KỶ niệM 60 NĂm chấm dứt thế chiến thứ 2 Đỗ Thông Minh nhật bản trưỚc thế chiến thứ 2



tải về 411.88 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu06.03.2018
Kích411.88 Kb.
#36392
  1   2   3
K NIM 60 NĂM CHM DT TH CHIN TH 2
Đ Thông Minh

NHT BN TRƯỚC TH CHIN TH 2

Thời Minh Trị, do áp lực của Hoa Kỳ, Nhật Bản chịu mở cửa, Hoa Kỳ cùng các đại cường Anh, Pháp, Nga đã ép Nhật Bản ký những hiệp ước bất bình đẳng. Ví dụ, tính theo vàng 1 Mỹ Kim = 2 Yen, nhưng Hoa Kỳ bắt ép đổi lấy 4 Yen. Thương gia Hoa Kỳ đổi 1 Mỹ Kim ra 4 Yen, rồi đem 4 Yen qua Hồng Kông hay Thượng Hải đổi lại thành 2 Mỹ Kim. Các cường quốc lo ngại một ngày kia Nhật Bản sẽ vùng lên, nên hạn chế việc truyền kiến thức kỹ thuật cho Nhật Bản. Nhật Bản phải nhẫn nhục đi học đế quốc hạng nhì như Hà/Hòa Lan... về đúc súng và đóng thuyền để chờ ngày phục hận. Về tàu chiến lớn, qua hiệp ước tài giảm binh lực hải quân ở Washington DC năm 1922, Hoa Kỳ và Anh Quốc ép Nhật Bản phải chấp nhận nguyên tắc tỷ lệ 10-10-6, tức Hoa Kỳ và Anh làm 10 thì Nhật Bản chỉ được làm 6... Để giữ thế hòa hoãn, Nhật Bản phải chấp nhận tỷ lệ nàỵ

Nhưng rồi từ từ Nhật Bản cũng học được của Âu Mỹ ba điều chính: khoa học tự nhiên (kỹ thuật), khoa học nhân văn (tinh thần tự do, dân chủ) cũng như tinh thần thực dân, đế quốc. Khi Nhật Bản bắt đầu hùng mạnh, cụ thể là chiến thắng oanh liệt hạm đội Nga tại eo biển Đối Mã năm 1905, các đế quốc cũ lo sợ, tìm mọi cách hạn chế việc sản xuất vũ khí nhất là tàu chiến của Nhật Bản. Vì đất hẹp, dân đông, lại quá ít tài nguyên, nên Nhật Bản lại cần tài nguyên và thị trường hơn cả các đế quốc đi trước. Trong khi thị trường và tài nguyên đã bị các đế quốc cũ chi phối, đồng thời tìm cách bao vây cô lập Nhật Bản. Mang sẵn mặc cảm pha trộn tự ty và tự tôn, tới nước đường cùng, Nhật Bản đã liều chọn con đường chiến tranh.

Thực ra, khi đó có hai phe, phần lớn phe quân đội chủ chiến và phe dân sự chủ hòa, nhưng phe quân đội đại biểu là lục quân và hải quân thắng thế, nắm hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính quyền. Ỷ mạnh, phe chủ chiến còn ám sát cả Thủ Tướng...


NHT BN TRONG TH CHIN TH 2

Trong khi Hitler của Đức khai chiến ở Âu Châu, Nhật Bản đang bị Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc và Hà/Hòa Lan bao vây kinh tế. Hoa Kỳ ngưng bán dầu, yêu cầu Nhật Bản phải rút chân ra khỏi khối Trục gồm Đức - Ý - Nhật, rút quân ra khỏi tô giới Trung Quốc vô điều kiện. Để thoát khỏi bị bao vây và lấn át, vừa tự vệ vừa hỗ trợ Đức, nên Nhật Bản đã quyết định bất thần khai chiến ở Á Châu để chiếm lợi thế.

Đại Sứ Nhật tại Đức là ông Oshima Hiroshi (Đại Đảo Hạo), nhờ tiếp xúc trực tiếp với Hitler đã báo tin chính xác là Đức sẽ đánh Nga mặc dù hai nước đang có hiệp ước bất tương xâm. Quân Đức tiến mạnh về thủ đô Mạc Tư Khoa (Moscow), Oshima tiếp tục báo là Đức sẽ nhanh chóng chiến thắng. Tin vào điều đó, Nhật quyết định đánh Hoa Kỳ mà không biết rằng thực ra quân Đức đang bị sa lầy và thua vì mùa đông tới sớm và quá lạnh cũng như Nga đã kịp thời đưa lực lượng từ miền đông về cứu viện.
M ĐU CUC CHIN: TRN TRÂN CHÂU CNG

Ngày Chủ Nhật 8/12/1939, lúc 7 giờ 55 phút sáng, đại hạm đội Nhật đã bất ngờ mở trận không tập Trân Châu Cảng (Pearl Harbor, Honolulu, Hawaii) mà không tuyên chiến và phía ngoại giao còn giả vờ mở cuộc họp với phía Hoa Kỳ. Nhật định cùng Đức đánh Nga và Hoa Kỳ ở hai đầu đông và tây, không ngờ đúng ngày Nhật khai chiến với Hoa Kỳ cũng là lúc Đức bị thảm bại trước quân Nga ở mặt trận Mạc Tư Khoạ Mặc dù ngay sau đó, Đức đã chính thức tuyên chiến với Hoa Kỳ để hỗ trợ Nhật.

Hạm đội Nhật do Đại Tướng Nguyên Soái Isoroku Yamamoto (Sơn Bản Ngũ Thập Lục) chỉ huy, đã âm thầm rời Nhật Bản, đi vòng lên phía bắc rồi mới từ đó cho 353 chiến đấu cơ và oanh tạc cơ từ các hàng không mẫu hạm Akagi, Shokaku... bay đi oanh tạc để tránh sự theo dõi của phía Hoa Kỳ. Không quân Nhật Bản đã mở liên tiếp hai đợt tấn công, kết thúc vào lúc 9 giờ 45 phút sáng.

Tổng cộng Nhật phá hủy được 5 chiến hạm lớn và 14 chiến hạm nhỏ đang neo, hủy 120 máy bay và làm hư hại cả trăm chiếc khác, sát hại 2.400 lính Hoa Kỳ. Nhưng Nhật đã không hủy diệt được chiếc hàng không mẫu hạm nào, 3 hàng không mẫu hạm khi đó đều may mắn không neo ở cảng. Nhật đã thắng lớn, chỉ bị tổn thất 29 máy bay. Thực ra, song song đó, một số tầu ngầm lớn của Nhật cũng tiến gần bờ, thả 5 tàu ngầm loại nhỏ đặc biệt để trên lưng ra, gọi là "Tokushu Senkotei" (Đặc Thù Tiềm Hàng Đĩnh) với tên Koryu (Giao Long), mỗi chiếc chở 5 người, để tấn công nhưng không đạt kết quả và cả 5 chiếc đều không trở về.

Nếu so với cuộc hải chiến Nhật-Hoa vào năm 1894-95 hay Nhâ.t-Nga năm 1904-05, thì nay sức mạnh của Nhật đã vượt trộị Nhưng chính sự kiện này đã vô tình đẩy Hoa Kỳ tới quyết tâm lao vào cuộc chiến ở Á Châu (Hoa Kỳ đã tham gia cuộc chiến ở Âu Châu trước đó).

Nhật Bản đem lòng dũng cảm ra đối đầu với Hoa Kỳ là nước hơn trội về kỹ thuật, tài nguyên và nhân lực, nhưng vẫn không cản được bước tiến của binh sĩ Hoa Kỳ.

Thời đó, trong suốt cuộc chiến, Nhật Bản có 20 hàng không mẫu hạm cỡ 30.000 đến 45.000 tấn (kể cả một số được biến cải vội vàng từ tàu chiến thường, nay thì không còn chiếc nào), khoảng 28.000 phi cơ và hàng ngàn tàu chiến các loạị Trong khi đó, ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có khoảng 50 hàng không mẫu hạm cỡ 30.000 đến 50.000 tấn, khoảng 100.000 phi cơ và hàng ngàn tàu chiến các loạị Về hàng không mẫu hạm, mỗi năm Nhật Bản có khả năng sản xuất 1 chiếc thì Hoa Kỳ có khả năng sản xuất tới 10 chiếc. Sau khi bị tấn công ở Chân Châu Cảng, Hoa Kỳ tức tốc sản xuất hàng không mẫu hạm, gồm 13 cỡ lớn, 9 cở trung và 50 cỡ nhỏ.

Vũ khí cá nhân của lính Nhật Bản là súng trường 38 nặng gần 4 kg, nạp đạn bắn từng phát một, trong khi lính Hoa Kỳ dùng súng Carbin M1 nặng 2,5 kg, bắn không cần lên đạn, liên tục một băng 30 phát. Nhật Bản phải đi mua dầu phần lớn từ Hoa Kỳ, trong khi dầu hỏa của Hoa Kỳ hồi ấy gần như vô tận...


PHÁO HM KHNG L 72.800 TN, VI 9 SÚNG 460 MM

Khi đó là thời "ngoại giao pháo hạm", Nhật Bản cố gắng dành 3% ngân sách quốc gia eo hẹp, bí mật chế tạo các chiến hạm khổng lồ gọi là "Daikan Kyoho Shugi (ẸốẨẫẪẼỄCÈốẪấ, Đại Hạm Cự Pháo Chủ Nghĩa).

Đặc biệt Nhật đã chế tạo 2 pháo hạm cùng cỡ lớn nhất là chiếc Yamato (ẸốÍa , Đại Hòa) và Musashi (Vũ Tàng) vừa là bí mật quốc phòng về sức mạnh có thể tấn công pháo hạm địch từ khoảng cách an toàn, vừa là niềm hãnh diện của hải quân Nhật. Mỗi chiếc trọng tải cỡ 72.800 tấn, dài 263 mét, trang bị 9 đại pháo 460 mm (gồm 3 ổ, mỗi ổ 3 khẩu) với đạn nặng 1,5 tấn, có thể bắn xa 41, 4km, trong khi trước đó của Nhật và Hoa Kỳ chỉ có loại pháo 406 ly và bắn xa 38 km, cùng mấy chục ổ súng phòng không tối tân, sàn có chỗ thép dày 410 mm.

Về trọng tải và đại pháo đều thuộc loại lớn nhất thế giới, hơn cả của Âu-Mỹ khi đó. Không những thời Thế Chiến Thứ 2, mà cho đến nay, pháo hạm Yamato và Musashi vẫn là lớn nhất thế giới. Cho tới thập niên 40 tiền bán thế kỷ 20, Hoa Kỳ cũng chỉ đóng 5, 6 pháo hạm cấp Iowa khoảng 50.000 tấn, trang bị 9 đại pháo 406 mm như:

- Iowa, năm 1940, 48.110 tấn, 270,6 mét.

- Missouri, năm 1941, 48.500 tấn, dài 270, 4 mét.

- New Jersey, năm 1942, 57.271 tấn, dài 271 mét...

Sau này các pháo hạm trên được trang bị thêm hỏa tiễn tuần hàng Tomahawk (cruise missiles) nhưng vào cuối thế kỷ 20 thì hầu hết đã "về hưu". Riêng chiếc New Jersey đã tham dự chiến tranh Việt Nam năm 1968.

Pháo hạm lớn nhất của Đức thời đó là chiếc Bismarck, 41.700 tấn, dài 270, 6 mét, trang bị 8 khẩu súng 381 mm, đã bị lực lượng Đồng Minh đánh chìm trong Thế Chiến thứ 2.

Nhưng các pháo hạm khổng lồ loại này của Nhật quá cồng kềnh, dễ dàng bị không quân Hoa Kỳ phát hiện và đánh chìm mà không phát huy được khả năng, chưa kể là sức nổ của đạn quá lớn, gây chấn động quá mạnh đôi khi làm hư cả hệ thống máy ngắm của súng!

Chiếc Musashi đã bị phi cơ Hoa Kỳ thả ngư lôi đánh chìm ngày 24/10/1944 tại biển phi Luật Tân, sau khi tàu chìm và tiếp tục chiến đấu trên bộ... chỉ có 430 người sống sót trong số 2.397 binh sĩ trên tàu.

Câu chuyện chiến đấu vô vọng của chiếc Yamato là thí dụ điển hình cho việc chế tạo pháo hạm khổng lồ trở thành sai lầm lớn nhất về chiến lược của Hải Quân Nhật.

Chiếc Yamato được chỉ định là kỳ hạm, ngày 27/5/1942, đã rời căn cứ Hashirajima (ÊẬẾÂ, Trụ Đảo) thuộc tỉnh Yamaguchi (ÈRẬý, Sơn Khẩu), cùng hạm đội Nhật tấn công đảo Midway ở phía đông Nhật Bản khoảng hơn 3.000 km..., nhưng không đóng góp được gì, vì thực tế cho thấy khi đó phi cơ đã bắt đầu chiếm ưu thế.

Ngày 6/4/1945, lực lượng không và hải quạn Nhật đã yếu thế đi rất nhiều, tuy do dự, nhưng hết cách, chiếc Yamato được lệnh rời căn cứ Hashirajima, xuất kích yển trợ mặt trận Okinawa đang bị Hoa Kỳ tấn công và đổ bộ Okinawa từ ngày 1/4/1945 với hàng chục hàng không mẫu hạm, khoảng 1.000 tàu chiến các loại và 1.700 máy baỵ Đặc biệt các tầu chiến Hoa Kỳ đã quay ngang, dùng hỏa tiễn loại bắn liên tục tấn công ào ạt lên đảo, tạo sức công phá chưa từng có và biển lửa!

Ngày 7/4, lúc 8 giờ 15 phút sáng, phi cơ Hoa Kỳ phát hiện chiếc Yamato ở phía vùng biển nam Kyushụ Quá 12 giờ trưa, khoảng 100 máy bay Hoa Kỳ như đàn diều hâu đông nghẹt bay tới tấn công con mồị Chiếc Yamato hầu như đơn độc, vừa chiến đấu cầm cự vừa chày vòng vèo để tránh hỏa lực địch, nhưng khoảng thời gian từ 12 giờ 35 phút đến 44 phút, đã bị hầu như cùng lúc 6 ngư lôi thả từ máy bay Hoa Kỳ trúng vào hông tráị Nước tràn vào, khiến tàu bị nghiêng 20 độ, hông phải đã hút nước vào để lấy lại thăng bằng, nhưng nhiều nơi bị phát nổ, vết thiệt hại rất trầm tro.ng. Lúc 2 giờ 17 phút, tàu bị thêm 2 ngư lôi vào hông trái và 1 vào hông phảị Cuối cùng 1 ngư lôi nữa trúng vào hông trái, ngay phần giữa tàu là phát chí mệnh, tàu nổ tung và chìm dần lúc 2 giờ 23 phút, đem theo khoảng 3.000 sinh ma.ng.

Tuy được mệnh danh là "bất trầm chiến hạm" (chiến hạm không chìm) vì phần chìm dưới nước ở hai bên hông tàu có hệ thống cho nước vào và bơm nước ra, nhưng làm sao chịu được đến 10 phát ngư lôi!?

Ngày nay, bảo tàng viện "Yamato Museum" được thiết lập ở thành phố Kure (Ậò, Ngô), tỉnh Hiroshima (Quảng Đảo). Pháo hạm khổng lồ Yamato đã yên nghỉ nơi đáy biển, nhưng mô hình lớn bằng 1/10 thật, tức dài 26,3 mét đã được tạo ra cho du khách xem cùng với những sử liệu chứng tích.
CÁC PHI ĐI QUYT T (KAMIKAZE)

Vào thời kỳ cuối cuộc chiến, Nhật Bản ở thế yếu đã phải lập những đơn vị không quân cảm tử, gọi là "Thần Phong" (Shinpu, nguyên là tên đặt cho cơn gió bão nổi lên đánh chìm đoàn chiến thuyền thiện chiến của Mông Cổ khi xâm lăng Nhật Bản năm 1281). Có khoảng 3.000 phi công cảm tử, đa số ở lớp tuổi 20 đến 24, tất cả đều nghiêm chỉnh thi hành mệnh lệnh dù biết trước cái chết thảm khốc ở lứa tuổi thanh xuân đang chờ đón. Số phi cơ Thần Phong lên tới khoảng 2.500 chiếc, thuộc loại "Zero" một chỗ ngồi và cả "Suiei" (Tuệ Tinh = Sao Chổi) hai chỗ ngồi, đã đem đầy bom, bay lao đầu vào các tàu chiến Hoa Kỳ, chiến thuật này đã gieo kinh hoàng cho quân đội Hoa kỳ và chấn động toàn thế giớị

Ngay cả sau khi có lệnh đầu hàng của Thiên Hoàng, lúc 5 giờ chiều ngày 15/8/1945, một phi đội Thần Phong 21 chiếc Zero còn được lệnh bay đi tấn công các đơn vị Hoa Kỳ chiếm đóng Okinawa đang ăn mừng chiến thắng. Họ là những cảm tử quân cuối cùng của cuộc chiến. Số phi công Thần Phong sống sót nhờ chấm dứt chiến tranh chỉ còn rất ít và cũng không ít người cảm thấy xấu hổ khi chưa làm tròn nhiệm vụ. Tướng Anami, Bộ Trưởng Chiến Tranh và Trung Tướng Ryujiro Onishi (Đại Tây Lang Thái Lang), Tư Lệnh lực lượng đặc nhiệm "Thần Phong"... đã mổ bụng tự sát.

Sách giáo khoa môn sử của Nhật Bản ngày nay đã ghi lại một trong những bức thư tuyệt mệnh của phi công Thần Phong.


Di Ngôn

(Noboru Ogata đã chết trn ti Okinawa năm 23 tui)

Nhân Lúc Xut Kích (m cuc tn công)

Ph phường thân yêu, nhng người thân yêu

Bây gi, tôi vt b tt c

Lên đường ra đi

Vì s an nguy ca quc gia

Sng vi đi nghĩa ngàn xưa

Bây gi, tôi đây bt đu đt kích

Thân như nhng cánh hoa Anh Đào rơi

Tr v đt nước hn phách

Tr thành qu thn bo v đt nước ngàn xưa

Thôi, giã t

Tôi là hoa Anh Đào trên núi vinh quang

S tr v n bên cnh me..

(Bản dịch của Đỗ Thông Minh)

Các phi công Thần Phong đã thực hiện khoảng 2.500 sứ mạng từ tháng 10/1944 cho đến khi kết thúc chiến tranh. Họ đã đánh đắm hàng không mẫu hạm Saint Louis ngày 25/10/1944 ở ngoài khơi Phi Luật Tân và hàng trăm tàu chiến của Hoa Kỳ, trở thành cơn ác mộng đối với binh lính Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật khi đó đã cổ động, đề cao các phi công nàỵ Nói rằng trước khi lao đầu vào tàu địch, họ đã hô: "Tenno Banzai" (ẾVÉcỄỊÉậ = Thiên Hoàng Vạn Tuế). Nhưng theo các phi công còn sống sót kể lại, hầu hết trong họ không ai muốn chết và khi đó họ nhớ tới gia đình nhiều nhất.

Sau có thêm đơn vị Ngư Lôi Hoa Mai (Ume Gyorai, Mai Ngư Lôi), sử dụng loại ngư lôi mang chất nổ, có người lái, để lao thẳng vào tàu chiến đi.ch. Để tấn công thẳng vào lục địa Hoa Kỳ cách xa hơn 10.000 km, họ còn thành lập đơn vị "Bom Kinh Khí Cầu" (Nhiệt Khí Cầu Bộc Đạn). Đơn vị này thả những trái kinh khí cầu đường kính khoảng 10 mét, đem theo 15 kg chất nổ, cho bay theo chiều gió, ngang qua Thái Bình Dương. Kết quả, họ đã thả khoảng 9.300 trái, nhưng chỉ tới đích khoảng 1.000 trái, gây cho có 6 thường dân Hoa Kỳ ở tiểu bang Oregon bị chết mà thôị

Nhật Bản cũng có một vũ khí lợi hại nữa là các loại tiềm thủy đỉnh, như kiễu Ấâ-400 (Y, I-400), có 5 chiếc, kiễu Ấâ-500 (Y, I-500) có 6 chiếc... là những tàu ngầm lớn, thuộc loại tối tân nhất thời đó, nhưng hầu hết đã bị tiêu hủy trong cuộc chiến. Như chiếc I-401 với chiều dài 121,9 mét, ngang 12 mét, tầm hoạt động trên mặt nước là 70.000 km, có thể lặn sâu 100 mét. Đặc biệt loại tàu này có thể chở theo 3 máy bay loại thủy phi cơ nhỏ, nên còn được gọi là "tiềm thủy không mẫu hạm". Đây là loại tiềm thủy đỉnh lớn nhất thế giới cho tới khi Hoa Kỳ hạ thủy tiền thủy đỉnh nguyên tử trang bị hỏa tiễn năm 1960. Chiếc I-401 với thủy thủ đoàn 144 người, đã được lệnh đánh phá kênh đào Panama ở Trung Mỹ, để ngăn chặn Hoa Kỳ đưa các hàng không mẫu hạm và hạm đội từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương. Nhưng đang trên đường thi hành công tác thì nhận được lệnh đầu hàng, thủy thủ đoàn đã đầu hàng quân đội Hoa Kỳ và sau đó tàu này đã bị cho đánh đắm ở đảo Oahu, Hawaiị Ngày 20/3/2005, toán tìm kiếm đã phát hiện và chụp được chiếc tàu nằm dưới lòng đại dương.

Cũng khi đó, con trai từ lớp 9 và phụ nữ chưa lấy chồng bị động viên làm công tác lao động ở hậu phương, còn con trai học trường chuyên môn hay Đại Học bị trưng binh đưa ra chiến trường. Nhiều người ra đi mang theo những mối tình đầu đời rồi không bao giờ trở lại nữạ

Hoa Kỳ ngay khi khai phát ra bom nguyên tử, để tiết kiệm xương máu và mau chấm dứt cuộc chiến, đã quyết định thả hai quả bom nguyên tử xuống Quảng Đảo (Hiroshima) ngày 6/8/1945 và Trường Kỳ (Nagasaki) ngày 9/8/1945. Ngày 15/8/1945, Nhật Hoàng Hirohito (Hạo Nhân) lần đầu tiên thu âm giọng của ông gọi là "ngọc âm" (gyokuon) bản văn gọi là "chiếu thư" (shosho) cho phát trên đài phát thanh NHK, kêu gọi đầu hàng vô điều kiện và nhẫn nhục chờ đón những ngày đen tối sắp tớị Trước đó, một số tướng tá Nhật đã đảo chánh để ngăn cản đầu hàng, nhưng bất thành.

Vì quá chênh lệch về phương tiện như vậy, nên lính Nhật đã phải hy sinh rất nhiều, lấy sự dũng cảm cũng như động viên dân chúng để bù đắp cho sự thiếu thốn. Trong Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản chết khoảng 3,1 triệu người, trong số đó có 2,3 triệu binh sĩ.


ĐI KHÔNG TP ĐÔNG KINH...

Đông Kinh bị oanh tạc trong khoảng thời gian từ 18/4/1942 đến 15/8/1945, là khi chấm dứt Thế Chiến Thứ 2. Nếu không kể bom nguyên tử thì số thường dân bị chết lớn nhất trong một lúc là do trận Đông Kinh Đại Không Tập (Tokyo Daikushu) ngày 10/3/1945.

Ngày 9/3, lúc 10 giờ 30, phòng không Đông Kinh báo động có 2 máy bay B29 bay tớị Sau đó 2 máy bay này bay ra phía biển Bosho (Phòng Tổng) và biến mất. Mọi người yên chí không có chuyện gì.

Bất ngờ vào lúc 0 giờ 8 phút, ráng sáng ngày 10/3/1945 (trong khi đêm 9/3/1945 thì quân đội Nhật ở Việt Nam đảo chánh Pháp) hàng đợt máy bay B29 bay thấp tiến vào không phận Đông Kinh. Còi báo động chỉ vang lên khoảng 15 phút sau.

Khi đó, không quân Hoa Kỳ đã huy động tối đa lực lượng ở Á Châu, gồm 344 oanh tạc cơ B29 (với phi hành đoàn tổng cộng 3.307 người) là pháo đài bay khổng lồ thời đó và một số máy bay khác. Hoa Kỳ đã chuẩn bị việc khôngtập từ 2 năm trước, cho xây dựng 12 dẫy nhà kiểu Nhật ở tiểu Bang Uta để tập ném bom và thử hiệu quả của vũ khí mới sáng chế M69 tức bom "napalm". Bom này dùng xăng đặc, đúng ra là xăng nhão để khi nổ tung sẽ rải xăng khắp nơi nhằm đốt cháy rụi, ngoài ra còn có bom dầu và bom lân tinh... Đây được coi là trận hỏa công lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loạị Những súng đạn trên máy bay và những gì không cần cho cuộc không tập được tháo gỡ để máy bay có thể chở gấp 3 bình thường, tức 6 tấn bom, nâng tổng số bom thả lên 1 triệu trái, tương đương khoảng 2.000 tấn.

Bom được thả theo lối tạo bức tường lửa bao vây, cộng thêm ngọn gió với tốc độ 30km/giờ, thiêu đốt hầu hết những người bên trong.

Hệ thống phòng không của Nhật yếu ớt nên các máy bay Hoa Kỳ đã bay ở độ cao tương đối thấp từ 1.500 đến 2.800 mét để thả cho chính xác và có khi dùng cả súng bắn xuống người bên dướị

Trận oanh tạc này kéo dài hơn 2 giờ 30 phút, đã tiêu hủy hoàn toàn một vùng chiều ngang 5 km và chiều dài 6 km thuộc các quận Koto (Giang Đông), Kuroda (Hắc Điền), Taito (Đài Đông), chu vi khoảng 40 km, khiến cho khoảng 108.000 người thiệt mạng, trong số đó có 20.000 người chết và 88.000 người mất tích, 180.000 nhà cửa (tức gần 1/4 của Tokyo) bị cháy rụị

Tiếp theo là hai đợt oanh tạc lớn ngày 24/5 và 25/5, nhắm vào phía tây Đông Kinh, mỗi đợt 250 chiếc B29. Tổng cộng trút xuống 6.908 tấn bom, thiêu hủy khoảng 30 km2 thủ độ

Ngày nay có đài tưởng niệm những nạn nhân Đông Kinh trong suốt cuộc chiến ở quận Kuroda, mang tên Đông Kinh Đô Ủy Linh Đường (Tokyoto Ireido). Hàng năm, ngày 10/3 được coi là ngày "Hòa Bình Đông Kinh".

Sau đó, Hoa Kỳ tiếp tục mở những đợt oanh tạc tương trên các thành phố lớn như Nagoya (Danh Cổ Thất), Osaka (Đại Phản)... sát hại khoảng 300.000 người khác.

Đại Tướng Curtis E. LeMay, Tư Lệnh Không Quân Hoa Kỳ tại Guam, là người chỉ huy các cuộc không tập, khi được hỏi về việc oanh tạc Đông Kinh giết chết nhiều người vô tội, ông trả lời rặng, rất nhiều nhà dân là công xưởng chế tạo quân nhu, nên không có gì sai cả. Ông cũng là người can dự tới kế hoạch thả bom nguyên tử sau nàỵ Sau này chính ông là người giúp xây dựng lại lực lượng không quân của Nhật, nên được Thủ Tướng Eisaku Sato (Tá Đằng Vinh Tác), người lãnh giải Nobel Hoà Bình, trao huân chương hạng nhất.


CÁC TRN CHIN KHÁC

Chúng ta đã được biết ít nhiều về tinh thần chiến đấu anh dũng của binh sĩ Nhật thời Thế Chiến Thứ 2. Trong các trận chiến kinh hồn ở Thái Bình Dương, họ đã bại trận trước hỏa lực mạnh gấp bội và quân số đông đảo hơn của Hoa Kỳ. Nhưng trong các trận chiến ấy, binh sĩ Hoa Kỳ cũng đã phải trả giá rất đắt và thường chỉ chiếm được mục tiêu sau khi tiêu diệt 4/5 hoặc hoàn toàn các đơn vị của Nhật.

Trận quân đội Hoa Kỳ đổ bộ Saipan, ở phía nam đông-nam Đông Kinh cách xa khoảng 2.400 km ngày 15/6/1944, khiến phía Nhật có 43.000 quân nhân và 12.000 thường dân tử trận, phía Hoa Kỳ kể cả trận đổ bộ đảo Tinian ở phía nam thì tổn thất khoảng 5.000 quân nhân. "Banzai Cliff" là tên khu vách đá cao và thẳng đứng ở phía bắc của đảo Saipan, nơi nhiều người Nhật cả quân nhân lẫn thường dân đã hô "Tenno Banzai" (Thiên Hoàng Vạn Tuế) trước khi nhẩy xuống tự sát khi bị thua trận. Từ đó, Saipan trở thành căn cứ không quân cho máy bay B29 bay đi không tập Nhật Bản và Tinian là căn cứ không quân cho máy bay B29 bay đi thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasakị Ngày 28/6/2005, nhân kỷ niệm 60 năm chấm dứt chiếnt ranh, vợ chồng Thiên Hoàng Bình Thành đã đến đây để viếng thăm 3 đài tưởng niệm người Nhật, Hoa Kỳ và Triều Tiên.

Trong trận Hoa Kỳ đánh chiếm đảo Iwojima (tức Lưu Hoàng, diện tích chỉ khoảng 8,5 dậm vuông) ở cách Đông Kinh khoảng 1.200 km về phía nam. Lực lượng 61.600 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ với sự yểm trợ mạnh mẽ của 800 tàu chiến và 4.000 máy bay tấn công 22.000 quân chủ lực và các lực lượng hỗ trợ của Nhật tử thủ. Ngày 23/3/1945, trận chiến kết thúc sau 37 ngày tử chiến. Kết quả, phía Nhật chết khoảng 19.900 người và bị thương 11.000 người, Trung Tướng tư lệnh mặt trận của Nhật đã tự sát. Phía Hoa Kỳ chết khoảng 6.821 người và bị thương 21.865 ngườị Chính hình ảnh bốn người lính Hoa Kỳ cắm ngọn cờ chiến thắng trong trận này sau đã được đúc thành tươ.ng.

Trận quân đội Hoa Kỳ đổ bộ Okinawa (Xung Thằng) khiến khoảng 200.000 quân và dân Nhật thiệt mạng, phía Hoa Kỳ cũng có hàng chục ngàn binh sĩ tử trận. Đây là trận chiến phối hợp binh chủng và đổ bộ lớn nhất ở chiến trường Thái Bình Dương. Đại pháo hạm Yamato được phái đi yểm trợ mặt trận này đã bị phi cơ Hoa Kỳ đánh chìm, những chiếc máy bay Zero cảm tử Kamikaze (Thần Phong) cuối cùng lâm trận nhưng không cản nổi sức tiến quân của Hoa Kỳ. Tương tự như ở Saipan, nhiều người Nhật cả quân nhân lẫn thường dân đã hô "Tenno Banzai" (Thiên Hoàng Vạn Tuế) trước khi nhẩy xuống biển tự sát.

Một trong những khuyết điểm lớn nhất của Nhật Bản trong chiến tranh này là tình báo và bảo mật. Khi đó họ không ngờ là đã bị Hoa Kỳ nghe lén và giải được hầu hết các mật mã truyền tin. Chính Đô Đốc Yamamoto (Sơn Bản), người hùng trận Chân Trâu Cảng cũng đã bị phục kích trên không, máy bay bị bắn rơi khiến ông tử nạn vì chuyến đi thị sát của ông bị Hoa Kỳ biết trước. Trận Midway ngày 5 và 6/6/1942, một trận không hải chiến lớn nhất thời đó cũng vậy, hạm đội Hoa Kỳ tuy chỉ có 3 hàng không mẫu hạm lớn nhưng nắm bắt được tin tức dàn trận tấn công của hạm đội Nhật nên đã giăng bẫy hỏa lực và ào ạt tấn công, khiến có tới 4 hàng không mẫu hạm bị đánh chìm một lúc, thiệt hại tổng cộng 285 máy bay...

Câu chuyện kỳ tích về cuộc đời của Shoichi Yokoi (Hoành Tỉnh Trang Nhất) và Hiro Onoda (Tiểu Dã Điền Khoan Lang) từ cuộc chiến trở thành như huyền thoạị Khi đơn vị tan hàng, đúng ra là bị binh sĩ Hoa Kỳ tiêu diệt gần hết thì họ sống trốn lánh trong rừng, để rồi nhiều năm sau cùng đã phải sống cô độc một mình. Tổng cộng Shoichi Yokoi đã sống 28 năm ở đảo Guam và Hiro Onoda đã sống 30 năm ở đảo Rubang thuộc Phi Luật Tân trước khi được tìm thấy và đưa trở lại Nhật.



tải về 411.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương