng như thư của Nguyễn Hoàng viết năm 1604 gởi Thiên Hoàng Hy Tôn Hiếu Văn. Ở Đàng ngoài, Chúa Trịnh cũng có thư viết năm 1610 về việc tàu buôn Nhật Bản đến Nghệ An năm 1609 bị sóng gió, phải lánh nạn và chờ tìm đường về nước.

Sự buôn bán trở nên thường xuyên hơn vào đầu thế kỷ 17, các tàu Nhật Bản đi buôn ở hải ngoại gọi là "Goshuinsen" (Ngự Chu Ấn Thuyền), là các thuyền có giấy phép đóng dấu đỏ (shuin, chu ấn) của "Shogun" tức Tướng Quân thời bấy giờ, từ các phố cảng Nagasaki (Trường Kỳ) thuộc Kyushu (Cửu Châu), Sakai (Cảnh) thuộc Osaka (Đại Phản)... thường ghé Ma Cao rồi tới Hà Nội, Hội An, Thanh Hà... buôn bán. Hội An khi đó là cảng nằm trên con đường "tơ lụa biển" nối liền đông-tây, nằm trên sông Thu Bồn, gần Cửa Đại, phía Nam Đà Nẵng, thuộc tỉnh Quảng Nam. Họ đem bán vàng, bạc, gươm, đao, mành xếp, quạt xếp, những đồng tiền bằng đồng và đồ sứ "Hizen" (Phì Tiền, tên một nước cổ vùng Kyushu)... rồi mua về tơ tằm, san hô, ngà voi, da hươu, đồ gốm...

Nổi bật trong số các thương gia đến buôn bán ở Đàng Ngoài, mà người Nhật thời đó gọi là An Nam (Annam), là hai cha con ông Ryoi Suminokura (Giác Thương Liễu Dĩ, 1554-1614, sau được dựng tượng ở Sagano) và Ryoi Suminokura (Giác Thương Dữ Nhất, 1571-1632), được kể là hào thương (thương gia có tài trí hơn người) thời đó. Với tư cách sứ giả mậu dịch, họ là người đầu tiên nhận giấy phép đi Việt Nam của Tướng Quân Tokugawa Ieyasu (Đức Xuyên Gia Khang). Giấy phép là một tờ giấy chỉ có ghi hàng chữ (Ji Nippon To Tokyo, Tự Nhật Bản Đáo Đông Kinh, nghĩa là Từ Nhật Bản đến Đông Kinh, Đông Kinh là tên gọi Hà Nội thời đó, còn Đông Kinh của Nhật thời đó là Giang Hộ (Edo)) và đóng dấu đỏ.

Họ khởi hành chuyến đầu tiên vào cuối thu năm 1603 và trở lại Nhật tháng 6/1604. Các thuyền buôn thời đó đều phải chờ gió bắc vào tháng 10 đến 11 để giăng buồm xuôi nam và sau đó chờ gió nồm (nam) vào tháng 7, mùa hè năm sau để trở lên hướng bắc, về Nhật. Vì vậy họ đã lập ra khu Cẩm Phố để cư ngụ lâu dài, trong khi người Hoa thì có phố Minh Hương. Cuộc hành trình tất nhiên rất gian nan và vất vả, kéo dài cả 8 tháng. Nhưng bù lại, lợi nhuận được phỏng đoán là lời 100 đến 200%. Từ năm 1603 đến 1634 (là năm Tướng Quân ra lệnh bế môn tỏa cảng), họ đã đi Việt Nam tất cả 17 lần, trung bình cứ hai năm một chuyến.

Họ chủ yếu mua dược liệu, trầm, tơ sợi, lụa, hương liệu như hồ tiêu, nghệ, rồi chì, đá tiêu (dùng làm đạn và chế thuốc súng) và thư tịch (các sách từ Trung Quốc đưa vào). Và họ bán quạt, dù, ấm đun thuốc bằng kim loại, tiền đồng, súng đạn, đao kiếm, khoáng sản như lưu huỳnh, thiếc, đồng, bạc... Kiếm Nhật nổi tiếng là sắc bén, nên là một trong những món hàng được người Việt thời đó ưa thích nhất.

Năm 1999, khu phố cổ Hội An... đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới, với 1.310 di tích, trong số đó có hơn 20 di tích của người Nhật và Hoạ

Có thể Nhật Bản và Việt Nam đã có giao thương từ cả trước thế kỷ 16, 17, cụ thể qua các gốm men Hải Dương, Bát Tràng. Thật vậy, ngày nay, các nhà khảo cổ Nhật Bản tìm thấy rất nhiều đồ gốm Việt Nam thuộc các niên đại từ thế kỷ 14 đến 15 ở Dazaifu (ẸáÉâỂđ, Thái Tể Phủ) như các bát tráng men trắng đục và trắng vàng xám trong lòng thường trang trí hoa văn màu xanh lam nhạt. Họ cũng khám phá thấy một số đồ gốm khác niên đại thế kỷ 15 đến 17 tại Hakata (Bác Đa, là thương cảng cổ lớn nhất của Nhật Bản, sau tàn lụi và từ thế kỷ 17 chuyển sang cảng Nagasaki) thuộc Kyushu (Cửu Châu).

Tuy Việt Nam đã dùng tiền đúc bằng đồng từ nhà Đinh thế kỷ thứ 10, nhưng thường gọi là Hưng Bảo, Thông Bảo, Nguyên Bảo... và chia ra quan, tiền... Nhưng chính trong thời kỳ này, chữ "đồng" (từ loại tiền bằng đồng (銅) của Nhật Bản, tiếng Nhật đọc là "do") bắt đầu phổ cập và sau đã trở thành đơn vị tiền tệ của Việt Nam cho đến naỵ

Hiện vẫn còn di tích một phố cổ đã có thời khoảng 700 người Nhật Bản cư ngụ, với Chùa Cầu xây năm 1593 và một số mộ cổ. Chùa Cầu là kiến trúc độc đáo, ngôi chùa nằm ngay trên cầu, bắc qua con rạch chảy ra sông Thu Bồn, với sự đóng góp phần lớn của người Nhật và các phụ nữ Việt lấy chồng Nhật, còn gọi là Cầu Nhật Bản. Năm 1719, Chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cầu là "Lai Viễn Kiều". Nhật Bản cũng tài trợ trùng tu nhiều di tích văn hóa tại Hội An cũng như đền đài tại Huế... Chùa Cầu còn gọi là Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều.

Vua Thành Thái cũng đã từng gởi quốc thư đến Thiên Hoàng Nhật lúc đó là Minh Trị nhân dịp Nhật Hoàng mời nhà Vua dự lễ chiến thắng Nga sau trận Đối Mã (Tsushima) năm 1905. Nhà vua muốn đi dự, nhưng bị Toàn Quyền P. Beau ngăn cản. Vua Thành Thái đã bí mật cử một Hoàng Thân đi thaỵ Trước khi đi, nhà vua gọi Hoàng Thân ấy vào và dặn dò: "Trong cái nón có ghép thư gởi Nhật Hoàng, mong cơ hội thượng quốc giúp đỡ Việt Nam chống Pháp". Nhưng sự kiện bị nội gián tiết lộ, nên khi sứ giả sắp xuống tàu ở Đà Nẵng thì bị Công Sứ Quảng Nam tới giữ ngay chiếc nón ấy lại và khám phá được quốc thự

Đầu thế kỷ 20, Nhật Bản hùng mạnh, các nhà cách mạng Việt Nam tới Nhật Bản cầu cứu và đưa khoảng 200 du học sinh đến. Nhưng rồi Nhật vì quyền lợi, đã cấu kết với Pháp trục xuất các nhà cách mạng và du học sinh Việt. Cùng với việc Nhật bỏ rơi nhà cách mạng Trần Trung Lập và lúc thì xua đuổi, lúc thì nuôi dưỡng Kỳ Ngoại Hầu Cường Để đều cho thấy Nhật Bản đặt quyền lợi của họ lên trên hết, điều đó làm đã làm nhiều người Việt thất vọng và đau lòng không ít.

Thời Thế Chiến Thứ 2, cuối năm 1940, quân đội Nhật do Tướng Tsuchihashi (Thổ Kiều) chỉ huy đã tới Việt Nam với quân số khoảng 80.000 người và lực lượng hậu cần khoảng 200.000 ngườị Quân Nhật ép nhà cầm quyền Pháp hợp tác, trong đó có việc thu mua lúa gạo bán cho Nhật nuôi quân tại chỗ, dự trữ gạo cho Quân Đoàn 38 của Nhật ở Đông Dương, dự trù để xuất cảng qua Nhật 1.000.000 tấn gạo trong vụ mùa năm 1942-43 và bắt nông dân trồng đay từ 18.850 mẫu năm 1942 lên 42.546 mẫu năm 1944... Đó là một trong những yếu tố gây nên nạn đói năm Ất Dậu 1945, khiến khoảng 1 triệu người Việt bị thiệt mạng (con số 2 triệu là con số thổi phồng). Yếu tố khác là bị bão và mất mùa, chiến tranh nên không chở gạo từ nam ra bắc được.

Các tài liệu và sử gia đã đưa ra nhiều con số khác nhau về người chết trong nạn đói Ất Dậu, từ 100.000 đến 2.000.000. Theo suy luận tổng hợp của chúng tôi thì số người chết đói khoảng 1.000.000, con số 2.000.000 do quốc hội đầu tiên năm 1945 đưa ra và ông Hồ Chí Minh nói trong tuyên ngôn độc lập là con số quá lớn, nhằm tuyên truyền và kích động đấu tranh lúc đó hơn là thực tế. Ông Nguyễn Mạnh Côn khi đó là đại biểu Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội trong quốc hội này đã từng kể lại với nhà văn Hoàng Hải Thủy đại ý là "Chúng tôi quyết định để là 2.000.000 người chết, đâu có làm thống kê mà biết chắc con số... con số 2.000.000 do chúng tôi đặt ra trở thành số liệu lịch sử". (Hoàng Hải Thủy trong "Sống Và Chết Ở Sài Gòn", Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2002).

Ngày 3/9/1945, họ bất thần làm cuộc đảo chánh chế độ thực dân của Pháp Quốc thành công. Trong lúc Nhật Bản bắt đầu yếu và sắp thua mà làm đảo chánh vì nhà cầm quyền Pháp đang thuộc chính phủ Pétain thân Đức chuyển qua thuộc Charles de Gaulle là người lãnh đạo kháng chiến Pháp chống Đức đã cùng quân đội Đồng Minh tiến vào Paris ngày 23/8/1944.

Họ nêu cao danh nghĩa "Đại Đông Á" (Daitoa), giúp các dân tộc nhược tiểu vùng lên giành độc lập và "trao quyền" cai trị đất nước lại cho người Việt. Nhật Bản đã đưa kín đáo nói với vua Bảo Đại đưa cụ Trần Trọng Kim lên làm Thủ Tướng, thành lập chính phủ mà không có bộ Quốc Phòng, không có quân đội nên mặt an ninh và đường lối vẫn phải dựa vào quân Nhật.

Nhưng sau khi thua trận Thế Chiến Thứ 2 thì quân đội Nhật rút đi, chỉ còn một số người giải ngũ ở lạị Họ hợp tác giúp các nhóm kháng chiến chống Pháp hoặc lập gia đình với người Việt. Sau có một số trở về Nhật, một số định cư luôn ở Nam Việt Nam, nhưng sau năm 1975, hầu như tất cả số người còn ở lại miềm Nam đã bị ép trở về nước cùng gia đình (vợ Việt và con cái).
CÙNG CHNG QUÂN MÔNG C

Vào thế kỷ 13, đế quốc Mông Cổ do Hoàng Đế Hốt Tất Liệt là cháu của Thành Cát Tư Hãn cầm đầu trở nên rất hùng mạnh, chi phối Trung Hoa và một phần Châu Âụ Hốt Tất Liệt đã ba lần xua quân Mông Cổ (Moko, còn gọi là quân Nguyên) đánh Việt Nam vào các năm 1258, 1285 và 1286, nhưng cả ba lần đều bị quân Việt đánh cho đại bạị

Trong khi đó, quân Mông Cổ cũng dùng thuyền đi đánh Nhật Bản, người Nhật gọi là Moko Shurai (Mông Cổ Tập Lai). Từ năm 1268, nhà Nguyên nhiều lần gởi Sứ Giả sang Nhật bắt thần phục, cuối cùng 5ứ Giả bị Nhật chém đầụ Tức giận, nhà Nguyên cho quân qua đánh Nhật.

Lần thứ nhất năm 1274, gồm 28.000 quân và 900 chiến thuyền và vũ khí tối tân thời đó như tên tẩm thuốc độc, súng... tới đánh bờ biển Hakata (Bác Đa) phía tây đảo Kyushu (ẪọẺB , Cửu Châu), đã đổ bộ và kịch chiến khiến phía Nhật rất lo sợ, nhưng họ mới đánh thăm dò và vì gặp bão nên rút luị

Lần thứ hai năm 1281, nhà Nguyên huy động lực lượng hải quân mạnh nhất thời bấy giờ quyết ra taỵ Sở dĩ nhà Nguyên có hải quân mạnh là do thôn tính của nhà NamTống. Quân viễn chinh gồm hai đạo quân, một đạo là Đông Lộ Quân với 40.000 quân và 900 chiến thuyền xuất phát từ nam Cao Ly (tức Triều Tiên) cùng một đạo là Giang Nam Quân với 100.000 quân và 3.500 chiến thuyền xuất phát từ vịnh Hàng Châu, Thượng Hải. Nhưng chính vì có hai đạo quân mà lại đến không cùng lúc nên không hợp sức được, Đông Lộ Quân đến trước đánh tại địa điểm cũ, không đủ sức, ngày 27/7, Giang Nam Quân mới tới nơị Dù biết khó khăn, nhưng phía Nhật với 40.000 quân nhất quyết chống lại bằng cách xây chiến lũy (bằng đất đá, cao 3 mét, dầy 2 mét, nay vẫn còn di tích) từ đó dùng cung nỏ bắn ra và nửa đêm còn dùng thuyền nhỏ ra tập kích tầu chiến gây khốn đốn cho quân Mông Cổ. Khiến suốt 70 ngày tấn công mà quân Mông Cổ không đổ bộ được, lương thực cạn dần. Bất ngờ đến đêm 30/7, đoàn thuyền của quân Mông Cổ lại bị bão lớn nên càng tan nát, đã bị quân Nhật đánh cho đại bạị

Năm 1285, nhà Nguyên ra lệnh đóng những chiến thuyền lớn hơn định tấn công đợt 3, nhưng rồi Hoàng Đế Hốt Tất Liệt mất năm 1289 nên kế hoạch bị bỏ dở.

Nhìn vào niên biểu chúng ta sẽ thấy ngay, vào thời đó, Việt Nam hay Nhật Bản được yên hay bị xâm chiếm là tùy thuộc quân Mông Cổ tấn công ở đâụ Hai dân tộc vô hình trung đã có sự hỗ tương trong việc chống giặc, bảo vệ đất nước.

BANG GIAO VIT-NHT

Trước 1945, Việt Nam còn bị đô hộ nên mọi việc ngoại giao của Việt Nam do Pháp quyết đi.nh.

Năm 1945 đến 54, chiến tranh tiếp diễn, bang giao chính thức bị gián đoạn. Tuy vậy, tòa Đại Sứ Việt Nam tại quận Shibuya (Sáp Cốc), Đông Kinh được xây năm 1947, xây lại năm 2002 và khánh thành năm 2003.

Sau khi Việt Nam bị chia đôi năm 1954, Nhật Bản đã chỉ đặt liên hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam Cộng Hòa tức miền Nam cho tới năm 30/4/1975.

Ngày 21/9/1973, song song với Hiệp Định Paris về Việt Nam được ký kết, Nhật Bản đã đặt liên hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (nhưng chưa trao đổi đại sứ và chưa có cơ sở).

Tháng 10/75, Nhật Bản ký hiệp định viện trợ không bồi hoàn 49 triệu MK cho Việt Nam và mở Tòa Đại Sứ tại Hà Nộị Năm 1976, phía Việt Nam mới cử Đại Sứ đầu tiên tới Nhật Bản và dùng cơ sở Tòa Đại Sứ cũ của Việt Nam Cộng Hòa ở quận Shibuya (ẺaÊJ , Sáp Dịch), Đông Kinh. Năm 2002, cơ sở này đã được xây lại thành tòa nhà mới 3 tầng.

Về việc viếng thăm Việt Nam, có các vị Thủ Tướng Murayama (Thôn Sơn) năm 1994, Thủ Tướng Hashimoto (Kiều Bản) năm 1997, Thủ Tướng Obuchi (Tiểu Uyên) năm 1998, Thủ Tướng Koizumi (Tiểu Tuyền) năm 2002, khi đó ông đã được giới thiệu thưởng thức nhạc truyền thống Việt Nam và đội nón quai thao đứng giữa các nữ nghệ sĩ mặc áo tứ thân... Về việc viếng thăm Nhật Bản của nhà nước CSVN, có các Thủ Tướng Võ Văn Kiệt năm 1993, Tổng Bí Thư Đỗ Mười năm 1995, Chủ Tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh năm 1995, Thủ Tướng Phan Văn Khải năm 1999, 2004 và Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh năm 2002...
L HI VIT -NHT NĂM 2003...

Nhân kỷ niệm 30 năm bang giao giữa hai nước, mỗi nước Việt và Nhật đều tổ chức lễ hội tại quốc gia đối tác.

Phía Việt Nam đã tổ chức "Vietnam Festival 2003" từ ngày 19 đến 20/9/2003 tại công viên Hibuya, Tokyo với khoảng 50 gian hàng từ các công ty trong nước và ở Nhật như thủ công nghệ và thực phẩm. Một số nghệ sĩ và người mẫu cũng từ Việt nam qua trình diễn ca vũ nhạc dân tộc, thời trang áo dài trong dịp này.

Phía Nhật Bản đã có phần nói chuyện ngày 4/10, về văn hóa ẩm thực và giới thiệu 18 món ăn đặc thù như "Sashimi (gỏi cá sống), Sushi (cơm cá sống), Tenpura (lăn bột rán/chiên), Shabushabu (lẩu)"... Bếp Trưởng của nhà hàng Toranomon Pastoral, một nhà hàng nổi tiếng bậc nhất ở Nhật đã biểu diễn xẻ thịt một con cá ngừ (maguro) nặng khoảng 50 kg.

Tòa Đại Sứ Nhật và Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam (VNSO) đã phối hợp tổ chức chương trình hòa nhạc Viê.t-Nhật tại Nhà Hát Lớn Hà Nội ngày 15, 16/10. Phía Nhật có Nhạc Trưởng Honna Tetsuji, Nghệ Sĩ vĩ cầm Urushihara Keiko và 98 nghệ sĩ khác. Nhạc Trưởng Honna Tetsuji là cố vấn cho Dàn Nhạc Giao Hưởng Việt Nam, đã có sáng kiến phối hợp hòa tấu trên và đang giúp nâng cấp dàn nhạc Việt qua viện trợ 50 triệu Yen (450.000 Mỹ Kim) của chính phủ Nhật để trang bị toàn bộ nhạc cụ mới.

Ngày 19/10, tại Hà Nội có buổi thi hùng biện tiếng Nhật, sáng tác, ngâm thơ Haiku (Bài Cú) và Senryu (Xuyên Liễu). Thơ Bài Cú có 1 âm vần theo thể 5 - 7 - 5, thường diễn tả thiên nhiên. Thơ Xuyên Liễu cũng tương tự nhưng có 17 âm vần và hướng về tình người, phong tục, thường dùng lối văn bình dân, châm biếm.

Đoàn kịch "Nô" Kita-Ryu (Hỷ Đa Lưu, 1 trong 5 phái Nô tĩnh) với các nghệ sĩ thế hệ thứ 14 của tập đoàn Roppeita (Nhật) đã trình diễn tại Đại Nội Huế ngày 3, 4/9 và Nhà Hát Lớn Hà Nội ngày 6, 7/9. Kịch "Nô" có từ thế kỷ 14, là một loại "nhạc kịch = opera" cổ điển của Nhật, đã được cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giời từ tháng 5/2001.

Ngày 20/10, Hội Hữu Nghị Viê.t-Nhật ở Nhật đã hỗ trợ nữ đạo diễn Tú Mai tự thực hiện vở kịch hiện thực "Matsu, Kẻ Sống Ngoài Vòng Pháp Luật" (Muho Matsu No Issho, Vô Pháp Tùng Nhất Sinh) đã từng được đóng thành phim năm 1943 và 1958 của cố nhà văn nổi tiếng Iwashita Shinsaku (Nham Hạ Tuấn Tác), với các diễn viên Việt Nam tại Nhà Hát Lớn Hà Nộị "Matsu" là tên nhân vật chính, một thanh niên trọng đạo lý, nhưng vì hay chống đối những bất công, nên bị gạt ra ngoài xã hội và coi như "kẻ sống ngoài pháp luật" cũng như cuộc tình ngang trái của anh... phản ánh xã hội Nhật thời đầu thế kỷ 20.

Có lẽ đây là lần đầu tiên kịch "Nô" và kịch Nhật được trình diễn ở Việt Nam.

Dịp này, phía Nhật Bản cũng đã cho chiếu miễn phí một số phim giới thiệu khoa học kỹ thuật của Nhật ở Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, như: "Một xe ô tô làm cả thế giới phải ngạc nhiên (Honda), Tàu tốc hành được sinh ra từ sự tận tụy (Shinkansen = Bullet train chạy 240 km / giờ và nay loại Nozomi 700 mới nhất với mũi hình đầu vịt lên tới 270 km / giờ), Nhà máy địa phương vươn ra thế giới (Sony).

Cũng trong dịp này, công ty xe hơi Toyota (Phong Điền) đã tài trợ tổ chức buổi hòa tấu ngày 12/10 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, do dàn nhạc giao hưởng Đông Bắc Đức trình diễn, dưới sự chỉ huy của Nhạc Trưởng Koji Kawamoto và Nghệ Sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn (người Á Châu đầu tiên được giải thưởng Chopin lần thứ 10 năm 1980 tại Ba Lan, hiện định cư ở Gia Nã Đại và năm 2005 được mời trở lại làm Giám Khảo cuộc thi Chopin).

Ngày 30/10, Hiệp Hội Xúc Tiến Hiện Đại Hóa Văn Hóa Truyền Thống Nhật Bản (J-Art) đã tổ chức buổi ca vũ tạo nhiều ấn tượng tại Nhà Hát Lớn Hà Nộị Giới thiệu chương trình "The Savior 3" (Cứu Tinh 3) dựa trên các câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết cổ đại Á Châu, mang thông điệp "Ai cũng có sứ mạng tác dụng đến hòa bình thế giới" với lời nhạc và nhất là điệu múa, trang phục lạ mắt nhằm tạo cho khán thính giả những ấn tượng khác nhaụ

Bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam đã hợp tác với Tòa Đại Sứ Nhật để thử nghiệm việc đưa tiếng Nhật vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Thí điểm đầu tiên là trường Trung Học Cơ Sở Chu Văn An ở Hà Nội và sau đó là các trường ở Sài Gòn...

Hội chợ "Vietnam Festival 2004" ở Yokohama do Air Việt Nam bỏ ra 600.000 Mỹ Kim, tổ chức từ 4 đến 6/6/2004, với sự tham dự của 50 gian hàng Việt và Nhật. Rất nhiều tiết mục văn nghệ với các nhạc cụ cổ truyền như trống, đàn t'rưng, đàn đầu, đàn tranh, vũ và trình diễn thời trang áo dài... Có lẽ đây là hội chợ Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay ở Nhật với tổng cộng khoảng 10.000 người tham dư..

Lễ Hội "Giao Lưu Văn Hóa Du Lịch Viê.t-Nhật" do Sở Du Lịch, Air Việt Nam... bỏ ra 600.000 Mỹ Kim, tổ chức từ ngày 19 đến 21/11/2004 tại Sài Gòn. Có 10 đoàn biểu diễn nghệ thuật và khoảng 3.000 người Nhật qua tham dư..

Lạ một điều là trong khi Thủ Tướng nhà nước Việt Nam Phan Văn Khải tới Nhật, thì ngày 2/6, lần đầu tiên chính phủ Nhật qua Đại Sứ Nhật tại Hà Nội loan báo Nhật sẽ gắn liền vấn đề viện trợ với nhân quyền tại Việt Nam. Coi nhân quyền là 1 trong 5 yếu tố để cứu xét viện trơ..

Ngày 2/10/2004, Dàn Nhạc Giao Hưởng Quốc Gia Việt Nam (VNSO) hoàn chỉnh với 82 thành viên đã tới Nhật Bản để tham dự Tuần Dân Nhạc Châu Á (Asia Orchestra Week). VNSO đã mời Nhạc Trưởng Tetsuji Honna chỉ huy và anh Bùi Công Duy đang học tại Nhạc Viện Tchaikovsky làm người độc tấu (soloist). Toàn bộ kinh phí ước nửa triệu Mỹ Kim do phía Nhật phụ đảm. VNSO biểu diễn ở Tokyo đêm ngày 4/10 và ở Osaka ngày 6/10.

Tối 28/9/2004, một chương trình biểu diễn đặc biệt của nhóm trống đến từ Nhật Bản, Renkyo-Kazegumi (mang ý nghĩa "Âm thanh của trông tựa như tiếng gió thổi vô tận") đã được giới thiệu tại Nhà hát lớn ở Hà Nội và sau đó tại Sài Gòn nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEM (Kinh tế Âu-Á) lần thứ 5.


VIỆN TRỢ

Năm 1959, Nhật Bản đã ký hiệp ước bồi thường chiến tranh với Việt Nam Cộng Hòa qua việc tài trợ xây đập Đa Nhim... và các viện trợ khác cho tới năm 1975. Năm 1999, lại viện trợ tái thiết đập Đa Nhim.

Sau 1975, Nhật Bản mở lại viện trợ cho Việt Nam. Số tiền viện trợ không bồi hoàn là 28 triệu Mỹ Kim năm 1975 và 17 triệu Mỹ Kim năm 1976... Năm 1977, Nhật Bản hứa hẹn chương trình viện trợ khoảng 140 triệu Mỹ Kim trong 4 năm. Nhưng năm 1978 đã đình chỉ vì nhà cầm quyền Việt Nam mở cuộc tấn công Cam Bốt.

Năm 1986, sau khi nhà cầm quyền Việt Nam rút quân khỏi Cam Bốt, Nhật Bản mở lại viện trơ..

Năm 1987, khi nhà cầm quyền Việt Nam quyết định "đổi mới" (ẰhẰCẰẮẰC) chuyển sang kinh tế thị trường, Nhật Bản đã cùng Pháp Quốc... giúp Việt Nam thanh toán các nợ cũ, mở đường vay tiền từ các quỹ tiền tê..

Số tiền viện trợ của Nhật Bản lúc đầu đứng thứ hai sau Thụy Điển. Nhưng từ năm 1992, Nhật Bản là nước viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam, đặc biệt nhắm tới các công trình xây cất hạ tầng như bến cảng, xa lộ, cầu cống, nhà máy lọc dầu, phi trường, hầm mỏ, viễn thông, khai thác than đá... Số tiền viện trợ từ khoảng vài chục triệu MK lúc đầu, lên khoảng 700 triệu MK năm 1998, rồi 850 triệu MK năm 1999, 1 tỷ MK năm 2002, sau đó giảm xuống... chỉ đứng thứ 2 sau Nam Dương. Cho tới năm 2002, tổng cộng trong 10 năm khoảng 7 tỷ MK tức 40% tổng số viện trợ mà Việt Nam nhận được.

Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam không những tài chính, thiết bị (hard) mà còn viện trợ đường lối (soft), tức cố vấn về chính sách kinh tế, luật pháp như Luật Dân Sư.. Luật pháp của Việt, Nhật và Pháp tương tự nhau vì cùng dựa trên bộ luật Napoleon. Theo luật này, tòa án không dùng bồi thẩm đoàn và hình phạt chiếu theo tội chung (không tính riêng như Hoa Kỳ), tương đối phải chăng không quá đáng.

Cho tới năm 2005, có khoảng 1.350 du học sinh tại Nhật, phần lớn lúc đầu được học bổng của chính phủ Nhật trong 3 năm (3 năm học Nhật ngữ và 2 năm học chuyên môn, mỗi tháng khoảng 180.000 đến 200.000 Yen) hay 5 năm (3 năm học Nhật ngữ và 4 năm Đại Học). Sau đó có một số tự túc học lên Đại Học hay Cao Học. Sau này nhà nước Việt Nam cũng cấp một số học bổng. Trong số trên có khoảng 100 người đi tự túc do gia đình hoặc những người Nhật quen bảo lãnh. Hàng trăm người khác được học bổng của chính phủ Nhật đi tu nghiệp chuyên môn về y khoa, ngư nghiệp, hầm mỏ... Một số tổ chức thiện nguyện cũng giúp người mù qua học về châm cứụ

Cho tới năm 2000, tức trong mười năm qua, chính phủ Nhật đã viện trợ không bồi hoàn khoảng 100 triệu Mỹ Kim, để xây khoảng 250 trường Tiểu Học tại 17 tỉnh thường xuyên bị bão lụt ở Việt Nam, bao gồm khoảng hơn 3.000 lớp học. Hàng chục làng cho người khuyết tật...

Phía Việt Nam có Hội Hữu Nghị Viê.t-Nhật thành lập năm 1965 ở Hà Nội, kết hợp chặt chẽ với Hội Hữu Nghị Nhâ.t-Việt thành lập năm 1955...



tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương