Đỗ Thông Minh, 2/2006-2007 Một số khái niệm căn bản: 1- “Quân Chủ”



tải về 257.13 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích257.13 Kb.
#13618
  1   2   3   4
CON ĐƯỜNG DÂN CHỦ 1/3
I- CUỘC ĐẤU TRANH DÂN CHỦ

TẠI NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM.

II- CHỦ NGHĨA TAM DÂN CỦA TÔN VĂN

VÀ CÁC NHÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM.

III- GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM…

IV- TRÀO LƯU VẬN ĐỘNG MỚI TẠI VIỆT NAM.


Đỗ Thông Minh, 2/2006-2007

- - - - -


Một số khái niệm căn bản:

1- “Quân Chủ” (君主), có nghĩa vua là chủ nhân ông của đất nước. Thời Phong Kiến xưa, vua có quyền về đất đai cũng như sinh mạng người dân của mình, tiếng Anh là “Monarchy”.

2- “Phong Kiến” là chữ viết tắt của “phong tước kiến địa” (封爵建地), có nghĩa là vua phong chức tước và cấp đất cho cai quản. Chế độ Phong Kiến tiếng Anh là “Feudal system”.

3- “Freedom / Liberty” là tiếng Anh (tiếng Pháp là “Liberté”), được người Nhật dùng hai từ đơn của Trung Quốc ghép thành “Tự Do” (自由) cũng như đã dịch các từ “dân chủ, tư bản, công sản, cộng hòa, kinh tế, triết học, diễn thuyết”… “Do” là chữ tượng hình, vẽ bầu rượu. Tự Do nguyên nghĩa là bởi chính mình, tha hồ lênh láng như rượu tràn lan. Có nghĩa là “chỉ làm theo ý mình không chịu ai bó buộc” (theo tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh). Thực ra, Tự Do luôn luôn cần đi kèm sự câu thúc nào đó tức luật pháp.

4- “Democratism” là tiếng Anh, được người Nhật dùng các từ đơn của Trung Quốc ghép thành “Dân Chủ Chủ Nghĩa” (民主主義). Dân Chủ là một khái niệm, là kết quả mà nhân loại đã phải thể nghiệm áp chế bằng xương máu suốt bao ngàn năm mới phát xuất ra được tư tưởng ưu việt này, đối lập lại với quan niệm Quân Chủ đã ngự trị nhân loại hàng nhiều ngàn năm.

Dân Chủ cổ đại” với nghĩa đơn giản là quyết định theo đa số đã có từ thời La Mã - Hy Lạp cổ xưa, nhưng mới chỉ được thực thi trong giới thượng lưu, còn dân chúng không có quyền hay vẫn có chế độ nô lệ, tức chưa có Dân Quyền và Nhân Quyền (con người ta sinh ra vốn bình đẳng, có quyền sống…).



Dân Chủ hiện đại xuất phát từ Âu Châu, qua bản Đại Hiến Chương (Magna Carta = Great Charter) theo nguyên lý Hiến Pháp Chế năm 1215, Thỉnh Nguyện Quyền Lợi (Petition of Rights) năm 1628, đòi quyền cho dân và hạn chế quyền của Vua... Tư tưởng Dân Chủ bùng lên mạnh từ Pháp với các nhà tư tưởng như René Desartes (1596-1650), Montesquieu (1689-1755) với Pháp Lý Tinh Hoa (L'Esprit Des Lois) năm 1748, Voltaire (1694-1778, chủ trương bảo vệ quyền tự do cá nhân, tự do tôn giáo và quyền được phán xử công minh), Alembert và Diderot với Bách Khoa Toàn Thư (L'Encyclopédie) năm 1751 và 1772, J. J. Rousseau (1712-1788) với Dân Ước Luận (Le Contant Social) năm 1762… Nhất là được cụ thể bằng cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách Mạng Pháp năm 1791.

Tuyên Ngôn Độc Lập (từ tay người Anh) của Hoa Kỳ năm 1776, Hiến Pháp Hoa Kỳ được soạn thảo năm 1787 và thực thi năm 1789, là bản hiến pháp hiện hành của Hoa Kỳ, thể hiện tinh thần Cộng Hòa và Dân Chủ của La-Hy cổ cũng như tinh thần Tự Do bình đẳng, đặc biệt là “Tam quyền phân lập: lập pháp - hành pháp - tư pháp” của Montesquie… được coi là một kiệt tác về nhân quyền và dân quyền. Khi Hồ Chí Minh viết Tuyên Ngôn Độc Lập và đọc ngày 2/9/1945, cũng đã trích dẫn phần mào đầu của bản văn này và hiến pháp của Pháp.





Sau Thế Chiến Thứ 2, trước thảm trạng chung, nhân loại một lần nữa bàng hoàng xét lại nền tảng luật pháp của cuộc sống và Đi Hi đng Liên Hip Quc đã thông qua bản Tuyên Ngôn Quc Tế Nhân Quyn ngày 10/12/1948. Theo đó: Tuyên Ngôn Quc Tế Nhân Quyn là mt khuôn mu chung cn đt ti ca mi dân tc và quc gia, nhm giúp cho mi cá nhân và thành phn ca xã hi luôn luôn theo sát tinh thn ca bn Tuyên Ngôn, dùng s truyn đt và giáo dc, đ n lc phát huy s tôn trng các quyn t do này..

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được coi là nền tảng luật pháp chung của nhân loại văn minh ngày nay. Hơn 190 quốc gia khi gia nhập Liên Hiệp Quốc đều ký kết tôn trọng nên không có lý do gì để vi phạm và giải thích rằng quan niệm Dân Chủ mỗi nơi mỗi khác.

Đông Phương từ xưa thực ra cũng đã có những quan niệm tương tự: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là quý nhất, cơ đồ là thứ hai, vua là điều coi nhẹ.) của Mạnh Tử, “Ý dân là ý trời”, “Hội Nghị Diên Hồng” đời nhà Trần, “Phép vua thua lệ làng”... nhưng chưa được hệ thống hóa thành thể chế.

Chủ Nghĩa Dân Chủ đã được cụ thể hóa bằng:



a- Đại Nghị Chế (Quốc Hội có 2 viện và Hạ Viện quyết định việc bầu ra Thủ Tướng) như Anh Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Úc, Đức (có cả vua hay Tổng Thống giữ vai trò tượng trưng)…

b- Tổng Thống Chế (dân chúng bầu trực tiếp người cầm đầu) như Hoa Kỳ, Đài Loan, Nga…

c- Phối hợp hai chế độ này (dân bầu Tổng Thống và Tổng Thống nắm quyền cao nhất, thường cử Thủ Tướng theo tỷ lệ thế lực trong quốc hội) như Pháp, Ý, Nam Triều Tiên và Nam Việt Nam trước năm 1975…

d- “Dân Chủ Tập Trung” (bầu quốc hội theo sự sắp xếp của đảng Cộng Sản, quốc hội cử Chủ Tịch Nước và Thủ Tướng, nhưng quyền cao nhất l ạ i thuộc Tổng Bí Thư hay Chủ Tịch Đảng) như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cu Ba.

Do đó, Dân Chủ được hiểu đôi khi rất rộng rãi và cả lạm dụng, tuy vậy, có thể tóm gọn:



- Dân làm chủ đất nước.

- Tư do suy nghĩ và thể hiện, lấy ý kiến theo đa số, vẫn tôn trọng thiểu số.

- Cấm dân chúng cũng như nhà cầm quyền dùng bạo lực.

5- “Republic” được dịch là “Cộng Hòa” (共和), nguyên nghĩa là hòa chung. Ngày xưa là thể chế “cộng hòa hành chính”, trong đó Chu Công và Triệu Công cùng nhau chủ trì quốc chính vào năm 867 trước Công Nguyên trong 14 năm. Nhưng ngày nay, Cộng Hòa dùng để chỉ thể chế mà các cơ quan quyền lực tối cao do dân bầu ra. Đó là lý do tại sao nhiều quốc gia dùng từ này như: miền Nam Việt Nam là Việt Nam Cộng Hòa, miền Bắc Việt Nam là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1945-1975) rồi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc...

6- “Capitalism” đều được Nhật và Hoa dịch là “Tư Bản Chủ Nghĩa” (資本主義) , một danh từ. Nhưng ở Việt Nam hiện nay “Chủ Nghĩa Tư Bản được coi là danh từ, còn “Tư Bản Chủ Nghĩa” là tính từ. Nghĩa là “Hình thái kinh - tế xã hội phát triển cao độ dựa trên cơ sở và tôn trọng quyền sở hữu tư bản tư nhân, tự do kinh doanh và cạnh tranh…”. Chủ Nghĩa Tư Bản đặc biệt coi trọng vốn đầu tư, coi đó là nguồn gốc của phát triển xã hội.

7- “Communism” đều được Nhật và Hoa dịch là “Cộng Sản Chủ Nghĩa” (共産主義) , một danh từ. Nhưng ở Việt Nam hiện nay “Chủ Nghĩa Cộng Sản được coi là danh từ, còn “Cộng Sản Chủ Nghĩa” là tính từ. Từ này gốc là “Community” nên đúng ra phải dịch là “Chủ Nghĩa Cộng Đồng”, nhưng vì đặt nặng vấn đề sản xuất nên đã dùng chữ “Cộng Sản”. Chủ Nghĩa Cộng Sản theo nguyên nghĩa là “Hình thái kinh - tế xã hội tương lai dựa trên chế độ công cộng về tư liệu sản xuất, một giai đoạn cao của chủ nghĩa xã hội.”. Theo chủ nghĩa này, mọi người sẽ thành Vô Sản như giai cấp Vô Sản, không nắm tư liệu sản xuất, nhưng thực tế cả Cộng Sản và Vô Sản đều bao gồm luôn cả tài sản.

8- “Duy Tân” (維新 = Ishin) với “duy” có nghĩa là dây ở 4 góc của cái lưới, ý nói sự "liên kết", nên Duy Tân là mọi điều đều cải cách, sửa đổi theo mới (tiếng Anh là reform, tiếng Pháp là réformer), cũng dùng trong “duy trì” (維持)... “Duy” không phải là "chỉ" 唯như trong “duy nhất (維一) , duy tâm (唯心), duy vật (唯物), duy ngã (唯我)... Tuy rằng đôi khi bị dùng lẫn lộn. Còn “Canh Tân” (更新) là đổi mới.

Hai chữ "Duy Tân", tuy thời vua Lê, đã có Hoàng Tử Duy Tân lên làm vua năm 1599, hiệu là Kính Tông, nhưng có nhiều phần chắc là những tên “Duy Tân” sau này chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng xã hội Nhật Bản sau khi thấy nước này thành công trong việc xây dựng đất nước ngang bằng với các nước Tây Phương. Vì vậy cũng xin được nói qua về Minh Trị Duy Tân (Meiji Ishin).

Ngoài ra, có các từ:

- "Đế Quốc" (帝国) nguyên là nước có vua đứng đầu, tức theo Quân Chủ, sau thành ra nghĩa nước lớn đi xâm lược nước khác để thi hành chính sách thực dân.

- "Thực Dân" (植民) nguyên là trồng người, nhưng ý là đưa người đi chiếm hay chi phối nước khác, lấy tài nguyên, bóc lột lao động hay mở thị trường để làm giàu dân nước mình.

- "Phát-Xít" (Fascism) là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, coi người mình là nhất.

- "Quân Phiệt" (軍閥) là giới quân nhân nắm chính quyền hay chi phối mạnh mẽ trên chính quyền.

- "Sen Đầm" là lực lượng giữ an ninh của các nước đế quốc, thực dân.

- “Tư Sản”: Nguyên nghĩa là “Người có tài sản riêng”, nhưng theo Đại Từ Điển Tiếng Việt của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: “Người thuộc giai cấp chiếm hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, làm giàu bằng cách bóc lột công nhân.”. Thế mà Đại Hội đảng CSVN 10 vào tháng 4/2006 lại cho phép đảng viên làm ăn không giới hạn, thành tư sản.
I- Đấu Tranh Dân Chủ Tại Nhật Bản
Trong cuộc Minh Trị Duy Tân (1868-1912), Nhật Bản dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị (1852-1912), khi đó, giới trí thức và dân chúng cũng từng có đấu tranh Dân Chủ, cũng bị nhà cầm quyền đàn áp, nhưng không gay gắt như ở Trung Quốc hay Việt Nam. Sự đấu tranh này đã thúc đẩy sự sớm thành hình thể chế “Quân Chủ Lập Hiến” và thực thi Dân Chủ ngày càng nghiêm chỉnh hơn.

Năm 1853, Tướng Quân/Phủ thứ 12 là Đức Xuyên Gia Khánh (Ieyoshi Tokugawa, 1793-1853) qua đời và kế nghiệp là Đức Xuyên Gia Định (Iesada Tokugawa, 1824-1858) đang lấn át Thiên Hoàng Hiếu Minh (Komei, 1831-1867), niên hiệu Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Các Tướng Quân này tương đương với Chúa Trịnh-Nguyễn bên Việt Nam thời nhà Lê, thuộc dòng họ Sứ Quân Đức Xuyên (Tokugawa), chi phối Nhật Bản trong suốt 265 năm (1603-1868). Cùng năm đó, những phát súng cảnh cáo của Phó Đề Đốc Perry tại vịnh Đông Kinh… đã làm thức tỉnh người Nhật. Người Nhật nhận ra sự chậm tiến của mình, nên mở cửa cho Âu-Mỹ vào và quyết tâm học hỏi để theo kịp. Họ học khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn và cả tinh thần thực dân, đế quốc những điều này dẫn đến cả phúc và họa.


1- Thay Đổi Tư Duy

Từ Quân Chủ thời Phong Kiến bước qua Dân Chủ là cả một sự thay đổi tư duy tức văn hóa của một dân tộc, nên cũng cần đòi hỏi những yếu tố hoàn cảnh hay ý thức của dân chúng đủ chín mùi và thời gian. Giới trí thức Nhật đã tích cực tiếp thu, phổ biến và canh tân tư tưởng của Vương Dương Minh (王陽明 = Oyomei, vào thế kỷ thứ 15, đời nhà Minh, Trung Quốc) tức "Dương Minh Học" chủ trương "Tri hành hợp nhất (nói và làm đi đôi với nhau), Chí lương tri (nhân đức lớn của trời đất)” cũng như khai phát “Vạn vật nhất thể" có từ thời Lão Tử (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái…) và Chu Hy (tức là Thiên địa vạn vật nhất thể)... Tất nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp thường diễn ra sự tranh chấp giữa hai phái bảo thủ và cấp tiến và đôi khi có lúc bị thoái trào.

Rất nhiều nhân vật thuộc phái cải lương xuất thân là các Nho Gia phái Dương Minh Học. Một số người mở các trường tư gọi là "Shigakko" (Tư Học Hiệu), có khi lên đến cả ngàn học trò. Thời ấy, các trường này có khi quy tụ nhiều võ sĩ, nên họ học chữ nghĩa và tập cả quân sự, sau trở thành nhóm theo hoặc chống lại quân của Thiên Hoàng.

Thời đó, nổi bật nhất là Bác Sĩ kiêm Học Giả Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát, 1835-1901), nhà tư tưởng canh tân lừng danh, được coi là Voltaire (nhà cách mạng tư tưởng Pháp) của Nhật. Ông là người đã mở đại học tư Keio Gijuku đầu tiên ở Nhật, đã viết khoảng 15 tác phẩm, mà ba tác phẩm tiêu biểu là Văn Minh Luận Khái Lược (Bunmeiron No Gairyaku) năm 1875 và Khuyến Học (Gakumon No Susume, trực dịch là Học Vấn Khuyến, viết trong thời gian 1872-1876, giai đoạn đầu đã in khoảng 3,5 triệu bản trong lúc dân Nhật thời đó mới có khoảng 35 triệu người, coi như sách gối đầu giường của người Nhật. Đã có hai bản dịch ra tiếng Việt của ông Phạm Hữu Lợi từ bản tiếng Nhật và của Giáo Sư Chương Thâu dịch từ bản dịch chữ Hán. Cụ Phan Bội Châu có lẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng nên cũng đã viết cuốn "Khuyến Học"), Phúc Ông Tự Truyện (Fukuo Jiden, viết năm 1898-1899, do chị Phạm Thu Giang đang học khóa trình Tiến Sĩ Lịch Sử tại Nhật dịch)... Hình của ông nay được in trên tiền giấy mệnh giá cao nhất 10.000 Yen.



Trong Văn Minh Luận Khái Lược, ông đã viết:

"Để bảo vệ độc lập (Nhật Bản), không còn cách nào ngoài con đường tiến đến văn minh. Lý do duy nhất để người dân nước ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia.".

Ông chủ trương mỗi người dân phải có tinh thần độc lập thì quốc gia mới độc lập được, nếu người dân ỷ lại vào lãnh đạo, chỉ thành phần lãnh đạo lo việc nước thôi thì không đủ. Ông định nghĩa tinh thần độc lập ấy như sau:



"- Biết tự mình lo toan cho chính mình mà không nhờ người khác.

- Biết phân biệt sự vật phải trái một cách đứng đắn mà không ỷ lại vào trí khôn của người khác.

- Biết tự mình dùng tâm lực lao động để nuôi lấy chính mình mà không cậy vào sức người khác.

Nếu mỗi người không có tinh thần độc lập và chỉ trông cậy người khác, vậy thì ai là người đứng ra gánh vác trách nhiệm trong nước đó.".

"Phương sách giữ gìn độc lập không thể tìm đâu ra ngoài văn minh."

Theo ông, cách giữ nước hay nhất là:



"Làm cho đất nước tràn đầy không khí tự do độc lập, không phân biệt sang hèn, trên dưới, mỗi người gánh vác trách nhiệm quốc gia, người tài kẻ ngu, người sáng kẻ mù, nhất nhất phải ráng sức gánh vác bổn phận của người dân nước đó.".

Ông còn cực đoan hơn khi chủ trương cương quyết bảo vệ tự do, độc lập như sau:



"Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc (độc lập, tự do) thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chỉ có một số quan chức chính phủ lộng quyền mà chúng ta lại phải sợ sao?

... Đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thức này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.".

Đông-Tây có những giá trị đạo đức và quan niệm kinh tế khác nhau, đều có ưu và khuyết điểm riêng. Tuy nhiên, nếu đánh giá hai nền văn minh Đông-Tây trên tiêu chuẩn "phú quốc cường binh và hạnh phúc của tuyệt đại đa số", ông cho rằng các nước Đông Phương đi sau các nước Tây Phương một bước. Sở dĩ đi sau, vì:



"Nền giáo dục Nho Giáo ở Đông Phương, về hữu hình không để ý tới việc bồi dưỡng lối suy nghĩ khoa học và về vô hình không chú trọng đến tinh thần độc lập của mỗi cá nhân.".

Ông coi sự suy yếu của Trung Quốc thời đó là một người thầy phản diện, tức lấy đó làm gương mà tránh. Trong cuộc đấu tranh để giữ gìn độc lập, ông coi việc ngoại giao là quan trọng nhất. Kẻ thù nguy hiểm nhất của Nhật khi đối đầu với Tây Phương: "Không phải là quân sự, mà là thương mại, không phải là vũ lực mà trí lực.". Nên ông chủ trương học để theo kịp Tây Phương. Theo ông giáo dục đứng đắn sẽ nâng cao dân trí, tiến tới văn minh là phương sách giữ gìn độc lập.



"Đưa đất nước tiến lên đài văn minh là một biện pháp, một chiến lựơc vừa giáo dục, vừa kinh tế, vừa quốc phòng."

Muốn vậy phải khách quan đánh giá điểm mạnh và yếu của mình, mở rộng tầm mắt học hỏi, thu hóa cái hay của người. Ông là người đầu tiên diễn thuyết công khai về ý nghĩa của cuộc thương thuyết ngoại giao sau chiến tranh. Và ông chính là người đã dịch từ "speech" là "diễn thuyết", lấy hai từ chữ Hán có sẵn ghép lại.

Về nước Nhật, ông chủ trương thoát khỏi Châu Á, theo Châu Âu, được coi là người thúc đẩy nước Nhật tiến bộ. Nhà tư tưởng Nhật, theo chủ thuyết Darwin Xã Hội, sinh tồn tự nhiên giữa các quốc gia, tức việc “cá lớn nuốt cá bé” là điều tự nhiên, chứ không câu nệ đồng văn, đồng chủng, đồng châu. Cho rằng Nhật Bản có đủ tầm vóc, nên thoát khỏi Châu Á, theo Châu Âu, bành trướng mở rộng quốc quyền, ủng hộ chiến tranh Nhật-Thanh (nhà Thanh của Trung Hoa). Ông rất được người Nhật kính trọng vì công lao về mặt giáo dục...

Cụ Phan Bội Châu cũng phần nào chịu ảnh hưởng tư tưởng về sự cầu tiến của ông.


2- Cải Cách Chính Trị

Năm Minh Trị thứ 2 (1869), Thiên Hoàng Minh Trị chọn thành Edo (江戸, Giang Hộ) làm hoàng cung, thiên đô từ Kyoto ở phía nam lên và đổi thành Tokyo (Đông Kinh, bình nguyên lớn nhất, dân cư đông nhất, kinh tế phát triển nhất). Từ năm thứ 5 tới năm thứ 18, ông đi vòng khắp nước tổng cộng sáu lần để nắm biết tình hình dân chúng.

Thiên Hoàng Minh Trị ra lệnh cho ông Ito Hirobumi (Y Đằng Bắc Văn, sau làm Thủ Tướng và bị một người Triều Tiên ám sát để trả thù việc Nhật Bán sát nhập Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945)... soạn thảo hiến pháp, chính ông cũng tích cực tham gia các buổi thảo luận. Công bố chế độ Quân Chủ Lập Hiến (bãi bỏ chế độ phong kiến và chế độ đặc quyền của các lãnh chúa) năm Minh Trị thứ 23 (1890), nhân lễ khai mạc Quốc Nghị Hội lần thứ nhất. Khi đó, ở Âu Châu mới chỉ có vài nước theo chế độ này. Thực ra, năm 604, thời Thánh Đức Thái Tử (Seitoku Taishi), đã từng công bố Hiến Pháp 17 Điều (Kenpo Junanajo).

Khi lên ngôi năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã hứa xây dựng thể chế nghị viện, nhưng rồi mặt khác ông lại được tôn sùng quá mức nên có lúc các tư tưởng Dân Chủ bị nhận chìm. Đầu thập niên 1870, phong trào đòi dân quyền bùng lên, đảng chính trị đầu tiên là "Ái Quốc Đảng" (Aikokuto) được thành lập năm 1874, rồi "Tự Do Đảng" (Jiyuto) thành lập năm 1881...

Nhiều cuộc vận động dân quyền như Phong Trào Tự Do Dân Quyền (Jiyu Minken Undo) khởi đầu năm 1874 và ngày 5/4/ 1880 bị đàn áp nặng nề vì lý do tập hợp không có phép trong khi đang tranh chấp về việc soạn luật cho phép cảnh sát đàn áp hay không, khoảng 400 người bị bắt, một số bị tù.

Vụ Chichibu (Trật Phu) nổi dậy với hàng ngàn dân chúng mà trọng tâm là 300 đảng viên Tự Do Đảng, họ đã vũ trang đòi giảm thuế và hoãn nợ kéo dài từ ngày 31/10 đến 9/11/1884 và lan rộng các tỉnh Nagano (Trường Dã), Saitama (Kỳ Ngọc), Gunma (Quần Mã). Họ bị cảnh sát, hiến binh triều đình... đàn áp, khiến có khoảng 25 người bị tử thương, hơn 4.000 người bị bắt và bị kết án, trong số đó có 7 người bị tử hình...

Tuy bị đàn áp, nhưng các phong trào này cũng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sớm thực thi dân chủ, nên năm 1889 luật bầu cử quốc hội gần tương tự như bên Anh được ban hành. Lúc đầu luật bầu cử hạn chế, chỉ dành cho phái nam trên 25 tuổi và phải là người đóng một mức thuế nào đó, nên cử tri thường là giới trí thức và thương gia thành thị. Kết quả là chỉ có khoảng 450.000 cử tri trên tổng số 40 triệu dân thời đó, dần dần càng sau này mới mở rộng hoàn toàn cho mọi người. Số Dân Biểu cũng vậy, từ 300 người năm 1890, sau này tăng thành khoảng 500.

Cuộc tổng tuyển cử Hạ Viện đầu tiên được tổ chức năm 1890, tuy nhiên trong giai đoạn đầu, quyền hạn của cơ quan này vẫn còn giới hạn vì phải chia sẻ quyền lập pháp với Thượng Viện tức Viện Quý Tộc là các thành viên của Hoàng Tộc do Thiên Hoàng bổ nhiệm cũng như chia sẻ với chính Thiên Hoàng. Thiên Hoàng có quyền triệu tập cũng như giải tán Hạ Viện. Hạ Viện có quyền lập pháp nhưng phải được Thiên Hoàng ban hành... chưa kể Thủ Tướng và nội các đã được lập ra trước đó, từ năm 1885. Hạ Viện chỉ họp khoảng 60 ngày trong một năm, thời gian không họp, Thiên Hoàng có thể ra các sắc lệnh...

Qua thời Thiên Hoàng Đại Chính (Taisho, 1912-1926) và Chiêu Hòa (Showa, 1926-1989), dân quyền càng lúc càng được mở rộng hơn, nhưng cũng có khi vì chiến tranh như thời Thiên Hoàng Chiêu Hòa, thì giới quân phiệt lấn áp chính giới và giới hạn quyền tự do của người dân, đàn áp các đảng đối lập như Xã Hội và cấm đoán chủ nghĩa Cộng Sản... Tuy vậy, nhìn chung, thể chế dân chủ ở Nhật vẫn là tiến bộ nhất so với các quốc gia Đông Á hay nhiều nơi khác trên thế giới, khi đó vẫn còn u mê với triều đại phong kiến.
3- Minh Trị Duy Tân



Công lao lớn nhất của Thiên Hoàng Minh Trị (Meiji Tenno) là cuộc cách mạng Duy Tân, nên thường được gọi là Minh Trị Duy Tân, đưa ra năm 1868, đã nhanh chóng đưa nước Nhật Bản từ lạc hậu tiến ngang hàng với các cường quốc.

Trong công cuộc vận động Duy Tân có "Bunmei Kaika" (Văn Minh Khai Hóa", kêu gọi cận đại hóa, Tây Dương hóa... với chủ trương "Wakon Yosai" (Hòa Hồn Dương Tài, tức Hồn Nhật Bản với phương thức Tây Phương). Một chủ trương táo bạo khác nữa là "Seiyo o manabi, Seiyo nioitsuki, Seiyo o oinuku" (Học hỏi Tây Phương, bắt kịp Tây Phương, đi vượt Tây Phương.). Họ dám nghĩ như thế và thực tế là họ đã làm được như thế trên rất nhiều lãnh vực.

Tích cực cho sinh viên du học và du nhập văn minh Âu Châu, đồng thời bảo tồn đức dục dân tộc để phát triển đất nước. Khi đó, các nhà lãnh đạo ý thức rõ mục đích, tập trung năng lực vào làm. Phân biệt rõ điều có thể và không thể làm. Phán đoán có tính cách hiện thực. Có thể tóm lược đường hướng duy tân vào ba điểm chính:

1- Coi trọng giáo dục.

2- Độc lập văn hóa.

3- Trọng dụng nhân tài.

Họ chú trọng học ngoại ngữ làm phương tiện tiếp thu văn hóa và văn minh Âu-Mỹ. Năm 1874, Nhật Bản có 91 trường dạy tiếng nước ngoài với tổng số khoảng 13.000 người theo học.

Theo Năm thứ 15, sắc lệnh lập chế độ trưng binh được ban hành, ghi rõ Thiên Hoàng là "Đại Nguyên Suý" (Daigensui). Tuy với hiến pháp quân chủ và đường lối cai trị đã cởi mở rất nhiều so với các nước Á Châu thời đó, nhưng thành công của cuộc Duy Tân cũng mở đường cho chính sách giáo dục sùng bái Thiên Hoàng. Sau này, lòng yêu nước và sẵn sàng chết vì Thiên Hoàng bị chính giới và quân phiệt lợi dụng trong chiến tranh và nhất là Thế Chiến Thứ 2, để rồi thất bại ê chề và làm tan nát đất nước. Sau Thế Chiến Thứ 2, Nhật Bản đã bãi bỏ lối giáo dục sùng bái Thiên Hoàng và lòng người hướng tới các Thiên Hoàng không còn quá sùng tín như xưa nữa.

Người Nhật vốn trọng văn hóa và truyền thống, nên ban đầu cuộc cách mạng Duy Tân thực ra cũng bị dân chúng âm thầm chống đối ở mức độ nào đó vì họ không quen với sự thay đổi quá lớn và toàn diện như vậy. Sự lấn át của văn minh và văn hóa Tây Phương khiến văn minh và văn hóa đặc thù của Nhật như bị đẩy đến chỗ phá sản.

Như việc kêu gọi cắt búi tóc kiểu Nhật thường thấy ở các võ sĩ đạo hay võ sĩ Sumo gọi là "chonmake". Giới võ sĩ cho rằng búi tóc đó tượng trưng cho linh hồn của người Nhật, nếu cắt đi thì không còn là Nhật nữa. Đã có những cuộc nổi loạn lên tới 8.000 người, và 6 người bị kết án tử hình...

Ông Tomomi Iwakura (Nham Thương Cụ Thị) là Công Khanh được cử làm Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền đi Hoa Kỳ thương thảo yêu cầu xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng trước đó (mãi tới năm 1911, khi Nhật hùng mạnh lên các đế quốc cũ mới chịu bỏ những hiệp ước này), khi qua tới thủ đô Washington ngày 21/1/1872, ông thấy đi giầy Tây nhưng vẫn mặc áo Kimono đàn ông và búi tóc thì không hợp nên cũng đã quyết định cắt tóc, vì theo ông phải dứt khoát cải cách theo kịp đà văn minh, điều này đã gây chấn động lớn trong dư luận Nhật. Từ đó, các quan lại thi nhau cắt tóc. Chính nhiều bà cũng phản đối việc các ông cắt tóc, có ông đi cắt tóc, về bị vợ bỏ! Các bà chung quanh Minh Trị Thiên Hoàng cũng phản đối, khiến các hạ thần rất khó khăn trong việc thuyết phục, nhưng rồi ngày 20/3/1873, vua Minh Trị quyết định cắt tóc làm gương, thế là dân chúng rủ nhau đi cắt tóc.

Rất nhiều võ sĩ đạo từng ủng hộ Minh Trị Thiên Hoàng dẹp các Sứ Quân, sau đó đã quay ra chống lại để bảo vệ truyền thống dân tộc, nhất là khi nhà cầm quyền đưa ra luật cấm mang kiếm.

- - - -


  • Phim "The Last Samurai" thực hiện bởi Hoa Kỳ và trình chiếu năm 2004 với chi phí khoảng 140 triệu Mỹ Kim, do nam tài tử Nhật là Ken Watanabe (Độ Biên Khiêm) đóng vai người võ sĩ đạo cầm đầu hàng ngàn quân nổi loạn cùng với nữ tài tử Sanada Hiroyuki (Chân Điền Quảng Chi) vai vợ Đại Úy Nathan Algren (nam tài tử Tom Cruise đóng). Algren bị bắt khi giúp triều đình chống Samurai, nhưng cũng vì kính phục tinh thần samurai mà đã tự biến thành Samurai. Phim đã nói lên sự tranh chấp kịch liệt giữa cũ và mới trong giai đoạn này và như vậy cuộc cải cách cũng đã phải trả bằng giá sinh mạng nhiều người. Cuối cùng phe chống đối bị coi là nổi loạn, hầu hết vẫn dùng kiếm và súng trường cổ điển, đã chiến đấu đến người cuối cùng "The Last Samurai". Họ bị dẹp tan, lòng dũng cảm và yêu nước đã không thắng được những vũ khí tối tân của triều đình do Hoa Kỳ cung cấp.

Quân triều đình thắng lợi trong cuộc dẹp nội loạn ở tây-nam và hai cuộc chiến tranh với nhà Thanh (清朝, Thanh Triều) của Trung Hoa năm 1894 và 1895, với Nga năm 1904 (tiêu diệt hạm đội Nga tại biển Lữ Thuận đông-bắc Trung Hoa) và năm 1905 (tiêu diệt hạm đội Nga tại biển Đối Mã ở giữa Nhật Bản và Triều Tiên). (Ngay sau đó, năm 1905, cụ Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ và Đặng Tử Kính lên đuờng sang Nhật Bản.) Năm 1910, Nhật Bản còn tham gia Bát Quốc Liên Quân tấn công Bắc Kinh, khiến triều đình Từ Hy Thái Hậu phải bỏ kinh thành mà chạỵ

Minh Trị Thiên Hoàng tại vị được 45 năm, mất ngày 30/7/1912. Lễ đại táng cử hành ngày 13/9, tới tối đó thì vợ chồng Đại Tướng Lục Quân Maresuke Nogi (Nãi Mộc Kỳ Điển)... đã tự sát bằng dao để chết theo.

Phần lớn người Nhật và Việt... đều nghĩ "Minh Trị Thiên Hoàng một đấng minh quân ai bì!". Ông lên ngôi lúc 15 tuổi, lại sớm lấy vợ, tổng cộng có tới 5 bà... thì ít nhất trong giai đoạn đầu chưa thực sự hiểu việc triều chính, vận hành quốc gia. Triều đại phong kiến lúc đó, sau khi thu hồi quyền hành từ tay Sứ Quân cuối cùng của dòng họ Tokugawa (Đức Xuyên) đã cố gắng đề cao Thiên Hoàng để phục hồi uy tín và tập trung lòng dân. Thực ra công lao trong cuộc Minh Trị Duy Tân chính là các quần thần, mà đa số là đệ tử của ông Yoshida Shoin (Cát Điền Tùng Âm, 1830-1859), một Thầy Đại Nho theo chủ trương của Vương Dương Minh. Thêm nữa, tư tưởng Vương Dương Minh đã được đưa vào và truyền bá khá rộng rãi ở Nhật khoảng 400 năm, là nền tảng không thể thiếu cho cuộc cải cách.

Ông Yoshida Shoin từng là một phiên binh của Mạc Phủ, giáo quan quân sự (binh học), chí sĩ của phái Sonjo (Tôn Nhưỡng). Năm 1849, lúc 20 tuổi, ông đã tuần du duyên ngạn Choshu (Trường Châu, thuộc tỉnh Yamaguchi (Sơn Khẩu) ở cực nam Bản Đảo), năm 1850, tuần du Kyushu (Cửu Châu), năm 1851, theo Phiên Chủ đi Edo (Giang Hộ, tức Tokyo ngày nay) học kinh tế, quân sự, kiếm...

Do tự ý đi Tohoku (Đông Bắc), ông đã bị tước đoạt sĩ tịch (võ sĩ của Phiên), nhưng chính nhờ vậy mà từ đó ông được tự do đi đó đây. Tháng 6/1953, ông tới cảng Uraga (Phổ Hạ) xem hạm đội Hắc Thuyền của Hoa Kỳ do Phó Đề Đốc Perry chỉ huy, ông nhận rõ hơn sự mâu thuẫn trầm trọng của thể chế Mạc-Phiên, tức giữa Mạc (Chúa) ở trên với các Phiên (Sứ Quân) ở dưới và chế độ Mạc Phủ không còn có thể tồn tại lâu dài nữa. Khi thấy hạm đội Nga ở đậu ở Nagasaki, ông cũng đã muốn lên nhưng không được. Tháng 3/1854, khi Perry lại dẫn hạm đội lớn hơn tới Shimoda (Hạ Điền) uy hiếp, ông tìm cách lên tàu nhưng không thành công, vì chuyện này ông bị kết tội và bắt giam vào ngục cho tới tháng 12/1854.

Năm 1856, ông đã viết tác phẩm "Ikkun Banmin Ron" (Nhất Quân Vạn Dân Luận), nói về chuyện mọi người bình đẳng trước Thiên Hoàng và tận lực với Thiên Hoàng. Tháng 11/1857, ông mở trường tư Matsushita Murajiku (Tùng Hạ Thôn Thục) và làm Hiệu Trưởng. Đó chính là nơi ông đã đào tạo khoảng 80 người, đa số là nhân tài, là động lực hỗ trợ chính cho cuộc Minh Trị Duy Tân. Tháng 7/1958, ông đã đưa đề án về việc ký hiệp ước Thông Thương Nhật-Mỹ, đề xướng "Tobaku Ron" (Thảo Mạc Luận) tức loại trừ chế độ Mạc Phủ cũng như lập kế hoạch ám sát Phiên Chủ Akikatsu Manabe (Gian Bộ Thuyên Thắng).

Ông thất bại trong việc lập kế hoạch hành động trực tiếp đối đầu với Mạc Phủ, khi Mạc Phủ toan ký hiệp ước vi sắc (ichoku) không có sự cho phép của Thiên Hoàng Komei (Hiếu Minh, cha của Minh Trị) với Hoa Kỳ, nên tháng 12/1958 ông bị bắt giam. Trong thời gian tuyệt vọng đó, ông đã viết "Somo Kukki" (Thảo Mãng Quật Khởi) là cuộc quật khởi của thảo dân, với chủ trương xây dựng một "Niềm Tự Hào Nhật" (Pride Of Japan). Tháng 6/1959, ông bị giải giao về Edo và bị lên án tử hình ngày 25/10. Khi đó, ông đã viết di chúc gọi là "Ryukon Roku" (Lưu Hồn Lục, ghi để lại hồn). Hôm sau ông bị đem ra chém, năm đó mới có 30 tuổi.

Từ trước cuộc Minh Trị Duy Tân, vào đầu thời kỳ Giang Hộ (1603-1868), người Nhật đã có trình độ khoa học kỹ thuật khá hơn các nước chung quanh trên một số lãnh vực. Suốt thời Giang Hộ, động lực phát triển chính là tầng lớp người chịu ảnh hưởng Nho Học giữ vai trò chỉ đạo và Võ Sĩ Đạo giữ vai trò tạo tác. Đặc biệt là từ thời này, họ đã biết từ bỏ việc phân chia giai cấp, tất nhiên không thể triệt để như thời hiện tại. Chính sự từ bỏ phân chia giai cấp này làm người dân bình thường được tiếp cận nhiều tin tức hơn, kích động tinh thần học hỏi của họ và làm nâng cao dân trí. Tuy vẫn còn hạn chế, nhưng người dân đã bắt đầu có hiểu biết và tiếng nói, thay vì chỉ biết tự bế và vâng lời giai cấp thống trị như từ trước. Người dân thường đã biết đóng những chiếc thuyền thật tốt và tuy theo chính sách bế môn tỏa cảng nhưng sau đó họ cũng đã học hỏi kỹ thuật mới và có những nhà máy nhỏ.

Sau Thế Chiến Thứ 2, theo hiến pháp mới, Nhật Hoàng hoàn toàn không còn quyền lực như trước trước nữa, mà chỉ có tính cách tượng trưng.

- - - - -



  • Thế nên, nếu người Việt trách triều đình nhà Nguyễn và quần thần thời bấy giờ quá u mê thì cũng không công bình lắm, vì hầu như cả nước u mê chứ có riêng ai! Vì ở Việt Nam đã không có được yếu tố chuẩn bị tư duy quan trọng và tối cần thiết cho một cuộc canh tân. Và phải chăng, ngay cả bây giờ, đã cả trăm năm qua, đã bước vào đầu thế kỷ thứ 21 rồi mà tình hình cũng vẫn vậy!?

Nước Nhật hoang tàn sau Thế Chiến Thứ 2, để vực dậy, ông Masaru Ibuka (1908-1997), người đồng sáng lập công ty điện tử Sony với Akio Morita (1921-1999) và được coi là trái tim triết lý (kinh doanh) của công ty, đã nói trong bài diễn văn kỷ niệm thành lập năm 1946: "Phải hết sức dùng công nghệ, kỹ thuật để góp phần vào sự phục hưng tổ quốc chúng ta!", “Không thể thiếu nhân đức trong việc đào tạo người.”. Ông Morita là người đặc biệt chủ trương lối học thực dụng chứ không phải bằng cấp. Là đồng tác giả với ông Shintaro Ishihara (cựu Dân Biểu, đương kim Đô Trưởng Tokyo) viết cuốn “Nhật Bản Nói Không! (với Hoa Kỳ)” (Japan That Say No!) gây chấn động thế giới.

Kinh nghiệm thành công và thất bại của Nhật Bản đều là kinh nghiệm quý báu cho chúng ta.



tải về 257.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương