NHẬt bản trích 4 chương trong 55 chương của Bộ Nhật Bản Dưới Mắt Nguòi Việt, ấn bản 1 gồm 950 trang, ấn bản 2 khoảng 000 trang (sẽ in). Phần không đọc được là chữ Hán. ChưƠng 48



tải về 1.16 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích1.16 Mb.
#36395
1   2   3   4   5   6   7

NGHIÊN CU, HI THO

Nhật Bản cũng góp phần tài trợ thành lập và vận hành Trung Tâm Nghiên Cứu Nhật Bản tại số 37 Kim Mã Thượng, Công Vị, Ba Đình, Hà Nội từ năm 1993, năm 2004 có khoảng 50 nhân viên làm việc. Trung Tâm tạm thời kiêm cả Đông Bắc Á tức Nam-Bắc Triều Tiên, dịch và biên soạn nhiều sách, từ năm 1995, phát hành tạp chí chuyên môn hai tháng một kỳ, độ 80 trang và ngày 8/1/2004, đã làm lễ khai trương trang nhà tại địa chỉ:

http://www.ncnb.org.vn

Trang nhà Nghiên Cứu Nhật Bản đăng tải khá chi tiết các tin tức liên quan đến Nhật Bản hay quan hệ giữa hai nước Nhâ.t-Việt, các ấn phẩm, tài liệu đã phát hành... Tới năm 2004, ở Việt Nam có khoảng 100 chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản.

Cuộc Hội Thảo Quốc Tế về Việt Học do Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam đồng tổ chức, lần thứ nhất tại Hà Nội năm 1998. Sau đó dự định cứ hai năm tổ chức một lần, nhưng vì vấn đề nội dung những những bài phát biểu của các chuyên gia làm phía Việt Nam ngại ngùng, trì hoãn nhiều lần.

Cuộc Hội Thảo Quốc Tế về Việt Học lần thứ hai mang chủ đề "Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: Truyền thống và hiện đại", đã được tổ chức tại Sài Gòn trong ba ngày 14-16/7/2004 với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế.

Có 316 bản báo cáo được trình bày tại cuộc hội thảo, gồm 212 báo cáo của các chuyên gia Việt Nam và 104 báo cáo của các chuyên gia đến từ 26 quốc gia, tất nhiên bao gồm cả Nhật. Cuộc hội thảo tập trung vào 5 đề tài chính: chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa kinh tế, những vấn đề đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam, các vấn đề về xã hội, dân số và dân tộc, những vấn đề lịch sử văn minh và phát triển văn hóa ở Việt Nam và những nghiên cứu khu vực.

Cuộc Hội Thảo lần này đã đề nghị thành lập "Hội Đồng Quốc Tế Việt Nam" gồm khoảng 30 thành viên. Lần thứ ba dự trù tổ chức tại miềm Trung, năm 2009.


CÁC TÀI ĐOÀN...

Các tài đoàn độc lập hành chính... là những cơ quan ngoại vi của chính phủ Nhật, thường nhận tài trợ của chính phủ và hợp tác với các cơ quan khác và các công ty liên hệ để thực thi các chương trình viện trợ các nước của chính phủ. Xin liệt kê một số tài đoàn chính (có thể đánh tên tắt để tra tìm trên Liên Mạng (Internet):

- AOTS (The Association for Oversea Technical Scholaship = Hiệp Hội Đào Ta.o/Tu Nghiệp Kỹ Thuật Gia Hải Ngoại = Kaigai Gijutsusha Kenshu Kyokai) chuyên thực hiện các chương trình đưa chuyên viên Việt Nam... qua tu nghiệp kỹ thuật như ngư nghiệp, hầm mỏ, y tế... và quản trị xí nghiệp.

- Japan Foundation (Kokusai Koryu Kikin, Quốc Tế Giao Lưu Cơ Kim) là quỹ tài trợ rất nhiều công trình văn hóa cho Việt Nam... Đặc biệt tài trợ thiết bị cho Học Viện Âm Nhạc ở Hà Nội và Sài Gòn...

- JETRO (Japan External Trade Organization = Tổ Chức Chấn Hưng Mậu Dịch Nhật Bản = Nihon Boeki Shinko Kiko), chuyên thúc đẩy tìm hiểu, hợp tác trao đổi thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam...

- JICA (Japan International Corporation Agency = Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế = Kokusai Kyoryoku Kiko), thuộc Bộ Ngoại Giao, liên hệ cấp chính phủ, chuyên đưa các chuyên gia, thường là nhận tu nghiệp sinh từ Việt Nam và đưa những người trẻ tốt nghiệp Đại Học tình nguyện qua Việt Nam... giúp đỡ về kỹ thuật, nông nghiệp, y tế, xã hội...

- JOCV (Japan Overseas Corporation Volunteers = Đội Tình Nguyện Hợp Tác Hải Ngoại = Seinen Kaigai Kyoryokutai), thường hợp tác với JICA, đưa những người trẻ tốt nghiệp Đại Học tình nguyện qua Việt Nam... giúp đỡ về kỹ thuật, nông nghiệp, y tế, xã hội...

- OFCF (Overseas Fishery Corporation Foundation = Tài Đoàn Hợp Tác Ngư Nghiệp Hải Ngoại = Kaigai Gyogyo Kyoryoku Zaidan), thuộc Bộ Nông Lâm Thủy Sản, liên hệ cấp chính phủ nhưng chủ yếu là các xí nghiệp tư, nhận tu nghiệp sinh từ Việt Nam và đưa các chuyên gia ngư nghiệp và thiết bị qua Việt Nam...


CÁC TR GIÚP TƯ NHÂN

Ngoài ra còn khoảng 50 đoàn thể phi chính phủ (NGO) cũng đứng ra trợ giúp Việt Nam về giáo dục, y tế, xã hội như:

- Hội Hữu Nghị Nhâ.t-Việt (Nihon Vietnam Yuko Kyokai), thành lập năm 1955, tài trợ xây dựng trường Nhật Ngữ tại Hà Nội, chứa được 400 học sinh. Đang xin nâng lên cấp đại học tiếng Nhật.

- Toyota Foundation, Sumitomo Foundation... là các quỹ của các đại côgn ty, đã tài trợ nhiều công trình văn hóa cho Việt Nam như trùng tu, xuất bản sách...

- Hiệp Hội Xây Dựng Nhật Bản cũng viện trợ 5 triệu Mỹ Kim để xây trường Kỹ Thuật Viê.t-Nhật đào tạo chuyên viên xây dựng tại ngoại ô Sài Gòn.

- Hiệp Hội Văn Hóa Nhật Việt (Nichietsu Bunka Kyokai) mở lớp dạy tiếng Nhật đầu tiên ở Sài Gòn năm 1991, rồi Huế, Đà Nẵng. Tới năm 2001 thì ngưng chương trình dạy vì hết tài chính cấp học bổng. Trong thời gian 10 năm, trường đã đào tạo khoảng 300 đến 400 người tốt nghiệp khóa học 2 năm tiếng Nhật.

- Junko Association, do các sinh viên đại học Meiji Gakuin Daigaku (Minh Trị Học Viện Đại Học) thành lập. Năm 1995, đã tài trợ xây dựng trường Tiểu Học Junko với tên Việt Nam là Hoàng Hoa Thám tại Đà Nẵng. Sự kiện khởi đi từ một cô gái trẻ Nhật là Junko Takahashi (Cao Kiều Thuần Tử), muốn giúp các trẻ em nghèo Việt Nam nhưng không may bị tai nạn chết sớm, nên gia đình và bạn học đã cố gắng thực hiện ước vọng của cộ Trường có 26 lớp, thu nhận khoảng 1.000 học sinh và Junko Association cấp học bổng cho khoảng 50 học sinh nghèọ

- Quỹ Lá Xanh (Aoba Kikin, Thanh Diệp Cơ Kim) tại Việt Nam và Quỹ Trẻ Em Việt Nam (Betonamu Kodomo Kikin, Việt Nam Tử Cung Cơ Kim) trụ sở tại (Asia Bunka Kaikan), cấp học bổng cho khoảng 1.200 học sinh nghèo ở Việt Nam và giúp một số du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản. Một số cựu sinh viên du học Nhật định cư ở Hoa Kỳ cũng giúp quỹ nàỵ Năm 2003, lại lập thêm Qũy Mai Vàng (Obai Kikin, Hoàng Mai Cơ Kim), bỏ khoảng 5 triệu Yen vào ngân hàng Việt Nam, lấy tiền lời giúp các em nghèo ở những vùng xạ

- Hội Yểm Trợ Nhà Trẻ Em Việt Nam (Betonamu No Kodomo No Ie O Sasaeru Kai) có trụ sở tại Chiba (ẼổỆt, Thiên Diệp) và văn phòng tại Huế, đã xây dựng cơ sở dưỡng dục cho các trẻ em mồ côi hoặc nghèo.

- Tài đoàn như Bridge Asia Japan và Ounkai hướng dẫn chuyên môn và tài trợ mở phòng đấm bóp tại số trường mù như Nguyễn Đình Chiểu ở Sài Gòn, các trường ở Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Ban Mê Thuột... nhằm giúp người mù có thể tự kiếm tiền sinh sống.

- Hiệp Hội Giúp Đỡ Người Mù Quốc Tế (Quốc Tế Thị Giác Chướng Hại Giả Viện Hộ Hiệp Hội tức IAVI, International Association For The Visually Impaired) giúp đưa người mù qua Nhật du học về đấm bóp và châm cứu để sau này về Việt Nam chỉ dẫn lại cho những người đồng cảnh ngô..

- Các trường Nhật Ngữ Shinjuku (Tân Túc), Shizuoka (Tĩnh Cương), nhiều tổ chức khác và các thanh niên tình nguyện... cũng giúp dạy tiếng Nhật hay cung cấp tài liệu cho các trường Nhật Ngữ tại Việt Nam...

- Năm 1993, Hội Hữu Nghị Okinawa - Việt Nam đã đưa ra chương trình trồng cây Anh Đào (tên khoa học là Prunus sumonobeaty) ở Hà Nội.

- Năm 1998, một hội đoàn Nhật khác cũng đã tặng Việt Nam cây Anh Đào con đợt thứ hai, trồng ở Đà Lạt. Nhật Bản đã tặng đợt thứ nhất năm 1963, trồng quanh Hồ Xuân Hương... cây đã lớn, cho hoa rất đẹp, nhưng nghe nói một số người yêu thích đã lấy làm của riêng nên nay không còn mấy nữạ

- Hội Nghiên Cứu Văn Tự Kính (Mojikyou Kenkyu Kai) và AI-Net tặng nhu kiện đánh Hán, Nôm và giúp thực hiện chương trình đánh chữ Hán, Nôm bằng Quốc Ngữ.
H TR CA GHÉP GAN ĐU TIÊN VN

Ngày 31/1/2004, đã diễn ra ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam ở Học Viện Quân Y, Hà Nội với sự tiếp tay trực tiếp của phái đoàn Bác Sĩ Nhật gồm 5 người do Bác Sĩ Giáo Sư Masatoshi Makuuchi, Chủ Nhiệm Khoa Giải Phẩu Gan-Mật, thuộc trường Đại Học Y Khoa Tokyo hướng dẫn và đem theo các thiết bị tối tân nhất. Cầm đầu phía Việt Nam là các Bác Sĩ Lê Trung Hải, Nguyễn Thanh Liêm, Đỗ Tất Cường... và rất nhiều chuyên gia liên hệ, có 8 kíp làm việc thường xuyên, kể cả thay ca là 20 kíp, quy tụ 120 Giáo Sư và Bác Sĩ của 3 bệnh viện lớn nhất VN là bệnh viện trên cùng với Viện Nhi Trung Ương và Chợ Rẫỵ

Cháu Nguyễn Thị Diệp 10 tuổi, bị sơ hư gan và nhận 1/2 lá gan trái từ bố là ông Nguyễn Quốc Phòng 32 tuổi để ghép thay vào chỗ gan cũ bị hự Ca phẫu thuật thuộc loại khó khăn bậc nhất này đã phải mất tới 5 năm chuẩn bị, nhiều chuyên gia Việt Nam đã được cử đi ra nước ngoài học thêm về chuyên môn và thực tập 2 lần trên lơ.n/heo.

Ca mổ dùng loại dao siêu âm chuyên dụng "Cusa", rạch đến đâu thì hút và cầm máu đến đó, kéo dài trong 18 giờ (thay vì dự định 12 giờ) với 70 loại thuốc và 23 lít máu dự phòng nhưng chỉ phải dùng 4 lít tiếp cho cháu Diệp. Riêng phần lấy gan của ông Phòng mất 8 giờ đồng hồ và lấy gan hư của cháu Diệp ra mất 7,30 giờ đồng hồ vì gan bị dính với màng ruột, khó nhất là việc cắt và ghép các vi mạch... Ca ghép tiến hành cùng lúc tại 4 phòng, phòng lấy gan và rửa gan, phòng ghép gan và vi phẫu thuật nối động mạch gan, phòng sau mổ và hồi sức cho người hiến và nhận gan.

Chi phí một ca ghép gan ước lượng phí tổn khoảng 1 tỷ đồng Việt Nam (hơn 60.000 Mỹ Kim), lần này có tính cách thử nghiệm nên bệnh nhân được miễn phí, ở các nước như Nhật và Âu-Mỹ thường tốn khoảng từ 150.000 đến 200.000 Mỹ Kim. Theo Bác Sĩ Lê Thế Trung, 78 tuổi, người đầu tiên ghép thận thành công tại Việt Nam năm 1992, sau khi nối mạch máu, gan hồng hào, tốt, coi như bước đầu thành công. Ca mổ chỉ được coi là thành công nếu bệnh nhân ở trong tình trạng ổn định sau khi ghép khoảng 15 ngàỵ Ông Phòng sẽ xuất viện sau 1 tháng, còn cháu Diệp thì phải cần tới 3 tháng theo dõi.

Hình ảnh ca phẫu thuật đã được truyền ra ngoài cho các chuyên gia và giới truyền thông theo dõị Một số trang nhà ở Việt Nam đã nhanh chóng lên tin hàng giờ về ca ghép gan. Kế tiếp vụ này, Bác Sĩ Giáo Sư Masatoshi Makuuchi cũng đã nhận lời sẽ tiếp tay ca ghép gan thứ hai ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Sau khi ghép xong, phái đoàn Nhật dù thức suốt đêm đã bay về ngay sáng 1/2, chỉ có ông Takashi Niiya là chuyên gia về hậu giải phẫu ở lạị để theo dõi bệnh nhân.

Ca ghép gan đầu tiên diễn ra tại Hoa Kỳ năm 1963, tới nay đã có hàng chục ngàn ca ghép diễn ra, tỷ lệ thành công là 67-79%, tương đối thấp hơn các loại ghép khác như võng mạc, tim, thận. Tỷ lệ bệnh nhân được ghép gan sống được sau 1 năm là 88%, sau 5 năm là 70% và sau 10 năm là 61%.

Sau các ca ghép thận, giải phẫu tách đôi song sinh dính nhau, tuy về kỹ thuật và thuốc men vẫn hoàn toàn phải dựa vào máy móc của Nhật... nhưng về mặt kiến thức thì ngành y khoa Việt Nam cũng đã tiến được một bước quan trọng.

Ông Phòng đã rời bệnh viện vào nhà nghĩ dưỡng sức từ cuối tháng 2. Em Diệp đã trải qua 2 lần phải ứng thải gan ghép (reject reaction) cấp tính ngày 13-24/2 nhưng đều vượt qua được, sức khỏe của em hồi phục tốt nên đã được đưa ra phòng bệnh thường từ ngày 10/3/2004.
THƯƠNG MI GIA HAI NƯỚC

Từ năm 1976, mậu dịch giữa Việt Nam và Nhật Bản chỉ đứng thứ hai sau Liên Xộ Từ thập niên 80, khi Việt Nam khai thác được dầu hỏa và bán hầu hết cho Nhật Bản thì Nhật Bản trở thành nước ngoại thương lớn nhất của Việt Nam, dần dần dầu được bán rộng cho nhiều nước. Năm 2002, Việt Nam sản xuất khoảng 16,4 triệu tấn dầu thô trị giá khoảng 2,8 tỷ Mỹ Kim, trong số đó có 80% là từ mỏ Bạch Hổ. Hầu hết dầu thô được xuất cảng, qua Hoa Kỳ 27,78%, Nhật Bản 23,89%, Trung Quốc 22,2%, Tân Gia Ba (Singapore) 21,67%... Cho tới năm 2005, có khoảng 2.000 công ty Nhật mở chi nhánh hoạt động tại Việt Nam (có khoảng 20.000 công ty Nhật mở chi nhánh hoạt động tại Trung Quốc).

Năm 1997, Nhật Bản nhập từ Việt Nam khoảng 2 tỷ MK (90% dầu thô, hải sản, quần áo và mới đây cả rau của Việt Nam), xuất qua Việt Nam khoảng 1,2 tỷ MK gồm các máy móc, xe gắn máy, xe hơi, nguyên liệu đã chế biến, hóa chất... Người Việt ở Nhật Bản góp phần quan trọng trong việc xuất cảng sản phẩm cũ hay phế thải của Nhật Bản qua Việt Nam, đáng kể nhất là từ các đồ điện như máy hát, TV, tủ lạnh... cho đến xe gắn máy, xe hơi, máy tàu, xe xây dựng, máy cầy, máy tiện...

Năm 2005, mức ngoại thương hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản lên hơn 5 tỷ Mỹ Kim, thứ hai sau mức ngoại thương hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là khoảng 6 tỷ Mỹ Kim.

Tới năm 1997, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 3,145 tỷ Mỹ Kim cho khoảng 150 dự án, đứng hàng thứ ba sau Đài Loan và Hồng Kông. Chú trọng vào việc thiết lập các nhà máy sản xuất, lắp ráp, dùng nhân công rẻ của Việt Nam...

Năm 1999, hai nước đã đồng ý thực thi chế độ quan thuế tối huệ quốc với nhaụ Dự trù năm 2004, ký Hiệp Ước Xúc Tiến và Bảo Vệ Đầu Tư.

Năm 2000, số đầu tư của Nhật lên hàng thứ 2 và số dự án thực thi lên hàng đầụ Thương vụ trao đổi giữa hai nước tổng cộng lên 4,30 tỷ MK (500 tỷ Yen), qua năm 2002 lên mức 5 tỷ MK. Có đường bay trực tiếp Tokyo - Sài Gòn, số du khách Nhật tới Việt Nam là gần 150.000 người.

Năm 2002, có đường bay trực tiếp Tokyo - Hà Nội.

Năm 2003, có đường bay thứ ba nối phi trường Fukuoka (Phúc Cương) và Việt Nam. Tổng cộng năm này có khoảng 270.000 du khách Nhật tới Việt Nam.

Năm 2005, có thêm đường bay thứ tư nối phi trường Nagoya (Danh CổThất) và Việt Nam.

Kể từ 1/1/2004, người Nhật đi du lịch và buôn bán ở Việt Nam trong 2 tuần không cần xin chiếu khán, việc gia hạn tương đối cũng dễ dàng.

Năm 2005, có khoảng 400.000 người Nhật tới Việt Nam. Dự trù từ nay, số người Nhật tới Việt Nam sẽ tăng mỗi năm từ 50.000 đến 100.000 ngườị Hiện công dân Thái, Phi và Mã Lai... cũng đang hưởng quy chế này ở Việt Nam. Trong khi đó, số người Việt tới Nhật mỗi năm chỉ khoảng một vài ngàn người, vì muốn du lịch phải có thân nhân bảo lãnh, thủ tục khá khó khăn.


DU HC NHT BN

Từ năm 1905, cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ đã mở ra Phong Trào Đông Du, đưa hơn 200 du học sinh Việt Nam qua Nhật. Ngay giữa thời Thế Chiến Thứ 2 cũng có khoảng 10 người Việt tới du học. Từ sau Thế Chiến Thứ 2 tới nay, vẫn có liên tục những đợt sinh viên Việt Nam du học Nhật Bản. Con số cao nhất trước 1975 là khoảng 900 người sau đó đa số đi nước thứ ba, ở lại Nhật khoảng 150 người và về nước khoảng 10 ngườị Con số du học sinh mới từ khoảng năm 1990 tới năm 2006 khoảng 2.000 người và đã có khoảng 200 người về nước. (Xin xem chương Lịch Sử Người Việt Ở Nhật).


DU HC VIT NAM?

Nghe nói người Nhật du học Việt Nam thì chắc nhiều người Việt cũng hơi ngạc nhiên, họ qua nước mình học cái gì vậỷ Thực tế họ cũng muốn học tiếng Việt để tìm hiểu văn hóa, lịch sử, kinh tế... và mở đường phát triển đất nước họ nên đã có chương trình du học từ thời Thế Chiến Thứ 2 tới naỵ

Đợt 1: Thời Thế Chiến Thứ 2, nhằm đào tạo một số người thực hiện mục tiêu "Cộng tồn, cộng sinh của người Đông Dương và phát triển Nhật Bản", Bộ Giáo Dục và Ngoại Giao Nhật Bản đã thành lập một trường đặc biệt tại Việt Nam và cấp học bổng cho các học sinh trung học Nhật được tuyển chọn qua du học, coi như học trường trung học chuyên nghiệp (đệ nhị cấp/cấp 3). Chính thức khai giảng từ năm 1942, đã có 3 khóa tổng cộng 112 người Nhật qua Việt Nam du học ở Nam Dương Học Viện (Nanyo Gakuin, dành riêng cho người Nhật), thường gọi tắt là "Nam Học" tại đường Trần Hưng Đạo, quận 5, Chợ Lớn.

Chương trình học dạy tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Nhật, nông nghiệp... Vào năm 1945, các học sinh này bị động viên tại chỗ, bổ sung cho quân đội Nhật và cũng tham gia chiến đấụ Chương trình này chỉ kéo dài tới năm 1945 (chấm dứt Thế Chiến Thứ 2) thì trường bị đóng cửạ

Những người này năm 2000 đều đã ở tuổi 75. Họ đã thành lập Hiệp Hội Văn Hóa Nhật Việt (Nichietsu Bunka Kyokai) năm 1991, quy tụ hơn 40 người còn sống sót. Hội Trưởng là ông Toranojo Ando (An Đằng Dần Chi Thừa), là một trong những thầy dạy những học sinh Nhật khi đó, nay đã ngoài 90 tuổị

Để "trả ơn" những gì họ đã ăn học tại Việt Nam, hiệp hội đã đặt mục tiêu giao lưu văn hóa ở mức dân sự bằng cách yểm trợ thành lập lớp dạy Nhật ngữ tại trường Đại Học Tổng Hợp TP HCM (sau đổi là Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn) từ năm 1991. Học viên được cấp học bổng, chương trình học toàn thời gian trong 2 năm, mỗi lớp 20 người, trang bị phòng thính thị tối tân, nên trình độ tiếng Nhật của học viên rất khá. Khóa đầu, điều kiện học lực là tốt nghiệp trung học phổ thông, số người ghi tên thi rất đông đảo, lên đến 2.000. Các khóa sau nâng điều kiện học lực từ Đại Học trở lên và số người ghi tên thi khoảng 400 ngườị Năm 1993, chương trình dạy tiếng Việt được mở thêm ở Đại Học Huế. Cho tới năm 1999, tổng số người Việt theo học khoảng 250 người, một số người sau đó đã du học Nhật Bản.

Đợt 2: Từ thập niên 70 cũng có một số ít người Nhật qua du học. Họ là sinh viên trường Đại Học Ngoại Ngữ Đông Kinh (Tokyo Gaigo Daigaku)... như ông Kazuo Minagawa (Giai Xuyên Nhất Phu), qua năm 1972-74. Ngay sau khi học xong ông ở lại làm việc cho Tòa Đại Sứ Nhật tại Sài Gòn và tiếp tục làm việc tại Bộ Ngoại Giao Nhật tới naỵ

Đợt 3: Từ cuối thập niên 80, đầu 90 người Nhật lại qua học, theo thời gian, số người du học khá đông nên được kể như một đợt mớị Một số lớn là sinh viên đang học tiếng Việt tại trường Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo (Tokyo Gaigo Daigaku, Đông Kinh Ngoại Ngữ Đại Học) hay Đại Học Ngoại Ngữ Osaka (Osaka Gaigo Daigaku, Đại Phản Ngoại Ngữ Đại Học), Đại Học Ngoại Ngữ Kyoto (Kyoto Gaigo Daigaku, Kinh Đô Ngoại Ngữ Đại Học), Đại Học Ngoại Ngữ Kanda (Kanda Gaigo Daigaku, Thần Điền Ngoại Ngữ Đại Học)... Hầu hết là sinh viên du học tự túc, không nằm trong một chương trình rõ rệt nàọ Từ năm 1999, thường xuyên có khoảng 300 sinh viên Nhật du học về ngữ học, một số người học về mỹ thuật, nấu ăn... phần lớn ở Sài Gòn và Hà Nộị Ở Nhật, tổng cộng có khoảng 5.000 người Nhật học tiếng Việt.

Ngày 6/4/1999, qua sự giới thiệu của chúng tôi, tài đoàn Hiệp Hội Kiểm Định Năng Lực Hán Tự Nhật Bản (Nhật Bản Hán Tự Năng Lực Kiểm Định Hiệp Hội), một tài đoàn được Bộ Giáo Dục công nhận để phát hành sách học thi tiếng Nhật và tổ chức các kỳ thi tiếng Nhật, đã trao tặng 100.000 cuốn sách học chữ Hán trong tiếng Nhật. Việc phân phối đã do Tòa Tổng Lãnh Sự Nhật Bản ở Sài Gòn trao tặng trực tiếp đến 20 trường Nhật ngữ trong vùng.

Ông Tổng Giám Đốc Nobori Okubo (Đại Cửu Bảo Thăng) và Yoshihide Yamori (Thỉ Sâm Nghĩa Anh), Cục Trưởng Đông Kinh của tài đoàn này đã tới Sài Gòn dự buổi lễ trao tặng.

Đầu năm 2000, tại Nhà Bè, Sài Gòn có trường Gobic chuyên dạy hàm thụ tiếng Anh và tiếng Nhật, cũng được nhiều người hưởng ứng.
AI-NET TNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH CH NÔM

Hội Nghiên Cứu Văn Tự Kính (Mojikyo Kenkyukai) và AI-Net đã có nhã ý trao tặng cho người Việt công trình tim óc nàỵ Ngày 20/10, tại Tokyo Kokusai Forum, ông Tadahisa Ishikawa (Thạch Xuyên Trung Cửu) Hội Trưởng Hội Nghiên Cứu Văn Tự Kính đã trao tặng đại diện trong nước là Viện Tưởng Viện Nghiên Cứu Hán Nôm Trịnh Khắc Mạnh cùng Giáo Sư Hán-Nôm Nguyễn Quang Hồng, Kỹ Sư Điện Toán Ngô Trung Việt.

Có khoảng 50 người tham dự buổi trao tặng này, đa số là người Nhật thuộc giới học giả, chuyên gia hoặc những người liên hệ mật thiết với Việt Nam. Dịp này nhóm sinh viên Tokyo Gaigo Daigaku (Đông Kinh Ngoại Ngữ Đại Học) là ba cô Yoshiko Aikawa đánh đàn bầu, Shimizu Akane đánh đàn tranh và Oguri Kumiko đánh đàn t'rưng giúp vui, được sự tán thưởng của mọi người tham dư.. Nhật báo Asahi lớn thứ hai ở Nhật đã long trọng giới thiệu chương trình đánh chữ Nôm trong tờ báo phát hành cùng ngàỵ

Ngày 21/10, trong buổi sinh hoạt giao lưu Viê.t-Nhật với món ăn Việt Nam do tạp chí song ngữ Plaza2 tổ chức tại Câu Lạc Bộ Giao Lưu Văn Hóa thuộc Mekong Center, ông Tsuneo Yatagai (Cốc Điền Bối Thường Phu) và Tokio Furuya (Cổ Gia Thời Hùng) đã đại diện hội trao tặng riêng chúng tôi chương trình đánh chữ Nôm tượng trưng thay cho người Việt ở hải ngoại.

Sau đó, chúng tôi sẽ thêm phần tự điển để tra tìm khoảng 20.000 chữ Hán, Nôm bằng chữ Quốc Ngữ dạng Vietnet (VIQR) vào Kim Tích Văn Tự Kính và phụ trách phân phối đến người Việt ở hải ngoại kèm "Cẩm Nang Đánh Việt, Nhật, Hán, Nôm" bằng tiếng Việt... do chúng tôi biên soạn.

Với chương trình này, có thể đánh chữ Quốc Ngữ, Hán, Nôm... trên hệ thống vận hành Windows phiên bản tiếng Nhật. Do đó, cho tới nay, dù hệ thống vận hành Windows 2000 phiên bản tiếng Anh là phiên bản đa ngôn ngữ (dùng một tên chung cho hầu hét mọi ngôn ngữ) nhưng chưa thể cài đặt chương trình này và dùng chung với các bộ chữ Việt UNICODE đối ứng với Windows 2000.

- - - - - -
CHƯƠNG 49
TƯƠNG QUAN VĂN HÓA NHT-VIT
NH HƯỞNG NHT BN ĐI VI VIT NAM
Ảnh hưởng Nhật Bản ở Việt Nam biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, nên không liên tục, có thể chia làm năm giai đoạn.

- Giai đoạn buôn bán từ cuối thế kỷ 16 cho tới khi Pháp đô hộ Việt Nam.

- Giai đoạn Nhật Bản tới và chiếm đóng Việt Nam (1940 đến 1945), nặng về chính tri..

- Giai đoạn bang giao với Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam (1954-1975), bồi thường, viện trợ và buôn bán.

- Giai đoạn bang giao với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc (1973-1976), chưa chính thức trao đổi Đại Sứ. Sau là Việt Nam thống nhất (1976-1986), trao đổi Đại Sứ, nhưng Việt Nam đóng cửa, nên chỉ ở mức độ rất thấp.

- Giai đoạn phát triển toàn diện từ 1986, nhất là từ đầu thập niên 90 đến naỵ Đã thực hiện rất nhiều những chương trình trao đổi nhân sự, văn hóa, kỹ thuật...

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu viện trợ cho Việt Nam (năm 2000 là 1 tỷ Mỹ Kim), nên tất nhiên có ảnh hưởng lớn về kinh tế... Người Việt yêu chuộng và dùng khá nhiều hàng hóa Nhật, nhất là đồ điện gia dụng, máy hình, xe gắn máy, xe hơi...

Về mặt tinh thần, nói chung, người Việt ở Nhật có lẽ cũng học được tính chăm chỉ, cẩn thận, đàng hoàng. Thế hệ du học sinh chúng tôi thời trước hay thời này cũng vậy, khi so với tập thể du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì thấy có điểm nổi bật ở chỗ đó là một tập thể tương đối có trên dưới như quan hệ đàn anh - đàn em (tiền bối - hậu bối) của Nhật.

Nhật Bản qua các Giáo Sư Kinh Tế đã cố vấn trong việc hoạch định đường lối kinh tế và Giáo Sư Luật cũng cố vấn trong việc soạn thảo Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam.

Nói chung ảnh hưởng văn hóa giữa hai dân tộc chưa nhiều, một số phim võ sĩ đạo thời thập niên 60 vẫn còn xa lạ với người Việt, nhưng xét cho kỹ thì thấy cũng có một số tương quan khá đặc biệt.

Do trao đổi thương mại từ thế kỷ 17 mà người Việt thấy tiền đồng của Nhật rồi lấy chữ "đồng" làm đơn vị tiền tệ của mình, dù trước đó người Việt đã dùng tiền đồng. Và từ thời ấy, người Việt đã thích những cây kiếm thật sắc của người Nhật. Về mặt nghệ thuật, từ đầu thập niên 1940, đã có hai phụ nữ Việt đi Nhật học cắm hoa (ikebana, sinh hoa), sau này một số người lớn tuổi thích chơi "bonsai" (bồn tài, loại cây kiểng thu nhỏ), người Việt cũng biết vườn Nhật Bản (Nihonniwa, Nhật Bản Đình) nổi tiếng là đẹp.

Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tụng với nhau câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Người vợ Nhật nổi tiếng chiều chồng, được coi là mẫu người lý tưởng của người Việt. Đó là quan niệm của người Việt, nên khi gặp người Nhật, dù là nam hay nữ, người Việt hay hỏi là có biết là người Việt nghĩ như vậy không. Với phụ nữ Nhật thì như vậy, nhưng với đàn ông Nhật, người Việt nghĩ họ có vẻ e dè vì tính kỷ luật, lạnh lùng và hơi phong kiến.


HIN TƯỢNG PHIM "OSHIN"

Mươi năm trước, có một hiện tượng đã ăn sâu vào tâm trí người Việt thời nay đó là phim bộ "Oshin", kể về cuộc đời cô bé nhà nghèo đi ở đợ bị hành hạ, gặp không biết bao nhiêu điều khốn khổ và những chuyện đầy tình nghĩạ Nguyên tác truyện phim của Sugako Hashida (Kiều Điền Thọ Gia Tử). Phim do đài NHK số 1 thực hiện, chiếu hàng ngày, mỗi ngày 15 phút, suốt từ tháng 4 năm 1983 qua tháng 3 năm 1984, tổng cộng 298 lần. Phim kể về hoàn cảnh của cô bé Oshin sống ở miền quê thuộc tỉnh Yamagata (Sơn Hình), ở phía tây Bản Châu (Honshu, đảo lớn nhất), thời Minh Trị năm 40 (tức năm 1907), mới 7 tuổi đã phải đi ở đợ, cũng giống hoàn cảnh của khá nhiều người Việt.

Ban đầu Oshin sợ lắm, nhất định không đi, vì còn quá bé, không dám rời xa gia đình. Nhưng sau khi thấy vô phương, vì cứ ở nhà thì chết đói, Oshin đành chấp nhận đị Khi thấy mẹ và bà quá lo lắng và khóc vì không biết đứa bé 7 tuổi sẽ làm được việc gì và làm sao đối phó với đời... thì Oshin ngược lại lấy hết can đảm quay ra an ủi, bà và mẹ yên tâm, cháu, con sẽ làm được. Oshin ra đi bằng chiếc bè chòng trành, quay lại gào thét gọi mẹ, bố... Người bố ngoài mặt cứng rắn, độc đoán nhưng trong lòng cũng thương con vô hạn, lén ra tiễn con trong tâm trạng bất lực hay có lúc đắp chăn cho con ngủ.

Vừa tới nơi làm việc, Oshin đã bị cảm, sáng hôm sau dậy trễ liền bị người làm la mắng. Oshin có nhiệm vụ lo việc vặt trong nhà cho tới giặt quần áo và cõng em.

Có lần thấy trẻ con trong vùng đi học, Oshin tò mò đi theo đến trường, lén đứng ở ngoài học ké. Ông thầy bắt gặp, thấy tội nghiệp nên nói sẽ giúp cho Oshin đi học. Nhưng vì mải học lén, Oshin về nhà trễ, cả nhà lo lắng đi tìm, trong khi đó thì em đói khóc nên bị la một trận. Oshin đâm ra sợ không còn dám nghĩ đến việc đi học. Nhưng cuối cùng thì ông thầy cũng đến nhà thuyết phục được gia chủ cho Oshin đi học, với điều kiện Oshin vẫn phải cõng em. Oshin vào lớp học, hết em khóc, rồi em i.... bị học trò chung quanh phản đối, chê cườị Có lúc phải Oshin ra khỏi lớp thay tã cho em, nghe trong lớp đọc toán cộng 6+5 thành "juichi" (11), ở ngoài hành lang Oshin cũng ngóng cổ đọc theo "juichi", cảnh tượng thật cảm động... Bị bạn bè hăm dọa, bắt nghỉ học, thế mà Oshin vẫn cố gắng tự học, nhiều lúc lén học, vì học là mất đi thì giờ làm việc, sau này Oshin viết được thư bằng ký tự Katakana nhờ người đưa về cho gia đình khiến cả gia đình ai cũng ngạc nhiên không tin nổi... Thời đó, là con bé đi ở đợ, nhiệm vụ giữ em, mà đọc được chữ, nhớ được bốn phép toán cộng trừ nhân chia căn bản là điều không ai ngờ.

Oshin còn quá bé để có thể được tín nhiệm trong bất cứ việc gì, do đó, luôn luôn bị người lớn la mắng, nghi ngờ, thậm chí bị đánh. Ở nhà có người mất tiền cũng nghi ngờ Oshin lấỵ Bắt Oshin cởi áo cho xét, khi thấy đồng tiền cắc 50 Sen (ẸK = 1/100 ẦẢYen) thì cho đúng là Oshin ăn cắp, dù Oshin phân trần là tiền bà Ngoại cho nhưng không ai tin. Xa nhà, nhớ mẹ, nhớ bà, mỗi khi ngồi giặt áo bên sông, Oshin hay tâm sự với mẹ và bà, vì tin rằng tiếng nói của mình sẽ theo dòng sông đến với mẹ và bà. Có lần Oshin phải giặt quần áo giữa mùa đông lạnh cóng tay, bị cho là giặt không sạch, bắt đi giặt lại, uất ức quá, Oshin bỏ đi giữa cơn bão tuyết và ngất xỉu... Khi về được đến nhà, mẹ và bà ra mừng, còn bố thì đánh, vì Oshin bỏ đi nên phía chủ đã tới đòi lại gạo!!!

Nhà quá nghèo, gặp lúc mất mùa, bà Ngoại già, nghĩ mình vô dụng, sống chỉ tốn cơm nên ra bờ sông định tự tử, Oshin thấy hai em khóc, không thấy bà đâu vội chạy đi tìm và cứu được bà. Cháu Oshin thương mắng bà là "Khờ quá!". Mẹ Oshin cũng phải ra tỉnh làm gái bán ba...

Câu chuyện là cả cuộc đời trôi nổi của Oshin, kéo dài từ năm 1900 đến 1983, là năm thực hiện phim. Oshin phải đối phó với không biết bao nhiêu là nghịch cảnh, xã hội luôn có người tốt xấu, nên Oshin tuy bị đầy đọa, ức hiếp mà cũng được giúp đỡ nhiều, phim rất cảm động và Oshin diễn xuất thật tài tình, khiến người xem khó mà cầm được nước mắt.

Phim quay quanh nhân vật chính là Oshin với bối cảnh là xã hội Nhật trong gần suốt thế kỷ 20, nên phải có tới ba nữ tài tử thay nhau đóng vai này theo từng thời kỳ, thứ tự từ nhỏ đến lớn là Ayako Kobayashi (Tiểu Lâm Lăng Tử), Nobuko Otowa (Ất Vũ Tín Tử), Yuko Tanaka (Điền Trung Dụ Tử).

Tỷ lệ khán giả xem lúc đầu là 40%, và lúc cao nhất lên tới 62,9%. Đương thời, cuốn phim có ảnh hưởng tức khắc và mạnh mẽ đến chính giới, tài giới, giáo dục và thể thao... tức toàn thể xã hội Nhật Bản. Đâu đâu cũng thấy người ta dẫn dụng từ "Oshin".

"Oshin" tiếng Nhật chỉ viết bằng chữ Hiragan, không rõ nghĩa, nhưng dựa theo câu chuyện, được hiểu theo một nghĩa đặc biệt. Với "O" dùng như một cách nói kính ngữ quen thuộc của người Nhật như "Okane" là tiền. Còn "Shin" là "Shin" trong "Shinbo" tức (tân bão), nguyên nghĩa là ôm sự đắng cay, ý chỉ sự nhẫn nại, kiên trì. Tác giả truyện phim cho rằng thời đó, người xem không mấy hiểu ý nghĩa mà bà muốn nói, chính lúc này (năm 2003), kinh tế cực kỳ khó khăn mới là lúc hiểu rõ phim hơn. Năm 2003, đài NHK cũng phát hành đầy đủ bộ phim dưới dạng DVD, như thiên Thiếu Nữ 4 đĩa giá 15.200 Yen, thiên Thanh Xuân 5 đĩa giá 19.000 Yen...

Phim "Oshin" được chuyển âm ra nhiều thứ tiếng, tới năm 2003, tổng cộng đã chính thức chiếu tại 59 quốc giạ Phiên bản tiếng Việt được đài truyền hình Việt Nam chiếu từ mùa hè năm 1994 kéo dài khoảng một năm, và Việt Nam là quốc gia thứ 41 chiếu phim nàỵ Mỗi lần chiếu một giờ, người Việt rất hâm mộ nên khi đó mọi người tập trung ở nhà xem, ngoài đường vắng hẳn bóng người, là hiện tượng hầu như chưa từng có ở Việt Nam. Phim còn được yêu cầu chiếu tới lần thứ hai và trước khi xem, nhiều người bảo nhau chuẩn bị khăn để lau nước mắt! Có điều, nhiều người Việt ở Nhật nhưng không xem trên đài NHK năm 1983 hay không ở Việt Nam thời năm 1994, thì lại không biết gì về "Oshin". Nay muốn xem phải ra tiệm thuê băng loại hoạt họa hay DVD do NHK vừa phát hành năm 2003 hay tìm phiên bản tiếng Việt thu từ truyền hình tại Việt Nam. Ngày nay, người Việt hay nói đùa với nhau:

- "Nhà có Oshin không?", có nghĩa là nhà có nuôi người làm không?

- "Oshin kìa", mỗi khi gặp phụ nữ Nhật ở Việt Nam.

- "Đi Oshin", có nghĩa là đi làm lao động ở Nhật bất kể là nữ hay nam.

- Khi lấy chồng người Nhật, các cô và bà mẹ ruột đều nghĩ tới "Oshin", vì cũng sợ rơi vào hoàn cảnh bị đối xử tàn tệ như đối với mẹ con "Oshin"...

Vì "Oshin" quá nổi tiếng, nên có tiệm ăn Nhật ở đường Đệ Tam, Sài Gòn cũng lấy tên là "Oshin". Tuy nhiên, phim "Oshin" chiếu đã khoảng 20 năm trước, lại liên tục nhiều kỳ nên vẫn có rất nhiều người Nhật không biết đến phim nàỵ

Nhân kỷ niệm 50 năm truyền hình Nhật Bản và phim "Oshin" được 20 năm, đài NHK số 1 đã chiếu lại tóm lược bộ phim "Oshin" thể theo lời yêu cầu của nhiều khán thính giả. Bộ phim nổi tiếng "Oshin" thiên Thiếu Nữ được chiếu liên tiếp 4 kỳ từ ngày 17 đến 20/3/2003, từ 7:30 đến 8 giờ 45 tốị Chương trình vệ tinh BS2 của NHK thì chiếu toàn bộ từ ngày 31/3, mỗi tuần từ thứ Hai đến thứ Bảy, từ 7:30 đến 7 giờ 45 tốị Tất nhiên rất nhiều người Nhật và cả người ngoại quốc háo hức đón xem.



tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương