NHẬt bản trích 4 chương trong 55 chương của Bộ Nhật Bản Dưới Mắt Nguòi Việt, ấn bản 1 gồm 950 trang, ấn bản 2 khoảng 000 trang (sẽ in). Phần không đọc được là chữ Hán. ChưƠng 48



tải về 1.16 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích1.16 Mb.
#36395
1   2   3   4   5   6   7

DÃ CU: NGUYN TRN PHƯỚC AN

Nguyễn Trần Phước An, 16 tuổi, là người Việt nhỏ tuổi nhất và nổi tiếng Nhất ở Nhật Bản.

Lần đầu tiên có một người Việt chính thức tham dự trận dã cầu "Zenkoku" (Trung Học Toàn Quốc lần thứ 83) quy tụ 49 đội ở Koshien, Osaka, đó là em Nguyễn Trần Phước An, mang số áo cũng là 16, học sinh lớp 10, với tư cách chính là tuyển thủ ném banh của trường Trung Học Toyodai Himeji (Đông Dương Đại Cơ Lộ). Trở thành học sinh nhỏ tuổi nhất và mang trách nhiệm khó khăn nhất. Trước đó, trong tháng 7, em Phước An đã góp công lớn trong việc đưa đội Toyodai Himeji dẫn đầu hơn 160 đội trong tỉnh để được đại diện tỉnh đi dự giảị Và 49 đội tham dự là kết quả tranh đua của 4.163 đội trên toàn quốc. Vì vậy, được đi tranh ở Koshien đã là một vinh dự lớn, ước mơ của thanh niên Nhật.
(Một phần bài này đã được trình bày tóm lược trong buổi nói chuyện ngày 20/1/2001 ở Little Saigon, 3/2/2001 tại San Jose, ngày 14/7/2001 bằng tiếng Nhật với sinh viên Đại Học Meiji Gakuin Daigaku..., đăng trên nhiều báo)

- - - - - - -


CHƯƠNG 50
TƯƠNG QUAN VĂN HIN NH NHT-VIT

Cho tới năm 2000, ở Việt Nam đã có khoảng một trăm nhà nghiên cứu về Nhật Bản, đa số gốc từ chuyên ngành khác. Nhưng cũng có những lớp người từng du học Nhật Bản hay tốt nghiệp Cử Nhân Nhật Bản Học, có căn bản vững vàng. Ở Nhật Bản có khoảng hai trăm nhà nghiên cứu về Việt Nam.

Trung Tâm Nghiên Cứu Nhật Bản đã ra đời ở Hà Nội năm 1993, nay phát hành tạp chí Nghiên Cứu Nhật Bản hai tháng một lần, dịch một số tác phẩm... Ngoài ra còn có Hội Đồng Phối Hợp Nghiên Cứu Nhật Bản... Từ khoảng 1990, các Đại Học lớn đều có phân khoa tiếng Nhật. Cho tới năm 2000, tại Việt Nam đã dịch ra tiếng Việt khoảng 100 tác phẩm văn học nổi tiếng và một số ít về kinh doanh... của Nhật.

Theo tài liệu "Modern Written Vietnamese" mới viết đây của Sonny Nguyễn thuộc UCLA, Hoa Kỳ, thì năm 1548, một người Nhật cải đạo theo Thiên Chúa Giáo là Yajiro đã bắt đầu La Tinh hóa chữ Nhật. Và khi phố Nhật thành lập ở Hội An thế kỷ thứ 16, 17, có vị Linh Mục đã dùng sách loại này đó để giảng đạo cho người Nhật ở đâỵ Phải chăng đó là một "bước ngắn" gợi ý, dẫn tới việc La Tinh hóa chữ Việt?

Nhật Bản qua các Giáo Sư Kinh Tế đã cố vấn trong việc hoạch định đường lối kinh tế và Giáo Sư Luật cũng cố vấn trong việc soạn thảo Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam.
NGƯỜI NHT VÀ SÁCH VIT

Những người Nhật học tiếng Việt hai, ba năm hầu như ai cũng biết qua về Truyện Kiều, chữ Nôm là gì... Một số sách viết về Việt Nam cũng thường trích dẫn Truyện Kiềụ Qua việc bán sách, chúng tôi nhận thấy, trước đây người Nhật quan tâm nhiều đến các truyện như Truyện Kiều, Bích Câu Kỳ Ngộ, Chinh Phụ Ngâm, Từ Thức Gặp Tiên, Hồn Bướm Mơ Tiên, Đoạn Tuyệt, Sự Tích Cây Nêu, Tấm Cám... là các sách đã được dịch ra tiếng Nhật cũng như những sách liên quan đến chiến tranh Việt Nam.


BN BN DCH TRUYN KIU

Đặc biệt là có tới bốn, năm người dịch Truyện Kiều (Kim Vân Kiều hay ẪòẦ_ọâẼVẾấ , Kim Vân Kiều Tân Truyện của Nguyễn Du) từ tiếng Việt ra tiếng Nhật. Truyện Kiều gốc từ bên Trung Hoa, người Nhật cũng từng dịch từ bản gốc ra tiếng Nhật nhưng không nổi tiếng. Thấy Truyện Kiều Việt Nam là tác phẩm văn học hàng đầu nên họ lại một lần nữa dịch từ bản phóng tác bằng văn Nôm tiếng Việt ra tiếng Nhật.

1- Người đầu tiên dịch là học giả Kiyoshi Komatsu (Tiểu Tùng Thanh), ông đã dịch từ bản tiếng Pháp.

2- Người thứ hai dịch là học giả Yonosuke Takeuchi (Trúc Nội Dự Tự Chi Trợ), ông đã dịch một phần.

3- Người thứ ba là ông Tokio Akiyama (Thu Sơn Thời Phu), tác giả dành ra 6 năm để phiên dịch ra văn suôi nhưng vần điệu như thợ Được kể là bản dịch xuất sắc nhất, ông tự bỏ tiền in và phát hành chỉ có 600 cuốn nhân kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của dịch giả.

4- Người thứ tư và năm là ông Seiji Sato (Tá Đằng Thanh Nhị) và bà Kuroda Yoshiko (Hắc Điền Giai Tử) dịch toàn bộ ra văn suôi, cũng tự bỏ tiền in và phát hành năm 2005.

- - - - -

Từ khoảng 1990, các thư viện Nhật thì thích mua sách về giáo dục, tiểu thuyết, truyện bằng tranh. Còn giới trí thức Nhật thích đọc sách khảo cứu văn học của Võ Phiến, Nguyễn Hưng Quốc, sách của các nhân vật phản kháng như Dương Thu Hương, Bùi Tín, Trần Độ, Bảo Ninh, Chân Tín và các tác phẩm biên khảo về dân tộc học, đồ gốm...

Thời đại điện tử, trên Liên Mạng (Internet), ước tính có tổng cộng khoảng 100 trang nhà bằng tiếng Nhật có liên quan tới Việt Nam. Các trang nhà này chú trọng tới tin tức, văn hóa, du lịch, giới thiệu sản phẩm... Trong số đó có cả những trang nhà do người Nhật và Việt hợp tác thực hiện ngay tại Việt Nam như các cơ quan du lịch, khách sạn, Mekong Agency giới thiệu áo dài ở Sài Gòn, cà phê Một ở Hà Nội...

Từ năm 2000, ở Việt Nam có tờ nguyệt san "Sketch" (Phác Họa) viết bằng tiếng Nhật, chuyên về giới thiệu văn hóa và quảng cáo các lãnh vực như thức ăn, đồ tạp hóa, du lịch bằng tiếng Nhật do ban biên tập Nhật và Việt thực hiện. Qua giữa năm 2002, thấy có thêm tờ tạp chí "Hachiyon = 84 (số điện thoại quốc tế quốc gia Việt Nam)" cũng bằng tiếng Nhật và hướng tới du khách Nhật. Cả hai tờ đều phát hành cả ở Việt Nam và Nhật Bản.

"Little Tokyo"? Ở đâu? Vâng "Little Tokyo", đó là tên quen thuộc dùng chỉ những khu phố Nhật ở hải ngoại như ở Los Angeles, Cali, Hoa Kỳ. Nhưng ở Việt Nam cũng đã có khu các tiệm Nhật bắt đầu được gọi là "Little Tokyo" nằm ngay trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn. Cho tới năm 2001, ghi nhận đã có 24 tiệm Nhật tại đâỵ Như vậy, văn hóa Nhật cũng bắt đầu du nhập mạnh vào Việt Nam.

Trong mối giao lưu Nhâ.t-Việt, về phía Nhật Bản, có thể nói ở cấp cao thì công của phái nam, còn cấp đại chúng thì là công lớn của phái nữ. Về phía Việt Nam, thì không biết bên nào công lớn hơn? Hay là bằng nhaủ



TƯƠNG QUAN NGÔN NG

Thời Thế Chiến Thứ 2, người Việt biết đến các từ "Joto" (thượng đẳng, tốt), "Jotonai" (thượng đẳng (vô), không tốt) của quân đội Nhật, nay hiếm khi dùng và "Arigato" (cám ơn), "Sayonara" (tạm biệt) v.v...

Ngày nay, người Việt biết tiếng Nhật qua các nhãn hiệu xe cộ như "Honda, Suzuki, Yamaha, Toyota, Matsuda, Mitsubishi, Hitachi, Sony, Sanyo, Canon, Nikkon, Ajinomoto, Itochu, Nisho Iwai...", rồi "Kimono (Trước Vật), Judo (Nhu Đạo), Akido (Hợp/Hiệp khí đạo), Karatedo (Không Thủ Đạo), Sumo (Tương Bộc)...", các địa danh "Tokyo, Osaka, Kyoto, Kobe, Hiroshima, Nagasaki, Fuji...", sau này biết thêm shogun (tướng quân), samurai (thị, võ sĩ đạo), geisha (nghệ giả, nữ tiếp viên rượu), koi (lý, cá chép), sushi (thọ ty, cơm nắm cá), sashimi (thích thân, gỏi cá), wasabi (mù tạt xanh), ofuro (phong lữ, nhà tắm), tatami (điệp, chiếu với người học Judo), bonsai (bồn tài,trồng cây trong chậu) và mới nhất có lẽ là tsunami (tân ba, sóng thần)...". Người Việt cũng mở trường tư dậy kèm kiểu Nhật gọi là Kumon (Công Văn, là tên của ông Toru Kumon, người chủ trương lối dạy học này từ năm 1958, nay phổ biến khắp nước Nhật) như tại Staton, Cali, Hoa Kỳ và tại Úc...

Còn người Nhật biết đến tiếng Việt qua các từ "áo dài, nón lá, bánh tráng, nước mắm, chả giò, gỏi cuốn, phở bò, phở gà, nước mắm..., đổi mới", các địa danh "Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hạ Long, Hội An, Mỹ Tho, Cần Thơ, Hải Phòng, Sapa, Phú Quốc...".

Có dữ kiện cho rằng ông Yajiro (Di Thứ Lang) đã viết chữ Nhật bằng La Tinh đầu tiên năm 1548. Rồi thế kỷ 17 đem vào phố Nhật ở Hội An. Linh Mục người Pháp là Alexandre de Rhodes thấy vậy mới nghĩ đến việc viết tiếng Việt bằng Ta Tinh (Trước đó, Linh Mục Tây Ban Nha cũng đã làm như vậỷ). Năm 1885, Bác Sĩ Nhãn Khoa người Hoa Kỳ là ông James Curtis Hepburn là người đầu tiên đã công bố bảng 46 ký tự Nhật bằng La Tinh và dùng trong tự điển. Sau này, chính phủ Nhật... đã công bố tổng cộng 9 cách viết bằng La Tinh hơi khác nhau, nhưng bảng của Hepburn vẫn là thông dụng nhất.

Và nếu đi sâu hơn, thì chúng ta thấy hai dân tộc không chỉ biết nhau có vậỵ Người Việt đã dùng hàng trăm từ Hán-Việt trong lãnh vực khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn do người Nhật ghép các chữ Hán đơn thành chữ Hán kép mà cứ tưởng do người Hoa đặt rạ Như các từ "Tự Do, Dân Chủ, Cộng Sản, triết học, xã hội, kinh tế, chính trị, diễn đàn, vấn đề, phương pháp, lập trường, diễn thuyết..." và khoảng 30 đến 40 % số các thuật ngữ toán trong bậc Trung Học là do người Nhật chế ra, du nhập vào Trung Hoa, được dùng trong Tân Thư rồi truyền vào Việt Nam. Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn khi soạn cuốn Tự Điển Danh Từ Khoa Học khoảng 60 năm trước, để tìm từ đối dịch, ông đã tham khảo chính các từ điển Trung Hoa và Nhật Bản. Nay người Việt còn biết thêm "Oshin, Đôrêmon, nam ca sĩ Ryo Sasaki...".

Dưới thời Quân Chủ, khi dịch từ "Democracy", các học giả Nhật đã băn khoăn không ít, họ hiểu khái niệm mới mẻ này, nhưng có lúc đã phải tránh dùng từ "Dân Chủ" (ỄÙÈố = Minshu) vì sợ đụng chạm. Cũng may vào thời Minh Trị bắt đầu có Quân Chủ Lập Hiến, nên việc dùng chữ Dân Chủ không còn là tội "khi quân" như trước nữạ

Tới năm 2004, có khoảng 150.000 người học tiếng Nhật ở Việt Nam và 14.000 người Việt ở Nhật, thì chắc chắn còn tiếp tục du nhập thêm rất nhiều từ nữạ

Ngược lại, số người Nhật qua Việt Nam khá nhiều, từ năm 2001, mỗi năm khoảng 170.000 người, nên họ biết khá nhiều địa danh Việt như "Biên Hoà, Cần Thơ, Mỹ Tho, Nha Trang, chùa Hương, Lạng Sơn, Sapa, Bát Tràng, Đà Lạt, Củ Chi, Tân Sơn Nhất, Nội Bài...". Những thức ăn, sản phẩm thủ công nghệ Việt Nam được giới thiệu ở Nhật, nên người Nhật biết đến các từ "phở bò, phở gà, nem, bánh chưng, bánh tét, bánh dầy, bánh cuốn, bún bò huế, giò lụa, thịt chó, bia, rượu đế, mắm tôm... ", trái cây như "đu đủ, mít, soài, thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, rau muống...". Chúng tôi định sưu tập khoảng một ngàn từ loại này và đưa vào trong cuốn Từ Điển Nhâ.t-Việt do chúng tôi biên soạn để đẩy mạnh thêm sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc (sẽ hoàn tất trong vài năm tới).

Tôi có dạy tiếng Việt cho một số người Nhật, bao giờ cũng vậy, bắt đầu bằng màn giáo đầu kéo dài khoảng một giờ đồng hồ giới thiệu sơ về tiếng Việt và tương quan giữa tiếng Việt, Nhật và Hoạ Mục đích là để người học có khái niệm cơ bản về ngôn ngữ họ học, thấy gần gũi hơn vì chúng vốn có nhiều quan hê.. Qua đó, họ biết rõ thế nào là âm Nôm (tương đương với âm kun của Nhật), âm Hán-Việt (tương đương với âm ON của Nhật), chữ Hán và chữ Nôm (tương đương với Quốc Tự của Nhật), đặc trưng phát âm của 12 mẫu âm Việt so với 5 mẫu âm Nhật và 6 dấu thinh Việt so với hầu như không có dấu thinh của Nhật v.v... ra sao.

Thời Bắc thuộc (năm 111 trước Tây Lịch đến năm 939), khi Trung Hoa cai trị Việt Nam, người Việt có tiếng nói nhưng chưa có chữ viết (trừ một vài dân tộc thiểu số như Mường, Chàm... có chữ viết kiểu Khoa Đẩu còn thô sơ là biến dạng của văn tự Ấn Độ). Thí dụ:

1, 2, 3, là "một, hai, ba...".

Người Hoa đưa vào chữ Hán và âm đọc đời Đường:

一 二 三 và "dách, dì, xám...".

Trí thức Việt thời đó học chữ Hán và nói tiếng Hoạ Nhưng từ thời Ngô Quyền giành độc lập, người Việt bắt đầu có khuynh hướng bỏ tiếng Hoa và quay ra đọc chữ Hán theo phiên âm Hán-Việt. Qua thế kỷ 13, để viết tiếng Việt, bắt đầu tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để diễn tả "một, hai, ba...". Có tổng cộng khoảng 7.000 chữ thuần Nôm (do người Việt chế ra, người Hoa và Nhật không đọc được) và 5.000 chữ trùng hình với chữ Hán.

Trong khi đó, chữ Hán vào Nhật Bản qua ngả Triều Tiên hay trực tiếp vào thế kỷ thứ 5. Khi đó người Nhật cũng có tiếng nói mà không có chữ viết. Thí dụ:

1, 2, 3... là hitotsu, futatsu, mitsu...", ban đầu họ mượn chữ Hán có cùng âm để phiên gọi là Van Diệp Giả Danh (ManyoKana), từ đó tiếng Nhật từ khẩu ngữ được ghi lại thành bút ngữ, như người Tây Phương dùng chữ La Tinh để phiên tiếng Việt, sau thấy phức tạp quá mới đổi ra Hiraganあ。

Du nhập vào:

一 二 三 và đọc theo âm Hán-Nhật (ON) là " ichi, ni, san...".

Qua thế kỷ thứ 8, 9, để viết tiếng Nhật, họ đã dựa vào chữ Hán để tạo ra thêm 46 ký âm Hiragana (Bình Giả Danh, theo lối mượn chữ Hán viết tháu để dùng âm cho bình dị hơn) và 46 ký âm Katakana (Phiến Giả Danh, theo lối mượn lấy một phần chữ Hán nên gọi là phiến) gọn gàng và tiện dụng hơn. Thí dụ:

1, 2, 3... = ひとつ、ふたつ、みつ.... (nét mềm do viết tháu chữ Hán).

1, 2, 3... = イチ、ニ、サン... (nét cứng do lấy một phần chữ Hán).

Từ thế kỷ thứ 10, họ bắt đầu tạo ra Quốc Tự (Kokuji, nếu theo nghĩa rộng thì bao gồm cả Hiragana và Katakana), còn gọi là Wasei Kanji (Hòa Chế Hán Tự, chữ Hán do người Nhật chế ra), có tổng cộng khoảng 5.000 Quốc Tự nhưng nay chỉ thông dụng 5, 7 chữ, sở dĩ như vậy vì họ đã có ký âm Hiragana và Katakanạ

Như vậy, Việt Nam và Nhật Bản (kể cả Triều Tiên) có hoàn cảnh khá giống nhau, cùng thuộc khối văn hóa Hán, có âm Hán-Việt và Hán-Nhật đọc gần giống nhau vì cùng dựa trên âm đọc của Trung Hoạ Như "quốc kỳ - kokki, quốc ca, kokka, trà - cha (ÊẰ) (tiếng Hoa nhiều vùng cũng cũng đọc y như vậy)...", còn âm Nôm và âm Nhật thì hoàn toàn khác nhaụ Tiếng Việt đơn âm, tiếng Nhật đa âm (tiếng Hán-Nhật cũng thuộc loại đơn âm, âm thứ hai nếu có là âm câm). Từ đó, có sự quan hệ đặc biệt sau (ở đây thí dụ bằng La Tinh phiên âm Bắc Kinh hay Quan Thoại của tiếng Hoa, âm Quảng Đông v.v... cũng tương tự):

- Tiếng Việt và Hoa ít nét (3 mẫu tự trở xuống) thì tiếng Nhật là đoản âm.

古 = cổ - gu - ko

所 = sở - suo - sho

祖 = tổ - zu - so

都 = đô - du - to

- Tiếng Việt và Hoa nhiều nét (3 mẫu tự trở lên) thì tiếng Nhật là trường âm (lý do là tiếng Nhật không có "tận cùng bằng ng, mẫu âm kép, dấu thinh..." nên đã thay bằng trường âm).

工 = công - gong - kò

商 = thương - sang - shò

想 = tưởng - xiang - sò

東 = đông - dong - tò

- Tiếng Việt và Hoa 3 mẫu tự thì tiếng Nhật có thể là đoản âm, có thể là trường âm.

構= cấu - gou - kò

書= thư - shu - sho

宗= tôn(g) - zong - shù (nguyên là tông, nhưng vì kỵ húy tên vua nên đổi là tôn)

Quy luật trên đúng khoảng 95%. Có một số ngoại lệ vì tiếng Hoa có nhiều âm mà tiếng Việt và Nhật khi phiên đã dựa trên những âm khác nhau.

数 = số - shu - sù, tiếng Nhật có cả su nhưng rất ít dùng.

Trong khi Việt Nam tạo từng chữ Nôm, thì người Nhật cũng tạo ra ký tự Hiragana, Katakana và sau đó thêm Quốc Tự (Kokuji) tức Hòa Tự (Waji) là thứ chữ Hán do người Nhật chế rạ Cho tới nay, người Việt thường chỉ viết tay chữ Nôm, nhưng từ năm 2000, với chương trình đánh chữ Nôm của Nhật thì người Việt có thể đánh chữ Nôm dạng TrueType thật là đẹp chung với chữ Hán và chữ Quốc Ngữ.

Câu tiếng Việt căn bản là: danh từ - tính từ - động từ - túc từ, tiếng Nhật là: tính từ - danh từ - túc từ - động từ. Tiếng Việt khi dùng âm ghép Hán-Việt thì hầu hết cũng là: tính từ - danh từ như tiếng Nhật. Đặc biệt tiếng Việt không chia động từ và tính từ như tiếng Nhật.


TƯƠNG D TING VIT - TING NHT

Nhân nói về cấu tạo tiếng Việt, xin trình bày một chút về tiếng Nhật. Như biểu đồ "Cây Văn Tự" nơi trang 7, chúng ta thấy bối cảnh hình thành văn tự Nhật cũng có nhiều điểm tương tự như Việt Nam, vì vậy họ cũng dùng chữ Hán, rồi tự tạo ra "Quốc Tự" hay "Hòa Tự" tương tự chữ Nôm, có âm "ON" (âm Hán-Nhật tương tự âm Hán-Việt) và "kun" (âm Nhật tương tự âm Nôm). Tất nhiên, trong tiếng Nhật cũng có nhiều pha trộn với tiếng Hoa như trường hợp tiếng Việt với tiếng Hoa về văn tự cũng như âm đọc.

Hầu như người Nhật chỉ thu dụng chữ Hán, đọc theo âm "ON", nhưng khác với Việt Nam là họ ghép cả âm "kun" vào chữ Hán, do đó, có khi như chữ "nhất" mà có tới 20 âm đọc (2 cách đọc "ON" là: ichi, itsu và 18 cách đọc "kun" là: hajime, hajimu, hide, hiji, hito, hitoshi, hitotsu, kata, katsu, kazu, kuni, makoto, masashi, moto, nobu, osamu, susumu, tada), chữ "minh" có tới 25 âm đọc, phức tạp như vậy nên chính người Nhật cũng khó mà nhớ hết được.

Họ có văn phạm riêng như Việt Nam chứ không dùng văn phạm Hoa, vì văn phạm thuộc tiếng nói, có trước khi có chữ viết, tức trước khi du nhập chữ Hán. Tuy rằng thứ tự danh từ và tính từ (hình dung từ) thì trùng hợp với tiếng Hoa, tính từ đứng trước danh từ, danh từ riêng đứng trước danh từ chung. Nhưng họ lại chia động từ và tính từ là điều không có trong văn phạm Việt và Hoa.

Thêm nữa, trong khi tiếng Việt và Hoa là tiếng đơn âm tiết (một chữ một âm) thì tiếng Nhật thuộc loại đa âm tiết (một chữ nhiều âm) riêng như "ohayò, arigatò, sayonara, samurai"...

1- Văn tự Nhật.

Thường chữ Hán đi với Hán.

科学 kagaku, khoa học

社会 shakai, xã hội

Nhưng cũng đôi khi chữ Hán đi với Quốc Tư..

労働 rodo, lao động (chữ động có bộ nhân đứng trước là Quốc Tự của Nhật)

駆け込む (kake)ko(mu), khu vào (chạy vào, chữ vào là Quốc Tự của Nhật)

2- Âm đọc Nhật.

Thường ON đi với ON.

日本 Nihon = Nippon, Nhật Bản

東京 Tokyo, Đông Kinh

植物 shokubutsu, thực vật (cây)

kun đi với kun.

広島 Hiroshima, Quảng Đảo

横浜 Yokohama, Hoành Tân/Banh

笑顔 egao, tiếu nhan (khuôn mặt cười)

Đặc biệt cùng là chữ Hán mà có khi từ đơn đọc theo ON đồng thời cũng có kun và từ ghép đọc theo ON-ON đồng thời cũng có kun-kun.

食するshoku(suru) và 食べる (taberu), ăn

食物 shokumotsu và (tabe)mono, thực vật (thức ăn)

一言 ichigen, ichigon và hitokoto, nhất ngôn (một lời)

一年 ichinen và hitotose, nhất niên (một năm)

Nhưng cũng đôi khi pha trộn.

ON-kun.


新橋 Shinbashi, Tân Kiều (địa danh)

大好き daisu(ki), đại hiếu (rất thích)

kun-ON.

重役 omoyaku, trọng dịch (trách nhiệm nặng nề) và juyaku (Giám Đốc)



Thường thì từ đơn đọc theo kun.

形 katachi, hình

人 hito, nhân (người)

Thường thì từ ghép đọc theo ON.

形式 keishiki, hình thức

人間 ningen, nhân gian

Do hoàn cảnh tương đồng như đã trình bầy trong "Cây Văn Tự Nhật - Hoa - Việt" (Chương: Bước Vào Thế Giới Chữ Nôm), người Việt đã tạo ra chữ Nôm, trong khi đó người Nhật tạo ra chữ Quốc Tự (国字 = Kokuji) hay còn gọi là Wasei Kanji (和製漢字 , Hòa Chế Hán Tự, chữ Hán do người Nhật chế ra). Người Việt cố gắng tạo ra chữ Nôm để viêt tất cả những âm Nôm của mình, còn người Nhật tạo ra Quốc Tự để viết những âm Nhật không có chữ Hán chỉ nghĩa đó như "dò, hataraku" (động như trong lao động "働", là làm việc, chứ không phải lay đô.ng. Phải chăng vì người Nhật chế ra chữ động này nên họ đã nổi tiếng là người chịu khó lao động nhất trên thế giớị Có lẽ thấy chữ này hay nên từ lâu đã được đưa vào dùng trong tự điển chữ Hán). Rồi có các chữ "en" 円 (coi như biến thể của ỈÔ nên âm Hán-Việt cũng đọc là viên, đơn vị tiền yen của Nhật) và "komu" 込む (vào...)... Hoặc có chữ Hán nhưng không dùng mà tạo chữ riêng của mình như "tako" 凧 (diều), chữ Hán là 紙鳶 (chỉ diên) và "tòge" 峠 (đèo), chữ Hán là 隘道 (ải đạo)...

Tuy nhiên điểm khác biệt chính là người Việt chia ra đọc chữ Hán bằng âm Hán-Việt như Ấơ là nhất, còn chữ Nôm bằng âm Nôm như Ễv là một, còn người Nhật đọc một chữ Hán bằng cả âm "ON" và "kun" như cùng là chữ Ấơ vừa đọc âm "ON" là ichi, itsu vàvừa đọc âm "kun" là hito, hitotsu...


CH NÔM VÀ QUC T GING NHAU?

"Chí lớn" hai dân tộc gặp nhau trong việc tạo chữ Nôm và Quốc Tự để bổ sung cho văn tự của mình. Trong khoảng 7.000 chữ thuần Nôm và 5.000 Quốc Tự, nghe nói có một số chữ giống hệt nhau nên chúng tôi cố gắng tra tìm và giai đoạn đầu đã thấy được ba chữ giống hệt nhaụ

Chữ thứ nhất là "辻", tiếng Nôm là "mười", (loại hài thanh, với chữ thập "十" tượng ý mười và sước là tượng thanh để cho âm "mười"), Quốc Tự có âm là "つじ" (loại hội ý, với chữ "十" là chỗ giao nhau và "sước" chợt đi chợt dừng) và nghĩa "ngã tư".

Chữ thứ hai là "畑", tiếng Nôm là "đèn", (loại hài thanh, với chữ hỏa "火" tượng ý ngọn lửa và điền "田" là tượng thanh để cho âm "đèn"), Quốc Tự có âm là "hata, hatake" (loại hội ý, với chữ "火" tượng ý dùng lửa đốt rừng để làm ruộng "田" khô) tức "rẫy", cùng âm và nghĩa với một Quốc Tự khác là "畠, vườn".

Chữ thứ ba là "椥", tiếng Nôm là "tre", (loại hài thanh, với chữ mộc "木" tượng ý cây và tri "知" là tượng thanh để cho âm "tre"), Quốc Tự có âm là "nagi" là tên một loại thông, cùng nghĩa "梛" có âm "Nagi, da, na, tiếng Hoa gọi là "竹柏" (chikuhaku / trúc bách), Chinese black pine.

Nhưng coi kỹ văn tự giữa hai nước, còn hai chữ đáng nói hơn vì vừa giống dạng vừa giống nghĩa.

Chữ thứ nhất là chị "姉", (loại tượng ý kiêm hài thanh, với chữ nữ "女" tượng ý con gái và thị "市" tượng ý đi chợ và cho thanh "chị"), Quốc Tự có âm là "SHI, dùng thay cho chử tỷ ", ý chỉ cô lớn đi chợ tức nghĩa "chị".

Chữ thứ hai là nước (loại hài thanh, với bộ ba chấm thủy tượng ý nước và nhược "若" tượng thanh để cho âm "nước"), Quốc Tự có âm là "mizu, shitamizu" (nước, nước thải ra), ý chỉ "nước".


AI ĐÃ DCH CÁC THUT NG KHOA HC NHÂN VĂN VÀ T NHIÊN?

Trong giai đoạn khoảng đầu thế kỷ 20, các từ như: tự do 自由, dân chủ 民主, tư bản 資本, cộng sản 共産 (communist, đúng ra phải dịch là chủ nghĩa cộng đồng), triết học 哲学, kinh tế 経済, diễn đàn 演壇, pháp nhân 法人... người Việt thường biết các từ này dưới dạng âm Hán-Việt, và cho là do người Hoa dịch, nhưng thực ra các từ này là do người Nhật ghép từ đơn tiếng Hoa để dịch các thuật ngữ Âu-Mỹ. Khoảng đầu thế kỷ 20, du học sinh người Hoa ở Nhật đem các từ này về nước, dùng trong Tân Thư (新書), rồi truyền vào Việt Nam.


TI SAO CH CÓ CH VIT ĐI RA LA TINH?

Trong các ngôn ngữ thuộc hệ chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu và Việt Nam, chỉ có Việt Nam đổi ra dùng mẫu tự La Tinh. Tiếng nói các nước trên đều có thể ghi bằng La Tinh, có phần còn dễ hơn tiếng Việt, nhưng mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng nên không thay đổi được.

Việt Nam, do bị Pháp đô hộ hoàn toàn, nên năm 1911 nhà cầm quyền Pháp ra nghị định dùng chữ Quốc Ngữ và năm 1945 nhà cầm quyền cả hai miền Nam Bắc cổ động dùng. Nhưng cũng do yếu tố quan trọng là tiếng Việt có tới khoảng 15.000 âm, nên ít bị đồng âm dị nghĩạ Về các chữ Hán đồng âm và dị nghĩa, nhiều nhất là âm "kỳ" có 22, chữ "hoàng" có 17, chữ "hoa" có 10, chữ "kiều" có 7, chữ "minh" có 5... còn đa số một âm có chỉ một hay hai nghĩa.

Nhật Bản do chỉ có 120 âm, nên đồng âm dị nghĩa rất nhiều, như âm "kò" có khoảng hơn 400 chữ Hán, "yoshí hay "shò" mỗi âm có khoảng 300 chữ Hán, nên nếu viết bằng La Tinh thì không rõ nghĩa.

Trung Hoa, tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại có 1.300 âm, còn Quảng Đông, Phúc Kiến cũng 5.000 đến 7.000 âm. Nhưng nếu viết La Tinh theo tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại thì các vùng khác không hiểu được. Vì Trung Hoa rộng lớn, có 8 tiếng nói chính và hằng trăm tiếng nói của người thiểu số. Chỉ viết bằng chữ Hán thì cả nước mới có thể đọc và hiểu được, do đó, chữ Hán là văn tự duy nhất có thể dùng để thống nhất cách viết, còn vùng nào cũng vẫn cứ đọc theo tiếng vùng đó.
VIT NG, NHT NG

Tới năm 2003, ở Việt Nam đã có tổng cộng khoảng 150.000 người Việt học tiếng Nhật. Riêng trường Seinendan (Thanh Niên Đoàn) từ năm 1989 đến nay, đã dạy khoảng 40.000 người. Chưa kể khoảng hơn 10.000 người Việt ở Nhật cũng biết ít nhiều tiếng Nhật.

Trường Nhật ngữ được lập ra khá nhiều ở Việt Nam. Riêng Sài Gòn có khoảng 20 trường, rồi Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội... tổng cộng khoảng 50 trường, lớp. Mỗi khóa, trường lớn nhất là Đông Du khoảng 4.000 học sinh (năm 2005); Seinendan có 150 lớp, với khoảng 1.500 học sinh; Sakura khoảng 600 học sinh... tại Sài Gòn, các trường lớn ở Hà Nội khoảng 400 học sinh.

Về viêc du học Nhật Bản, cho tới năm 2002, trường Đông Du đã có hơn 150 sinh viên, trường Sakura cũng có khoảng 100 sinh, đa số thuộc diện tự túc. Ngoài ra còn có một số lớp dạy cấp tốc cho khoảng 1.000 tu nghiệp sinh thực thụ và người lao động dưới danh nghĩa thực tập sinh qua Nhật.

Tại Sài Gòn, có thành lập câu lạc bộ nói tiếng Nhật gọi là "Tonichi" (Đông Nhật), dành cho những người muốn có dịp nói chuyện thường xuyên bằng tiếng Nhật, do Giáo Sư Tiến Sĩ Lý Kim Hoa làm cố vấn. Ngoài ra còn có câu lạc bộ Hán-Nôm do những người yêu thích những văn tự này thành lập, để nghiên cứu, học hỏi cũng như truyền bá.

Khoảng năm 1997, là năm cao điểm của việc học Nhật ngữ, có trường tuyển học sinh mà phải bắt đầu làm việc từ 5 giờ sáng vẫn không giải quyết hết các đơn xin nhập học.

Tháng 12/1996, lần đầu tiên ở Việt Nam có kỳ thi tiếng Nhật, với 319 người tham dư.. Qua năm 1997, riêng Hà Nội có 400 người dự thi, từ năm 2000 ở Sài Gòn cũng tổ chức thị Kỳ thi có các cấp 4 , 3, 2, 1, tổ chức cùng ngày với kỳ thi ở Nhật Bản. Từ năm 2000 có kỳ thi "Toichi Shiken" (Thống Nhất Thí Nghiệm) bao gồm Nhật Ngữ, Anh Văn và Toán, tương đương với Trung Học cấp 3. Thành tích kỳ thi này là cơ sở để xin thi vào thẳng Đại Học Nhật mà không cần qua Nhật học tiếng Nhật như trước.

Từ tháng 7/1997, tại Việt Nam có chương trình dạy tiếng Nhật trên đài truyền hình và sau đó trên đài phát thanh "Tiếng Nói Việt Nam" với sự yểm trợ của tòa đại sứ Nhật Bản.

Từ đầu năm 2000, ở Sài Gòn còn có trường Top Globic Training Centre chuyên dạy Anh ngữ và Nhật ngữ theo lối hàm thu..

Năm 2003, Bộ Giáo Dục Đào Tạo Việt Nam đã hợp tác với Tòa Đại Sứ Nhật để thử nghiệm việc đưa tiếng Nhật vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Thí điểm đầu tiên là trường Trung Học Cơ Sở Chu Văn An ở Hà Nội và sau đó là các trường ở Sài Gòn...

Đài NHK (Nihon Hoso Kyokai, Nhật Bản Phóng Tống Hiệp Hội) thành lập năm 1935, có chương trình phát thanh tiếng Việt từ năm 1961. Nay phát hàng ngày, mỗi ngày ba buổi, buổi sáng 20 phút, chiều và tối mỗi buổi 30 phút. Mỗi tuần có bốn lần phát chương trình dạy Nhật ngữ. Nhưng vì chỉ hướng về Việt Nam nên người ở Nhật hầu như không nghe được.

Nay bước vào thời đại Liên Mạng (Internet) người ta có thể nghe được từ mọi nơị Từ tháng 2/2000, đài đã có chương trình "Radio On Line" phát thanh qua Liên Mạng, gồm 22 ngôn ngữ, trong số đó có tiếng Việt. Người nghe nếu có máy điện toán và nối với Liên Mạng thì ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào cũng có thể nghe qua địa chỉ:

http://www.nhk.or.jp/rj/

Người Nhật dùng chữ Hán nên không gặp khó khăn nhiều trong việc đọc các văn kiện cổ của Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu còn học cả chữ Quốc Ngữ và Nôm để có thể đọc tường tận. Do sự quan tâm đến chữ Nôm và nhờ kỹ thuật cao, ở Nhật có khả năng in chữ Nôm bằng cục chì hay loại True Type trên máy điện toán rất đẹp.

Vào cuối thập niên 90, tại Hà Nội, Huế, Sài Gòn nở rộ phong trào viết và thưởng thức nét bút rồng bay phượng múa gọi là thư pháp, người Nhật gọi là thư đạo (shodo).. Khoảng 50% thư pháp của Việt Nam là chữ Hán, nên chúng tôi cho hiện tượng này có quan hệ rất chặt chẽ với phong trào học tiếng Nhật và tiếng Hoa, hay nói cách khác là sự thăng hoa từ nền tảng những người học chữ Hán từ trước và khoảng hơn 200.000 người học hai thứ tiếng trên trong 15 năm quạ



tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương