Đỗ Thông Minh, 2/2006-2007 Một số khái niệm căn bản: 1- “Quân Chủ”


II- Đấu Tranh Dân Chủ Tại Trung Quốc



tải về 257.13 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích257.13 Kb.
#13618
1   2   3   4

II- Đấu Tranh Dân Chủ Tại Trung Quốc
1- Bối Cảnh Lịch Sử

- Các cường quốc uy hiếp Trung Quốc

… 1840, quân Anh tiến vào Đại Cô Khẩu, uy hiếp Bắc Kinh với ý định chiếm vùng đông bắc Trung Quốc, Năm 1960 liên quân Anh-Pháp chiếm Đại Cô Khẩu... Năm 1900, Bát Quốc Liên Quân đổ bộ Đại Cô Khẩu… Sau đó, Hoa Kỳ, Đức, Nga… và cường quốc mới là Nhật đều nhào vào chia cắt Trung Quốc.



- Chiến Tranh Nha Phiến Năm 1840-1842

Nước Anh mua của Trung Quốc nhiều đồ gốm, trà và lụa… nhưng bán được ít, nên họ muốn đem bạch phiến trồng ở Ấn Độ. Giới trí thức và dân chúng Trung Quốc bị hủy hoại dần bởi chất độc hại này. Một số người Trung Quốc thức tỉnh, kêu gọi triều đình nhà Thanh chống lại. Ông Lâm Tắc Từ đã cho lệnh chặn bắt các tàu Anh chở bạch phiến trên sông Châu Giang, thuộc Quảng Đông và đem đốt, vì vậy đã bùng nổ cuộc Chiến Tranh Nha Phiến mà cao điểm là trận hải chiến năm 1942. Nhà Thanh bị thua, phải bồi thường và ký hiệp ước bất bình đẳng, nhượng nhiều quyền lợi cho Anh.



- Chiến Tranh Nhật-Thanh Năm 1894-1895 (lần thứ 1)

Nhật Bản học được khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn và cả tinh thần thực dân của Âu-Mỹ. Do đó, Nhật Bản có tham vọng bành trướng qua Triều Tiên, vốn thuộc sự chi phối của Trung Quốc, mở đầu cuộc chiến thứ nhất giữa hai nước kể từ khi Mông Cổ đưa quân qua đánh Nhật hai lần năm 1274-1275 và 1281. Hạm đội của hải quân Nhật Bản đã liên tiếp đánh thắng hạm đội của nhà Thanh hai lần trong thời gian 7/1904 tới 4/1905 tại Phong Đảo và Hoàng Hải. Lục quân Nhật cũng đánh thắng ở Thành Hoan, Nha Sơn, Bình Nhưỡng, Áp Lục, Lữ Thuận, Sơn Đông... Nhà Thanh do Từ Hy Thái Hậu chi phối khi đó vẫn lo xây cung điện nghỉ mát thay vì xây dựng lực lượng hải quân. Từ đó, Nhật cũng lập tô giới tại Thượng Hải bên cạnh tô giới của ngũ cường Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga, Đức.



- Mậu Tuất Chính Biến Năm 1898

30 năm sau Minh Trị Duy Tân, cuộc đấu tranh Cách Mạng Duy Tân do Khang Hữu Vi lãnh đạo, thu chữ ký của khoảng 1.000 đệ tử là các Cử Nhân, Tiến Sĩ đề nghị 6 điều cải cách:

1- Cải cách giáo dục, mở trường dạy từ thấp lên cao.

2- Bỏ lối thi cũ.

3- Cải cách hành chính, bỏ bớt quan lại.

4- Mở công, nông, thương cục, tiền tệ cục.

5- Cải cách quân đội.

6- Người dân ai cũng có quyền gởi ý kiến lên nhà vua.

Đề nghị này được sự đồng tình của vua Quang Tự nên nhà vua trao cho nhóm Khang Hữu Vy, Đàm Tự Đồng, Lương Khải Siêu… toàn quyền làm cuộc cải tổ ngay tại Bắc Kinh. Họ đã nắm quyền được 100 ngày (4-8/1898), nhưng sau đó bị quân do phe Từ Hy Thái Hậu cầm đầu chống lại và đánh bại, Đàm Tự Đồng và 5 nguời khác bị xử tử hình, nhiều nhà lãnh đạo phải đi lưu vong qua Nhật Bản… Bà đã giam lỏng vua Quang Tự để toàn quyền chi phối Trung Quốc. Khi cả hai mất, vua Phổ Nghi lên nối ngôi và có lúc đã phải lưu vong qua Nhật Bản. Từ Hy Thái Hậu là một phụ nữ tàn ác, tham lam và thiển cận, vẫn chỉ lo ăn chơi trong lúc quốc nội rối loạn, ngoại xâm xâu xé, nên đất nước Trung Quốc càng ngày càng suy yếu, dần dần bị các đế quốc chi phối, phải nhượng tô giới, nhượng đất, ký các hiệp ước bất bình đẳng... Năm 1910, Bát Quốc Liên Quân trong đó có cả Nhật Bản đã đem quân đánh Bắc Kinh, Từ Hy và quần thần phải bỏ chạy, mãi sau mới sau hồi kinh.

- Chiến Tranh Nhật-Nga Năm 1904-1905: Nhật Chi Phối Mãn Châu

Nhật Bản và Nga Xô tranh giành quyền thống trị Mãn Châu, một xứ đất rộng người thưa ở đông-bắc Trung Quốc. Hạm đội Nhật chặn đường và đánh tan hạm đội Nga đang định rút về phương bắc tại biển Lữ Thuận. Nga phải đưa hạm đội Baltic hùng hậu từ Âu Châu đi vòng mũi Hảo Vọng của Phi Châu qua tiếp cứu, ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam để tu bổ và nhận tiếp tế (khi đó Nga và Pháp là đồng minh). Nhưng khi hạm đội này lên tới phía bắc thì lại bị hạm đội Nhật đánh tan tại eo biển Đối Mã (giữa Nhật Bản và Hàn Quốc). Với hai chiến thắng liên tiếp, Nhật thừa thắng xông lên, đưa hàng mấy trăm ngàn quân vào chiếm Mãn Châu, lực lượng này gọi là Quan Đông Quân.



- Cách Mạng Tân Hợi Năm 1911 (辛亥革命)

Cuộc đấu tranh Duy Tân, Dân Chủ của người Trung Hoa, từ năm 1887 cuối cùng đã đi tới thắng lợi năm 1911, tức kéo dài 24 năm nhưng rồi gặp rất nhiều khó khăn.

Xin lược qua từ triều đình nhà Thanh… cho tới chính phủ Dân Quốc.

- Hàm Phong Đế (1831-1861, tại vị 1853-1861) bị bệnh mất.

- Đồng Trị Đế (1856-1874, tại vị 1861-1874) là con của Hàm Phong Đế và Tây Thái Hậu mới 5 tuổi lên ngôi. Tây Thái Hậu tức Từ Hy Thái Hậu và Đông Thái Hậu (chính thất của Hàm Phong Đế) hợp tác giúp vua.

- Khi Đồng Trị Đế chết trẻ, Từ Hy Thái Hậu đưa con của con gái là Quang Tự Đế (1871-1908, tại vị 1874-1908) lên ngôi, bắt đầu chế độ độc đoán. Khi Quang Tự lớn lên, chủ trương canh tân nên giữ khoảng cách đối với Từ Hy Thái Hậu. Từ Hy Thái Hậu và phe bảo thủ chống lại, nên trong cuộc Mậu Tuất Chính Biến năm 1887, vua Quang Tự bị giam lỏng, ông chỉ còn hiện diện trên danh nghĩa. Thất vọng trước nỗ lực cải cách từ trên xuống dưới này, phe cải cách đã đổi ra làm cuộc vận động từ dưới lên trên.

- 1899, Nghĩa Hòa Đoàn khởi nghĩa tấn công Bắc Kinh khiến Từ Hy Thái Hậu phải tạm thời bỏ kinh thành mà chạy, còn tấn công các cơ sở ngoại giao ngoại quốc, nên các nước Tây Phương hợp tác gởi quân tới đánh, đẩy lui và bắt nhà Thanh phải ký hiệp ước Tân Sửu, bồi thường chiến phí rất lớn cho họ.

- 1908, Từ Hy Thái Hậu và Quang Tự lần lượt qua đời. Tuyên Thống Đế (1906-1967, tại vị 1908-1912) tức Phổ Nghi lên ngôi. Tình hình rối loạn này là những yếu tố cuối cùng, giọt nước cuối cùng dẫn đến cuộc cách mạng.

- Tình hình đất nước Trung Quốc cuối đời nhà Thanh đã đi tới chỗ “nội ưu ngoại hoạn”, có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử lập quốc 5.000 năm diễn ra cảnh triều đình hủ bại cùng cực như vậy. Lịch sử Trung Quốc đã tới lúc diễn ra theo quy luật biện chứng mà chính họ đã từng nhận thức là “Cùng tắc biến, cực tắc phản”. Thật vậy, cùng với Chủ Nghĩa Tam Dân và những tư tưởng duy tân, dân chủ đã được loan truyền rộng rãi trước đó… kết hợp thành những yếu tố chín mùi cho một cuộc cách mạng bột phát, con gà “cách mạng” đục vỏ trứng chui ra.

- Ngày 10/10/1911, Cách Mạng Tân Hợi (cuộc cách mạng lần thứ 1) đã khởi đầu bằng cuộc nổi dậy của lực lượng vũ trang ở Vũ Sương rồi lan ra toàn quốc. Tháng 12/1911, Tôn Văn từ Hoa Kỳ về lãnh đạo cuộc cách mạng. Các tỉnh lần lượt tuyên bố độc lập, vua Phổ Nghi khi đó mới 6 tuổi âm thầm thoái vị (năm 1932, được Nhật Bản đưa lên làm vua xứ Mãn Châu, rồi bị câu lưu ở Nga, sống vất vưởng thời Cách Mạng Văn Hoá…), chấm dứt triều đại nhà Thanh (1644-1911) kéo dài trên 258 năm và cũng chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến.

- Năm 1912, nước Trung Hoa Dân Quốc chính thức được thành lập tại Nam Kinh. Tuy vậy, nhà cầm quyền trung ương chưa nắm vững hết tình hình toàn quốc, đó đây vẫn có những phe nhóm khác biệt hùng cứ một phương. Ông Tôn Văn lên làm Tổng Thống lâm thời mới được 3 tháng thì ông trao lại quyền Tổng Thống cho Viên Thế Khải là cựu Bộ Trưởng thời Từ Hy Thái Hậu. Viên Thế Khải dời chính phủ về Bắc Kinh.

- Ngày 12/7/1913, lại nổ ra cuộc cách mạng lần thứ 2, do Viên Thế Khải cầm đầu, ngày 6/10, ông chính thức làm Tổng Thống.

- Do áp lực của Viên Thế Khải, Tôn Văn lại phải lưu vong ở Nhật và lập ra Trung Hoa Cách Mạng Đảng ngày 8/7/1914.

- Tháng 8/1915, khi Viên Thế Khải đã nắm toàn quyền thì ông tự tuyên bố lên ngôi vua (Giống như Napoléon Bonaparte (1769-1821) bên Pháp quay lại quân chủ) nên bị dư luận phản đối và làm nẩy sinh cuộc cách mạng thứ 3 vào tháng 12/1915.

- Ngày 6/6/1916, Viên Thế Khải mất trong lúc chiến loạn. Hôm sau, Lê Nguyên Hồng (1864/66-1928) lên làm Tổng Thống, Đoàn Kỳ Thụy làm Thủ Tướng…

- Ngày 1/9/1917, Tôn Văn sau khi trở lại Trung Quốc lên làm Đại Nguyên Súy hải lục quân, lập chính quyền ở Quảng Đông, kết hợp lao-nông định làm cách mạng dân tộc. Trong khi đó, các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Đông Tam Tỉnh tuyên bố tự trị…

- Ngày 10/10/1919, Tôn Văn đổi Trung Hoa Cách Mạng Đảng thành Quốc Dân Đảng. Ngày 5/5/1921, ông nhậm chức Đại Tổng Thống chính phủ Quảng Đông, có ý định “Bắc Phạt”. Ngày 12/4/1924, ông công bố “Quốc Dân Chính Phủ Kiến Quốc Đại Cương”.

- Năm 1924, Lê Nguyên Hồng từ chức, Tào Côn lên thay được có 3 tháng. Ngày 23/10/1924, Phùng Ngọc Tường gây cuộc chính biến Bắc Kinh, tự xưng là “Quốc Dân Quân”. Nhóm Đoàn Kỳ Thụy… mời Tôn Văn lên Bắc Kinh họp thống nhất Nam-Bắc. Ngày 31/12/1924, ông lên họp, nhưng nửa chừng bệnh ung thư gan phát nên mất ngày 12/3/1925 tại Bắc Kinh.

- Ngày 1/7/1925, Uông Tinh Vệ lên làm Chủ Tịch chính phủ Quốc Dân tại Quảng Đông…

- Trong khi đó, thế lực Cộng Sản Đảng thành lập ngày 23/7/1921 bắt đầu bành trướng.



- Cách Mạng Nga Năm 1917

Trong khi đó ở Nga, Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924) dựa vào Chủ Nghĩa Cộng Sản đang được tuyên truyền tại Đức, Pháp, Anh (dù các cuộc cách mạng Cộng Sản do Karl Marx trực tiếp khơi động ở đây không thành công) xây dựng chủ thuyết hành động đấu tranh sắt máu cụ thể, đã lật độ chế độ phong kiến và sát hại gia đình Nga Hoàng lập nên Liên Bang Xô Viết. Một số trí thức theo Chủ Nghĩa Cộng Sản tuyên truyền thúc đẩy giới lao động vùng lên chiếm chính quyền. Đảng Cộng Sản Nga đã xây dựng một chế độ độc tài toàn trị sắt máu, càng sắt máu hơn dưới thời Joseph Stalin (1879-1953) qua những cuộc thanh trừng khủng khiếp, những nạn đói nhân tạo do sai lầm về chính sách… và còn có mưu đồ gieo rắc chế độ này khắp nơi qua khẩu hiệu “Giải phóng các nước bị trị - Giải phóng lao động - Vô sản toàn thế giới đoàn kết lại.”. Chế độ Cộng Sản Liên Xô đã tuy phần nào đã đưa đất nước đi lên, nhưng giá hy sinh quá lớn, như lập ra nông trường tập thể, trại tập trung… sát hại trước sau trên 14 triệu người (theo nhà sử học Nga, Tướng Dimitri Volkogonov, cựu Giám đốc Viện Sử học quân sự Liên Xô cũ) và bị sụp đổ vào năm 1991.

Nhìn lại, tất cả sự hy sinh vô bờ bến ấy vì những tham vọng điên cuồng của một thiểu số đều đã trở thành vô ích!!! Hạnh phúc, phú cường đâu không thấy, chỉ toàn thấy tang thương, khổ đau!!! Và khi xây dựng lại một nước Nga theo trào lưu Dân Chủ, người ta còn phải mất rất nhiều năm để giải quyết những hội chứng Cộng Sản tệ hại còn sót lại.

- Phong Trào Ngũ Tứ 4/5/1919

Thế Chiến Thứ 1 chấm dứt, Đức bị thua, tháng 1/1919, Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) họp tại Paris ngày 18/1. Người Hoa tưởng là phen này tô giới của Đức được trả lại cho họ, và có thể xoá bỏ hiệp ước bất bình đẳng 21 điều với Nhật Bản. Nhưng rồi các cường quốc bất chấp quyền lợi của Trung Quốc, nên ngày 4/5/1919, khoảng 3.000 sinh viên đại học Bắc Kinh đã xuống đường, cuộc biểu tình bị đàn áp, có 32 người bị bắt, nhưng rồi nhà cầm quyền phải thả ra. Phong trào bãi khóa lan rộng tới Thiên Tân và khắp nước. Nhà cầm quyền lại đàn áp nhưng bất lực. Phong trào đòi bãi chức 3 nhân vật đã ký hiệp ước với Nhật, cuối cùng trước khí thế của các cuộc biểu tình, nhà cầm quyền phải nhượng bộ, bãi chức ba người kia. Phong trào cũng phản đối dự thảo tại Hội Quốc Liên nên đại diện Trung Quốc không dám ký vì sợ mang tiếng là “kẻ bán nước”… Đó là thắng lợi lớn của Phong Trào Ngũ Tứ, một trong những phong trào tự phát đầu tiên của quần chúng.



- Hợp Tác Quốc-Cộng Chống Nhật Năm 1924

Đây là lần hợp tác gượng gạo đầu tiên giữa hai tổ chức trái ngược hoàn toàn về đường lối. Đại hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 3 tháng 6/1923, chấp nhận hợp tác Quốc-Cộng theo đề án của Đệ Tam Quốc Tế do Marin chỉ đạo và đại hội Trung Hoa Quốc Dân Đảng lần thứ 1 tháng 1/1924 đưa ra 3 điểm: Liên Nga (Liên Xô), Liên Cộng và hỗ trợ công nông. Sự hợp tác Quốc-Cộng nhằm thống nhất Trung Hoa Dân Quốc và nhận viện trợ của Liên Xô để đấu tranh giành độc lập. Sự hợp tác dưới hình thức đảng viên Cộng Sản Đảng gia nhập Quốc Dân Đảng. Ngay cả Mao Trạch Đông và 9 Ủy Viên Trung Ương Cộng Sản Đảng cũng trở thành Uỷ Viên Trung Ương hay Ủy Viên Dự Khuyết của Quốc Dân Đảng và Borbodine của Đệ Tam Quốc Tế Nga làm Cố Vấn của Quốc Dân Đảng… Nhưng sau khi Tôn Văn mất, nội bộ phân hóa, Cộng Sản Đảng lo bành trướng thế lực và xảy ra nhiều cuộc ám sát, thanh toán lẫn nhau… Tháng 11/1925, phái Tây Sơn chủ trương chống Nga, chống Cộng nên rút ra, tháng 3/1926, Tưởng Giới Thạch biểu lộ rõ tư thế chống Cộng. Ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch đảo chánh ở Thượng Hải, lên làm Tổng Thống, sát hại một số đảng viên Cộng Sản… và nhất quyết một sống một còn với chính phủ tả phái ở Vũ Hán và đảng Cộng Sản, từ đó cuộc hợp tác Quốc-Cộng bị tan vỡ. Ngày 18/7/1929, Quốc Dân Đảng đoạn giao với Liên Xô. Bị tấn công liên tục, Mao Trach Đông phải làm cuộc “Vạn Lý Trường Chinh” dài 12.000 km trong thời gian 2 năm 1934-1936, đầy gian khổ và chết chóc, từ phương nam lên phía tây-bắc, lập căn cứ địa tại Diên An với viện trợ của Liên Xô, quân của Tưởng Giới Thạch với viện trợ của Hoa Kỳ bao vây tiêu diệt 6 lần (16/12/1930 - 2/10/1936 (Diên An)…) nhưng cuối cùng vẫn không thành công.



- Mãn Châu Sự Biến Năm 1931

Ngày 18/9/1931, đường xe hỏa của quân đội Nhật tại Mãn Châu bị đặt chất nổ. Nhật cho là Đông Bắc Quân của Trương Học Lương gây ra vụ này, nhưng thực ra đây là do quân Nhật tự biên tự diễn để kiếm cớ đánh vào Đông Bắc Trung Quốc. Rồi nhân một vụ nổ từ căn cứ của quân Trung Quốc ở hồ Liễu Diên, quân Nhật tấn công hạ sát binh sĩ Trung Quốc, hôm sau chiếm Phụng Thiên, Trường Xuân, Doanh Châu…



- Chiến Tranh Trung-Nhật Năm 1937-1945 (lần thứ 2): Vụ Lư Cầu Kiều - Thảm Sát Nam Kinh

Trung Quốc gọi là Chiến Tranh Kháng Nhật. Cuộc chiến khởi sự ngày 7/7/1937, nhưng thực tế không có tuyên chiến, giống như khi hạm đội Nhật tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1939 (Nhật Bản là ngày 8/12). Quân hai bên đụng độ dữ dội ở Lư Cầu Kiều, Bắc Kinh. Quân Nhật thắng, thừa thế kéo từ vùng Hoa Bắc xuống tận Hoa Nam, chiếm Nam Kinh ngày 13/12/1937, gây ra cuộc thảm sát mà số người bị ngược sát khoảng 100.000-300.000 người. Trong khi đó, lực lượng Quốc-Cộng kết hợp lần thứ hai trong tư thế dè chừng nhau để chống Nhật. Năm 1938, Nhật Bản tổng động viên. Tháng 8/1945, Nhật bị hai quả bom nguyên tử, nên tuyên bố đầu hàng, ngày 2/9, ký hiệp ước đầu hàng Hoa Kỳ và Đồng Minh vô điều kiện. Nhờ đó cuộc chiến Trung-Nhật cũng chấm dứt vào giữa tháng 9/1945.

- Cuộc nội chiến tương tàn 1945-1949

Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Đảng tiếp tục vừa đàm phán, vừa lao vào cuộc chiến Quốc-Cộng huynh đệ tương tàn. Quốc Dân Đảng đã đưa ra dự thảo hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc năm 1936, và chính thức công bố năm 1947, nhưng do tham nhũng, bất tài nên mất dần sự ủng hộ của dân chúng, dần dần yếu thế trong khi Cộng Sản Đảng được Liên Xô yểm trợ ngày càng mạnh lên và cuối cùng chiến thắng. Mao Trạch Đông và Cộng Sản Đảng chi phối toàn cõi Hoa Lục, tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ngày 1/10/1949, Tưởng Giới Thạch và một số tàn quân phải nhục nhã bỏ chạy ra Đài Loan ngày 10/12/1949. Từ năm 1947, trước khi nắm chính quyền, Mao Trạch Đông đã cho thi hành chính sách Đấu Tranh Giai Cấp, Cải Cách Ruộng Đất với những cuộc đấu tố man rợ…, khiến người dân Trung Quốc lại một phen trở thành nạn nhân của “cách mạng”!


2- Chủ Nghĩa Tam Dân Của Nhà Cách Mạng Dân Chủ Tôn Văn

Tôn Văn (孫文, Sūn Wén, 12/11/1866-12/3/1925), tự Đức Minh (Deming), hiệu Dật Tiên (Yat-sen), còn có hiệu là Trung Sơn (Zhōngshān, Trung Sơn là tên căn nhà ông sống ở Nhật), xuất dương qua Hoa Kỳ từ năm 13 tuổi, đậu Bác Sĩ Y Khoa, đi vận động cộng đồng người Hoa khắp thế giới kể cả tới Hà Nội, Việt Nam. Vợ ông là Tống Khánh Linh (1893-1981), du học Hoa Kỳ năm 1908, kết hôn tại Nhật Bản tháng 10/1915, sau 1949, thời Cộng Sản, làm Phó Chủ Tịch Hội Nghị Chính Trị Hiệp Thương, Chủ Tịch Danh Dự Nước, là nhà cách mạng Trung Quốc, người cầm ngọn cờ đầu Dân Chủ, tới nay vẫn đươc coi là “Quốc Phụ” Trung Quốc hiện đại, có đền thờ rất lớn gọi là Trung Sơn Lăng tại Nam Kinh và khắp nơi. Ông đã cùng với các đồng chí như Đàm Tự Đồng (bị giết sau khi thất bại trong cuộc Mậu Tuất Chính Biến chống lại triều đình nhà Thanh năm 1898), Khang Hữu Vi, và Lương Khải Siêu, Hoàng Hưng, Chương Bỉnh Lân là ba người phải lưu vong ở Nhật mà cụ Phan Bội Châu đã gặp…



1905, tức Quang Tự năm thứ 13, Hoa Trung Hội, Quang Phục Hội và Hoa Hưng Hội kết hợp thành Trung Quốc Đồng Minh Hội (tiền thân của Trung Hoa Quốc Dân Đảng) ở Nhật Bản do Tôn Văn cầm đầu, đã đưa ra “Tứ Cương Lĩnh” (四綱領):


  1. Khu trừ Thát lỗ (loại trừ giặc Mông Cổ).

  2. Hồi phục Trung Hoa.

  3. Kiến lập dân quốc.

  4. Bình quân địa quyền (chia đều đất đai).

Ngay sau đó năm 1906, đổi thành Chủ Nghĩa Tam Dân:

  1. Chủ Nghĩa Dân Tộc: độc lập.

  2. Chủ Nghĩa Dân Quyền: tự do.

  3. Chủ Nghĩa Dân Sinh: hạnh phúc.

Ông chủ trương thành lập chính quyền qua 3 giai đoạn: quân chính, huấn chính, hiến chính và lập ta thể chế Ngũ Quyền Hiến Pháp (五権憲法):

1- Lập Pháp.

2- Hành Pháp.

3- Tư Pháp.

4- Khảo Thí. (để chọn nhân tài cho đất nước, tránh mua bằng cấp và quan chức)

5- Giám Sát. (tương tự như tự do ngôn luận là đệ tứ quyền ở Hoa Kỳ?)

Ông Tôn Văn muốn lập Tổng Thống Chế và liên bang như Hoa Kỳ, nhưng ông Tống Giáo Nhân (1882-1913, bị ám sát) là người đặc trách tổ chức Quốc Dân Đảng thì chủ trương Đại Nghị Chế (với hai viện và đa số ở Hạ Viện bầu Thủ Tướng như Anh, Nhật), hai bên thường xuyên tranh chấp với nhau.

Tôn Văn đã đề ra quan niệm “Tri nan hành dị” (知難行易, biết khó làm dễ), “Không biết cũng có thể làm, làm rồi sẽ biết”… Ông cũng là người đã truyền bá thuyết tiến hóa của Darwine ở Trung Quốc, cho rằng “Mọi vật trong thế giới đều do tiến hóa mà thành.”.



- - - -

Năm 1905, chính ông Khuyển Dưỡng Nghị (1855-1932) là chính trị gia hàng đầu của Nhật, sau làm Thủ Tướng và bị một thanh niên Triều Tiên ám sát) đã giới thiệu cụ Phan lên Đông Kinh gặp nhà cách mạng Tôn Văn vừa từ Hoa Kỳ về tới, là người mà cụ Phan đã thán phục qua những bài viết của ông, Chủ Nghĩa Tam Dân: "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc"... cha đẻ cách mạng Tân Hợi 1911 của Trung Quốc. Ngày 1/1/1912, Tôn Văn được bầu làm Tổng Thống lâm thời năm 1911, lúc ông 45 tuổi. Ông đã từng du học và làm việc ở Hoa Kỳ, bôn ba khắp nơi vận động cách mạng, và cũng từng đến Việt Nam năm 1904, cư ngụ tại số 22 phố Hàng Buồm, Hà Nội…, để vận động sự ủng hộ và đóng góp tài chính của Hoa Kiều. Chính ông Hồ Chí Minh đã lấy mục tiêu của ba chủ nghĩa trên làm tiêu đề văn thư “Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc”, cũng như đã lấy những điểm căn bản trong hiến pháp Hoa Kỳ, Pháp đưa vào bài diễn văn độc lập đọc ngày 2/9/1945 tại Ba Đình, Hà Nội.

Cụ Phan Bội Châu đã đến Trí Hòa Đường (智和堂) ở Yokohama gặp ông Tôn Văn hai lần, bút đàm với nhau, tuy chưa hiểu nhau nhiều nhưng cụ Phan thì muốn Trung Quốc giúp Việt Nam giải phóng trước rồi lấy đó làm bàn đạp giải phóng Lưỡng Quảng, còn Tôn Văn thì muốn đảng nhân Việt Nam gia nhập đảng cách mạng Trung Quốc, hễ đến lúc Trung Quốc thành công thì nước thứ nhất được viện trợ là Việt Nam. Mặt khác, cụ Phan vẫn còn tư tưởng bảo hoàng, nhưng Tôn Văn thì một mực bác bỏ đảng quân chủ lập hiến. Tuy vậy, qua hai cuộc gặp gỡ trên và trước cũng như sau đó cụ Phan gặp cả ông Chương Bỉnh Lân, và ông Hoàng Hưng, tổng cộng là bốn người đầu não của Cách Mạng Tân Hợi nên sau nhờ đó phía Việt Nam có thể nương nhờ họ nhiều.

Cụ Lương Khải Siêu khuyên cụ Phan nên dùng lời lẽ thống thiết tố giác tình cảnh Việt Nam với thế giới và kêu gọi quốc dân Việt thức tỉnh, cũng như nên cổ động thanh niên xuất dương cầu học. Cụ Phan đã viết cuốn sách đầu tiên ở Nhật "Việt Nam Vong Quốc Sử" với sự góp ý và lời nói đầu của cụ Lương. Việt Nam Vong Quốc Sử nói qua về lịch sử Việt Nam, 13 chí sĩ ái quốc chống Pháp thời Văn Thân, Cần Vương, vạch trần và lên án chế độ thực dân, tố giác triều đình bất lực, tham ô... cũng được đăng trên Tân Dân Tùng Báo.

Đối với thời bấy giờ, đây là một bước đột phá rất quan trọng trong phương thức đấu tranh, khi đưa ra một chủ thuyết khá hoàn bị, nói rõ mục tiêu đấu tranh cách mạng dân chủ. Chủ Nghĩa Tam Dân đã thu hút được sự hưởng ứng của khá đông dư luận dân Trung Quốc, nhờ đó mà cuộc Cách Mạng Tân Hợi 1911 thành công. Từ những quan hệ trước đó giữa những nhà cách mạng lãng đạo hai nước, cũng như trong những cuộc xung đột với quân nhà Thanh ở Quảng Đông và Nam Kinh, có vài chục nhà cách mạng Việt Nam tham dự và có người đã hy sinh, nên quan hệ giữa các nhà cách mạng Việt và Hoa khá gắn bó. Cụ Phan đã định đưa 480 khẩu súng trường mua của Nhật cho cách mạng Trung Hoa, nhưng chưa kịp làm thì bị nhà cầm quyền Anh tịch thu. Năm 1912, cụ Phan Bội Châu được mời làm khách dự thính phiên họp đầu tiên của quốc hội Dân Quốc tại Nam Kinh (gần Thượng Hải).

Sau cách mạng Tân Hợi, ông Tôn Văn tiếp tục đi diễn thuyết khắp nơi về Chủ Nghĩa Tam Dân, trong thời gian tháng 1-8/1924, ông đã có 16 buổi nói chuyện. Năm 1924, ông đã nói chuyện tại Kobe, chủ trương Chủ Nghĩa Đại Á Châu, Đông Dương Hòa Bình Vương Đạo, Thân Thiện Hoa-Nhật... Rất tiếc Tôn Văn mất sớm, ông để lại di chúc bày tỏ sự chưa mãn nguyện: “Cuộc cách mạng chưa thành.”. Trung Hoa Quốc Dân Đảng sau khi lên nắm quyền đã đi đến kiêu binh, lạm quyền và tham nhũng nên bị yếu dần đi. Liên minh Quốc-Cộng 1924 chống Nhật lần thứ 1…, và lần thứ 2 trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật 1937-1945, mà do Nhật Bản thua Thế Chiến Thứ 2 đã đem lại thắng lợi cho Trung Quốc và cuộc chiến tương tàn Quốc-Cộng đã đem lại thắng lợi năm 1949 cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc thành lập năm 1921, do Mao Trạch Đông lãnh đạo.

Chế độ Cộng Sản Trung Quốc đã sát hại trước sau khoảng 60 triệu người (theo các sử liệu và ông Hoàng Minh Chính), đặc biệt là trong những thập niên đầu tiên với “Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Văn Nghệ Sĩ, 3 Ngọn Cờ Hồng, Trại Tập Trung, Công Xã, Bước Tiến Đại Nhảy Vọt, Cách Mạng Văn Hóa, Vệ Binh Đỏ...”. Kinh tế tụt hậu, cuộc sống rơi vào cùng cực, truyền thống bị phá bỏ, đạo đức bị băng hoại… Chính Mao Trạch Đông là người vô cùng độc đoán và có cuộc sống sa đọa. Tài liệu “Cửu Bình” (九評, 9 bài bình luận về đảng Cộng Sản) nêu lên những điểm tàn bạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc là một bằng chứng rõ rệt về những chuyện này. Có thề xem chi tiết trong trang nhà:

http://www.cuubinh.net

Sau khi Mao chết năm 1976, đảng Cộng Sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình… dần dần đi vào thực tiễn, đã đưa nước này ngày một đi lên. Đây là những yếu tố quan trọng đã ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam. Thật vậy, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã giúp dảng Cộng Sản Việt Nam rất dồi dào về nhân lực và vũ khí nên đảng Cộng Sản Việt Nam đã chiến thắng trên các mặt trận chống Pháp và quốc gia, đặt biệt là tại Điện Biên Phủ năm 1954… Và miền Bắc Việt Nam năm 1945, rồi Nam Việt Nam năm 1975 lần lượt bị đặt dưới sự cai trị của Cộng Sản. Đảng Cộng Sản Việt Nam có phần trách nhiệm lớn trong 4 cuộc chiến: chiến tranh Đông Dương lần thứ 1 năm 1930-1945, lần thứ 2 năm từ 1954-1975, đánh qua Cam Bốt năm 1977-1987, đánh nhau với Trung Quốc dọc suốt 500 km biên giới năm 1979 và tại Hà Giang 1984-89 (phía CSVN giấu, nhưng phía CSTQ công bố ra), rồi Cải Cách Ruộng Đất năm 1954-1955, đánh tư sản 1975, gây ra nạn vượt biển, vượt biên năm 1975-1995… đã làm thiệt mạng khoảng 3 triệu người. Cộng Sản Miên cũng vậy, Polpot đã làm hàng trăm ngàn người chết trong chiến tranh và ngược sát khoảng 1,7 triệu người...
III- Đấu Tranh Dân Chủ Tại Việt Nam


  1. Giai Đoạn Đấu Tranh Tự Phát Và Tinh Thần Quân Chủ

Ngày 15/4/1847, thời vua Thiệu Trị, tàu chiến Pháp đã bắn chìm 9 tàu chiến của Việt Nam tại cửa biển Đà Nẵng rồi bỏ đi. Năm 1856, thời vua Tự Đức, tàu Pháp trở lại bắn phá, uy hiếp Đà Nẵng, rồi năm 1859, tàu Pháp và Ý vào Nam đánh chiếm đất Gia Định… Sau cuộc chống cự lâu dài của dân tộc Việt Nam, tới năm 1884, triều đình Huế ký hiệp ước Patenote, coi như Pháp hoàn toàn đô hộ Việt Nam, mặc dù họ chia Việt Nam làm ba miền theo ba thể chế khác nhau. Nam Kỳ là thuộc địa Cochichine, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ Tonkin, Trung Kỳ là An Nam thuộc triều đình Huế nhưng dưới sự bảo hộ của Pháp. Việc ngoại giao, quân sự, kinh tế hoàn toàn trong tay người Pháp.

Năm 1874, Phong Trào Văn Thân với Trần Tấn và Đặng Như Mai đưa ra hịch “Bình Tây Sát Tả” cùng khoảng 3.000 người nổi lên tại Nghệ An, đã từng đánh lấy thành Hà Tĩnh, rồi ra vây phủ Diễn Châu…

Năm 1885, Tôn Thất Thuyết cùng một số sĩ phu và nghĩa sĩ phò vua Hàm Nghi (1871-1943) bỏ Huế đi lánh nạn ở Quảng Trị, ông Thuyết khi ở Quảng Bình đã làm hịch “Cần Vương”, Phong Trào Cần Vương được dân chúng từ Bình Thuận trở ra Nghệ An, Thanh Hóa đều ủng hộ…

Nhưng chẳng bao lâu kể từ khi nổi lên, cả hai phong trào lần lượt bị nhà cầm quyền Pháp và tay sai bản xứ triệt hạ, nhiều người bị sát hại. Hình thức đấu tranh của hai phong trào, là phò vua, cứu nước, hội kín, uống máu ăn thề, luyện võ, rèn kiếm... Phong Trào Văn Thân có tính tự phát, thiếu chuẩn bị, mà lại vừa lo chống giáo dân theo Pháp, vừa lo chống Pháp… Phong Trào Cần Vương có vua quan, có tư thế hơn, nhưng rồi vua Hàm Nghi bị phản bội, b ịđem bán đứng và căn bản là thiếu lực nên nhanh chóng bị thua. Năm 1916, vua Duy Tân lên ngôi, cũng can đảm đứng lên mưu giành độc lập nhưng không thành…

Cạnh đó còn có rất nhiều cuộc nổi dậy với các chiến khu như của cụ Nguyễn Thiện Thuật (1841-1926) ở Bãi Sậy, Tống Duy Tân (1838-1892) và Cao Điểu ở Hùng Lĩnh, Thanh Hóa trong 6 năm 1886-1892, Phan Đình Phùng (1847-1895) và Cao Thắng (1865-1893) ở Vũ Quang kéo dài trong 11 năm (1885-1895) đặc biệt bắt đầu tự đúc súng và Hoàng Hoa Thám (1858-1913) ở Yên Thế kéo dài 8 năm (1905-1913)… cũng lần lượt bị tan rã.



  1. tải về 257.13 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương