NHẬt bản trích 4 chương trong 55 chương của Bộ Nhật Bản Dưới Mắt Nguòi Việt, ấn bản 1 gồm 950 trang, ấn bản 2 khoảng 000 trang (sẽ in). Phần không đọc được là chữ Hán. ChưƠng 48



tải về 1.16 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích1.16 Mb.
#36395
1   2   3   4   5   6   7

TING VIT CŨNG LÀ MT LI KHÍ KIM TIN

Song song với phong trào thích món ăn, đồ thủ công nghệ Việt Nam, số người Nhật học tiếng Việt cũng gia tăng theo với thời gian. Sách học tiếng Việt sơ cấp và trung cấp bằng tiếng Nhật đã có trên 10 cuốn (có cuốn tái bản đến 20 lần), nhưng vẫn chưa có các từ điển Nhâ.t-Việt hay Viê.t-Nhật tương đối đầy đủ.

Cho tới năm 2005, ước tính có khoảng 50 trường hay lớp dạy tiếng Việt ở Nhật và đã có khoảng 5.000 người Nhật học tiếng Việt. Từ những trường chuyên môn nổi tiếng lâu đời như Tokyo Gaigo Daigaku (Đông Kinh Ngoại Ngữ Đại Học, từ cuối năm 1999 đã dời về thành phố Chufu thuộc Tokyo), Osaka Gaigo Daigaku (Đại Phản Ngoại Ngữ Đại Học), Kyoto Gaikokugo Senmongakko (Kinh Đô Ngoại Ngữ Chuyên Môn Học Hiệu), Asia Africa Gogakuin (Á Phi Ngữ Học Viện), Waseda Hoshien (Tảo Đạo Điền Phụng Sự Viên), một số đại học có lớp tiếng Việt như Đại Học Keio Gijuku (Khánh Ứng Nghĩa Thục), Waseda Daigaku (Tảo Đạo Điền Đại Học), Kanda Gaigo Daigaku (Thần Điền Ngoại Ngữ Đại Học), Daito Bunka Daigaku (Thần Điền Ngoại Ngữ Đại Học); Daigaku Shorin (Đại Học Thư Lâm, thực ra là một nhà xuất bản ngoại văn, nhưng cũng mở lớp tiếng Việt)... cho tới những hội đoàn cũng mở lớp dạy tiếng Việt.

Đa số sinh viên Nhật học bốn năm Đại Học hay thêm hai năm Cao Học về tiếng Việt đều đi Việt Nam ít nhất một năm để học thêm cũng như nghiên cứu viết luận án. Nói chung, người Nhật rất chăm học, nhưng vì phát âm của họ vốn quá đơn giản, nên khi họ phát âm tiếng Việt với 12 mẫu âm, nhiều mẫu âm kép và 6 dấu thinh thì cảm thấy rất khó khăn.

Người dạy là người Việt cũng như Nhật, trong số đó, chỉ có một ít là chuyên môn, còn đa số là tay ngang, như ở Nhật lâu năm hay du học rồi đi dạy thêm để kiếm tiền, một giờ trung bình 1.500 đến 2.500 Yen (14 đến 23 Mỹ Kim), tính ra cao gấp hai đi làm bình thường.

Trong khi đó, người Nhật qua Việt Nam dạy tiếng Nhật thường với tính cách thiện chí, mức trợ cấp chỉ khoảng 100 đến 200 Mỹ Kim/1 tháng.


V SÁCH HÁN, NÔM VIT NAM TI NHT BN

Lâu nay, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn được một vài thân hữu hỏi thăm về sách Hán, Nôm của Việt Nam ở Nhật như thế nàỏ Chúng tôi không thể trả lời rõ ràng vì trình độ còn non kém không đọc thông và nhất là vì không được phép vào các thư viện xem. Sau một thời gian liên lạc thu thập tin tức, chúng tôi được biết, ở Nhật có tổng cộng khoảng 500 cuốn sách Hán, Nôm của Việt Nam, phần lớn được đem về thời trước và sau Thế Chiến Thứ 2.

Các nơi lưu trữ loại sách này như Thư Viện Quốc Hội (Kokkai Toshokan), Văn Khố Matsumoto (Tùng Bản Văn Khố) thuộc Đại Học Keio (Khánh Ứng), Thư Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Đông Dương thuộc Đại Học Tokyo (Đông Kinh), nhưng quan trọng nhất là Đông Dương Văn Khố (Toyo Bunko) ở Tokyo.

Năm 1939, đã có bảng liệt kê các sách Hán, Nôm ở Đông Dương Văn Khố, thấy được 106 cuốn. Năm 1993, bà Nguyễn Thị Oanh thuộc Viện Hán-Nôm Việt Nam đã được cử qua Nhật làm bảng liệt kê sách Hán, Nôm ở viện này thấy có 234 cuốn kể cả vi phim hoặc tả bản (bản chép)... và đã liệt kê ra 193 cuốn, trong số này có 13 cuốn ở Việt Nam không có. Các sách mà Việt Nam không có gồm:

1- Dã Sử Tập Biên, bản chép tay, ghi lại lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng đến Gia Long và nói sơ về các nước lân cận như Cao Miên, Miến Điện... 919 trang.

2- Đại Nam Đương Án, bản chép tay, sách do các quan Bộ Lễ soạn năm 1892.

3- Đại Nam Hội Điển Toát Yếu, bán chép từ vi phim. Do các quan lại ở Lục Bộ soạn. Hội điển triều Nguyễn, gồm các chỉ dụ, nghị định về thuế, công việc của Lục Bộ, Đô Sát Viện, Nội Các, Hàn Lâm Viện... 424 trang.

4- Đại Nam Pháp Lệnh Tập, bản chép tay, 122 trang.

5- Hình Bộ Điều Lệ Vựng Biên, bản chép tay, 150 trang.

6- Hội Đồng Thích Cải Nghĩ, bản chép tay năm 1901, 4 quyển.

7- Khâm Định An Nam Kỷ Lược, bản sao từ bản chép tay, có quyển 28, 30.

8- Lạng Thành Kỷ Thắng, bản chép tay, thơ đề vịnh Lạng Sơn của Ngô Thì Sĩ, bài đề vịnh năm Cảnh Hưng 40 của Hà Đình Nguyễn Thuật Hiên, văn bia ghi lại sắc phong Gia Long tặng Khâm Mục Bá Đa Lộc...

9- Lê Quý Ký Sự, bản chép tay, lịch sử Việt Nam từ năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777) đến Chiêu Thống thứ 3 (1788), 241 trang.

10- Như Tây Nhật Trình, bản chép tay, Vũ Văn Báo, Nguyễn Trưng... soạn năm Thành Thái thứ 1, 146 trang.

11- Ông Phán Trinh Thủ Bình An Bộ, bản chép tay, soạn năm Bính Dần, không rõ niên hiệu, sổ biên lai ghi số tiền và ngày tháng nhận tiền của ông Phán Trinh.

12- Toàn Hạt Quan Lại Lệ Tổng Lý Lý Lịch Sách, bản chép tay, soạn năm Duy Tân thứ 6 (1920), 206 trang.

13- Việt Sử Tiết Yếu, Trần Đình Lượng viết tựa, tổng tự về cương vực diên cách, in năm Duy Tân thứ 2 (1908), 260 trang.

Năm 1998, Bà Nguyễn Thị Oanh được cử qua Nhật lần thứ hai cùng với ông Trần Nghĩa để đọc và viết tóm lược nội dung các sách Hán, Nôm lưu trữ trong Đông Dương Văn Khố.

Xem như vậy thì số sách Hán, Nôm do Việt Nam biên soạn hiện có ở Nhật Bản không nhiều lắm so với ở Pháp, Ý, Hoa Kỳ (ở Đại Học Cornell có khoảng 550 cuốn Hán, Nôm)... Những sách Việt Nam không còn thì các cơ quan thẩm quyền ở Việt Nam có thể yêu cầu được sao lại.

Năm 1964, sau khi Đông Dương Văn Khố in lại bản đồ Việt Nam thời Hồng Đức đã trao trả bản chỉnh về lại cho viện bảo tàng ở Hà Nội.

Đầu hậu thập niên 70, có người Nhật phát hiện tại một tiệm bán đồ cổ ở Nhật một cái chuông đồng của Việt Nam thuộc chùa Ngũ Hộ, làng Kim Thôi, miền Bắc. Chuông hình ống, cao 1 mét, đường kính 42 cm, nặng khoảng 120 kg, bên trên có trạm hình con rồng hai đầu, bốn phía có khắc bốn chữ " Ngũ Hộ Tự Chung". Nhiều người Nhật đã đứng ra quyên góp tiền mua lại chuông này để gởi trả về Việt Nam, được giới truyền thông ủng hô.. Phía tiệm đồ cổ đòi giá 5 triệu Yen, trong khi đó tiền quyên góp được tới 9,6 triệu Yen.

Ngày 14/6/1978, đã có một buổi lễ trao trả chuông tại chùa Quán Sứ và sau đó đem về chùa Bút Tháp ở tỉnh Bắc Ninh (tên cũ là Hà Bắc). Từ đó, tiếng chuông lại vang vọng ở Việt Nam, quê hương của chính cái chuông đó!


THƯ VIN NHT CÓ SÁCH VIT

Ở Nhật, để đáp ứng với số người Việt và Nhật tìm đến tiếng Việt gia tăng, một vài thư viện có cả sách báo Việt.

- Gunma Kenritsu Toshokan

T371-0017 Gunma-Ken, Maebashi-Shi, Hiyoshi-Cho 1-9-1

Tel: 027- 231-3008, Fax: 027-235-4196

http://www.library.preg.gunma.jp (hướng dẫn tiếng Việt)

- Kawasaki Shiritsu Saiwai Toshokan

T212-0023 Kanagawa-Ken, Kawasaki-Shi, Saiwai-Ku,

Totehoncho 1-11-2

Tel: 044-541-3915, Fax: 044-541-4747

- Kokuritsu Kokkai Toshokan

T169-0073 Tokyo-To, Chiyoda-Ku, Nagata-Cho 1-10-1

Tel: 03-3581-2331 <4802>

- Osaka-Fu Yao Shititsu Toshokan

T.581- Osaka-Fu, Yao-Shi, Hon-Machi 2-1-12

Tel: 0729-93-3606, Fax: 0729-23-2923

http://www.city.yao.osaka.jp (hướng dẫn tiếng Việt)

- Toyo Bunko (lưu trữ một số sách Hán-Nôm của Việt Nam)

T113-0021 Tokyo-To, Bunkyo-Ku, Honnagome 2-28-21

Tel: 03-3942-0121

- Thư viện trong một vài trại giam cũng có sách Việt.

Các thư viện khác như Shinnagata ở Kobe, Kokusai Kodomo ở Tokyo, Jiyo ở Kyoto... cũng có sách Việt.

Một số trại giam có đông người Việt (vài chục người) như Fuchu (Phủ Trung), Maebashi (Tiền Kiều)... cũng có sách Việt.
THNG NHT CÁCH VIT CH VIT BNG KATAKANA

Ngày 17/8/2000, chúng tôi đã lần đầu tiên đưa đề nghị tìm cách thống nhất cách phiên âm tiếng Việt ra Katakana với một số giáo sư Nhật về Việt ngữ ở Tokyo, Osaka và những người quan tâm. Sở dĩ chúng tôi nêu lên vấn đề này vì càng ngày, giới truyền thông Nhật và viết sách càng loan nhiều tin về Việt Nam. Các tên người, địa danh, tên món ăn, đồ thủ công nghệ v.v... được viết khá nhiều bằng Katakanạ Vì số âm của Katakana (120 âm) rất giới hạn nên việc phiên âm tiếng Việt (khoảng 15.000 âm) rất khó, thường không được thống nhất. Vì vậy, chúng tôi mới đề nghị các chuyên gia góp sức làm công việc này để mọi người có từ thống nhất dùng. Năm 2001, chúng tôi đã chính thức đưa ra "Quy Tắc Phiên Âm Tiếng Việt Ra Katakana". Xin xem ở Phụ Lục 10.


V T ĐIN KATAKANA CA NHT

Người Nhật thường nói tới "3K" là "Kiken, Kitanai, Kitsui" để chỉ loại công việc "Nguy hiểm, Dơ bẩn, Cực nhọc". Họ cũng có từ "Sanshu No Jingi" (Tam Chủng Thần Khí), nguyên là ba thứ báu vật tượng trưng cho sự truyền ngôi Thiên Hoàng gồm "Cái gương, Thanh kiếm, Khúc ngọc", sau được dùng theo nghĩa rộng để chỉ ba thứ quý giá, như đối với người Việt ở trong nước là "Xe gắn máy, TV, Tủ Lạnh"... Theo chiều hướng đó thì về mặt văn học, chúng tôi thấy Nhật Bản có một thứ "Sanshu No Jingi" cũng mang tên "3K", đó là các từ điển "Kokugo, Kanwa, Katakana" (国語 = Quốc Ngữ, 漢和 = Hán Hòa, カタカナ = Katakana). Từ điển "Kokugo và Kanwa" khá tốt, nhưng trong lúc càng ngày người Nhật càng lạm dụng "Katakana" (nhiều tên công ty đang là chữ Hán đổi ra "Katakana") và số chữ tăng lên gấp bội, khoảng từ 200.000 đến 300.000 từ, mà từ điển "Katakana" thì nhiều và vẫn nhỏ chỉ ở mức độ tối đa khoảng 50.000 từ, tra cứu rất bất tiện.



Từ năm 1993, bên Trung Quốc đã có từ điển "Katakana" giải thích bằng tiếng Hoa dành cho người Hoa đọc sách Nhật lên tới khoảng 110.000 từ. Do đó, chúng tôi thường kêu gọi người Nhật hãy soạn một cuốn từ điển "Katakana" cỡ 150.000 từ. Hy vọng lời kêu gọi này được đáp ứng và vài năm sau, sẽ có cuốn sách như ý. Và nếu có cuốn như vậy thì vượt trội các cuốn cùng loại, có thể bán tới hàng triệu cuốn vì đây là cuốn sách rất cần yếu đối với người Nhật cũng như người ngoại quốc học tiếng Nhật.

tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương