Đỗ Thông Minh, 2/2006-2007 Một số khái niệm căn bản: 1- “Quân Chủ”


Giai Đoạn Vận Động Đấu Tranh Dân Quyền Toàn Quốc Và Hải Ngoại



tải về 257.13 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích257.13 Kb.
#13618
1   2   3   4

Giai Đoạn Vận Động Đấu Tranh Dân Quyền Toàn Quốc Và Hải Ngoại

Hai Phong Trào Văn Thân và Cần Vương thất bại làm tinh thần đấu tranh của dân Việt nhất thời bị trùng xuống cho tới năm 1904 thì lại bắt đầu vùng lên mạnh mẽ với sự ra đời của hai Phong Trào Đông Du (Duy Tân Hội - Việt Nam Quang Phục Hội...) và Duy Tân.

Phan Bội Châu Phan Châu Trinh

Rút kinh nghiệm thất bại trong quá khứ và nhân tiếp thu được những tư tưởng dân quyền như tự do, dân chủ từ Pháp qua các sách Tân Thư của các nhà cách mạng Trung Hoa như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu…, hai phong trào mới này có hướng đi khác hẳn. Đặc trưng của hai phong trào này là đi vận động toàn quốc rồi sau đó lan ra hải ngoại.

Cụ Phan Bội Châu và Tiểu La Nguyễn Thành, Tăng Bạt Hổ… chủ trương bạo động và bí mật, ban đầu còn tinh thần “tôn quân” đã đưa cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để lên làm Hội Chủ. Mặt khác, cũng chủ trương: “Khai dân trí, chấn dân khí, thụ nhân tài (đào tạo nhân tài).”.

Còn cụ Phan Châu Trinh với cụ Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… thì chủ trương bất bạo động và công khai, đặc biệt là “tôn dân đổ vua” tức chủ trương dân chủ. Mặt khác, cũng chủ trương: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh (đem lại phúc lợi cho dân).”.

Cả hai phong trào đã phát triển hoạt động khá tốt đẹp trong 4 năm đầu 1904-1908. Tới năm 1908, Phong Trào Đông Du do Pháp áp lực nên bị Nhật trục xuất, phong trào kể như tan, và sau đó cụ Phan Bội Châu tiếp tục hoạt động tại địa bàn Thái, nhất là Trung Quốc và lập Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1924 với “Chủ Nghĩa Tam Dân”. Tới năm 1925, cụ bị bắt cóc đưa về Việt Nam xử án và an trí tại Huế. Mât khác, Phong Trào Duy Tân phát triển mạnh, mở một loạt trường, cơ sở thương mại, nông trại, kêu gọi cắt tóc và ăn mặc theo Âu Phục may bằng vải Ta… nhưng rồi do vụ dân chúng khắp Trung Kỳ bất ngờ nổi lên kháng thuế gọi là “Trung Kỳ Dân Biến 1908” nên bị Pháp ra tay đàn áp, hầu hết các lãnh tụ phong trào bị bắt. Cụ Phan Châu Trinh tiếp tục hoạt động ở Pháp từ năm 1911 đến 1925 thì về nước và năm 1926 bị bệnh mà mất.

Hai phong trào này đã có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm thức của người Việt, đã đốt lên ngọn đuốc hy vọng về việc giải phóng đất nước và dân chủ hoá. Tuy vậy, nói chung cả hai phong trào vẫn chỉ hoạt động với những nhận thức chung chung, đơn giản, chưa tổ chức dưới hình thức đảng và có hệ thống chủ thuyết. Giờ chót năm 1924, cụ Phan Bội Châu mới chuyển qua hình thức đảng và có chủ thuyết nhưng hầu như dập khuôn của cuộc đấu tranh Dân Quyền của Trung Quốc, đứng đầu là Tôn Văn.

Phải chăng nếu chế độ Dân Chủ của Tôn Văn, Tưởng Giới Thạch tồn tại ở Trung Quốc thì cũng có nhiều xác suất Việt Nam sớm trở thành một nước dân chủ từ khoảng cuối thập niên 40, đầu 50.

Cuộc Cách Mạng Dân Chủ tại Trung Quốc và việc đưa ra Chủ Nghĩa Tam Dân hay Cuộc Cách Mạng Cộng Sản và việc đưa Chủ Nghĩa Cộng Sản tại Nga vào Việt Nam đã ảnh hưởng rất nhiều tới các hoạt động đấu tranh chính trị tại Việt Nam về nội dung hay gợi ý tự xây dựng chủ thuyết.

Tháng 7/1924, cụ Phan Bội Châu đi Quảng Đông. Sau đó, cụ Phan và Nguyễn Hải Thần tới Quan Quân Học Hiệu Hoàng Phố mới vừa mở ở Quảng Châu, yết kiến Hiệu Trưởng là Tưởng Giới Thạch và Giám Đốc là Lý Tề Thâm, cả hai đều tán thành việc đưa học sinh Việt Nam vào học. Vì vậy cụ và các đồng chí đã cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội, khi đó đã rã rời, thành Việt Nam Quốc Dân Đảng, đặt trụ sở tại Tổng Chi Bộ tại Quảng Châụ Đường lối của đảng dựa theo đường lối Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tôn Văn, nhằm lật đổ Pháp và thành lập nước Cộng Hòa Dân Quốc Việt Nam. Cụ Phan đã viết Việt Nam Quốc Dân Đảng Chương Trình và Việt Nam Quốc Dân Đảng Đảng Cương. Đảng có các đại bộ: Bình Nghị, Kinh Tế, Giám Đốc (kiểm soát) và Chấp Hành, trong Chấp Hành Bộ có 6 ty là Văn Độc (văn thư), Tuyên Truyền, Quân Sự, Tài Chính, Thư Vụ, Huấn Luyện...

Thật tiếc là công cuộc đấu tranh sau bao thăng trầm, mất mát, vừa bước qua một giai đoạn mới, có nhiều triển vọng hơn cả thì cụ Phan bị bắt. Việt Nam Quốc Dân Đảng do cụ mới thành lập ở Quảng Đông năm 1924 do đó cũng yếu hẳn đi, một số nhân sự và cơ sở sau này lọt vào tay Cộng Sản.

Nhà cách mạng Nguyễn Thái Học (1901-1930), người mà năm 1926 đã từng đề nghị cải tổ nền hành chánh, ban hành tự do ngôn luận... đồng thời chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh của cụ Phan Bội Châu, nên năm 1927 đã thành lập Đảng Quốc Dân Việt Nam, gọi tắt là Quốc Dân Đảng tại Yên Bái và coi cụ Phan Bội Châu là Đảng Trưởng Danh Dự mặc dù cụ không chính thức nhận. Đảng với đảng cương dựa theo Trung Hoa Quốc Dân Đảng, chủ trương dùng bạo lực để giành lại độc lập cho dân tộc, năm 1929 đã ám sát chủ mộ phu đồn điền người Pháp là Bazin. Ngày 20/2/1930, ông Nguyễn Thái Học và một số đồng chí bị bắt và ngày 17/6/1930, ông cùng 12 đồng chí khác bị Pháp xử tử hình tại Yên Bái.

Quốc Dân Đảng với chủ thuyết gọi là Việt Nam Tam Dân Chủ Nghĩa gồm:

- Dân Tộc Độc Lập: Nguồn gốc dân tộc - Văn hóa truyền thống - Tinh thần độc lập - Lòng yêu nước - Nghĩa đồng bào - Đạo đức dân tộc.

- Dân Quyền Tự Do: Dân quyền - Tự do- Bình đẳng – Dân chủ.

- Dân Sinh Hạnh Phúc: Dân sinh hạnh phúc - Văn hóa độc lập - Giáo dục tiến bộ - Cộng đồng dân chủ - Luật pháp nhân bản - Hữu sản dân quyền.

Ngoài các đảng kể trên còn có đảng Duy Dân với Lý Đông A chủ trương Chủ Nghĩa Duy Dân, Việt Nam Cách Mạng Đảng với Nguyễn Hải Thần, đảng Đại Việt với Trương Tử Anh chủ trương Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, từ đó sinh ra Đại Việt Quốc Dân Đảng với Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam (Bắc), Đại Việt Cách Mạng Đảng với Hà Thúc Ký (Trung), Tân Đại Việt với Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy (Nam) là người đã bổ sung Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn (đặt nặng Dân Bản)… hay các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài cũng có những tư tưởng giữ nước và dựng nước. Nói chung, tất cả đều coi dân tộc là mục tiêu, lý tuởng để hoạt động.


3- Sự xuất hiện của chủ nghĩa Cộng Sản

Tháng 9, cụ Phan đi Hàng Châu, định mời cụ Nguyễn Thượng Hiền về cùng tham gia công việc ở Quảng Châu, ủy cho Lâm Đức Thu.... lo việc xếp đặt và mời người về họp. Tài liệu trên thì ủy cho Hồ Tùng Mậu đem về nước, nhưng cụ cũng không biết có đem được về và có thay đổi được gì không?...

Tháng 11, sau khi in xong chương trình đảng cương được 3 tháng, có Lý Thụy (tức Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đã từ Mạc Tư Khoa (Nga) sang Hạ Sâm Uy (Vladivostok) ở phía đông rồi lấy tàu đi Quảng Châu, theo làm thông dịch viên cho phái đoàn Nga do Mikhail Borodin cầm đầu qua làm cố vấn chính trị cho chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc. Nhưng ông cũng đồng thời là Ủy Viên Đông Phương Cục của Đệ Tam Quốc Tế với trách nhiệm thành lập và kiểm soát các đảng Cộng Sản tại Đông Á, nên đã thiết lập đảng Cộng Sản Đông Dương, Thái và Miến Điện.



Ông Lý Thụy (1890-1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung rời Việt Nam năm 1911 lưu lạc khắp nơi, năm 1916 hay 1917, với tên Nguyễn Tất Thành, ông từ London là thủ đô nước Anh, đến ở chung với Phan Châu Trinh tại Paris, gia nhập đảng Xã Hội Pháp, trở thành một người trong nhóm "Ngũ Long" với Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh (sau theo Cộng Sản Đệ Tứ)... và tên Nguyễn Ái Quốc là tên chung. Nguyễn Tất Thành theo chủ nghĩa Cộng Sản khi Lênin (1870-1924) thành lập Đệ Tam Quốc Tế năm 1919. Ông là một trong những sáng lập viên đảng Cộng Sản Pháp. Năm 1923, ông đi Nga với tính cách là đại biểu nông dân các nước thuộc địa, khi tới thủ đô Moscow, thì Lênin mất ngày 24/1/1924. Ông được đảng Cộng Sản Nga (thuộc Cộng Sản Đệ Tam) đào luyện tại trường Đông Phương ở Moscow... rồi cuối năm 1924, được Cộng Sản Quốc Tế gởi qua Trung Quốc, khi đó ông dùng tên Lý Thụy. Lý Thụy là một cán bộ được đào tạo để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản toàn vùng Đông Nam Á, các tài liệu trong văn khố Nga và bộ Văn Kiện Đảng Toàn Tập của đảng CSVN cho thấy ông hoàn toàn làm theo chỉ thị và lãnh lương của Đệ Tam Quốc Tế. (Hình chụp Hồ Chí Minh trong thời gian này)

Trong tờ Thanh Niên phát hành ở Pháp số ngày 20/12/1926, Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) đã viết: “Chủ nghĩa ái quốc là một điều nguy hiểm và giai cấp vô sản không có tổ quốc.”. Trong tờ Người Cùng Khổ (Le Paria) năm 1931, Lý Thụy xác định: “Vô sản Đông Dương không có tổ quốc.”. Trong rất nhiều tài liệu Cộng Sản, ông nói rõ chỉ yêu Cộng Sản và đảng Cộng Sản VN là một chi bộ của Quốc Tế Cộng Sản, nhận chỉ thị của cơ quan này để giải quyết vận mạng Việt Nnam.

Lý Thụy chủ trương lập Toàn Thế Giới Nhược Tiểu Dân Tộc Liên Hiệp Hội theo Cộng Sản Đệ Tam để lãnh đạo các nước chống lại với Thực Dân, Tư Bản và kêu gọi nên bỏ Việt Nam Quốc Dân Đảng mà gia nhập tổ chức ấy, lập Á Đông Bộ, Việt Nam Chi Bộ.

Sau, ông Lý Thụy đổi Toàn Thế Giới Nhược Tiểu Dân Tộc Liên Hiệp Hội, Á Đông Bộ, Việt Nam Chi Bộ thành "Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội" tức Việt Nam Đồng Chí Hội ở Quảng Đông và làm Tổng Bí Thư, còn Lâm Đức Thụ giữ vai đại diện. Trước sự xuất hiện này, cụ Nguyễn Thượng Hiền bắt đầu cảnh giác và chống lạị Năm 1927, bị nhà cầm quyền Trung Hoa bố ráp nên năm 1928, ông qua Thái Lan hoạt đô.ng. Hồ Tùng Mậu bị bắt rồi được thả năm 1929, đã thay Lý Thụy làm Tổng Bí Thư, triệu tập đại hội ngày 1/5/1929 tại Hương Cảng nhưng không kết quả vì các phe nhóm vẫn bất đồng.

Ngày 23/12/1929, ông Lý Thụy dùng tên Nguyễn Ái Quốc, với tư cách đại diện Cộng Sản Quốc Tế từ Thái Lan qua Hương Cảng triệu tập 3 đảng Đông Dương Cộng Sản Đảng tại Bắc Kỳ, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn tại Trung Kỳ và An Nam Cộng Sản Đảng tại Nam Kỳ theo chỉ thị mật đề ngày 27/10/1929 của Nga. Phiên họp từ 2-7/2/1930, Lý Thụy đã hòa giải và thống nhất 3 đảng (tuy đại diện Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn không dự) thành Việt Nam Cộng Sản Đảng nhưng qua tháng 10, theo lệnh của Đông Phương Bộ của Cộng Sản Quốc Tế đã đổi thành đảng Cộng Sản Đông Dương (dù không có đại diện nào của Cam Bốt và Lào), đây là tiền thân của đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam bây giờ. Nhà cầm quyền Anh biết Nguyễn Ái Quốc là cán bộ Cộng Sản nên bắt giam ngày 6/6/1931, sau ông được Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế và các đồng chí, kể cả cụ Cường Để ở Nhật... can thiệp nên được thả ra năm 1933 thì lại sang Nga học trường đại học Lênin.

Năm 1938, ông quay trở lại Quảng Tây và năm 1940, ông về nước, lập căn cứ ở hang Pác Bó (Cao Bằng). Tháng 8/1942, lấy tên Hồ Chí Minh, rồi lại trở sang Trung Quốc, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 1 năm và được trả tự do vào tháng 9/1943. Cuối năm 1944, ông thành lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân.

Có tin "Hồ Chí Minh" là tên hiệu của ông Hồ Học Lãm, người thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là Việt Minh, năm 1941, khi ông Lãm mất năm 1942 thì Nguyễn Tất Thành lấy dùng tên hiệu và tổ chức này để hoạt động?

Ngày 16/8, ông Hồ chủ tọa Hội nghị Quốc Dân, ngày 25/8, lập chính phủ lâm thời, và ngày 2/9 lập chính phủ do ông làm Chủ Tịch kiêm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao...

Nhật Bản vờ nêu cao danh nghĩa "Đại Đông Á" (大東亜, Daitoa), giúp các dân tộc nhược tiểu vùng lên giành độc lập và "trao quyền" cai trị đất nước lại cho người Việt. Nhật Bản đã kín đáo nói với Hoàng Đế Bảo Đại đưa cụ Trần Trọng Kim (1883-1953) lên làm Thủ Tướng. Cụ Trần Trọng Kim cũng lưỡng lự mãi mới nhận lời, thành lập chính phủ ngày 17/4/1945... mà không có Bộ Quốc Phòng, không có quân đội nên mặt an ninh và đường lối vẫn phải dựa vào quân Nhật. Ngày 11/3, chính phủ Trần Trọng Kim đã tuyên bố độc lập, lấy quốc hiệu là Việt Nam và quốc kỳ là hình Quẻ Ly, với 2 gạch liền trên dưới và gạch đứt ở giữa với ý là sáng sủa và phương Nam, sau đổi thành cờ Vàng Ba Sọc Đỏ (quẻ Càn/Kiền với 3 gạch liền) miền Nam dùng và hủy bỏ mọi hiệp ước bất bình đẳng với Pháp, tiến hành việc cứu đói... Chính phủ này chỉ kéo dài được cho tới ngày 25/8 (sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện ngày 14/8).

Ngày 25/8, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và chính thức làm lễ bàn giao ấn tín cho đại diện Việt Minh là các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận ngày 30/8 trước cửa Ngọ Môn.

Ngày 17/8, nhân cuộc biểu tình do Tổng Hội Công Chức tổ chức trước dinh Khâm Sai để mừng đất nước hoàn toàn độc lập, ủng hộ Hoàng Đế Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim với khoảng 10.000 người tham dự, nhưng Việt Minh đã chuẩn bị từ trước một số người có vũ trang để cuớp máy vi âm, treo cờ, lôi kéo về phía mình. Ngày 19/8, họ đã đánh chiếm một số cơ sở của Pháp hay các đảng phái... cướp chính quyền, còn được gọi là "Cách Mạng Tháng Tám". Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh thành lập chính phủ, tuyên bố độc lập ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội, lấy quốc hiệu là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và quốc kỳ là cờ Đỏ Sao Vàng, cũng hủy bỏ các hiệp ước với Pháp, mở chiến dịch cứu đói...

Ông Hồ Chí Minh du nhập Chủ Nghĩa Cộng Sản vào Việt Nam, bên cạnh chủ trương đấu tranh giai cấp, tam vô (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo) cũng đưa ra những hứa hẹn Tự Do, Dân Chủ… nhưng không thực hiện mấy. Cho tới năm 2006, đảng Cộng Sản vẫn còn trì hoãn thực thi Dân Chủ thực sự với lý do dân trí còn thấp, đợi phát triển kinh tế đã!?




  1. Đấu tranh dân chủ trước và sau năm 1975

Trước năm 1975, lãnh thổ ở miền Nam mang tên Việt Nam Cộng Hòa, trong phạm vi tự do - dân chủ giới hạn, cũng có một số nhà đấu tranh Dân Chủ, chống chiến tranh đòi Hoà Bình… nhưng không có gì nổi bật lắm. Ở miền Bắc mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, có đảng Lao Động, năm 1944 thêm hai đảng là Dân Chủ (mà ông Hoàng Minh Chính làm Tổng Thư Ký) và Xã Hội làm cảnh, vì đều do đảng Lao Động chi phối và bị giải tán năm 1988. Tuy nhà cầm quyền cai trị độc đoán bằng chế độ hộ khẩu và công an, cũng đã có một số người mạnh dạn lên án sự độc tài, thiếu Tự Do - Dân Chủ như nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (Văn Cao, Phan Khôi, Trần Dần), nhà văn nữ Thụy An, các ông Nguyễn Chí Thiện, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên…

Sau năm 1975, đảng Lao Động với chiến thắng quân sự, đã chi phối toàn cõi Việt Nam, xuất đầu lộ diện đổi thành đảng Cộng Sản, đã thực thi chuyên chính, trả thù bằng cách bắt giam hàng trăm ngàn người lính miền Nam, cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản mại bản, hợp tác xã hóa… đưa đất nước đến điêu tàn, đứng trước vực thẳm, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Đến nỗi đại hội đảng lần thứ 6 năm 1985, ông Nguyễn Văn Linh phải tuyên bố: “Đổi mới hay là chết!”, mà thực ra chỉ “đổi mới” đối với đảng Cộng Sản còn đối với đại đa số người Việt là “đổi cũ”.



Nhưng trong việc “đổi mới” mà không có nền tảng nên đạo đức nói chung suy đồi trầm trọng, nhiều người, nhất là cán bộ Cộng Sản có quyền thế đã bất chấp nghĩa lý và tình đồng bào. Họ thi nhau làm giàu qua chuyện “chiếm đất” khiến nẩy sinh ra không biết bao nhiêu dân oan, khiếu kiện, rồi những người này phải đi kiện hàng chục năm, còn bị đàn áp dã man nữa.

Chuyện “buôn dân” bằng mọi cách thì thật không biết bút mực nào tả cho hết những chuyện đau thương, biến cả thành quốc sách để kiếm tiền bỏ túi mà hầu như không bảo vệ họ. Tới năm 2007, nhà nước CSVN đưa khoảng 400.000 thanh niên đi làm “nô lệ mới của thê kỷ 21”, biến họ thành những “lao nô”. 200.000 phụ nữ qua Đài Loan, Hàn Quốc là vợ và hầu hạ người, khoảng 40.000 phụ nữ trong đó có nhiều em gái vị thành niên bị bán qua Cam Bốt, Lào hay trên Liên Mạng (Internet), nhất là cảnh phụ nữ bị rao bán trong lồng kính ở Tân Gia Ba (Singapore) như những món hàng hay nhiều vụ có cả chục, hàng trăm phụ nữ trần truồng cho ngoại nhân ngắm nghía, chọn lựa ngay tại việt Nam… biến họ thành những “dục nô”. Những điều tệ hại này chưa từng thấy trong cả lịch sử dài gần 5.000 của dân tộc đã gây phẫn nộ tận đáy lòng mọi người Việt. Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc đã cảm thương cho phụ nữ Việt mà soạn bản nhạc “Tìm Em Ghé Chợ Mã Lai”, xin vào nghe qua trang nhà dưới đây:

http://www.youtube.com/watch?v=Ce8QVzrpRB0&mode=related&search=
Chúng Đi Buôn

Nhạc sĩ: Phan Văn Hưng - Lời: Nam Dao



Chúng đi buôn buôn tước buôn quyền
Chúng đi buôn cho nước đảo điên
Chúng đi buôn buôn núi buôn non
Buôn tủi hờn buôn cả giang sơn
1-Chúng đi buôn buôn sắc buôn sầu
Chúng đi buôn nước mắt lòng đau
Chúng đi buôn thân xác xanh xao
Buôn đời mình buôn cả thâm sâu
Chúng đi buôn buôn bến buôn bờ
Chúng đi buôn ánh mắt trẻ thơ
Chúng đi buôn tiếng khóc đơn sơ
Cho đời càng gian khổ cam go
2-Chúng ăn vuông ăn méo ăn tròn
Chúng ăn to ăn bé cỏn con
Chúng ăn trên ăn dưới ăn ngang
Cho mặc người ai thở ai than
Chúng đi buôn giấy phép văn bằng
Chúng đi buôn công lý (với) lòng nhân
Chúng đi buôn buôn nghĩa buôn danh
Buôn sự thật buôn cả lương tâm
3-Chúng ăn chơi xương máu đồng lọai
Chúng chơi vui trên kiếp nghèo đói
Chúng chơi sang chơi xấu chơi oai
Chơi như đời không còn ngày mai
Chúng đi buôn chia chác sang giầu
Chúng đi buôn lừa dối gạt nhau
Chúng đi buôn cho mắt thêm sâu
Lỗi khổ này sẽ còn bao lâu
Rồi một mai em lên non cao
Trông về xa núi rác ngập sầu
Nhưng thành phố chen chúc bụi nâu
Nơi kiếp người tranh thủ miếng đau
Và lòng em sẽ trong xôn xao
Tim thật chân vỡ lên nghẹn ngào
Kẻ cùng khốn trong kiếp khổ lao
Cũng chính là những người đồng bào...


Đời sống nông dân vẫn khốn khổ

Trong khi đời sống cán bộ giàu sang ăn chơi phung phí thì nông dân vẫn khốn khổ, xin xem bản tin phóng sự dưới đây:



Đài truyền hình VTV1 tối 22/5/2007 đã phát trong giờ vàng một thiên phóng sự về sự nghèo khổ của nông dân Việt Nam (70% dân số Việt Nam). Theo phóng sự này, mỗi lao động nông nghiệp ở VN mỗi ngày chỉ có thu nhập 1.000 đồng VN (chưa tới 10 xu Mỹ) và một hộ nông dân năm nhân khẩu chỉ có thu nhập hàng tháng 108.000 đ ng VN (khoảng 7 $US). Tại miền Bắc mỗi nông dân phải đóng một năm tới 32 khoản phí, tuy thế họ còn đóng phí ít so hơn với ở miền Nam. Trong Nam phải đóng tới hơn 40 thứ phí mà toàn những phí trơi ơi đất hỡi do xã ấp bày ra. Người nông dân đói quá đành bỏ làng bỏ xóm lên tỉnh kiếm ăn nhưng bà con tại quê nhà vẫn phải thay mặt họ đóng các thứ phí. Lý do, nếu không có biên lai các thứ phí này công an địa phương không cấp cho giấy tạm vắng để xin giấy tạm trú tại các thành phố. Phóng viên VTV1 phỏng vấn các quan cán bộ về chuyện nông dân phải đóng quá nhiều loại phí, các quan cán bộ nói chính phủ không có qui định chuyện thu phí, tỉnh cũng không có qui định, huyện cũng không có qui định, nhưng xã thiếu ngân sách, họ phải thu phí để có tiền trang trải, chính phủ tỉnh huyện không làm gì đươc thì lấy tiền đâu cho xã làm việc trong khi quốc hội bãi bỏ thuế nông nghiệp.

Chao ôi "xóa đói giảm nghèo" là quốc sách mà nhà nước CHXHCNVN để nông dân nghèo tới dưới mức nghèo như vậy đươc sao. Năm nào cũng nói kinh tế tăng trưởng tới hai con số, mà nông dân ngày càng nghèo thì tăng trưởng để làm gì khi 70 phần trăm dân đang sống dưới mức nghèo đói!”.

- Người Việt hải ngoại ở khắp nơi trên thế giới đã liên tục mạnh mẽ lên tiếng phản đối chính sách cai trị của nhà cầm quyền.

- Năm 1989-1991, chế độ Cộng Sản tại Liên Bang Xô Viết và các nước Đông Âu xụp đổ.

- Từ thập niên 90 thì càng ngày người ta càng thất vọng vì sự bóp nghẹt Tự Do - Dân Chủ và sa đọa…, trước tình hình đó, một số nhà trí thức và dư luận trong nước bắt đầu lên tiếng.

- Từ giữa thập niên 90, mặt kinh tế có nhiều cởi mở và phát triển, nhưng hầu hết cán bộ Cộng Sản đều tham ô, xã hội đầy rẫy bất công, nạn cướp đất, nạn bóc lột diễn ra công khai, khoảng cách giàu nghèo ngày một lớn… nên những tiếng nói đấu tranh ngày một mạnh mẽ và đặc biệt công khai hơn.

- Những người Cộng Sản mang ngọn cờ đấu tranh cho công bằng, bình đẳng xã hội lại ăn trên ngồi chốc, sống xa hoa giàu có và trụy lạc trong khi dân chúng nghèo nàn, thực tế họ đã bỏ rơi lý tưởng và thoái hóa.

- Tại Việt Nam, đảng Cộng Sản đánh phá Tư Sản năm 1954, năm 1975, nhưng khi cán bộ Cộng Sản bóc lột người dân trở nên giàu có, thành tầng lớp Tư Bản Đỏ thì năm 2005 lại cổ võ và tự biến mình thành Tư Sản. Đây là tầng lớp Tư Sản, Tư Bản hình thành nhanh nhất trên thế giới mà chúnng ta biết được, vì hoàn toàn không do tài năng và công sức của họ mà do bóc lột và tham nhũng. Vậy họ là đảng Tư Bản chứ sao lại gọi là Cộng Sản? Đó là một trong những điều rất nghịch lý của Cộng Sản!?

- Trước những biến chuyển phức tạp của tình hình, nội bộ đảng Cộng Sản bề ngoài có vẻ thống nhất nhưng bên trong đã bị phân hóa trầm trọng giữa nhóm bảo thủ và cấp tiến, thân Nga hay thân Tàu, rồi thân Mỹ… Sau năm 1991, Liên Xô xụp đổ, CSVN đang thắm thiết với Liên Xô qua hiệp ước hỗ tương an ninh, kinh tế 25 năm, đột nhiên bị rơi vào thế bơ vơ, trơ trọi, từ từ xoay qua làm lành với kẻ thù Trung Quốctrước đó, nên phải nhương bộ về lãnh thổ và lãnh hải. CSVN vội chạy theo và dập khuôn Trung Quốc, Từ to tiếng ra Bạch Thư (Sách Trắng) kết án “Bọn bành trướng Bắc Kinh” trở thành đề cao "16 chữ vàng":"Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai".

Cựu Đại Tá Quân Đội Nhân Dân Đào Văn Nghệ, năm 2007 đã 84 tuổi, có bài nói chuyện thẳng thắn tố giác chế độ Cộng Sản trong trang nhà:

http://tuoitrendt.de/baivo.html

- Các nhà Dân Chủ trong và ngoài nước, mà một số lớn lả đảng viên Cộng Sản kỳ cựu và cả các tu sĩ thuộc mọi tôn giáo… ngày càng đông và đến gần với nhau hơn, đã thẳng thắn đòi hỏi bỏ điều 4 hiến pháp vốn cho phép đảng Cộng Sản độc quyền thống trị, đòi đa nguyên đa đảng, đòi đổi tên nước, đặt vấn đề trách nhiệm về nạn “buôn dân, bán nước”… Tóm lại, kinh tế có đi lên đáng kể nhưng tham nhũng và băng hoại càng lúc càng trầm trọng.



- Cuối năm 2005 và qua năm 2006, 2007, hàng trăm ngàn người lao động đình công, thương gia bãi thị, nông dân và dân chúng biểu tình, khiếu kiện vì bị bóc lột… đã diển ra khắp nơi trong nước. Tháng 2/2006, nhiều đại diện người lao động đã cùng đưa ra nhận định “Nỗi Niềm Khóc Hận Thương Tâm” gồm 8 điểm làm người ta liên tưởng đến vụ hàng trăm ngàn dân Trung Kỳ kháng thuế gọi là “Trung Kỳ Dân Biến” năm 1908 thời Pháp thuộc và “Yêu Sách 8 Điểm” năm 1919 của nhóm Ngũ Long với Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) gửi Hòa Hội Varseille, Pháp.

- Tết Tây 2006, c ó vụ rải truyền đơn ở đại học Cần Thơ và Hà Nội cũng như nhiều nơi ở Việt Nam trong dịp Tết Ta Bính Tuất đã nói lên phần nào những bất mãn của dân chúng.

- Ngày 1/12/2005, toàn thể 730 nghị viên Quốc Hội Âu Châu đã ra nghị quyết lên án chế độ cai trị tại Việt Nam, Lào, Cam Bốt và kêu gọi đảng Cộng Sản Việt Nam bỏ điều 4 hiến pháp.

- Ngày 25/1/2006, Hội Đồng Âu Châu ra nghị quyết 1481, lên án các chế độ Cộng Sản đã tàn sát người hàng loạt như Phát-xít (Fascism, Chủ Nghĩa Dân Tộc Cực Đoan). Nghị quyết có 14 điều rất cụ thể và nghiêm minh, trong đó có Điều 9 nhấn mạnh: “Các chế độ toàn trị Cộng Sản vẫn còn hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới và vẫn tiếp tục gây tội ác. Quan điểm về quyền lợi quốc gia không thể được dùng để ngăn chặn sự chỉ trích thích đáng đối với các chế độ toàn trị Cộng Sản hiện nay. Hội Đồng mạnh mẽ lên án tất cả các vi phạm nhân quyền của họ.”.  

- Chế độ chỉ huy, bao cấp phá sản, có thể tạm coi như nhà cầm quyền đã cởi mở về kinh tế 70% và chính trị 30% đã làm cuộc sống người dân khá hơn (tăng trưởng đều đặn 7-8%, nhưng thực ra do tài chính và kỹ thuật từ bên ngoài (đặc biệt là Việt Kiều, người đi lao động, đi ở đợ hay làm vợ người nước ngoài…), nên phong trào đấu tranh Dân Chủ vẫn tiếp tục lên tiếng để thực sự có Tự Do - Dân Chủ.

Thực tế ngày nay Chủ Nghĩa Cộng Sản biến đất nước ra sao?



1- Dân Tộc Độc Lập  Lệ Thuộc

2- Dân Quyền Tự Do  Áp Chế


tải về 257.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương