NHẬt bản trích 4 chương trong 55 chương của Bộ Nhật Bản Dưới Mắt Nguòi Việt, ấn bản 1 gồm 950 trang, ấn bản 2 khoảng 000 trang (sẽ in). Phần không đọc được là chữ Hán. ChưƠng 48



tải về 1.16 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích1.16 Mb.
#36395
1   2   3   4   5   6   7

VI TR VIT

Riêng đối với trẻ em Việt thì chúng say mê các truyện bằng tranh ấn bản tiếng Việt như "Đôrêmon" (tiếng Nhật là Doraemon, Con Mèo), gồm 65 tập. Đây là tác phẩm trường thiên nổi tiếng làm say mê biết bao nhiêu triệu trẻ em Nhật và thế giới của nhà danh họa Fujio Fujiko (Bất Nhị Hùng Đằng Tử, mất năm 1996). Đầu thập niên 90, khi tác giả còn sống, ông đã từng sang thăm Việt Nam và được tiếp đón nồng nhiệt. Truyện "Thám Tử Lừng Danh Conan" (Meitantei Konan, Danh Thám Trinh...) của nhà danh họa Gosho Aoyama (Thanh Sơn Cương Xương), gồm 25 tập, cũng rất thu hút... Nhà xuất bản Kim Đồng đã chính thức được nhà xuất bản Shogakukan (Tiểu Học Quán) nhượng tác quyền in các cuốn trên, mỗi cuốn mỗi lần in khoảng 25.000 đến 30.000 bản. Ngoài ra, qua đó còn có Câu Lạc Bộ "Đôrêmon", Câu Lạc Bộ Thám Tử... để thúc đẩy các hoạt động của trẻ em.

Nhật Bản cũng muốn phổ biến ở Việt Nam loại kịch tranh liên hoàn gọi là "Kamishibai" (Chí Chi Cư) nên đã có những phái đoàn qua Việt Nam cũng như mời phái đoàn họa sĩ tranh thiếu nhi Việt Nam qua tham quan những buối trình diễn ở Nhật Bản. Đây là một loại kịch vẽ bằng nhiều bức tranh dành cho trẻ em, rất thông dụng ở nhà trẻ và Tiểu Học Nhật. Người hướng dẫn sẽ lần lượt nói dựa theo câu truyện diễn tả bằng những bức tranh liên tục nhau.
THC ĂN

Món ăn Nhật nói chung khó ăn đối với người Việt, nhưng không những người Việt ở Nhật mà ở khắp nơi trên thế giới đang bắt đầu làm quen với "sushi" (cơm nắm cá) và "sashimi" (gỏi cá). Đối với nhiều người, cá sống thật khó ăn, nhưng với nhiều người khác, khi đã vượt qua được ngại ngùng ban đầu thì mỗi khi nghe đến cá sống là sáng mắt ra như người Việt nghe đến thịt chó vậy, cũng mê wasabi, nhất là gừng muốị Các chợ Việt Nam ở Hoa Kỳ nay cũng thấy bán món giả cua, tiếng Nhật gọi là "kani kamaboko" (giải bồ mâu, chả làm bằng cá nhưng có vị cua). Có tin là món "cao lầu" (bún sợi lớn màu vàng ăn với thịt heo và tương) nổi tiếng của Hội An nguồn gốc từ Ise Udon (Y Thế ôn Đồn) của Nhật, được truyền qua thời thương thuyền Nhật tới đây.

Năm 1997, người Nhật còn đem lúa của họ qua Việt Nam và khuyến khích trồng. Đã có 300 nông dân trồng ở Long Xuyên... theo hợp đồng với công ty Angimex Kitokụ Năm 2002, canh tác diện tích 460 ha, sản xuất được 1.200 tấn, huê lợi cao hơn trồng lúa Việt. Giá lúa thường 2.400 đồng/1kg và lúa giống 3.000 đồng/1kg. Người Việt trồng lúa từ ngàn năm rồi, nhưng đây là lần đầu tiên trồng lúa Nhật và học biết được quy trình chăm sóc lúa cực kỳ khoa học, rất tinh vi và công phu của người Nhật để luôn đạt hiệu năng tốt nhất.

Năm 2003, đã có khoảng 100 tiệm ăn và tạp hoá Nhật ở Việt Nam. Đặc biệt tại Sài Gòn có cả một tiệm bách hoá Nhật Nam (Nhật Nam Bách Hoá Điếm), vào đây thì tha hồ xem hàng Nhật, có điều giá rất đắt so với mức sống của người Việt.

Ngày nay, một số tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ cũng dùng loại đũa tách đôi kiểu Nhật, dùng một lần rồi bỏ.
Y PHC, M NGH, NHC KCH...

Có điểm lạ lùng là y phục Nhật cũng vừa với người Việt, nhưng người Việt không chuộng thời trang Nhật mà lại thích thời trang Hồng Kông và nay là Nam Triều Tiên, còn Nam Triều Tiên thì lại thích thời trang Nhật!

Người Việt cũng như các dân tộc khác, cũng thích trang trí trong nhà một số đồ thủ công nghệ, mỹ nghệ của Nhật, tạo vườn Nhật Bản...

Bên cạnh hoa giấy, hoa vải, cô Yumiko, người Nhật gốc Việt đã tới Việt Nam mở lớp dạy làm hoa bằng đất xét. Đất xét màu trắng như bột mì dẻo, thực ra là một loại đất xét pha thêm hóa chất khiến cho sau khi khô có thể giữ được lâu không bị nứt nẻ gọi là "pando". Nhờ mềm dẻo, dễ tạo hình dáng và khi tô sơn dầu rất đẹp nên thường được dùng làm hoa giả gọi là "pan flower" hay đồ trang sức, trang trí... Bắt đầu xuất hiện ở Nhật khoảng giữa thế kỷ 20 và nay khá phổ biến.

Về nhạc, người Việt không chịu ảnh hưởng nhiều nhạc của Nhật, nhưng thỉnh thoảng có dịch một số nhạc Pob như "Người Tình Mùa Đông" từ bài "Rouge"... Năm 1996, có chị Hồng Kim Nhung (vợ anh Đỗ Văn Dũng) qua Nhật học về hội họa và làm hoa bột (thường là một loại bột mì, nặn thành hoa, lá rồi dùng sơn dầu sơn lên). Năm 1997, chị lại qua nghiên cứu về âm nhạc và nhạc cụ cổ truyền của Nhật, ngược lại đã giới thiệu nhạc Việt Nam với người Nhật. Năm 1999, chị Nhung về Việt Nam sáng tác hội họa và âm nhạc, triển lãm và trình diễn các nơị Một số Nhạc Trưởng Nhật như Honna Tetsuji, Koji Kawamoto qua điều khiển dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và năm 2003 giúp trang bị nhạc cụ mới cho dàn nàỵ Ngoài ra có "Hanoi International Choir" là ban hợp xướng tài tử quy tụ khoảng 30 đến 40 người, gồm người Việt, Nhật và ngoại quốc khác.

Đoàn kịch "Nô" Kita-Ryu (Hỷ Đa Lưu, 1 trong 5 phái Nô tĩnh) với các nghệ sĩ thế hệ thứ 14 của tập đoàn Roppeita (Nhật) đã trình diễn tại Đại Nội Huế ngày 3, 4/9 và Nhà Hát Lớn Hà Nội ngày 6, 7/9. Kịch "Nô" có từ thế kỷ 14, là một loại "nhạc kịch = opera" cổ điển của Nhật, đã được cơ quan UNESCO của Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giời từ tháng 5/2001.

Ngày 20/10, Hội Hữu Nghị Viê.t-Nhật ở Nhật đã hỗ trợ nữ đạo diễn Tú Mai tự thực hiện vở kịch hiện thực "Matsu, Kẻ Sống Ngoài Vòng Pháp Luật" (Muho Matsu No Issho, Vô Pháp Tùng Nhất Sinh) đã từng được đóng thành phim năm 1943 và 1958 của cố nhà văn nổi tiếng Iwashita Shinsaku (Nham Hạ Tuấn Tác), với các diễn viên Việt Nam tại Nhà Hát Lớn Hà Nộị "Matsu" là tên nhân vật chính, một thanh niên trọng đạo lý, nhưng vì hay chống đối những bất công, nên bị gạt ra ngoài xã hội và coi như "kẻ sống ngoài pháp luật" cũng như cuộc tình ngang trái của anh... phản ánh xã hội Nhật thời đầu thế kỷ 20.

Có lẽ đây là lần đầu tiên kịch "Nô" và kịch Nhật được trình diễn ở Việt Nam.

Từ 19 đến 21/11/2004, Lễ hội giao lưu văn hoá, du lịch Viê.t-Nhật đã diễn ra tại khuôn viên hội trường Thống Nhất, Sài Gòn, với 4 khu vực chính là "Lễ hội", "Du lịch biển, "Sông nước Nam bộ" và "Con đường di sản miền Trung". Về phía Nhật có ca sĩ Hiramatsu Eri, đoàn ca nhạc dân tộc Nhật Bản, các nghệ nhân giới thiệu nghệ thuật cắm hoa, vẽ phong cảnh và nhiếp ảnh...

Người Nhật cũng như nhiều người ngoại quốc khác thích đi dạo phố bằng xích-lô Việt Nam, nếu qua Nhật, người Việt viếng thăm chùa và đền Asakusa (Thiển Thảo) ở Tokyo thì cũng nên đi thử xe kéo gọi là "jinrikusha" (nhân lực xa), bánh lớn hơn xe kéo ngày xưa của Việt Nam và mạ kền bóng loáng, giá đi 10 phút năm 2001 là 3.000 Yen.


VÕ THUT, TH THAO

Nhật nổi tiếng về võ thuật, tuy người Việt ở Nhật ít ai học võ vì thấy tập cực quá, nhưng từ thập niên 60 cũng đã có một số võ sư Nhật đã qua Việt Nam mở võ đường "Judo" (Nhu Đạo), "Aikido" (Hợp/Hiệp Khí Đạo), "Karatedo" (Không Thủ Đạo), "Kendo" (Kiếm Đạo), sau này nhiều người Việt tự đứng ra mở võ đường. Từ cuối thập niên 90, có thêm một số người Nhật qua Việt Nam làm việc, rồi mở các câu lạc bộ thể thao như dã cầu (yakyu, bóng chày), bóng bầu dục... Người Việt qua Nhật học võ thời thập niên 60, 70 thì có Thượng Tọa Thích Tâm Giác học Nhu Đạo, võ sư Đặng Thông Phong học Hiệp Khí Đạo, võ sư Văn Bình học Không Thủ Đạo...

Một số người Nhật cũng muốn đưa dã cầu tức bóng chày (base ball) vào Việt Nam. Khoảng năm 1996, 97, đã có hai người Việt được qua Nhật học vài tháng về dã cầu, năm 2002 lại có hai người khác qua học. Năm 2001, ông Matsui (Tùng Tỉnh), thân phụ của tuyển thủ lừng danh Matsui và Hội Rotary ở thành phố Nabari, tỉnh Mie (ÈOẺd , Tam Trọng) đã tặng trường Trung Học cấp hai Nhân Đức ở Củ Chi và một trường ở Tây Ninh dụng cụ chơi dã cầụ
N B BÀI T TÔM

Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm. Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt Nam hay chơi, nên cũng đã biết. Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ...

Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá caọ Người không quen có thể chơi theo kiểu Đánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Đánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được. Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bàị

Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam và Hồng Kông). Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là "majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán.

Đặc trưng có lẽ Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" (Trước Vật) thời Edo (Giang Hộ), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép (koi, lý), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (une) cũng là những hình ảnh Nhật?

Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậỵ Nếu ai biết xin lên tiếng hô..

Phần trên được tôi chính thức đưa lên nguyệt san Mekong số 53, tháng 11/1999. Trong khi báo còn đang in, thì ngày 1/11/1999, tình cờ xem TV đài NHK băng tần số 3, thấy Giáo Sư Yumio Sakurai (Anh Tĩnh Do Cung Hùng) thuộc Đại Học Todai (Đông Kinh Đại Học) trình bày trong chương trình Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử cũng đã đề cập đến "bí ẩn" của bộ bài Tổ Tôm.

Tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết:

- Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong "Le To Tom, L'Annam Nouveau", 1932, vol. 125 - vol 143.

- Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn Ấn Độ Chi Na - Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Đông Nam Á do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Đông Kinh, năm 1943). Giáo Sư đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình thuần túy Nhật.

- Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1, do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã xuất bản năm 1992. Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là những chữ Hán kép (2 chữ hình chữ nhật theo thứ tự từ phải qua trái, đứng cạnh nhau thành hình vuông) viết kiểu cách (cách điệu) đị

Tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Đặc biệt lá bài "nhất văn" tức "chi chi", "nhất vạn" tức "nhất ông cụ" dùng chữ nhất cổ rất khó đọc và quân "nhất thang" (viết theo lối cổ ngược lại là) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được.

Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không saị

Cửa tiệm Mekong Center chúng tôi ở Nhật Bản thường bán bài Tổ Tôm cho người Việt (thanh niên miền Bắc) và cho người Nhật, họ không biết chơi, nhưng mua để nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc.

Hàng ngày có khoảng 40 người Việt chơi bài Tổ Tôm tại trụ sở hội Cao Niên Mỹ-Á, ở Little Saigon thuộc Cali, Hoa Kỳ.

CHÚT ÁNH SÁNG V GC B BÀI T TÔM

Giữa năm 2002, tình cờ chúng tôi gặp một người Trung Quốc tên Vu Thục Quyên sinh trưởng ở Thiên Tân. Khi cho bà ấy xem bộ bài tổ tôm thì bà ấy nói rằng nhớ mang máng hồi nhỏ đã thấy trong phim ảnh Trung Quốc. Theo bà, có lẽ đây là bộ bài gốc từ miền nam Trung Quốc, thuộc các vùng như Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông... Các trang phục của hình vẽ đó thuộc thời Đường là thời văn hóa thịnh đạt nhất, nhưng chính bà ấy lúc đầu cũng không đọc được các chữ Hán trên bộ bàị Cũng theo bà, nguyên thủy bộ bài làm bằng thẻ tre, sau này mới làm bằng giấy cho tiện. Chúng tôi đã tặng bà ấy một bộ và nhờ truy tầm thêm hô..

Riêng tôi suy luận cũng thấy có lý phần nào, vì có thế thì người Hoa mới in bộ bài này và một số người chơị Nhật Bản là một nước bảo tồn văn hóa rất kỹ, mà đây là một bộ bài thì số người chơi phải khá đông, nên nếu gốc của Nhật thì dù có bị mai một, cũng không thể không để lại dấu vết nàọ

Chúng tôi vẫn mang thắc mắc về nguồn gốc bộ bài, nên ngày 24/12/2003, nhân dịp gặp lại cô Vu Thục Quyên, tôi yêu cầu cô gọi điện trực tiếp qua hỏi công ty sản xuất bộ Bài Tô Tôm (chỉ ghi tên tiếng Việt rất lớn mà không có tên nào khác) ở Hồng Kông thì được biết gốc gác từ phía nam Trung Quốc và có tên tiếng Hoa là Vân Nam Bài.


NH HƯỞNG VIT NAM ĐI VI NHT BN

Nhật Bản vốn có nhiều quan tâm tới Việt Nam, ngoài việc trao đổi thương mại, đã có rất nhiều tác phẩm viết về Việt Nam, có thể chia ra làm năm thời kỳ.

- Thời Edo (Giang Hộ), ở Nhật Bản đã có những nghiên cứu về Việt Nam, qua tác phẩm "An Nam Kỷ Lược Khảo" và "Nam Biểu Ký" xuất bản thời Khoan Chính (1789-1801).

- Thời Minh Trị 19 (1880), đã có cuốn "Pháp-Việt Giao Binh Ký" và "Lịch Sử An Nam Và Quan Hệ Pháp-Việt". Năm 1885, toàn tập "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" và "An Nam Sử Lược" đã được sắp chữ và in lại ở Nhật. Các sách của cụ Phan Bội Châu như "Việt Nam Vong Quốc Sử, Ngục Trung Thư, Thiên Hồ Đế Hồ" được dịch sang tiếng Nhật năm 1029-32...

- Thời kỳ Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng ở Đông Á trong Thế Chiến Thứ 2, với cuốn "An Nam Thông Sử" dày 500 trang phát hành năm 1941, "Lịch Sử Dân Tộc Vận Động Ở Việt Nam" phát hành năm 1944, đưa khoảng 200 du học sinh qua Việt Nam năm 1942.

- Thời chiến tranh Việt Nam (1960-1975), gần 400 tác phẩm liên quan đến chiến tranh, lịch sử... ra đời, phần lớn thiên tả. Năm 1961, mở phân khoa tiếng Việt tại Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo và năm 1971, tại Đại Học Ngoại Ngữ Osaka.

- Thời hiện đại (1975-), đặc biệt từ 1990 trở đi, phát hành rất nhiều sách về thương mại, văn hóa, du lịch, thực phẩm, mỹ nghê...

Nay ở Nhật có Hội Các Nhà Nghiên Cứu Việt Nam, quy tụ khoảng một trăm chuyên gia Nhật về Việt Nam, hầu hết là những người nghiên cứu Việt Nam trực tiếp bằng tiếng Việt.

Về các nhân vật lịch sử của Việt Nam, người Nhật biết đến thi hào Nguyễn Du qua Truyện Kiều, Lê Lợi qua đại lộ ở Sài Gòn, Phan Bội Châu đã qua Nhật vận động từ năm 1905, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp qua chiến tranh Việt Nam...

Ngày nay, đủ mọi thành phần người Nhật tới Việt Nam, năm 1999: 110.000 người, năm 2000: 150.000 người, năm 2002: 200.000 người, năm 2002: 250.000 người, năm 2003: 300.000 ngườị Có điểm lạ là hầu hết phái nam thuộc chính quyền hay giới thương mại, đi lo những việc "lớn", kể cả việc lớn nhất đời người là tìm vợ Việt, vì họ mê cái dáng gầy mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam lắm. Cứ nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tính từ "đẹp". Không có thông kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng chắc chắn là không ào ạt như bên Đài Loan, tới nay ước khoảng vài trăm. Sau lưng các bà vợ Việt, các ông chồng Nhật thường to nhỏ "Coi vậy chứ phụ nữ Việt dữ lắm", có vẻ khiếp vía các bà vợ Việt. Còn phái nữ đông đảo hơn thì đa số qua Việt Nam may áo dài, mua sắm đồ thủ công nghệ và ăn thức ăn Việt Nam, trái cây... một số người trẻ còn tự lo học tiếng Việt để qua Việt Nam nói chuyện xã giaọ

Người Nhật biết nhiều nhất đến bánh tráng và nước mắm Việt Nam. Họ thích nhất là gỏi cuốn gọi là "nama harumaki" (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là "age harumaki" (dương xuân quyển), người rành hơn thì biết cả bánh cuốn gọi là "mushiharumaki" (chưng xuân quyển), rồi gỏi bì, bò bía cho đến bánh tráng rế (dạng lưới) mới chế ra từ khoảng năm 1998... Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam. Ngày 11/6/2001, cũng đài này giới thiệu về cách làm gỏi cuốn. Ngày 22/3/2002, ông Ota Ryo (Thái Điền Lượng) thuộc đài NHK số 1 đã đến Mekong Center hỏi thăm về bánh tráng cuốn (đa nem) và vua Quang Trung. Sở dĩ hai điều đó liên hệ với nhau vì có thuyết cho rằng khi vua Quang Trung hành quân thần tốc đem 100.000 quân từ nam ra bắc đánh thắng 200.000 quân Thanh, chiếm lại thành Thăng Long ngay mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu 1789, để tiết kiệm thời gian nấu nướng, quân sĩ đã dùng bánh tráng cuốn thay cơm.

Chương trình này đã phát ngày 30/4/2002, từ 11:15 đến 11:45 đêm. Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có bánh tráng sống làm bằng bột mì, muốn ăn phải chiên hay hấp, chứ không thể ăn sống như của Việt Nam. Loại bánh tráng xuất cảng từ Thái Lan cũng là do người Việt ở đông-bắc Thái làm ra.

Người Nhật mê gỏi cuốn đến độ công ty SBHP đã sản xuất một loại khoai với tôm, rau nghiền chiên (pha trộn giữa potato chip và phồng tồm) đóng bao mà cũng quảng cáo là có hương vị gỏi cuốn. Nhiều người ăn thử thì thấy ngon, nhưng chẳng thấy hương vị gỏi cuốn ở chỗ nàọ

Ở Nhật nay có tiệm ăn bán 9 loại, có tiệm bán 10 loại gỏi cuốn, là điều ngay ở Việt Nam chắc cũng không có. Họ dùng bánh tráng Việt Nam cuốn tôm, thịt heo, thịt gà, trứng tráng thái sợi và nhiều thứ khác như đồ biển như cá hồi hun khói... do họ tự chế rạ Đặc biệt có tiệm cuốn bằng bánh tráng Việt Nam chung với rêu biển Nhật Bản, tiếng Nhật gọi là nori (hải đài, rêu được cán mỏng phơi khô như tờ giấy). Không biết cuộc tình giữa nam-nữ Nhâ.t-Việt đằm thắm như thế nào, nhưng coi bộ hai thứ này "giao duyên" như vậy thì thật là khắng khít.

Năm 2002, công ty thực phẩm hàng đầu của Nhật là Aji No Moto (Vị Tố) đã tung ra thị trường "phở gà ăn liền" một gói 60 gam giá 100 Yen, vì phở là một trong những món nổi tiếng nhất của Việt Nam. Một số người Việt (các cô trẻ mặc áo dài trắng) và Nhật được mời thực hiện quảng cáo món ăn mới này ở Nhật. Năm 2003, công ty Kanebo (Chung Phưởng) sản xuất gỏi cuốn đông lạnh, vật liệu và nước chấm được cho vào từng bao riêng, hướng dẫn cách dùng, người dùng chỉ cần thêm rau thôị

Từ tháng 5/2005, một công ty thực phẩm hàng đầu khác là Nisshin Shokuhin (ẾựẼỨẼHỂi, Nhật Thanh Thực Phẩm) đã quảng cáo tô phở gà ăn liền giá khoảng 140-150 Yen, với 5 cô mặc áo dài đỏ như chiêu đãi viên hàng không Việt Nam trên TV. Có thể xem trong địa chỉ:

http:www.nisshinfoods.co.jp/produc/cm/shocm.html?cmtype=B&cmid=124

Tới năm 2003, đã có hơn 15 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam và 4, 5 cuốn về du lịch viết bằng tiếng Nhật ở Nhật, mà năm 2001 ở Việt Nam mới thấy có cuốn đầu tiên giới thiệu một số món ăn Nhật, nhưng vẫn chưa có cuốn nào về du lịch Nhật bằng tiếng Việt nào ở Việt Nam.

Người Nhật không chỉ tìm đến người Việt ở Nhật để học nấu ăn mà đôi khi họ qua tận Việt Nam tìm hiểu chính gốc luôn, nhất là một số người định mở tiệm ăn. Như cô Mari Tsuno, từ năm 1998, mỗi năm qua Việt Nam vài tháng để học nấu ăn. Cô đã đi khá nhiều nơi, khắp Việt Nam để tìm hiểu cả các món ăn địa phương nữa.

Ở Việt Nam nay có nhiều trường dạy nấu ăn cho du khách, nhất là du khách Nhật, như: La Fenetre Soliel, Over Land Club (dạy tới 400 món), Bảo, Song Ngư... Các nơi này đều có thông dịch, xe đưa đón, nhận dạy từ 2 người trở lên và trung bình dạy từ 2 đến 3 giờ đồng hồ với giá khoảng 35 đến 50 Mỹ Kim/1 người.

Ngày 4/10/2003, đài Fuji TV số 8, chiều nghệ sĩ trẻ đẹp Yamaguchi Moe (Sơn Khẩu) qua Việt Nam học nấu ăn tài tử, món cô học đầu tiên là phở bò. Cô đã đi xuyên khắp bắc nam, tuy không thể thưởng thức tất cả món ăn Việt Nam, nhưng qua những món cô đã thưởng thức thì cô thích 3 món sau:

1- Bún chả (món Bắc).

2- Xôi chiên phồng (sticky rice ball, đồ gạo nếp trộn đậu xanh thêm chút nước cốt dừa, đường... rồi giã hay xay nhuyễn, sau đó nặn thành viên rồi chiên/rán, sẽ phồng lên tương tự như bánh rán mè, nhưng to như trái bưởi nhỏ, cắt ra ăn với gà quay...) (món Nam).

3- Cá tai tượng chiên xù, ăn bánh tráng cuốn (món Nam).

Theo một cuộc thăm dò ở Việt Nam năm 2004, về mức độ quan tâm của du khách Nhật khi đi Việt Nam:

- Thực phẩm: 80%.

- Cảnh quan: 53%.

- Mua sắm: 41%.

Khoảng 400 cửa tiện bán đồ ăn, đồ thủ công nghệ và thực phẩm, sách nhạc... của Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu giữa hai dân tộc.
NGƯỜI NHT ĂN TRNG GÀ LN!!!

Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm. Có lẽ họ chỉ sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn thử và mê luôn.

Ngày Chủ Nhật 3/10/2004, đúng hẹn 12 giờ, ký giả Yoshinori Hashida (Kiều Điền Hân Điển) đã kéo cả hai ông xếp là Chi Cục Trưởng Tokyo Satoshi Fujiwara (Đằng Nguyên Thông) và "Thứ Trưởng" (Jicho, tương đương Phó Giám Đốc) Yugata Yano (Thỉ Dã Dụ) thuộc hãng thông tấn Kyodo (Cộng Đồng) đến Mekong Center để thử ăn trứng/hột gà lộn với muối, tiêu và cả và rau răm (tiếng Nhật gọi là "tade", ở Nhật cũng có nhưng không thấy bán ở chợ nên người Nhật hầu như không ăn, không biết tới). Người Việt hay nói "mắt lá răm", là mắt nhỏ và dài như lá rau răm, những tranh cổ Nhật Bản vẽ phụ nữ thường vẽ "mắt lá răm".

Trong khi chờ đợi luộc trứng khoảng 20 phút, chúng tôi đã nói những chuyện liên quan tới gà ở Việt Nam.

Trứng có trống (thụ tinh) ấp ra con thì gà mất 21 ngày, còn vịt mất 30 ngàỵ Nhưng thực ra gà mái nào cũng ấp, còn vịt thì đẻ bừa bãi và không ấp, may sao mà không tuyệt giống, người nuôi vịt phải đi lượm trứng ở ngoài đồng rồi đem về lò ấp. Gà thường đẻ một lứa khoảng 15 trứng, những trứng đầu không bảo quản tốt nên thường không nở ra con được. Thường người nuôi gà cho 2, 3 con gà mái đẻ, rồi gom độ 15 trứng mới nhất cho 1 con ấp thôị Hầu hết gà không phân biệt được đâu là trứng của mình đâu là trứng gà khác, nhưng cũng có con phân biệt được thì mổ phá trứng gà khác. Gà mái lo ấp, ít ăn, người gầy nhẹ hẳn đi, gà mẹ nuôi con tới khoảng 3, 4 tháng sau mới đẻ lứa trứng mớị Còn gà mái không được cho ấp thì chỉ độ 1 tháng sau sẽ đẻ lứa mớị Gà mái thường rất hiền, nhưng khi có con, một đôi khi chúng trở nên dữ, có khi dám đánh nhau với cả người để bảo vệ con. Ở Việt Nam đôi khi mua thêm gà mới nở ở chợ về để cho gà mái nhà vừa ấp lứa con nuôi chung. Thường thì gà mẹ nhận biết được đuổi gà con lạ đi, nhưng cũng có con không phân biệt gì cả, con nào cũng là con, có khi cả gà Mỹ con, vịt con cũng chấp nhận tuốt cho tiện sổ sách. Nhìn cảnh một gà mẹ chăm chút nuôi một đàn có khi lên tới 30 hay 40 gà vịt con cũng vui.

Loại trứng lộn ăn là loại ấp được khoảng 2/3 thời gian cần cho gà nở, tức gà thì 2 tuần, vịt thì 3 tuần. Khi đó con bên trong vừa ăn và ngon nhất, nhỏ quá thì chưa ngon, mà lớn quá thì xương cứng, nhiều lông nhìn cũng thấy ớn ớn.

Năm 1978, đài truyền hình lớn nhất nước Nhật là NHK số 1 đã thực hiện phim bộ "Vợ Và Con Gái Đến Từ Sài Gòn" (Saigon Kara Kitta Tsuna To Musume, nguyên tác của cố ký giả Kondo Koichi (Cận Đằng Hoành Nhất) thuộc nhật báo Sankei (Sản Kinh). Nam diễn viên đóng vai Koichi Kondo phải ăn từ từ và còn phải để chừa cái chân gà ra để thu hình. Ông sợ muốn ói luôn, nên vừa đóng xong là ông phải chạy ù đi xúc miê.ng.

Khoảng năm 1999, có một cô Nhật có bồ là người Việt đến Mekong Center chơi, chúng tôi mời cô ăn thử trứng gà lộn. Ban đầu cô nhất định từ chối nhưng sau cả nể, cô cũng ráng ăn thử. Cô vừa nhìn vừa sợ, cứ rụt rè mãị Khi bỏ vào miệng, người cô rùng lên, sợ hãi đến cực độ, thấy thật tội nghiệp! Nhưng đôi với người Việt thì việc ăn cá nhỏ còn đang bơi lội hay ăn cá sống ( sashimi), gắp miếng cá từ con cá "tai" (Ẹõ, điêu) nằm há miệng ngáp ngáp chấm xì dầu rồi bỏ vào miệng lại đáng sợ hơn! Rất nhiều người Nhật đã từng đi Việt Nam thì cũng mê trứng vịt lộn hay gà lộn lắm.

Người mình có câu: "Nhất phao câu, nhì đầu cánh", là những thứ khoái khẩu trong con gà và tất nhiên cũng thích cả "lòng gà"... Nghe nói ăn đầu gà, mấy người Nhật ngạc nhiên hỏi ăn làm sao, có ăn mào gà không? Chúng tôi nói thường là bổ đôi theo chiều dọc, ăn óc và mắt rất ngon, giống như người Nhật ăn "trứng cá non" và mắt cá ngừ (maguro) vậỵ Còn mào gà cũng ăn chứ, nó hơi dòn, sật sật.

Nhưng người Nhật thì nhắm cái "đùi gà", rồi mới tới "cánh gà".

Người Việt hay ăn gà luộc với lá chanh thường chấm muối tiêu hay nước mắm, ngoài ra có gà kho gừng, gà xào xả ớt... tiệm Y-Saigon ở Shibuya có món "gà nướng lá chanh".

Người Nhật thì thích xâuthịt gà nướng (yakitori, thiêu điểu).

Chúng tôi đã nói về một số ca dao hay ngụ ngôn liên quan tới gà như:

Gà trống nuôi con (như cảnh bố nuôi con vậy)

Gà mái gáy gở (gà mái mà gáy là điềm gở)

Mẹ gà con vịt (mẹ một đằng, con một nẻo, như vịt con thấy nước thì nhào xuống còn gà mẹ chỉ biết đứng trên bờ ngó)

Đầu gà đít vịt (ý nói không hợp nhau)

Luýnh quýnh như gà mắc đẻ (lu bu, rối cả lên)

Hay một bài học thuộc lòng ở Việt Nam:

Con gà cục tác lá chanh,

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,

Con chó khóc đứng khóc ngồi,

Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng...

Ở Việt Nam, khi làm gà cúng thì luộc gà trống vì gà trống có mào trông oai, đep. Đặc biệt một số nơi còn xem chân gà để bói tốt xấu... Còn người đi thi thì "tuyệt đối" không nên ăn trứng, sợ xui, điểm bài mà là 1 hay 2 quả trứng như "0" hay "00" thì khốn rồi!

Cả ba ông thuộc hãng thông tấn Kyodo bắt chước chúng tôi đập nhẹ đầu lớn quả trứng, bóc vỏ và màng, cho muối tiêu... húp nước, ăn thử, ông nào cũng không ngờ là ngon hơn dự tưởng, lại nhắm với chút bia nữa thì thật là tuyệt. Mỗi ông làm một hơi 2 trái trứng gà lộn, ăn rất tự nhiên và khen rối rít nhất là khi húp nước, rồi lại thêm rau răm...

Sở dĩ họ kéo tới Mekong Center vì ông Yoshinori Hashida muốn tìm hiểu và viết bài về những chuyện gà ở Việt Nam... năm tới 2005 là năm Ất Dậu mà.



tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương