NHẬt bản trích 4 chương trong 55 chương của Bộ Nhật Bản Dưới Mắt Nguòi Việt, ấn bản 1 gồm 950 trang, ấn bản 2 khoảng 000 trang (sẽ in). Phần không đọc được là chữ Hán. ChưƠng 48



tải về 1.16 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích1.16 Mb.
#36395
1   2   3   4   5   6   7

LI SEA GAME 22 BNG TING NHT

Cô Izumi Takahashi (Cao Kiều Tuyền), một sinh viên Khoa Việt Ngữ cũa Đại Học Tổng Hợp Hà Nội và sau đó là sinh viên năm thứ 1 Khoa Ngữ Văn trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn đã dịch bài hát SEA (South East Asia = Thế Vận Hội Đông Nam Á) GAME 22 "Vì Một Thế Giới Ngày Mai = For The World of Tomorow" của nhạc sĩ Quang Vinh ra tiếng Nhật. SEA GAME 22 lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam đã được long trọng khai mạc đầu tháng 12 tại sân vận động Mỹ Đình vừa hoàn tất ở ngoại ô Hà Nội.


NHC SĨ TRN QUANG HI TRÌNH DIN

Nhạc sĩ nhạc dân tộc nổi tiếng Trần Quang Hải từ Pháp qua đã có các buổi họp về nhạc dân tộc ở Kyoto, Nara và một buổi trình diễn đặc biệt cùng với Shuji Okayama (Cương Sơn Thủ Trị) và Leo Tadagawa (Chân Xuyên Lễ Chư).

Nhạc sĩ Trần Quang Hải qua Pháp sinh sống từ năm 1961, đã đi khắp thế giới khoảng 200 lần, qua khoảng 65 quốc gia. Đây là lần thứ 7 hay 8 Nhạc sĩ Trần Quang Hải tới Nhật và là lần thứ 2 trình diễn ở Tokyọ Ngày Thứ Năm 8/4, ba người đã trình diễn tại phòng nhạc "Shakkyo" ở Yotsuya, Tokyo với khoảng 100 người tham dư..

Mở đầu, anh Hải mặc áo dài đen ra trình diễn 3 loại đàn môi của Nga, Nam Dương và Việt Nam qua bài "Đi Viếng Miền Thượng" do chính anh sáng tác. Với lối dẫn giải giản dị và biểu diễn thật xuất sắc anh đã thu hút sự chăm chú lắng nghe của tất cả mọi ngườị Đàn môi là một loại đàn ngậm ở môi thổi, thường bằng kim thuộc hay tre..., kích thước khoảng 5-20 cm, căn bản thường gồm 1 thanh uốn hình chữ "Omega" nhưng 2 đầu thẳng dài ra và 1 thanh giữa dùng tay gạt và biến đổi của lưỡi để phát ra những âm khác nhau... dân gian các nước Á Châu trong có cả người sắc tộc VN như Mong, Êdê, Bana.. và Âu Châu dùng, tất cả có đến hàng loại đàn môị Tiếng Nhật gọi là ẽkokinẹ (khẩu cầm) hay loại bằng tre có dây kéo của người Inu ở Hokkaido (Bắc Hải Đạo) gọi là "mukkuri". Mới chợt nghe đàn môi, chúng tôi hơi liên tưởng đến tiếng kêu đều đều của "ễng ương" hay "cóc nhái", nhưng càng nghe càng thấy nhiều âm thanh lạ, mà bình thường có thể chưa bao giờ nghe thấỵ Người điêu luyện như anh Hải có thể tạo ra những âm thanh phong phú và biến hóa vô lường. Sau đó anh giới thiệu về cách gõ muỗng do anh sáng chế, chỉ với 2 cái muỗng đơn giản, tùy theo tốc độ và gõ lên đùi, tay, mặt... sẽ cho ra những âm khác nhau như giai điện một bản nhạc.

Về đàn môi thì phái nam và nữ sử dụng như nhau, nhưng về hát đồng song thanh thì phái nam phát âm dễ hơn phái nữ vì có thanh đới ở cổ (phần yết hầu) dài hơn.

Kế đến là anh Leo Tadagawa cũng biểu diễn đàn môi, cho tới nhạc cụ đơn giản là thìa và dao ăn bằng nhựa, nghĩa là bất cứ vật dụng nào, nếu chúng ta khéo léo sử dụng đều có thể biến chúng thành nhạc cu..

Sau phần đầu như hút được hồn người nghe rồi bây giờ anh Hải mới biểu diễn hát đồng song thanh và nói mọi người thử tập. Thường chúng ta chỉ nói hay hát lần lượt từng âm một, nhưng hát đồng song thanh là 1 người hát 1 lúc 2 âm, lối hát gốc Mông Cổ, thí dụ ban đầu phát âm chữ "i", răng chạm nhau và miệng bè ra, sau đó trong đầu vẫn nghĩ tới âm "i", vẫn giữ răng chạm nhau nhưng hãy thu môi tròn lại chuyển dần sang "u", khi đó sẽ nghe thấy 2 âm cùng lúc, âm nền "i" và nổi lên âm "u", tương tự anh chỉ cho mọi người tập âm "o" đổi sang "a" và "ngu" đổi sang "a" rồi "ôm" hay "ru" đổi sang "lăng" rồi "long"... Anh Hải từ từ chỉ dẫn và điều ngạc nhiên thích thú là hầu như ai cũng tập được những âm đơn giản. Mấy người Nhật được mời lên hát thử đều thành công ngoài tưởng tươ.ng. Người quen hát có thể lấy hơi và biến điệu âm "u" này lên xuống thành giai điệu bản nhạc. Tiếng Nhật gọi là "baion shoho" (bội âm xướng pháp). Mọi người đều cảm thấy thích thú nên anh Hải đã được khán thỉnh giả vỗ tay nhiệt liệt.

Thực ra, "bội âm" nguyên nghĩa là gấp bội âm, tức tạo ra âm có tần số gấp gội lên...

Anh Shuji Okayama ra biểu diễn cả đàn môi, cả hát đồng song thanh, anh mới tập 4 năm, nhưng tiếng hát rất điêu luyện.

Anh Hải trở lại giới thiệu những nét độc đáo của đàn bầu (chiếc đàn của anh Leo), qua bài dân ca "Cò Lả".

Cuối cùng cả ba anh hợp tấu đàn môi rất nhịp nhàng và chấm dứt chương trình lúc 9 giờ. Sau đó khoảng 30 người tiếp tục ở lại dùng tiệc trà và vây quanh anh Hải hỏi thăm và đó đây vẫn có tiếng "ễnh ương" cho tới khoảng hơn 10 giờ 30 mới giải tán.

Về nhạc cổ điển, người Nhật biết đến danh thủ dương cầm Đặng Thái Sơn. Sau khi chiếm giải nhất Chopin tại Ba Lan năm 1980, anh đã qua Nhật sinh sống và dạy nhạc trong nhiều năm. Năm 2003, người Nhật cũng qua Việt Nam trình diễn nhạc giao hưởng...


NHC NHÂ.T-VIT

Ông Hiroya Terakawa (Tự Xuyên Bác Dã) đã qua Việt Nam làm việc về xây dựng, nhưng cũng đồng thời là một nhạc sĩ tài tử, đã sáng tác và thực hiện đĩa đơn (single CD) lời Nhật và dịch sang lời Việt mang tên "Như Đã Thân Quen - Du Khách Trong Hà Nội" được giải thưởng của Tòa Đại Sứ Nhật và phát trên đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam chương trình tiếng Nhật do ca sĩ trẻ đang lên Hồ Quỳnh Hương ở Việt Nam hát.

Ông Hiroya Terakawa rất mong có dịp ra mắt đĩa nhạc này và đưa Quỳnh Hương qua Nhật hát.
NGƯỜI NHT DIN NHC KCH V VIT NAM

"MISS SAIGON"

Người Nhật đã từng diễn các vở nhạc kịch "Miss Saigon", "Bích Câu Kỳ Ngộ", "Bài Ca Tạm Biệt" bằng tiếng Nhật và qua Việt Nam giới thiệu trống Nhật, nhạc "Nô", nhạc Okinawa... với người Việt.

"Miss Saigon" đã từng được công ty Toho (Đông Bảo) diễn ở Nhật lần đầu năm 1992 và tái diễn từ giữa tháng 8/2004 tại Teikoku Gekijo (Đế Quốc Kịch Trường, hội trường hàng đầu ở Nhật) ở ga Yurakucho (Hữu Lạc Đinh), cạnh Hoàng Cung, công viên Hibiya (Nhật Tỷ Cốc), giá vé 4.000 Yen-13.500 Yen.

Lần này tổng cộng 81 nghệ sĩ được tuyển trong số 12.000 người ghi tên và chi phí cho vở nhạc kịch ước độ 3 tỷ Yen, gần 30 triệu Mỹ Kim.

Nội dung kể chuyện một đôi nam nữ sinh ra ở vùng quê, cha mẹ hai bên hứa hôn với nhau, nhưng chàng lớn lên đi theo Cộng Sản, còn nàng thì về Sài Gòn làm gái bán ba tên Kim nên mới có tên "Miss Saigon". Từ đó cô ta quen với một anh lính Hoa Kỳ, anh này thương và cưới làm vơ.. Hai người có với nhau một đứa con traị Ngày 30/4/1975 đến, anh lính Hoa Kỳ cố gắng đưa vợ con di tản nhưng bất thành.

Người bạn trai mà gia đình hứa hôn theo đoàn quân Công Sản chiến thắng trở về, muốn cưới cô bạn cũ nhưng cô không chịu vì đã có chồng con...

Khi về Hoa Kỳ, sau này anh lính Hoa Kỳ lấy vơ.. Trong khi đó "Miss Saigon" sống vất vả, không lo được cho con, nghĩ đến tương lai của con, cô đã theo đoàn người tìm đường vượt biên.

Anh cựu chiến binh Hoa Kỳ có người bạn làm tại cơ quan thiện nguyện ở Thái, nên khi thấy phong trào vượt biên lên cao, đã cùng người vợ mới bay qua tìm với hy vọng gặp được Miss Saigon. Miss Saigon lại ở ngay trại của anh bạn, khi hay tin chồng cũ tới Thái, cô đến tìm thì anh ta đi vắng, chỉ gặp một người đàn bà, hỏi ra mới biết là bà vợ mới của chồng mình! Biết nói gì bây giờ!? Khi hiểu chuyện bà vợ mới cũng muốn giúp đỡ mẹ con Miss Saigon, nhưng Miss Saigon tự nghĩ sự hiện diện của mình sẽ phá hỏng hạnh phúc của vợ chồng Hoa Kỳ này nên cô đã trao con trai nhờ nuôi nấng hộ rồi tự sát!!!

Tuy là vở kịch, nhưng cũng không xa với thực tế mấy, nói kết quả bi thảm của con người trong chiến tranh... đã làm rơi nược mắt của mọi người xem. Có người Nhật đã đi xem tới 5 lần.

Để thực hiện nhạc cảnh này, thường phải mở cuộc tuyển lựa nam và nữ ca sĩ chính, tuy một vai nhưng cần tới hai và có khi bốn người, vì như thế mới có thể diễn hai suất và để thế nhau khi cần, công ty tổ chức phải mở cả một trường huấn luyện trong khoảng một năm trờị Đây là loại nhạc giao hưởng, phải có giọng thật cao (tenor) và các ca sĩ chính chia nhau nhớ khoảng 25 bàị Nên tuy là kịch bối cảnh Việt mà ở một số nơi nói tiếng Anh, cũng không có ca sĩ Việt nào hát tiếng Anh lọt vào, trong khi có ca sĩ Phi Luật Tân... được chọn, còn như ở Nhật thì ca sĩ Nhật hát. Năm 1992, Minako Honda (ỄđẾcỀỳẾịÈq, Bản Điền Mỹ Nại Tử) là một trong hai nữ ca sĩ chính. Quý độc giả có thể tưởng tượng không, trong thời gian diễn một năm rưỡi, nhiều khi cô chỉ nói và hát trên sân khấu còn ra ngoài thì không nói nữa vì sợ khản gio.ng. Cần tới 3 em trai trong vở kịch, vì các em còn bận đi học hoặc dễ cảm cúm, mắc bệnh... Vì có nhiều ca sĩ một vai, nên khán thính giả còn chọn lựa đi xem đúng người mình ái mộ, việc lấy vé đôi khi cũng khó, thường phải giữ chỗ trước cả một vài tháng. Còn ban nhạc là cả một dàn giao hưởng, chơi nhạc sống.

Thông thường, các nhà viết kịch bản phải dựa theo sân khấu để xây dựng khung cảnh, nhưng riêng nhạc kịch này, sây khấu phải được sửa cho thích hợp với nội dung. Trong đó có cảnh máy bay trực thăng đáp xuống để bốc người di tản ngày 30/4/1975... Chiếc máy bay trực thăng giả khá lớn, có kích thước lớn như thật.

Đây là vở nhạc kịch tầm vóc quốc tế, nếu người Việt có dịp thì cũng nên đi xem cho biết.


"BÀI CA TM BIT"

Đó cũng là tên bài ca chủ đề, một trong tổng cộng 24 bài ca của nhạc kịch Nhật lấy bối cảnh Việt Nam những thập niên cuối thế kỷ 20 và biểu tượng là hoa sen do TS Music Foundation thực hiện tại Tokyo và Osaka trong tháng 4/2004. Hai diễn viên ca sĩ nổi bật nhất là cô Mire Aika và Yuko Doi, trong tấm quảng cáo đều thấy mặc áo dài tuyệt đẹp cùng với khoảng 15 diễn viên nam nữ hkác.

Đây là một vở nhạc kịch đã được chuẩn bị trong suốt một năm trời, hơi tương tự như vở nhạc kịch "Miss Saigon" nhưng nhỏ hơn, dài 2 giờ 30 phút.

Cốt chuyện nhạc kịch "Bài Ca Tạm Biệt" do bà Shatamae (Tạ Châu Vinh) viết và kịch bản do bà Wakagiefu viết. Chuyện kể về hai chị em, chia tay và hẹn gặp lại nhau vào một ngày mai tươi sáng hơn, trong lúc chiến tranh đang thời kỳ khốc liệt cao đô.. Cô em sau đó đi Anh Quốc, sống cuộc sống an bình, 20 năm sau trở về với quốc tịch Anh như một người xa la.. Thời điểm chia tay thì trong nước diễn ra những nghịch cảnh, chém giết và khi hết chiến tranh người em trở về đã gặp những chuyện vui buồn, đặc biệt nhất là lại gặp những nghịch cảnh khác!!! Hết chiến tranh, nhưng người Việt vẫn chưa thực sự được bình an vì bị những nghi ngờ và cuộc sống đầy khó khăn... Tóm lại, thân phận người dân chịu đủ thứ tai ương, từ những người Mỹ hống hách đến những người chiến thắng hà hiếp.

Trước hội tường, có ba cô Nhật mặc áo dài, tay cầm đóa sen nở, ở giữa cắm hương/nhan đốt cháy tỏa mùi thơm bay phảng phất, tạo ngay một không khí đặc biệt thu hút người đến dư.. Hội trường chứa được khoảng hơn 400 ngườị Ba mặt sân khấu được thiết kế chính bằng những dây thừng, phông cảnh bị giới hạn nhưng cũng cố gắng thay đổi thường xuyên cùng với việc thay đổi ánh sáng. Có cả một chiếc xích lô làm bối cảnh cho bài ca "Xích Lô".

Phối hợp nhạc Nhật-Việt và nhạc Tây Phương, xen lẫn với tiếng bom, đạn, trực thăng, hò hét... khá haỵ Hầu hết các diễn viên đều ăn mặc y phục Việt, phụ nữ mặc tổng cộng khoảng 10 áo dài, phái nam thì mặc áo cánh kiểu miền Nam, diễn xuất sôi động, khá công phụ Đúng ra đây là ca vũ kịch, các diễn viên đều múa hát, đặc biệt là cô Shinki Fujimori (Đằng Sâm Chân Quý), nguyên là vũ công Ba-Lê, mặc áo dài trắng và đội vương miện, múa rất đẹp.

Thể theo lời yêu cầu của nhiều khán thính giả, nhóm thực hiện dự trù sẽ diễn lại trong năm 2004 hay 2005. Vở nhạc kịch này đã được giới thiệu trong tạp chí kịch nghệ "Musical" số tháng 4/2004.
"SAIGON HOTEL CA TCH DƯƠNG Đ"

Nhạc kịch "Saigon Hotel Của Tịch Dương Đỏ " (Akai Sekiyo No Saigon Hotel) được trình diễn tại Tokyo, Osaka, Nagoya từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9/2005. Vai nữ chính là cô Naomi Fujiyama (Đằng Sơn Trực Mỹ) đương nhiên là mặc áo dài, đóng chung với nam diễn viên Kiyotaka Imai (Kim Tĩnh Thanh Long). Giá vé đồng hạng 10.000 Yen.


NGƯỜI VIT DIN KCH NHT "HC CHIU"

Vở kịch nổi tiếng "Yuzuru" (Tịch Hạc tức "Hạc Chiều") của ông Junji Kinoshita (Mộc Hạ Thuận Nhị, sinh năm 1914). Đây là tác phẩm rất nổi tiếng, trong tập truyện in lần đầu năm 1954, nay đã tái bản khoảng 60 lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng và diễn kịch, phổ nhạc... được hầu hết người Nhật biết đến. Nhân vật chính là con hạc hóa thân làm mỹ nữ để thử lòng người, đã lấy lông hạc dệt áo bán nuôi người yêu... Chúng tôi đã tìm mua tác phẩm "Yuzuru" và gởi một bộ "Kimono" đàn ông qua cho anh Hải Triều để diễn vở kịch nàỵ

Được biết tại Sài Gòn cũng diễn vở kịch tương tự vào tháng 2/2005 với các diễn viên Nhật và dẫn chương trình bởi nghệ sĩ Việt. Trên truyền thông của Nhật còn thấy có quảng cáo kêu gọi người Nhật du lịch Việt Nam nhân dịp nàỵ
PHIM VIT NHT

Tới năm 2004, đã có khoảng 30 phim liên quan tới Việt Nam được chiếu tại Nhật như "Trời và Đất, Trung Đội, Xích Lô, Ba Mùa, Lưỡi Dao, Lời Thề, Thương Nhớ Đồng Quê, Hạ Chí, Vũ Khúc Con Cò...".


CHUYN L: "VÂN SƠN IN TOKYO"!!!

Ngày 5/9/2004, toàn thể lực lượng trung tâm Vân Sơn và các ca sĩ thượng thặng đã kéo qua Nhật trình diễn. Bên hài có Vân Sơn, Văn Chung, Bảo Liêm, Chí Tài, Quang Minh, Hồng Đào, Lê Tín, Lê Huỳnh, Trang Thanh Lan, nam ca sĩ có Chế Linh, Tuấn Ngọc, Trường Vũ, Nguyễn Thắng, Nguyễn Khang, Minh Trí, bên nữ ca sĩ có Thái Thảo, Cát Tiên, Hạ Vi, Diễm Liên, Nhã Thanh, Vy Nguyễn... và 20 vũ công. Giới thiệu chương trình vẫn là "Đệ nhất MC" Việt Thảọ Chương trình do Charlie Nguyễn đạo diễn.

Họ đã bay qua Nhật trình diễn chung với một số nghệ sĩ Nhật tại hội trường Kyurian, Đông Kinh. Phía người Nhật có vũ công nổi tiếng Mizuho Asano (Thiển Dã Thụy Tuệ), kimono với 4 phụ nữ Nhật và Hoa Hậu - Á Hậu Ảnh Nhật Bản 2004 là Thiên Vân và Minh Trinh (sau khi trình diễn kimono Nhật Bản đã cởi ra để lộ chiếc áo dài Việt Nam bên trong), samurai với Sakai và Wada và lễ hội với Edo Kabukiren (Giang Hộ Ca Vũ Kỹ Liên) gồm 40 người, nữ ca sĩ trẻ Asuka Hayashi (Lâm Minh Nhật Hương).

Đây được coi là một chương trình văn nghệ giao lưu Viê.t-Nhật lớn nhất và thành công nhất từ trước tới nay, để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người Việt và người Nhật quan tâm đến Việt Nam.

Có khoảng 1.200 khán thính giả Việt và Nhật tham dự trong hi đó, có khoảng 400 người không có vé vào đã phải ra về. Tổng cộng cả nghệ sĩ và chuyên viên Việt, Nhật, Hoa Kỳ, Phi Luật Tân và Tân Gia Ba (Singapore) tham gia lên tới 200 ngườị

Đây là lần đầu tiên một chương trình quy mô chưa từng có như vậy được tổ chức thu hình ở Nhật (Vấn Sơn 29), nhằm giao lưu văn hóa Viê.t-Nhật và phóng sự về văn hóa, du lịch của Nhật cũng như về đời sống của người Việt ở đâỵ Thật là một chuyện độc đáo ít ai dám nghĩ tớị Thế nên chương trình tốn kém 50 triệu Yen (450.000 Mỹ Kim), gồm 25 tiết mục kéo dài trong 5 giờ đồng hồ này đã để lại dấu ấn không thể quên trong lòng người Việt và Nhật ở đây cũng như người Việt ở khắp nơi trên thế giớị


HI HA

Năm 1994, nữ họa sĩ Mika Toba (Mỹ Quả Điểu Vũ) qua Việt Nam, thực hiện loại tranh dán và tô màu phong cảnh Việt Nam, thành quả 10 năm của cô sau được triển lãm tại Việt Nam và Nhật Bản. Năm 2000, nữ họa sĩ Motoko Uda (Vũ Điền Tư Tử) qua Việt Nam nghiên cứu về hội họa và mở phòng tranh "Moco" thường trực. Năm 2001, có người Nhật qua học sơn mài Việt Nam rồi thực hiện tranh sơn mài, triển lãm 40 tấm ở Nhật như bà Saiko Ando (An Đằng Thái Anh Tử)... Tiệm La Fenêtre Soleil ở Sài Gòn do người Nhật làm chủ, là nơi bán cà phê, thức ăn nhẹ và nhất là triển lãm tranh cũng như tụ họp nghệ sĩ Việt Nam và thế giới...

Rất nhiều nhiếp ảnh gia Nhật đã đi Việt Nam thời trước hay sau chiến tranh và đã mở rất nhiều cuộc triển lãm. Một số họa sĩ hay nhiếp ảnh gia Việt Nam cũng đã có triển lãm ở Nhật như Bé Ký, Nguyễn Đình Đăng, Lê Văn Xuân...
NHT BN IN TEM HÌNH NH VIT NAM

Ngày 16/6/2003, nhân năm giao lưu giữa Nhật Bản và khối ASEAN, Bưu Điện Nhật Bản đã phát hành loạt tem kỷ niệm 10 quốc gia thuộc khối ASEAN. Trọn bộ có 10 con tem. mỗi con trị giá 80 Yen, con tem số 10 là hình Văn Miếu, xây dựng thời nhà Lý năm 1070, nơi được coi là đại học đầu tiên của Việt Nam, chuyên đào tạo quan lạị


ĐÁM CƯỚI NHT TI VIT NAM

Quan hệ văn hóa giữa hai nước càng lúc càng tăng. Đầu năm 2003, anh Shinji Mtasumoto và chị Rio Kusano đã quyết định tới Việt Nam để tổ chức đám cưới theo phong tục Việt. Cả hai mặc áo dài khăn đống, còn phù dâu và phù rể, hai họ thì lấy đâu ra người, nên mượn tạm nhân viên của công ty mà họ nhờ đứng ra tổ chức là Bến Thành Tourist.


300 NĂM TRƯỚC VOI VIT ĐÃ TI NHT

Ngày 30/11/2002, đài truyền hình Nhật TBS số 6 đã đặc biệt thuật lại chuyện đưa một con voi từ Việt Nam qua Nhật thời Edọ Tài liệu của Nhật đã ghi và vẽ lại câu chuyện kỳ lạ độc đáo nàỵ Thật vậy, thể theo ước muốn của Sứ Quân Yoshimune Tokugawa (Đức Xuyên Cát Tôn(g) 1684-1751), năm 1728, một con voi đã được chở bằng thuyền từ Việt Nam tới cảng Nagasaki (ÊỮÉỗ , Trường Kỳ). Sang năm sau, đã phải mất đến 74 ngày để dẫn chú voi đi bộ một đoạn đường dài khoảng 1.500 km, từ Nagasaki lên tới Edo tức Tokyo ngày naỵ Trên đường đi, chú voi cũng đã được ghé Kyoto để ra mắt Thiên Hoàng, vì thời đó, voi là một động vật lớn nhất mà Nhật Bản không có nên rất quý. Ước đoán hiện tại ở Việt Nam còn khoảng 200 con voi rừng.


TÂM TÍNH NGƯỜI VIỆT-NHT

Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, một đôi khi thì bị trộm cắp hay làm khó dễ ở phi trường. Họ thấy nhiều người Việt nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có. Họ muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt. Điều này cũng giống như truyện ngụ ngôn "Thằng Bờm (và ông Phú Hộ)" của Việt Nam vậỵ

Có người nhận xét rằng: "Người Nhật ở ngoài đời thì nghiêm trang nhưng lên TV thì hay cười, người Việt ngược lại, ở ngoài đời hay cười mà lên TV lại nghiêm trang.". Bạn đọc nghĩ gì về điểm nàỷ Theo chúng tôi, nhận xét này có điểm đúng nhưng chưa chính xác. Người Nhật trên TV thường là người giữ vai trò tạo niềm vui, và người được mời lên thì cũng với mục đích góp vuị Còn người Việt bình thường vui vẻ tự nhiên, nhưng khi đột nhiên được đưa lên TV là phương tiện truyền thông đại chúng thì thường mắc cở, nên khẩn trương hoặc sợ hớ người khác cười nên đâm ra nghiêm trang.

Thêm điểm nữa mà nhiều người Việt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn. Và người Việt hay nói đùa, nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữạ Khi hiểu ra họ cười nghiêng ngả.

Khi chúng tôi hỏi cô Yoshiko Aikawa (Hội Xuyên Quý Tử), một sinh viên tốt nghiệp trường Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo ban tiếng Việt, nghĩ gì về người Việt, thì cô cho biết: "Tôi thích sinh hoạt với người Việt Nam vì người Việt Nam tử tế, hiếu khách, thoải mái và không khách sáo lắm. Những điểm tôi không thích lắm (hồi xưa) là mới gặp nhau mà cứ xen vào chuyện riêng tư cá nhân và điểm không chính xác về thời gian (không đúng giờ) lắm. Nhưng hiện nay, tôi không chỉ đã quen những điểm tôi không thích ấy, mà tôi còn bị ảnh hưởng nhiềụ "Trời ơi!".

Cô Yukiko Henmi (Dật Kiến Hữu Kỳ Tử) đã từng qua Việt Nam bốn lần, đang học tiếng Việt, thì cho rằng: "Xưng hô trong tiếng Nhật giống như tiếng Anh và Pháp nên phần lớn chỉ có watashi - anata (tôi - anh, chị), nhưng khi qua Việt Nam, tôi được gọi là con, cháu, chị, em... tôi cảm thấy mình như liên hệ với mọi người và đang ở trong một gia đình rất rộng lớn, tôi thấy thật gần gũi và rất thích". Tuy nhiên, người Việt còn có những cách xưng hô thân mật, mà nếu không quen thì dễ nhầm lẫn, như_người Bắc thì cha mẹ đôi khi gọi con rể là "anh", con dâu là "chị", nhiều người Bắc trẻ gọi bạn gái là "cậu", người Nam hay gọi người ngoài hàng cháu là "con", vợ gọi chồng là "bố", chồng gọi vợ là "mẹ" hay chữ "mình" có nghĩa là "thân mình", "chính mình" và còn có nghĩa là "người phối ngẫu"... Cũng như người Nhật hay gọi trẻ con là "chan", nhưng họ cũng dùng chữ này một cách thân mật với người già hay người họ ái mô..

Ông Hiroya Terakawa (Tự Xuyên Bác Dã), người sáng tác bài "Như Đã Thân Quen - Du Khách Trong Hà Nội" đã nói với chúng tôi đại ý rằng: "Người Việt không để ý chi tiết, sống ở đó thoải mái, còn ở Nhật sống bị nhiều câu thúc (cùng khuất). Người Việt giữ quan hệ gia đình và bạn bè thân thiết, tốt hơn người Nhật. Nhưng người Việt không đoàn kết làm việc như người Nhật.".

Ông Sarashi Furukawa (Cổ Xuyên Canh Tử) đã từng đi khoảng 30 quốc gia trên thế giới, ban đầu chỉ định qua Việt Nam để tìm hiểu văn hóa mà rồi yêu thích Việt Nam, ông đã từng ở lại trong 8 năm và lấy vợ Việt. Theo ông, phê bình một dân tộc khác là điều nên tránh, nhưng khi nói chuyện với tôi, vì thấy tôi muốn biết thực sự ông nhận xét ra sao thì ông đã thẳng thắn nói rằng: "Người Việt Nam vui tươi, giao tiếp với người Việt thấy thoải máị Nhưng nói là người Việt cần cù thì thường chỉ chịu đựng khi gặp khó khăn, khi đã có ăn hay có chút tiền là phần lớn buông lơi không cố gắng nữa. Người Việt hay than "mệt rồi, nghỉ, không làm nữa", là điều tôi rất ngạc nhiên vì người Nhật rất hiếm khi kêu ca như vậy".

Nhân tiện, xin kể hầu quý độc giả những câu chuyện về leo núi của người Nhật, thể hiện ý óc mạo hiểm và ý chí đặc biệt của ho..

Tới nay, đã có hàng chục người Nhật leo lên đến đỉnh núi cao nhất thế giới là Everest. Nhưng kỷ lục cao tuổi nhất về tay cụ Yuichiro Miura (Tam Phổ Hùng Nhất Lang) khi cụ đã 70 tuổi mà leo lên đén đỉnh ngọn núi Everest cao nhất thế giới 8.848 mét ngày 22/5/2003. Nếu chúng ta biết rằng số người leo lên đỉnh Everest còn ít hơn số phi hành gia bay vào không gian thì mới thấy rằng leo lên đỉnh Everest là cả một kỳ công, không dựa trên kỹ thuật mà dựa trên đôi chân và nhất là ý chí của người leo.

Cụ Miura đã từng trượt tuyết sườn dốc Everest với dù và bị té lao đi rất nguy hiểm. Năm 65 tuổi, cụ muốn leo lên đỉnh Everest nhưng bác sĩ nói là thể lực cụ không đủ sức chịu đựng với ôn độ -30 độ C và không khí loãng với lượng oxygen chỉ bằng 1/3 dưới mặt đất. Thế là cụ bỏ ra suốt 5 năm để tập, đi đâu thì lưng cũng đeo ba lô như khi leo núi... Cụ càng già càng trẻ, đã thực sự "hoàn đồng", thử nghiệm sức khỏe cho thấy, ở tuổi 70 mà cụ có sức khỏe của người 39,6 tuổị Cụ đã leo cùng với người con trai thứ hai của mình và đội leo núi Nhật, lên đến đỉnh núi Everest, phá kỷ lục trước đó cũng của một người Nhật là cụ Ishikawa (Thạch Xuyên) 65 tuổi, leo lên đỉnh Everest tháng 5/2002.

Ngày 28/12, nhật báo Yomiuri (Độc Mãi) đã đưa lên câu chuyện của một người leo núi lạ lùng, đó là cụ Narao Higashiura (78 tuổi), quê ở tỉnh Mie (Tam Trùng).

Năm 1960, lúc còn trẻ, cụ có dịp cùng gia đình leo lên ngọn đồi Norikura (Thừa Ngoa), từ trên đỉnh nhìn thấy biển mây và những ngọn núi trắng hùng vĩ... khiến cụ cực kỳ cảm đô.ng. Thế nên, từ đó, cứ tới ngày nghỉ làm việc là cụ đi leo núị Và rồi ngay hôm sau ngày về hưu 26/10/1984, cụ quyết chí mỗi ngày đều leo núi, với mục tiêu "mỗi ngày một ngọn núi".

Ban đầu, cụ tính leo liên tục độ 1.000 ngày tức gần 3 năm, nhưng rồi cụ cứ tiếp tục leo và sau khi leo liên tục như vậy đến ngày thứ 2.000 thì cụ thấy tự tin hơn và nhất định leo tiếp... và nay đã đến ngày thứ 7.000 khi cụ leo lên ngọn núi Horizaka (Quật Phản) cao 757 mét ở thành phố Matsuzaka (Tùng Phản) thuộc tỉnh Mie, như vậy là liên tục gần 20 năm. Và mục tiêu của cụ bây giờ là leo đến ngày thứ 10.000, tức thêm hơn 8 năm nữạ Cụ leo liên tục, không nghỉ ngày nào, hết nơi gần tới nơi xa, thường là cụ đi xe điện tới các nơi vào buổi tối rồi hôm sau leo, dù có lúc bị tai nạn xe cộ, bị thương ở chân, thế mà ngay hôm sau cụ vẫn chống gậy leo núị

Tất nhiên, núi Phú Sĩ cao 3.776 mét, nhất nước Nhật, thì không thể không có bước chân của cụ. Người Nhật có câu nói đại ý: "Trong đời người, nên một lần leo lên đỉnh núi Phú Sĩ, còn leo hai lần là dại". Tại sao thế, vì từ trên đỉnh núi cao nhất Nhật Bản nhìn mặt trời mọc, hay quang cảnh bên dưới thật là đẹp, có thể nhớ đời, do đó, nên leo cho biết thắng cảnh nổi tiếng với người ta và thỏa tính tò mò. Nhưng leo núi Phú Sĩ vất vả lắm, nên chớ dại mà leo hai lần. Nếu thế thì cụ Higashiura dại, quá dại là đằng khác, vì cho tới nay, cụ đã leo tới mức kỷ lục không ai dám nghĩ tới là 362 lần. Mỗi năm có hàng trăm ngàn người Nhật leo lên đỉnh núi Phú Sĩ, trong khi đó hầu như không nghe người Việt nào leo lên đỉnh ngọn núi cao nhất nước của mình là Fansipan cao 3.134 mét. Việt Nam dù với 2.500 km bờ biển và khoảng 2/3 đất đai là núi, mà hầu như không nghe nói tới một nhà thám hiểm Việt Nam nào! Cùng lắm là đi cắm trại hay hành hương núi Bà Đen, Châu Thới mà thôi, nếu lên Sapa thì bỏ tiền nhờ quân "cửu vạn" (tiếng miền Bắc chỉ phu khuân vác, dựa theo tên quân bài Tổ Tôm) mang hành lý hộ!

Hình ảnh một cụ già nhỏ con, đeo kính lão, chống gậy leo núi thật đáng cảm kích và kính phục.

Nhân chuyện này chúng tôi mới nhớ là khi nói chuyện với ông Furukawa Sarashi, ông kể rằng có lần ở Đà Lạt, thấy có ngọn núi cao nên muốn leo, nhưng khi hỏi thăm người địa phương thì hầu như không ai biết đường lên núi cả, họ hỏi ngược lại: "Leo lên núi làm chi vậy, trên đó đâu có gì đâu!?". Sau ông phải nhờ một người chuyên làm rừng dẫn đường leo lên tới đỉnh. Ông đã từng leo 25 trong số 100 ngọn núi nổi tiếng nhất của Nhật và 4 ngọn núi ở Đà Lạt, Huế. Theo ông, có lẽ người Việt không thích leo núi (đúng ra là không có tinh thần mạo hiểm).

Ông nói rằng, leo núi là vấn đề văn hóa lớn của Nhật. Nước Nhật là nơi thuộc hàng có nhiều người leo núi nhất thế giới và đặc biệt là rất nhiều người già vẫn leo núị Như núi Phú Sĩ, chia ra làm 10 nấc, thường xe hơi đưa đến nấc thứ 5, gọi là "Gogome" rồi từ đó đi bộ lên, tới đỉnh là nấc thứ 10, gọi là "Jugome". Với người Nhật, điều đó có hai ý nghĩa, một là tuổi thọ, thí dụ tới "Gogome" là coi như nửa đời người, nhưng quan trọng là nghĩa thứ hai với ý là mục tiêu lớn trong cuộc đời, nếu nói "Gogome" tức là mới đạt một nửa mục tiêu, phải lên đến "Jugome" mới là đạt mục tiêu tối hậu, cao nhất. Cũng theo ông, trong lúc leo núi, tất nhiên là rất cực nhọc, nguy hiểm, có khi cô đơn và nhất là phải bằng chính sức của mình, thì đó là sự thử thách về ý chí và sức lực với chính mình (đó cũng là một cách làm thực tế thay vì chỉ lý thuyết hay nói suông?), khi lên đến đỉnh rồi coi như đạt được mục tiêụ Cạnh đó, khi người leo núi vượt lên trên các tầng mây, nhìn xuống thế gian bên dưới hay phong cảnh tuyệt đẹp chung quanh còn cho ta cảm giác cao cả, thoát tục, lâng lâng khó tả... và tất nhiên là rất khó quên. Người Nhật thường đặt ra mục tiêu cao và khó khăn, rồi họ cố gắng thực hiện cho bằng được. Khi đạt được thì họ nói: "đã vượt qua một ngọn núi".

Ông cho rằng, người Việt không thích leo núi và "lúc nào cũng ở nấc thứ 2, 3 trong 10 nấc!!!".

Ở Nhật, hầu như Đại Học nào cũng có câu lạc bộ leo núi, ngoài xã hội rất nhiều tổ chức leo núi chuyên nghiệp. Bất cứ ngọn núi, vùng băng tuyết hay sa mạc nào trên thế giới, dù hiểm trở đến đâu cũng có bước chân người Nhật (mỗi năm thiệt mạng khoảng 10-20 người). Người Nhật coi ngọn núi là nơi để thử thách, là nấc thang để leo, họ vượt hết thử thách này đến thử thách khác, còn người Việt hầu như chỉ coi đó là đống đất đá vô hồn trừ khi có vàng hay đá quý, còn thường chỉ là nơi rừng thiêng nước độc, nơi dành cho các sắc tộc thiểu số kém văn minh.

Một số người cho là tại mình nghèo, tại chiến tranh... Thử hỏi hơn 2 triệu người Việt ở hải ngoại, không còn nghèo và không còn chiến tranh thì 30 năm qua cũng đâu có gì khác đâu, có thấy xuất hiện nhà thám hiểm nào đâu!?



tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương