NHẬt bản trích 4 chương trong 55 chương của Bộ Nhật Bản Dưới Mắt Nguòi Việt, ấn bản 1 gồm 950 trang, ấn bản 2 khoảng 000 trang (sẽ in). Phần không đọc được là chữ Hán. ChưƠng 48



tải về 1.16 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích1.16 Mb.
#36395
1   2   3   4   5   6   7

NGƯỜI NHT VÀ HƯƠNG V XƯA: "NƯỚC MM"

Người Nhật hầu như chỉ dùng xì dầu chứ không dùng nước mắm, nhưng rất thích nước mắm Việt Nam. Nay chỉ có tỉnh Akita (Thu Điền) ở phía bắc Nhật Bản sản xuất ít nước mắm gọi là "shotsuru" (diêm ngư chấp), "gyosho" (ngư tương) hay "iwashi gyoju" (nhược ngư chấp: nước mắm cá mòi), các chợ thật lớn mới thấy bán.

Người Việt thường làm nước mắm bằng cá cơm, cá lục (một loại cá mòi), trộn muối để cho lên men trong khoảng 6 tháng cho cá tự phân hủy mà không cần gia nhiệt hay thêm bất cứ hóa chất nào, và nước mắm chảy ra chính là axit amin. Ở Việt Nam, nổi tiếng về nghề làm nước mắm là Phú Quốc, Phan Thiết, Nam Ô thuộc Đà Nẵng, Cửa Lò thuộc Nghệ An và Vạn Vân, Cát Hải thuộc Hải Phòng...

Truy nguyên ra thì từ xưa, các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Thái, Miến Điện, Nam Dương... đều có sản xuất và dùng nước mắm.

Theo tài liệu của Nhật Bản ghi chép dấu tích vào năm 927, người Nhật đã làm nước mắm bằng cá mòi (iwashi, nhược). Ở Nhật, các tỉnh làm nhiều nước mắm nhất đều ở vùng biển phía tây tức biển Nhật Bản của Bản Đảọ Nhưng vì lượng cá và loại cá mòi thu hoạch không ổn định, nên từ thời Edo (Giang Hộ) cách nay khoảng 200 đến 300 năm, người Nhật bắt đầu dùng xì dầu (làm bằng đậu nành, muối và khuẩn "koji") thay nước mắm và nay thì đã coi như thay hoàn toàn, nên nhiều người Nhật không biết là chính Nhật Bản đã từng sản xuất nước mắm. Sở dĩ thay thế được như vậy vì thành phần và hương vị tương đối gần nhaụ Thực ra thì vị nước mắm Nhật Bản nhạt và ít hắc hơn nước mắm Việt Nam, nhưng nước mắm Trung Quốc còn nặng mùi hơn nước mắm Việt Nam. Nay thì chỉ còn lại Akita sản xuất nước mắm như một cách bảo tồn văn hóa và nhớ lại hương xưạ

Ngày nay, nếu người Việt mời người Nhật dùng nước mắm Việt Nam, cũng là cách đưa họ về với nước chấm quá khứ, và họ tiếp nhận dễ dàng. Ba tôi kể rằng, khi còn ở trong quân đội, khi ra công tác ở Đông Hà, có gặp một Trung Tá Hoa Kỳ gốc Nhật. Ông ta cho biết, mỗi ngày ông ấy uống một ly nước mắm nhỏ (loại ly cỡ ngón tay cái) và khi gặp sĩ quan Việt Nam, ông chào: "Nước mắm muôn năm!".


NGƯỜI NHT VÀ HƯƠNG MI: CÀ PHÊ VIT

Ngày 7/8/2002, nhật báo kinh tế Sankei (Sản Kinh) có đăng một bản tin dài cho hay là cà phê Việt Nam có vị thơm ngọt đang được ưa thích ở Nhật Bản, nhất là giới phụ nữ. Tại nhiều cửa hàng bách hóa (đề-pa-tô), cà phê Việt Nam có số bán vượt qua cà phê Ba Tây (Brazil) và Ý.

Nói đến cà phê Việt Nam là nói đến lối pha đặc biệt, mỗi ly một cái lọc, tuy không có gì là tối tân, nhưng có cái lãng mạn, tình tứ riêng của nó. Cho độ một thìa cà phê bột vào cái lọc rồi vặn nắp trong cho chặt, đổ chút nước sôi cho thấm đều và bột cà phê nở ra để nước khỏi chảy xuống nhiều quá, sau đó mới đổ đầy nước sôị Chờ khoảng 4, 5 phút, nước chảy xuống hết đem theo hương vị cà phê lan tỏa khắp nơi.

Tuỳ theo cách uống, cà phê đen, cà phê đá hay cà phê sữa... nhưng người Nhật cũng bị lối uống cà phê với sữa đặc của Việt Nam chinh phục. Song song với cà phê, để cho đúng gu, sữa đặc Ông Thọ của Việt Nam cũng được nhập vào Nhật, bán giá 580 Yen (gần 5 MK) trong khi Nhật cũng có sữa đặc chỉ bán giá khoảng một nửa, tức độ 300 Yen.

Công ty Daitsu của Nhật đã hợp tác với Cà Phê Trung Nguyên nổi tiếng với 3 đến 400 tiệm ở Việt Nam, mở tiệm cà phê đầu tiên ở Roppongi đầu hè 2002, bán cả thức ăn nhẹ của Việt Nam như gỏi cuốn, bánh mì thịt... và hy vọng sẽ lập thành hệ thống tiệm trong tương laị

Tại tiệm Printemps Ginza, trong mùa hè năm 2002, cà phê hột của Việt đã vượt qua Expesso của Ý. Cà phê Việt Nam bán được tới 60% trong số khoảng 20 loại cà phê bán ở đâỵ

Đại công ty thực phẩm ăn liền (fast food) là Mos Food Service cũng đã thêm vào thực đơn món thạch cà phê Việt Nam, bán giá 200 Yen. Năm 2000, có công ty ở Yokohama sản xuất cà phê sữa Việt Nam đóng hộp giấy 500 cc, qua năm 2002 công ty Nọ 1 Kohi sản xuất cà phê đen Việt Nam đóng hộp giấy 1 lít. Năm 2004. công ty Azumino (An Vân Dã) ở tỉnh Nagano (ÊỮỄờ , Trường Dã) sản xuất cà phê sữa Việt Nam thêm bột báng đóng hộp giấy 220 gram. Công ty Esu Cook ở Osaka (ẸốÉọ , Đại Phản) sản xuất miến hộp ăn liền, nhưng đố trúng giải là 10 cặp vé đi Việt Nam 4 ngày và tiền mặt tiêu vặt là 10 triệu đồng Việt Nam (khoảng 65.000 Yen hay 600 Mỹ Kim) và 3.000 giải trúng đồ gốm Việt Nam.
RƯỢU NHT LÀM VIT NAM!?

Năm Minh Trị thứ 38 tức năm 1905, dưới thời Pháp Thuộc, đã có một Hội Chợ Quốc Tế được tổ chức tại Hà Nội, khi đó công ty bia Asahi, đồ gốm của Nhật... đã đem hàng qua triển lãm.

Thời nay, khi tính về thực tế thị trường, nhiều công ty sản xuất không cần giữ khư khư truyền thống nữạ Làm ở Nhật đắt thì đem qua Việt Nam... làm, như khâu "Kimono", bàn sưởi "kotatsu" (loại bàn vuông thấp, có bộ phận sưởi điện ở dưới, dùng ngồi trên chiếu hay thảm không cần ghế), trồng "wasabi", làm rượu...

Một công ty Nhật ở Kumamoto đã bỏ vốn đầu tư 100%, lập nhà máy làm rượu tại Huế, với thiết bị hầu như hoàn toàn của Nhật. Khoảng 20% sản phẩm được bán ra thị trường Việt Nam, còn lại xuất cảng trở qua Nhật. Ban đầu là rượu trắng, loại "sake" (Èú, tửu) mang tên "Thập Tự Tinh" (Jujisei) sau đổi ra là "Việt Nhất" (Etsuichi) bằng chai thủy tinh màu xanh ve, và loại "shochu" (thiêu trữu/trụ) tức loại rượu mạnh nấu bằng khoai kiểu Nhật mang tên "Đế Vương" (Teio) trong bình gốm Bát Tràng...

Một công ty khác là Tanaka (Điền Trung) thì chế rượu "sake" ngay tại Sài Gòn cùng với một số rượu trái cây khác như nho... cũng để xuất cảng ngược về Nhật.
ÁO DÀI

Trong cuốn từ điển quốc ngữ Kojien (Quảng Từ Uyển) nổi tiếng của Nhật Bản có các từ "Hà Nội, Sài Gòn, áo dài...". Quảng cáo trên TV của hãng phim Konica, Ajinomoto hay trên báo của công ty hàng không ANA là hình ảnh phụ nữ Việt mặc áo dài... Người Nhật rất thích áo dài Việt Nam, số phụ nữ Nhật có áo dài rất nhiều, có người có hai, ba cái, và kỷ lục được biết là 15 cáị Mỗi khi đi du lịch Việt Nam, họ thường rủ nhau may áo dài và diện trong các sinh hoạt giao lưu với người Việt hoặc đôi khi trong lễ hội hoàn toàn trong không khí Nhật.

Ngày 31/12/2002, đài TV Tokyo số 12 chiếu sinh hoạt văn nghệ Kitaro Silk Road của ông Kitaro (Hỷ Đa Lang) ở Bắc Kinh và Tây An, Trung Quốc nhân kỷ niệm 30 năm đặt bang giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Trong nhóm trình diễn có một cô đàn vĩ cầm màu trắng, đặc biệt là cô này mặc áo dài Việt Nam màu xanh rêu đậm và quần trắng.

Năm 2001, hai nhà vẽ kiểu Liên Hương ở Việt Nam và Pascal Valéry Tùng Lâm cư ngụ ở Pháp đã có cuộc triển lãm tại Tour và đặc biệt ngay tại trụ sở UNESCO, trước khoảng 40 vị Đại Sứ các nước khu vực Á Châu và hàng trăm quan khách. Qua cuộc triển lãm này, áo dài đang được đưa ra như một ứng viên "Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể". Kịch "No" của nhận đã từng được công nhận là di sản thuộc loại nàỵ

Ngày 26/7/2001, nhân dịp tham dự Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN tại Hà Nội, trong "nhạc kịch" chàng cao bồi Texas yêu cô gái Việt, NT Hoa Kỳ Collin Powell đóng chung với NT Nhật Makiko Tanaka (Điền Trung Chân Kỷ Tử) mặc áo dài Việt Nam, tay cầm nón lá, bộ điệu hơi õng ẹọ Trong khi ông Powell vừa hát vừa nằm lăn dưới đất thì bà Tanaka nhào tới hôn ông rất thắm thiết... khiến mọi người cười vang. Đây cũng là chuyện lạ xảy ra ở ngay trên một diễn đàn quốc tế. Có lẽ sau những giây phút căng thẳng vì quốc gia đại sự, mọi người cũng muốn được thoải mái hơn.

Nhà thiết kế thời trang Sawamura Takayuki (Trạch Thôn Hiếu Chi) năm 1994 đã đến và ở lại Việt Nam để hoạt động về thiết kế quần áo, giỏ xách, giày dép xuất cảng đi Nhật, Hoa Kỳ, Anh... cũng như cho thị trường Việt với nhãn hiệu Opla và Thacạ Anh có cả cửa hiệu riêng tại Sài Gòn. Từng tham dự Tuần Lễ Thời trang năm 2002 ở Sài Gòn.

Cô Naomi Misawa (Tam Trạch Trực Mỹ) đã đến nhờ Mekong Center chúng tôi giúp đỡ và qua Việt Nam để viết luận văn tốt nghiệp Đại Học Tokyo Joshi năm 2003 với đề tài "Áo Dài". Có lẽ đây là bài khảo cứu tỉ mỹ nhất về áo dài được viết bằng tiếng Nhật.

Trong chương trình TV Asahi số 10 ngày 25/5/2003 với hai nghệ sĩ nổi tiếng là danh hài Cha Kato (Gia Đằng Trà), Haruhiko Kato (Gia Đằng Tình Ngạn) và nữ tài tử trẻ đẹp nổi tiếng Shoko Aida (Tương Điền Tường Tử) thăm Sài Gòn, Nha Trang và Huế, gặp người mẫu Võ Thị Thu Trâm... Cô Shoko đã đặt may và mặc chiếc áo dài cụt tay màu đỏ.

Trong chương trình TBS TV số 6 ngày 1/8/2004, nữ tài tử Noriko Nagagoshi nổi tiếng với phim Kokoro (Tấm Lòng)... đã qua Việt Nam trong chương trình giới thiệu cách ướp chè sen, dịp này cô đã may một bộ áo dài trắng thêu hoa thật đẹp.

Nếu nhìn cảnh những cô gái mặc áo dài ngồi bán tạp hóa Việt Nam trong dịp lễ hội chắc không ai tưởng tượng được đó là những sinh viên Nhật thuộc Junko Association ở trường Meiji Gakuin Daigaku (Minh Trị Học Viện Đại Học). Nhóm này đã từng đi Việt Nam nhiều lần, có khoảng 20 cô có áo dàị

Không chỉ người Nhật mặc áo dài mà đôi khi thấy cả người ngoại quốc ở đây mặc áo dàị Như hôm 28/6/2003, tình cờ đài TV NHK số 3, trong chương trình thi hùng biện bằng tiếng Nhật dành cho người ngoại quốc ở Sapporo, Hokkaido (Trát Hoảng, Bắc Hải Đạo), chúng tôi rất lấy làm ngạc nhiên và thích thú khi thấy cô Trisha Lamers, một người Mỹ trắng mặc áo dài trong phần phim tài liệụ Cô qua Nhật năm 1999, dạy tiếng Anh tại trường Fukui-Shi Jinai Joshi Koko, mới 4 năm mà nói tiếng Nhật rất lưu loát. Trong cảnh dạy các nữ sinh Trung Học cấp 3 về nhạc Mỹ, thấy cô mặc áo dài tím thêu hoa trắng ngồi đàn và hát.

Nhiếp ảnh gia Alao Yokogi, sinh năm 1949, đã qua Việt Nam 12, 13 lần, đã mở cuộc triển lãm hình ảnh Việt Nam tại Tokyo Photographic Culture Center, Tokyo, từ ngày 28/5 đến 21/7/2003 với chủ đề " An Early Afternoon of Saigon 1994-2003", tạm dịch là "Sài Gòn Chiều Xuống".

Bộ 5 bức hình độc đáo chụp một cô gái Việt mặc áo dài và quần dài trắng toát đang bước vội ngang đường mà ông tình cờ chụp được năm 1994 rất sống đô.ng. Sau đó chính ông cố gắng tìm mà không gặp người đẹp. Bức hình đã được giới thiệu trên NHK hồi đầu năm 2003. Cạnh đó là các hình ảnh sinh hoạt, phong cảnh và nhiều người đẹp là các tài tử, ca sĩ, người mẫu... như Hồng Nhung, Thanh Lam, Diễm Hương, Mỹ Duyên, Mỹ Tâm, Hà Kiều Anh, Ngọc Anh, Thanh Xuân, Mỹ Uyên, Minh Thu, Mai Thu Nguyên, Phan Lan, Hương Giang...

Ông Alao Yokogi còn viết ký sự “Sai Gon No Hirusagari" với nhiều hình do Shinchosha (Tân Triều Xã) phát hành năm 1999 và tiểu thuyết cũng bắt đầu từ sự gợi hứng của bức hình cô gái bước ngang đường mang tên " Netsu O Hamu, Hada No Kajitsu" (tạm dịch là "Những Trái Cây Trần Ăn Nắng") do Kodansha (Cấu Đàm Xã) phát hành năm 2003... Dự trù tháng 4/2004, ông sẽ làm một cuộc hành trình bằng xe gắn máy xuyên nam-bắc, từ mũi Cà Mau ra tới Móng Cáị

Cuối tháng 12/2003, nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh đã có buổi trình diễn 60 bộ áo dài đặc biệt với chủ đề "Trở Lại Thiên Đường" trước khoảng 100 vị khách và hàng ngàn người Nhật tại cảnh chùa Kiyomizu (Thanh Thủy) ớ Kyoto (Kinh Đô), cất trên sàn gỗ, cheo leo vách núi, rất nổi tiếng ở Nhật. Để giới thiệu các kiểu mẫu tại Nhật, lần này Minh Hạnh đã chọn đường nét phối hợp đặc biệt giữa áo dài Việt Nam và "Kimono" của Nhật nên có nhiều chiếc rất lạ mắt và mầu chủ là mầu nâu, vàng...

Các nghệ sĩ Nhật khi qua Việt Nam thường tới các nhà may nổi tiếng đặt may áo dàị

Ngày nay, du khách tới Việt Nam có thể sáng đặt may áo dài, tối lấy (ngày xưa, phụ nữ Việt đặt may thường phải mất một tuần). Ngoài ra một số tiệm cũng nhận thiết kế đặt hoa văn trên ví, trên nhẫn... theo ý khách.

Một nhóm nhiếp ảnh gia và ký giả Nhật cũng đang tính thực hiện tuyển tập hình "Như Quỳnh Và Áo Dài" mà người mẫu chính là Như Quỳnh... Đây sẽ là tuyển tập đầu tiên thuộc loại này và niềm vinh dự lớn cho người Việt. Như Quỳnh như đã xuất hiện ở trong và ngoài nước mươi năm qua, hầu hết với chiếc áo dài dân tộc. Vóc dáng Như Quỳnh thể hiện đường nét rất Việt Nam mà mọi người Việt Nam đều hãnh diện. Như Quỳnh không những được người Việt mà còn rất nhiều người Nhật ái mô....

Từ đầu thập niên 90, một số công ty "Kimono" Nhật đã đem vải qua Việt Nam để thuê người Việt ráp áo và sau đó thêu cả hoa văn.
HOA VIT NHT

Công ty Dalat Hasfarm do Hà/Hòa Lan đầu tư, sau 10 năm hoạt động đã có hệ thống khoảng 400 tiệm hoa Dalat Hasfarm khắp nước, trở thành công ty hàng đầu ở Đông Nam Á. Có 35% số hoa của công ty bán taị thị trường quốc nội và 65% bán ra thị trường hải ngoại như Nhật Bản, Úc, Tân Gia Ba (Singapore), Thái Lan, Gia Nã Đại (Canada), Saudi Arabia... Tại Nhật, hoa được phân phối qua hệ thống tiệm Clover Hill - Fresh Cut Flower...


ÂM NHC

Họ ái mộ các nghệ sĩ như "Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ái Vân, Như Quỳnh, Hương Lan, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tam Ca Áo Trắng, Mỹ Linh, Hồng Hạnh, Lam Trường, Mỹ Tâm...", biết đến các bản nhạc như "Diễm Xưa (Utsukushii Mukashi, Mỹ Tích), Hạ Trắng (Gekka Bijin, Nguyệt Hạ Mỹ Nhân)...", nhạc khí như "đàn tranh, đàn bầu, đàn t'rưng, đàn cò..." cho tới "múa rối nước "mà họ gọi là "thủy thượng kịch trường" (suijo gekijo).

Nữ ca sĩ nổi tiếng Midori Satsuki (Ngũ Nguyệt), sinh năm 1039, đã qua Việt Nam năm 1958 và hát tại Hội Chợ Thị Nghè bài Nắng Chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyên (1926-2004, http://www.letrongnguyen.com). Phải chăng đây là ca sĩ Nhật đầu tiên hát nhạc Việt. Bà Nguyễn Nga ở Cali, vợ nhạc sĩ Lê Trọng Nguyên đã nhờ tôi tìm, và giúp cho hai bên liên lạc với nhau, nhắc lại kỷ niệm 47 năm trước...

Nhạc Sĩ được dư luận biết và ái mộ nhất là Trịnh Công Sơn. Cô Michiko Yoshii (Cát Tỉnh Mỹ Tri Tử), sinh viên Đại Học Kyoto (Kinh Đô) về Pháp Văn. Khi qua Pháp du học, có dịp tiếp xúc với người Việt, chị bắt đầu mê nhạc Việt, nhất là nhạc của Trịnh Công Sơn, chị nhớ được khoảng 100 bàị Chị đã chọn viết luận án tốt nghiệp bậc Cao Học khi học Việt Văn tại Đại Học 7 ở Paris, Pháp với đề tài "Nhạc Trịnh Công Sơn" năm 1991. Khiến có tin là hai người rất "thắm thiết" với nhaụ Sau này, Michiko đã lập gia đình với người Việt, hai vợ chồng tham gia "Chương Trình Bạn Trẻ Em Bụi Đời", mở trường cho trẻ mồ côi, có 8 cơ sở ở Sài Gòn, quy tụ khoảng 1.700 em. Michiko thường xuyên đi lại giữa Nhật Bản và Việt Nam nên vẫn thường ghé thăm gia đình Trịnh Công Sơn. Tháng 4/2004, nhân giỗ Trịnh Công Sơn, Michiko cũng có tớị Nhân dịp này, các em gái Trịnh Công Sơn đã công bố bản nhạc trích trong "Album Michiko", viết riêng tặng Michiko, chưa hề được hát. Năm 2004, Michiko Yoshii trở lại Nhật theo học khóa trình Tiến Sĩ tại Đại Học Tokyo Daigaku Daigakuin (Đông Kinh Đại Học Đại Học Viện). Ngày 1/10/2004, bà ghé Mekong Center mua CD có bài "Trả Lại Em Yêu" của Nhạc Sĩ Phạm Duy, do Thanh Lan hát để nghiên cứu, bổ túc cho luận án Tiến Sĩ của bà.

Năm 1970, ca sĩ Khánh Ly đã hát bài Diễm Xưa lần đầu tiên tại Nhật nhân hội chợ quốc tế Osakạ Cũng năm đó, hãng đĩa Myrica Music đã mời Khánh Ly sang Tokyo thu bài "Diễm Xưa và Ca Dao Mẹ (tiếng Nhật là Nen Nen Boya, Niệm Niệm Phường)" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bằng hai lời Việt và Nhật. Kế đó, hãng đĩa Columbia đã thu Khánh Ly hát 10 bài của nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn bằng tiếng Việt và Nhật. Năm 1992, trung tâm Làng Văn ở Little Saigon, Cali, Hoa Kỳ đã phát hành lại dưới tên đĩa "Ướt Mi".

Năm 1978, được đài truyền hình lớn nhất nước Nhật là NHK chọn làm nhạc phẩm chính cho phim bộ "Vợ Và Con Gái Đến Từ Sài Gòn" (Saigon Kara Kitta Tsuna To Musume, nguyên tác của ký giả Kondo Koichi (Cận Đằng Hoành Nhất) thuộc nhật báo Sankei (Sản Kinh) chiếu nhiều kỳ và được tái chiếu, nội dung về những khác biệt văn hóa trong gia đình giữa một người đàn ông Nhật lấy vợ Việt Nam.

Năm 1997, đài NHK đã cử một toán chuyên viên và ông Norio Kato (Gia Đằng Tắc Phu, Trưởng Ban Việt Ngữ đài phát thanh NHK) qua Hoa Kỳ và đi Việt Nam để thực hiện một phim tài liệu dài khoảng một giờ đồng hồ mang tựa: "Ca Sĩ Sài Gòn: Tổ Quốc 22 Năm Qua". Chương trình này đã được tái chiếu nhiều lần. Đạo Diễn Hideo Kaku (Giác Anh Phu, thuộc đài NHK) đã viết một cuốn sách về cuộc đời của Khánh Ly, do NHK phát hành cùng năm.

Năm 1998, nữ ca nhạc sĩ nổi tiếng Tokiko Kato (Gia Đằng Đăng Ký Tử) đã mời Khánh Ly qua trình diễn chung và hát chung bài Diễm Xưa - Utsukushii Mukashi tại công viên Hibiya, ngay cạnh Hoàng Cung. Chương trình đã được đài NHK thu hình và chiếu nhiều lần. Bà Tokiko Kato cũng đã hát thu đĩa bài "Diễm Xưa" bằng tiếng Nhật, và xếp đầu tiên trong đĩa 12 bài "TOKIKO-CRY".

Nữ ca sĩ enka (diễn ca) nổi tiếng Tendo (Thiên Đồng), 44 tuổi, đã chọn bài Diễm Xưa bằng tiếng Nhật để hát trong chương trình Hồng Bạch (Hồng chỉ bên nữ và Bạch chỉ bên nam) tối ngày 31/12/2003, từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 45, do đài NHK số 1 tổ chức. Ca sĩ Tendo đã đi Việt Nam, hát bài này cùng với Hồng Nhung tháng 8/2002 cũng do NHK thu và phát hình.

Chương trình Hồng Bạch (Kohaku) là chương trình văn nghệ vĩ đại nhất, coi như tổng kết thành tích nghệ sĩ trong năm. Năm nay là lần thứ 54, được tiếp vận tới khoảng 50 quốc gia khác trên thế giớị Năm nay phái nam thắng, tỷ số chung từ trước đến nay thành 27-27.

Bà Tendo đã hát và thu đĩa bài Utsukushi Mukashi phiên bản 1 tháng 9/2003 và tháng 2/2004 đã ra phiên bản 2 với lối hòa âm dễ hát Karaoke hơn. Cả hai phiên bản đều lọt vào vòng 10 bài hay nhất theo thăm dò của Oricon Entertainment Site ngày 1/3/2004. Đây là chuyện lạ chưa từng có ở Nhật và có lẽ ở khắp nơi trên thế giớị Cùng một bài hát mà hai phiên bản cùng lọt vào "top 10". Thật là hiếm có bài hát nào như bài Diễm Xưa tiếp tục được lan truyền và gây xúc động cho người Nhật từ 1970 tới tận ngày naỵ

Ngày 6/8/2004, tôi thử tra trên mạng chữ "Diễm Xưa (Utsukushii Mukashi, Mỹ Tích), thấy có tới cả ngàn tài liệu bằng tiếng Nhật về bài này.

Bài Diễm Xưa nổi tiếng như vậy ở Nhật nên Đại Học Kansai Gakuin (Quan Tây Học Viện) ở thành phố Nishimiya (Tây Cung) và Kobe (Ẽ_Ậầ , Thần Hộ), tỉnh Hyogo (Binh Khố) đã chọn dạy trong môn văn hóa Việt Nam từ niên khóa 2004. Ngoài tài liệu viết về bài hát, còn kèm theo DVD, để sinh viên học tập được dễ dàng. Đài RFA, Hoa Kỳ, trong chương trình Việt Ngữ ngày 20/7/2004, Thy Nga đã phỏng vấn ca sĩ Khánh Ly về chuyện này...
CÔ "DIM" TRONG "DIM XƯA" LÀ AI?

Có lẽ ai cũng biết bài "Diễm Xưa", nhưng chắc rất ít người biết nhân vật "Diễm" mà Trịnh Công Sơn say đắm là ai, huyền thoại chăng? Xin thưa đó là nhân vật có thật, Ngô Vũ Bích Diễm hiện đang sinh sống tại Little Saigon, nam Cali, Hoa Kỳ (2005).

- - - - -

Năm 1999 và 2000, Tam Ca Áo Trắng được mời hát và thu đĩa nhạc Pob của Nhật và Việt mang tên "Chào".

Có một bài hát nhi đồng rất nổi tiếng của Nhật tên là "Akatombo, Xích... , Chuồn Chuồn Đỏ" do Kosaku Yamada (Sơn Điền Canh Tạc) sáng tác, đã được nhạc sĩ Minh Thành trình diễn bằng đàn bầu ở Sài Gòn, Việt Nam khoảng năm 1993. Tiếng đàn bầu tấu khúc nhạc Nhật khi đó đã làm say mê tầm hồn Shino Midori, là một Giáo Sư dạy tiếng Nhật tại Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, và bà quyết định học đàn bầu và trở thành học trò "khó dạy" nhất của nhạc sĩ Minh Thành. Bà đã phải vượt qua biết bao khó khăn trở ngại về văn hóa và ngôn ngữ. Do tiếp xúc với văn hóa Việt, bà cũng có dịp gặp gỡ các nhạc sĩ hàng đầu như Giáo Sư Trần Văn Khê, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Vĩnh Bảo, Phan Chí Thanh, các Giáo Sư tiếng Việt và Nhật như Tô Đình Nghĩa, Lý Kim Hoa... Để rồi gần mười năm sau, năm 2003, bà giỏi cả đàn bầu (có bằng trung cấp) và tiếng Việt, đã phát hành đĩa CD "Làng Tôi" với tiếng đàn bầu đầu tiên của bà gồm 12 bài như Bèo Dạt Mây Trôi, Hòn Vọng Phu, Làng Tôi và có cả bài "Akatombo"... Tiếng đàn chưa hoàn mỹ lắm, nhưng cũng khá, và nỗ lực của một người ngoại quốc đến với nhạc khí cổ truyền Việt như vậy đáng kể là tuyệt.

Năm 2003, bà Midori Thúy trở về Nhật, và có ai ngờ đâu sau đó bà lại trở thành Giáo Sư dậy đàn bầu cho người Việt ở Nhật.

Nam ca sĩ Ryo Sasaki (Tá Tá Mộc Lương) ra mắt tại Việt Nam chứ không phải Nhật Bản. Anh đã hát nhạc Việt chung với Lam Trường, Phương Thanh trong các năm 2000, 2001 và với Như Quỳnh (Ề@òữ) năm 2001, 2002... tại Nhật. Đây là lần đầu tiên công ty nhạc Nhật Toho và Victor (JVC, hàng đầu thế giới của Nhật) mời Như Quỳnh hát nhạc Nhật, lời Nhật bài "Ame No Yokohama" (Vũ Hoành Tân, Yokohama Trong Mưa) loại Enka (diễn ca, nhạc mùi), coi như một Teresaten (Đặng Lệ Quân gốc Đài Loan) thứ hai... Nhân kỷ niệm 10 năm hoạt động văn nghệ (1991-2001), ngày 14/1/2002, Như Quỳnh ra mắt Single CD đầu tiên với bài trên cùng nam ca sĩ Ryo Sasaki tại khách sạn Shinagawa Prince Tokyo.

Hai nam ca sĩ Tsuneharu Sakai (Cảnh Hằng Xuân) qua Việt Nam năm 2001 lúc 22 tuổi, làm đệ tử ca sĩ Ngọc Sơn, đã đi hát với Ngọc Sơn cả trăm lần... Họ đều khởi đầu cuộc đời ca sĩ của mình tại Việt Nam và Wada Shogo (Hòa Điền Thượng Ngộ) qua Việt Nam năm 2002 lúc mới 18 tuổi, làm đệ tử ca sĩ Ngọc Sơn rồi đi hát với Lam Trường. Họ phát âm tiếng Việt rất khó khăn, nhưng cố gắng ở cả 6 tháng hay một năm để học và hát được nhiều bài hát tiếng Việt. Tháng 8/2002, Sakai ra mắt đĩa đơn (single CD) "Lời Tỏ Tình Dễ Thương" của Ngọc Sơn bằng tiếng Việt và Nhật trong đó có cả tiếng hát Ngọc Sơn cũng bằng tiếng Việt và Nhật. Chúng tôi đã giúp Sakai tập luyện thêm về phát âm tiếng Việt khi thâu, từ giọng lơ lớ độ 70% hy vọng nâng lên từ 90 đến 95%. Tháng 7/2003, anh đã đặt may bộ áo dài đàn ông màu xanh dương với hoa văn chữ thọ và quần trắng ngay tại Mekong Center và hát ra mắt bộ quần áo này tại thành phố Mito (Thủy Hộ), tỉnh Ibaraki ngày 9/8/2003 trước khoảng 250 quan khách. Sakai thỉnh thoảng xuất hiện trên TV, báo chí Nhật. Giữa năm 2004, anh Sakai đã đi Việt Nam cùng hát với Ngọc Sơn trên TV trong chương trình "Với Ngôi Sao" bài "Lời Tỏ Tình Dễ Thương" lời 1 và 2 của Ngọc Sơn bằng tiếng Việt và Nhật, thu hình quảng cáo cho nhà xuất bản Byakuya Shobo (Bạch Dạ Thư Phòng) của Nhật...

Tháng 7/2005, Sakai và Wada đã cho ra mắt đĩa "First Impression", gồm 9 bài, trong số đó cỏ 4, 5 bài của Ngọc Sơn như Đêm Cuối, Đam Mê, Vầng Trăng Cô Đơn, Oh! Baby... Sakai, còn trẻ, độc thân, đi hát khắp các quán ăn, nơi hội họp...

Ngày 20/3/2003, Hồng Hạnh đã có buổi ra mắt CD "Hồng Hạnh First Memorial Album 2003" với cơm tối rất trịnh trọng tại khách sạn sang trọng Nikko Tokyo ở Daiba (Đài Ba), quận Minato, Tokyọ Giá vào cửa lên tới 50.000 Yen (415 đô la Mỹ), với sự tham dự của khoảng 200 quan khách. Hồng Hạnh đã trình bày liên tiếp khoảng hơn 10 bài hát Việt và Nhật, hầu hết bằng cả hai thứ tiếng Việt và Nhật với ban nhạc Line Up của Nhật. Ở khoảng giữa, có lúc Hồng Hành đã tự đệm đàn ghi ta và hát bài Diễm Xưa.

Nhật Bản đang ở vào thời kỳ "boom (phong trào) Việt Nam". Lần thứ nhất khoảng năm 1990 đến 1997 là "boom đầu tư", và lần thứ hai từ năm 2000 tới nay là "boom văn hóa, du lịch". Chỉ riêng trong tháng 3/2001, chúng tôi ghi nhận có khoảng 10 cuốn sách và tạp chí chuyên về hay chủ đề về Việt Nam. Trên TV quảng cáo phim Konica là hình ảnh phụ nữ Việt mặc áo dài ngồi xích lô... Như Quỳnh đã tới trong bối cảnh đó, nên dễ thu phục khán thính giả Nhật.

Nhắc đến xe xích lô mới nhớ một chuyện lạ lùng được nhật báo Asahi (ÊỚẾự , Triều Nhật) cuối tháng 5/2001 nói tớị Việt Nam nhập hàng triệu xe của Nhật Bản, vậy liệu có xuất cảng được chiếc nào không? Việt Nam đã xuất cảng độ mươi chiếc xích lô đi một số nước, trong đó có một chiếc để chưng ở trước tiệm ăn Vietnamse Cyclo ngay Tokyo, nhưng ông Okumura (Ốc Thôn) nhập mấy chiếc về tận Hokkaido (Bắc Hải Đạo) không phải để chưng mà để chở người thực sự, ông chủ trương dùng xích lô khỏi gây công hạị Khi mùa đông có tuyết thì có thể chuyển vùng xuống Okinawa (Xung Thằng)?...

Tại Sài Gòn, có tiệm K Cafe mà chủ là người Nhật, đã hoạt động với cả thuyền loại 45 tấn, có mái và trang trí như một "yakatabune" (ốc hình thuyền, một loại thuyền nhỏ có treo đèn lồng, chở du khách ăn tối trên sông hay vịnh) tại Nhật. Thuyền hoạt động vào buổi tối với những người chạy bàn mặc "Kimono" loại đơn giản và phần trình diễn nhạc cổ truyền Việt Nam bởi các phụ nữ Việt mặc áo dài, đội khăn... Ngoài nhiều tiệm cá sống hay các món ăn kiểu Nhật, đại công ty hamburger (bánh mì thịt bằm kiểu Đức) Lotteria với hệ thống tiệm khắp nước Nhật cũng qua Việt Nam, năm 2002 đã có 4 tiệm ở Sài Gòn.

Ca sĩ Khánh Ly đã chinh phục người Nhật từ năm 1970, tức suốt trong 35 năm qua với nhạc Trinh Công Sơn, có lẽ nay là lúc ca sĩ thế hệ trẻ hãy cố gắng tiếp nối bằng những bản nhạc Việt chuyển lời Nhật mới cũng như những bài hát của chính người Nhật...

Có một số người Nhật tới Việt Nam dạy tiếng Nhật hay học tiếng Việt... rồi học thêm nhạc khí cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, tỳ bà, đàn nhị, đàn t'rưng... Như bà Shino Midori (tên Việt là Thúy), nguyên Giáo Sư của Đại Học Jochi (Thượng Trí) qua Việt Nam học tiếng Việt, dạy tiếng Nhật rồi học đàn bầu từ năm 1996 và ra cả sách "Đàn Bầu - Nhạc Khí Dân Tộc Của Người Việt" do nhà xuất bản Trẻ phát hành. Như bà Keiko Todoroki (Đẳng Đẳng Lực) học tại Nhạc Viện Hà Nội, đánh đàn bầu rất tớị

Rồi Giảng Sư Đại Học Mejiro (Mục Bạch) là Akihiko Hiyoshi (Nhật Cát Chiêu Ngạn) chơi được cả đàn bầu, tranh, tỳ bà và nhi.. Anh đã đi Việt Nam khoảng 15 lần và năm 1998, qua cả Hoa Kỳ chỉ để nghe nhạc trình diễn sống nhạc Việt và tham dự buổi văn nghệ kỷ niệm 15 năm thành lập của trung tâm Thúy Nga tại Long Beach, Calị

Ngày 23/8/2003, anh đã đi dự buổi văn nghệ kỷ niệm 20 năm thành lập của trung tâm Thúy Nga tại San Josẹ Trong suất 1, anh được MC Nguyễn Ngọc Ngạn mời lên phỏng vấn bằng tiếng Việt và anh đã đánh đàn bầu bài "Qua Cầu Gió Bay", được 2.500 khán thính giả Việt hưởng ứng nhiệt liệt.

Trong Văn Nghệ Magazine số 20, 2003 và tuần báo Trẻ của anh Kỳ Phát ở Hoa Kỳ..., đã đăng bài ký sự của chúng tôi về chuyến đi xem chương trình Thúy Nga Kỷ Niệm 20 Năm của chúng tôi cùng anh Hara và Hiyoshi , ngày 23/8/2003 ở San Jose, thêm nhiều hình ảnh, tổng cộng là 7 trang, coi như bài giới thiệu về DVD Thúy Nga 71 luôn.

Trong DVD Thúy Nga 72 mới nhất năm 2004, chủ đề "Tiếng Hát Từ Nhịp Tim", sau bài Mùa Đông Hoa Trắng do Tâm Đoan và các vũ công trình diễn, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn khi giới thiệu về Nhật Bản đã trích dẫn những tài liệu do chúng tôi thu thập.

Các cô Yoshiko Aikawa (Hội Xuyên Quý Tử) chơi đàn bầu, Akane Shimizu (Thanh Thủy Thiến) chơi đàn tranh và Kumiko Oguri (ẺỠẬIẪvỀỳÈq, Tiểu Lật Cửu Mỹ Tử) chơi đàn t'rưng. Cả ba cô đều học khoa Việt Ngữ tại Tokyo Gaigo nên tiếng Việt khá rành. Nếu chỉ nhìn các cô gái mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể biết được đó là những người Nhật.

Năm 2004, cô Kumiko Oguri đang học Cao Học tiếng Việt thì xin nghĩ một năm để đi Việt Nam tu nghiệp rồi mới trở lại làm luận văn tốt nghiệp. Cô chơi cả trống thường trong ban nhạc và nhất là mộc cầm. Là hội viên của Bắc Tinh Hội (Hokusei), Hiệp Hội Mộc Cầm Nhật Bản (Nihon Mokkin Kyokai) của Nhật và hội viên danh dự của Hội Mộc Cầm Bắc Kinh (Beijing Marimba Kyokai), đã từng qua Trung Quốc biểu diễn cả chục lần. Cô thường được nhiều nơi ở Nhật mời đi biểu diễn đàn t'rưng. Với thân hình thon nhỏ như phụ nữ Việt, khi cô mặc áo dài biểu diễn, trông cô hoàn toàn như người Việt.

Tới năm 2001, bên cạnh khoảng 5.000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam. Lâu lâu họ lại được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Viê.t-Nhật.

Anh Hara (Tomohiko Adachibara, An Đạt Nguyên Tri Ngạn) cũng đi Việt Nam hơn 10 lần, không chơi nhạc cụ nào, nhưng rất rành về các nghệ sĩ, những băng hình mà anh thích, anh xem đi xem lại khoảng vài chục lần. Từ năm 2000, anh tình nguyện phụ trách Trang Tiếng Nhật trong nguyệt san Mekong để làm nhịp cầu giao lưu Viê.t-Nhật. Tháng 4 năm 2003, anh đã theo chúng tôi qua thăm sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở nam và bắc Cali, Hoa Kỳ. Qua tháng 8/2003, anh lại đi lần thứ hai để dự chương trình văn nghệ kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Thúy Nga ở San Josẹ Anh Hara được kể là người Nhật chụp hình nghệ sĩ Việt Nam nhiều nhất.



tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương